Khám Phá News Trải Nghiệm

Bí ẩn về hồ nước tử thần, nơi sinh vật vô tình sảy chân sẽ bị hoá đá

Được mệnh danh là “hồ nước tử thần”, Natron có màu đỏ kỳ lạ, nếu sinh vật vô tình sảy chân xuống sẽ bị hoá đá.

Hồ Natron ở Tanzania, Đông Phi, vốn là một trong những hồ nước bình yên nhất ở Châu Phi. Là hồ cạn ở khí hậu nóng, nhiệt độ của nơi đây có thể lên đến 41 độ C. Nhưng sau vẻ bình yên đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác mà không phải ai cũng biết.

hồ natron, vùng nước tử thần, bí ẩn về hồ nước tử thần, nơi sinh vật vô tình sảy chân sẽ bị hoá đá

Hồ nước Natron có màu đỏ khi nhìn từ trên cao. (Nguồn ảnh: Internet)

Khi nhìn từ trên cao xuống, hồ Natron có màu đỏ bởi bên trong chưa một số loại vi khuẩn đặc biệt. Màu đỏ lạ mắt này thu hút đông đảo nhiếp ảnh gia từ khắp nơi đồ về để ghi lại những hình ảnh ấn tượng nhất.

Nhưng dưới lòng hồ yên ả này lại ẩn chưa một điều gì đó bí ẩn bên trong khiến những loài động vật không may lỡ chân xuống sẽ bị hoá đá.

hồ natron, vùng nước tử thần, bí ẩn về hồ nước tử thần, nơi sinh vật vô tình sảy chân sẽ bị hoá đá

Dưới lòng hồ rực rỡ này, ẩn chứa những điều bí ẩn. (Nguồn ảnh: Internet)

Trên thực tế, Natron là một hồ muối, nghĩa là nước có thể chảy vào trong hồ nhưng không thể chảy ra ngoài được. Để thoát ra ngoài, nước ở đây chỉ có thể bốc hơi dưới nhiệt độ cao.

Theo thời gian, khi nước bốc hơi dần sẽ để lại nồng độ muối cao cùng các khoáng chất khác. Nguyên lý này hoạt động tương tự như ở Biển Chết và hồi muối ở ở Utah.

hồ natron, vùng nước tử thần, bí ẩn về hồ nước tử thần, nơi sinh vật vô tình sảy chân sẽ bị hoá đá

Xác động vật còn nguyên vẹn khi rơi xuống “vùng nước tử thần” Natron. (Nguồn ảnh: Internet)

Không giống những hồ khác, nước ở Natron lại có tính kiềm cao do lượng Natron hoá học cao. Độ pH ở đây có thể cao tới 10,5, đến mức làm bỏng da và mắt của nhiều loại động vật.

Độ kiềm ở đây cao là do natri cacbonat và khoáng chất từ núi lửa một triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai chảy vào. Trong dung nham núi lửa có một loại muối khoáng đặc biệt, được tích tụ ở lòng hồ gây mức kiềm cao. Các chất này đóng vai trò như chất bảo quản trong quá trình ướp xác của người Ai Cập.

hồ natron, vùng nước tử thần, bí ẩn về hồ nước tử thần, nơi sinh vật vô tình sảy chân sẽ bị hoá đá

Các sinh vật bị hoá đá ở “hồ nước tử thần”. (Nguồn ảnh: Internet)

Những động vật chẳng may rơi vào đây, sau một thời gian vẫn giữ nguyên được hình dáng ban đầu và được phủ thêm một lớp muối dày. Dễ hiểu hơn là do nồng độ kiềm quá cao khiến động vật bị phân huỷ trong thời gian ngắn nên vẫn giữ nguyên dáng vẻ, lâu dần thành vôi hoá.

“Vùng nước tử thần” này là điểm đến ưa thích của chim hồng hạc vào mùa sinh sản. Tổ chúng sẽ được xây dựng trên các mỏm muối nhỏ hình thành trong lòng hồ vào mùa khô.

hồ natron, vùng nước tử thần, bí ẩn về hồ nước tử thần, nơi sinh vật vô tình sảy chân sẽ bị hoá đá

Nơi đây là điểm sinh sản lý tưởng của loài chim hồng hạc. (Nguồn ảnh: Internet)

Nơi đây là cái bẫy giúp chim hồng hạc chống lại kẻ thù những cũng là cái bẫy cho chính chim hồng lạc. Những con chim xấu số không may sa xuống nước sẽ dễ trở thành xác ướp như nhiều sinh vật khác.

Bởi nơi đây có nhiệt độ cao cùng nồng độ muối lớn nên du khách khi đến đây phải tuân thủ sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên du lịch để đảo bảo an toàn.

Đăng bởi: Trọng Phúc Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก