Bình Phước

Ăn gì khi đến Bình Phước?

Bình Phước vẫn còn là một địa điểm du lịch còn xa lạ đối với nhiều người, thế nhưng ít ai biết được nơi này có vô số điều kì thú đang chờ đợi du khách khám phá. Bình Phước sở hữu phong cảnh thiên nhiên hữu tình, bình yên, nhiều công trình có giá trị văn hóa cao. Không dừng lại ở đó nơi này còn gây ấn tượng với du khách bởi nhiều món ngon hấp dẫn. Ăn gì khi đến Bình Phước? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn danh sách những món ăn ngon ở Bình Phước dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được cho mình trong chuyến du lịch Bình Phước sắp tới nhé.

Ve sầu sữa chiên giòn – Bình Phước

Bình Phước có nhiều đặc sản khác nhau như thịt thú rừng, rượu cần, cơm lam, các món ăn chế biến từ hột điều. Nhưng ít ai biết, nơi đây còn có một món ăn độc đáo nữa. Đó là ve sầu sữa chiên giòn. Món ăn này mới chỉ phổ biến vài năm gần đây và khá hiếm.

ăn gì khi đến bình phước?

Ve sầu sữa chiên giòn – Bình Phước

Ở Bình Phước vào mỗi mùa hè, ve sống nhiều trên các cây điều, chôm chôm hoặc cây rừng. Khi trời sẩm tối là lúc những con ve sầu lột xác từ ấu trùng để trưởng thành và quá trình này diễn ra rất ngắn.

Nếu muốn có món ăn này, người dân phải chọn đúng thời điểm chúng tách mình khỏi lớp vỏ ban đầu, bởi khi lột xác những con ve sầu thân rất mềm, gọi là ve sầu sữa. Chỉ sau khi lột xác khoảng 30 phút, cánh khô cứng lại, ăn sẽ không ngon.

ăn gì khi đến bình phước?

Ve sầu sữa chiên giòn – Bình Phước

Ve sầu được chế biến thành nhiều món như nấu cháo, chiên bột, xào hành và ngon nhất phải kể đến chiên giòn. Sau khi bắt được ve, người dân cho vào túi buộc kín lại, đem về rửa sạch trong nước muối loãng để chúng không mọc cánh mà thoát xác được.

Để không bị ngộ độc, sau khi ngâm nước muối, ve lại được nhúng qua nước sôi rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Trên bếp lửa rực hồng, người ta cho những con ve sầu vào chảo dầu nóng, khi thấy chúng chuyển sang màu vàng là đã chín.

Những con ve thân vàng óng tỏa mùi thơm nức được ăn kèm với các loại rau thơm và chấm cùng nước mắm tỏi ớt. Cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận vị béo ngậy và giòn tan cùng mùi thơm lan tỏa.

Thịt ve sầu thơm hơn dế hay cào cào. Ve sầu chiên giòn được bán ở chợ Đồng Xoài, giá khoảng 150.000 đồng một kg.

Heo thả rông – Bình Phước

Heo thả rong là đặc sản của sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) được nhiều du khách biết đến. Đây là loại heo được nuôi bán hoang dã, hoàn toàn không dùng thức ăn chế biến nên chất lượng thịt ngon, ít mỡ. Loại heo nuôi thả rong này còn được gọi bằng nhiều tên khác như: Heo tộc, heo do đồng bào nuôi…

Heo thả rông – Bình Phước

Heo được nuôi bán hoang dã: ban ngày, chúng được thả rong và tự tìm thức ăn từ các loại rau, củ và những thứ gì tìm được; ban đêm, chúng trở về nhà chủ. Heo thả rong vận động suốt ngày và ăn nhiều chất xơ nên heo gần như không có mỡ, thịt ngọt và dai. Heo thả rong được chế biến nhiều món như giả cầy nướng…

Thịt heo làm sạch, để nguyên da ướp với gia vị rồi nướng trên than hồng là món được xem là ngon nhất trong các cách chế biến thịt heo thả rong. Thịt heo nướng ăn kèm với chuối chát, rau sống, nhất là rau rừng được hái ở chân núi Bà Ra hay rừng Bù Gia Mập càng ngon. Nếu có dịp đến Bình Phước thì bạn đừng quên thưởng thức món ngon từ heo nuôi thả rông này nhé!

Đọt mây nướng – Bình Phước

Trong ẩm thực của các dân tộc thiểu số ở Bình Phước, vị đắng khó quên từ những đặc sản của rừng mang lại không chỉ có cà đắng, măng le… vốn đã quen thuộc lâu nay mà người S’tiêng còn có những Đọt Mây mọc hoang chằng chịt trong rừng.

ăn gì khi đến bình phước?

Đọt mây nướng – Bình Phước

Đọt Mây vốn là nguyên liệu sẵn có và tất yếu để chế biến các món ăn trong bữa cơm hàng ngày của đồng bào S’tiêng. Có thể nói, vị đắng trong các món ăn luôn mang đến sự mới mẻ, kì diệu cho những người thưởng thức nó.

Mây song thường mọc ở các khu rừng hỗn giao, nhiều nhất ở vùng Đông Nam bộ. Cây mây mọc dài có khi lên đến hàng chục mét, trên đọt có chùm lá gai. Muốn lấy đọt phải rút sợi mây xuống, có khi phải huy động mấy chục người lực lưỡng mới kéo nổi và cũng cần thận trọng khi tách đọt mây để tránh bị gai nhọn đâm.

Khi chế biến món ăn, người S’tiêng chọn những Đọt Mây non tơ, bụ bẫm dài khoảng ba bốn gang tay, mang về tước bỏ phần vỏ lá bên ngoài. Từ những lõi Đọt Mây trắng ngần có vị ngọt và đăng đắng, người S’tiêng chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn.

Đặc biệt, món Đọt Mây bỏ ống tre sau đó nướng vào lửa là món ăn khoái khẩu của nhiều du khách khi đến thăm vùng đất này. Món Đọt Mây nướng được vùi dưới than hồng giống như nướng củ sắn tươi, có hương vị rất thơm, bùi và không dai vì còn giữ được nước. Món nướng ăn có vị đắng hơn xào, nhưng chính vì đắng mới cảm nhận được độ ngọt của nó.

Đọt mây nướng – Bình Phước

Sau khi chín, người ta xé Đọt Mây ra từng sợi chấm với muối giã nhuyễn cùng ớt xiêm trái bé xíu. Vị đắng, ngọt, thơm của Đọt Mây hòa quyện cùng vị mằn mặn của muối, vị cay nồng của ớt mang đến cho người ăn một cảm giác thú vị và lạ miệng. Cảm giác đầu tiên khi ăn là… đắng khủng khiếp, nuốt rồi mà đầu lưỡi vẫn còn đắng. Nhưng, từ trong chân răng cảm nhận nhè nhẹ một vị ngọt như vị đọt cau, nhưng không nồng, gắt và không có cảm giác say. Nếu ăn xong một Đọt Mây, húp thêm một muỗng canh thụt thì mới hiểu hết về món ăn của người S’tiêng.

Hương vị của Đọt Mây mang lại cho du khách những cảm nhận thật nhất về cuộc sống, về phong tục tập quán, về truyền thống văn hóa của đồng bào S’tiêng để một lần được thưởng thức quây quần bên mâm cơm của đồng bào, để một lần nhớ, nhớ mãi… không quên.

Đọt Mây không chỉ làm phong phú ẩm thực của người S’tiêng mà nó còn là một vị thuốc hiệu nghiệm khi chữa sốt rét, dùng để giải độc rượu, trị đầy hơi, trướng bụng.

Với vị ngọt, đắng, bùi, béo lại giàu chất dinh dưỡng, món ăn đặc sản này của núi rừng đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng về ẩm thực thu hút sự chú ý của du khách mỗi khi đặt chân lên vùng đất Bình Phước.

Bánh hạt điều – Bình Phước

Hạt điều có một hương vị rất riêng và được dùng làm gia vị cho các món ăn hay trang trí cho những món bánh. Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất Việt Nam. Bởi thế, người dân nơi đây đã tận dụng nó để làm ra những món bánh thơm ngon nhất là món bánh hạt điều.

ăn gì khi đến bình phước?

Bánh hạt điều – Bình Phước

Bánh hạt điều được làm từ những nguyên liệu chính gồm: bột nổi, trứng gà, một ít dầu ăn, đường, bột mì, bột quế, đường và hạt điều (do đây là bánh hạt điều nên hạt điều là một trong những nguyên liệu rât quan trọng để tạo nên mùi vị của bánh).

Để làm được những chiếc bánh hạt điều, người ta rửa hạt điều thật sạch, ngâm trong nước khoảng 10 phút cho hạt điều mềm, sau đó vớt hạt điều ra và thấm khô hạt điều.

Trộn các nguyên liệu như bột mì, bột quế, bột nổi cho hòa đều với nhau. Sau đó cho bơ và đường cho vào máy đánh tơi thành kem và cho trứng với dầu ăn mới đánh xong vào đánh chung. Cuối cùng cho tất cả bột vào máy đánh điều, khi nào thấy bột trong máy không văng ra hai bên thành là bột đã tới, tắt máy ( chú ý là không nên đánh bột lau quá, vì bánh chín sẽ bị cứng). Sau khi tất cả đã xong thì cho hạt điều vào trộn thật đều.

Bánh sau khi đã được chuẩn bị xong phần nguyên liệu thì đưa vào lò nướng, nhiệt độ nướng thích hợp là khoảng 180oC.

Bánh hạt điều – Bình Phước

Bánh hạt điều sau khi nướng xong sẽ có màu vàng của bánh hòa với mùi thơm của hạt điều, rất hấp dẫn. Bánh khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn tan, hạt điều sần sật trong miệng sẽ làm cho người ăn thích thú khi cắn nát những hạt điều li ti ấy. Bánh có thời gian bảo quản khá lâu, nếu làm đúng kỹ thuật thì bạn có thể bảo quản bánh đến 1 tháng mà không sợ bị hư.

Vào những ngày thời tiết se se lạnh, được thưởng thức những chiếc bánh hạt điều giòn ngon và nhâm nhi ly trà nóng thì không còn gì thú vị hơn nữa đâu nhé! Vì nguyên liệu cũng như công đoạn làm bánh không mấy phức tạp, nên nếu là một người thích nấu nướng và khéo tay bạn cũng có thể mua một ít hạt điều trong chuyến du lịch sau đó tự làm món ăn ngon ở Bình Phước này tại nhà để chiêu đã cả gia đình nhé!

Cơm lam – Bình Phước

Cơm lam là cơm được nấu chín trong ống tre, nứa hoặc ống lồ ô nên có tên gọi khác là cơm ống. Cơm lam là món ngon của Bình Phước mà không ít người biết và tìm đến để thưởng thức một lần trong các chuyến du lịch.

ăn gì khi đến bình phước?

Cơm lam – Bình Phước

Cơm lam là loại cơm được nấu trong ống tre hoặc ống lồ ô non nên còn được gọi là cơm ống. Ống non có nhiều nước nên khi nấu, nước sẽ ngấm vào cơm tạo ra mùi thơm đặc trưng. Gạo nấu cơm là loại gạo dẻo, thơm, nước nấu là nước ở khe suối hoặc nước mưa mát ngọt, trong lành. Quy trình tạo ra món cơm lam cũng vô cùng đơn giản, cho gạo và nước vào ống tre, dùng lá chuối sạch bịt kín đầu ống còn lại rồi cho lên bếp lửa. Khi thấy hơi nước thoát ra đầu lá là lúc đó cơm đang sôi.

Cơm lam vừa dẻo vừa bùi lại thêm mùi thơm đặc trưng của ống tre nướng nên ai cũng thèm được thưởng thức. Nếu muốn thưởng thức hết vị ngon của cơm ống, bạn có thể ăn kèm với thịt gà hay lợn rừng nướng, chấm với muối lạc hoặc muối vừng, thi thoảng húp thêm một miếng canh thụt, tạo nên một bữa cơm ngon miệng và thịnh soạn nhất trần gian.

Lá nhíp xào – Bình Phước

Khi trào lưu thưởng thức các món ăn vùng núi rừng ngày càng phát triển thì những thứ rau rừng tự nhiên như rau nhíp lại trở thành đặc sản, được xem như thứ rau sạch hương vị lạ thu hút thực khách từ miền ngược tới miền xuôi.

ăn gì khi đến bình phước?

Lá nhíp xào – Bình Phước

Lá nhíp, rau nhíp khá phổ biến ở Bình Phước và có thể mua ở hầu hết các phiên chợ. Màu sắc lá cũng biến đổi theo từng quy trình sinh học, khi còn non có màu đỏ gạch, thêm chút tuổi sẽ có màu vàng nhạt, xuân sắc nhất là màu xanh non, về già là xanh đậm. Đây là loài rau của tự nhiên, mọc quanh năm nhưng ngon nhất là sau khoảng 5-6 trận mưa đầu mùa.

Khi nấu chín, lá có vị dẻo, ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon, lá nhíp còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khoẻ. Ngoài dùng để nấu canh thụt, rau nhíp còn được các quán ăn, nhà hàng biến chế thành nhiều món ăn hấp dẫn như: lá nhíp xào với thịt bò, lòng gà, nấu lẩu, nấu canh với cá, tôm…

Lá nhíp xào – Bình Phước

Để chế biến món ăn này, rau nhíp nhặt bỏ những lá sâu, rửa sạch, để ráo, vò sơ. Tỏi củ bóc vỏ, bằm sơ, sau đó xào với dầu nóng, rồi cho rau nhíp vào đảo nhanh tay rồi cho thịt bò đã được xào sẵn vào rồi rắc tiêu thơm nức. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được cả hương vị của núi rừng cứ thấm đẫm nơi đầu lưỡi.

Ngày nay, du khách đến tỉnh Bình Phước thì không thể bỏ qua món rau nhíp, cùng với đặc sản đọt mây nướng hoặc xào, tạo nên thương hiệu “ẩm thực núi rừng” Bình Phước.

Gỏi trái điều – Bình Phước

Đặc sản gỏi trái điều Bình Phước là món ăn khá thú vị làm lung lay lòng biết bao du khách. Chạy ngang qua rừng điều đương vụ, rồi thưởng thức món gỏi trái điều bạn sẽ có những giây phút không bao giờ quên, bởi hương thơm da diết của điều.

ăn gì khi đến bình phước?

Gỏi Hạt Điều – Bình Phước

Điều vàng, điều đỏ lúc lỉu trên cây, rồi rụng la liệt dưới gốc cây, tỏa mùi thơm ngát. Vì sản phẩm chính để thu hoạch là hạt điều nên trái điều không được trọng dụng lắm. Nhưng trẻ con vùng điều vẫn thích chọn những trái điều mọng nước, ngon lành nhất để chấm muối ớt, vừa ăn vừa… sặc mà thấy thú vị.

Để làm món gỏi trái điều đầu tiên ta nên lựa chọn những con tôm tươi còn sống đêm luộc lấy lấy và chỉ đen. Gà thì ta chọn những con gà ta thì thịt nó sẽ dai và có phần giòn hơn, ta cũng đem luộc gà nhất là phải luộc gà trong nước lạnh vì như thế gà sẽ ngon hơn.

Gỏi Hạt Điều – Bình Phước

Hạt điều chẻ đôi, đu đủ, cà rốt bào sợi ngâm vào nước lạnh có vắt một ít chanh và bỏ một vài cục đá để cho rau của bạn khi trộn có độ giòn không bị mềm, khoảng 5 phút vớt ra và bóp ráo nước.

Nêm 3 thìa súp giấm hoặc chanh, 2 thìa súp đường, 3 thìa súp nước mắm, khuấy tan đều và thêm vào một ít tỏi ớt nếu như bạn thích cay cay.

Ta cho lần lượt thịt gà xé, hạt điều, đu đủ và rốt ,tôm vào thố, rưới ½ nước trộn gỏi vào trộn đều, để khoảng 10 phút cho thấm gia vị, rồi cho rau, húng lũi vào và trộn nhẹ.

Bày ra đĩa, mó này ta có thể ăn kèm với bánh tráng nướng và nước mắm trộn gỏi còn lại là ăn rất tuyệt vời.

Cuối tuần vi vu ghé rừng điều và thưởng thức gỏi trái điều – đặc sản Bình Phước này nhé các bạn!

Canh thụt – Bình Phước

Canh thụt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày tết, lễ hay trong đời sống thường ngày của bà con dân tộc thiểu số S’tiêng, M’nông ở Bình Phước.

ăn gì khi đến bình phước?

Canh thụt – Bình Phước

Canh thụt được chế biến từ những loài rau sạch của núi rừng. Món ăn này thường được người dân chế biến để đãi khách quý. Nguyên liệu để nấu thường là các loại tôm, cá, chim tươi hoặc khô, nấu cùng với các loại rau. Tuy nhiên cách chế biến độc đáo có một không hai chính là nét riêng của món canh này.

Thường người ta chọn ống lồ ô vừa phải, không quá già vì sẽ nứt khi nấu canh, nếu quá non sẽ bị hăng, rau mất ngon.

Nguyên liệu gồm rau, lạc tiên, măng rừng, cà pháo hay các loài tôm cá… và không thể thiếu được lá nhíp bỏ chung vào ống. Khi nấu phải để nghiêng và xoay tròn dần để cho canh không bị đổ, đun đến khi các loại nguyên liệu nhuyễn thành một thứ hỗn hợp sền sệt như súp. Sau đó, người ta thêm các loại gia vị như muối, ớt, một chút rau thơm vào là có thể dùng được.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị thơm ngon, sự hòa quyện đặc biệt của các loại nguyên liệu. Lá nhíp dẻo, có vị đắng, cay, ngọt, bùi béo khiến ăn một lần nhớ mãi.

Rượu cần S’tiêng – Bình Phước

Rượu cần theo tiếng S’tiêng gọi là Đ’rắp S’lung hay Rơ nơm Đ’rắp, là thức uống độc đáo và cũng là một loại sản vật gắn chặt với đời sống văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Xtiêng ở Bình Phước.

ăn gì khi đến bình phước?

Rượu cần S’tiêng – Bình Phước

Từ lâu, rượu cần đã gắn bó với đồng bào S’tiêng ở Bù Đăng. Tuy nhiên những già làng lớn tuổi nhất ở đây cũng không nhớ rõ loại rượu đặc sản này ra đời từ khi nào. Họ chỉ biết rằng nó được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Các thế hệ S’tiêng lớn lên cứ theo nhau vào rừng hái lá, ủ men, tạo nên những ché rượu cần – loại rượu quý giá, phục vụ trong các lễ hội, phong tục truyền thống của đồng bào nơi đây như: lễ hội đâm trâu, cúng giàng, lễ đặt tên con, lễ về nhà mới, đám cưới, đám hỏi…

Ai từng đến Bù Đăng mà chưa được thưởng thức hương vị ngất ngây của men rượu cần thì coi như chưa đến nơi này. Rượu cần của người S’tiêng có hương vị nồng nàn khác biệt. Nó được tạo nên từ vị đắng, vị ngọt, vị cay của cây rừng. Tất cả hương vị ấy được đồng bào S’tiêng khéo léo quyện vào từng bánh men. Để lúc thêm chút nước lọc vào trong ché khi thưởng thức, bao nhiêu hương vị ấy bỗng hiển hiện trong cần cổ. Hút cần rượu ngậm trong cổ họng, ta có cảm giác như ngậm cả hương rừng ngây ngất, lâng lâng.

Có thể nói, rượu cần là phương tiện giao tiếp giữa người với các vị thần rừng và các giàng; là phương tiện, biểu tượng tính cố kết cộng đồng và lòng mến khách của đồng bào S’tiêng trong các dịp vui, lễ, hội. Đến với Bù Đăng, lên các bon, sóc của người S’tiêng, ta có thể hít một hơi rượu cần, vui say bên các điệu nhảy trong tiếng cồng chiêng truyền thống. Hương say ngà ngà của rượu cần S’tiêng là đại diện cho nét đẹp văn hóa ẩm thực, tinh thần của Bù Đăng từ xưa tới nay.

Ăn gì khi đến Bình Phước? Hãy thử một lần đến với du lịch Bình Phước để nếm trải hết những hoa thơm trái ngọt, đặc sản dân giã mà thiên nhiên dành tặng cho nơi này. Đến đây, bạn sẽ trải nghiệm được những cảm giác thú vị của rừng núi từ ẩm thực đến mãn nhãn mang một màu duy nhất không thể nhầm lẫn với bất cứ địa danh nào. Chúc bạn có những điều vui vẻ, hạnh phúc và kỉ niệm tuyệt vời khi đi du lịch tại Bình Phước nhé.

Đăng bởi: Bảo Trân Trần

YOLO! Khám phá các huyện ở Bình Phước

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก