Hà Nội

Check in đền Quán Thánh và cách hành lễ đúng chuẩn

Vào mỗi dịp đầu năm, lượng người đổ về đền Quán Thánh đông như trẩy hội. Di tích lịch sử đền Quán Thánh cũng là một trong những biểu tượng tín ngưỡng và lịch sử tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. Cùng tham quan đền Quán Thánh để khám phá những nét đặc sắc văn hóa phía sau nhé!

Đền Quán Thánh ở đâu?

Đền Quán Thánh được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ, trải qua rất nhiều lần trùng tu thì đến năm 1962, ngôi đền này chính thức được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia với nhiều giá trị lịch sử và văn hóa tín ngưỡng cần được bảo tồn. Hiện tại, đền Quán Thánh nằm gần Hồ Tây, cuối đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Cùng với chùa Trấn Quốc, Chùa Kim Liên đền Quán Thánh trở thành địa điểm tâm linh, đền chùa thiêng nhất tại Hà Nội giúp cai quản, trấn giữ phong thủy của cả kinh thành.

du lịch hà nội, địa điểm hà nội, miền bắc, check in đền quán thánh và cách hành lễ đúng chuẩn

Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 – 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Bốn ngôi đền đó là:

  • Đền Bạch Mã – Bạch Mã tối linh từ (trấn giữ phía Đông kinh thành);
  • Đền Voi Phục – Tây trấn từ (trấn giữ phía Tây kinh thành);
  • Đền Kim Liên – Kim Liên từ (trấn giữ phía Nam kinh thành);
  • Đền Quán Thánh – Chân Vũ quán – (trấn giữ phía Bắc kinh thành).

Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hóa tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội. Đền tọa lạc tại số 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Đền Quán Thánh thờ vị thần nào?

Tên gọi đền Quán Thánh bắt đầu từ cách đọc chệch của từ Quan Thánh Trấn Võ hay gọi gọi là Trấn Vũ Quán, thờ vị thần trấn giữ cửa ngõ phía bắc của kinh thành Thăng Long là Huyền Thiên Trấn Vũ. Thật ra, hình tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở đền Quán Thánh được kết hợp giữa một mặt là nhân vật thần thoại của Trung Quốc – Trấn Vũ, vị thần tượng trưng cho sao Bắc Cực, cai quản và trấn giữ phương bắc, mặt khác lại là hình tượng thần thoại dân gian, vị thánh đã giúp vua An Dương Vương diệt trừ tà ma trong quá trình xây dựng thành Cổ Loa.

du lịch hà nội, địa điểm hà nội, miền bắc, check in đền quán thánh và cách hành lễ đúng chuẩn

Đền được xây dựng vào đầu thời nhà Lý. Từng trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941 (các lần trùng tu này được ghi lại trên văn bia). Đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 tức đời vua Lê Hy Tông. Những địa điểm du lịch tết 2021 và địa điểm du xuân 2022 đẹp nhất!

Trịnh Tạc ủy cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất của kho để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Nghệ nhân trực tiếp chỉ huy đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là Vũ Công Chấn. Ông cho đúc tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng đồng hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm Cảnh Thịnh 2 (1794) đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn.

Vua Minh Mạng nhà Nguyễn khi ra tuần thú Bắc Thành cho đổi tên đền thành Chân Vũ quán. Ba chữ Hán này được tạc trên trán cổng tam quan. Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ. Đền được công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu năm 1962.

Có thể thấy người xưa chấp nhận cả hai cách viết và gọi là Trấn Vũ quán và Đền Quán Thánh. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật giáo. Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc Chân Võ Tinh quân (vị Thánh coi giữ phương Bắc).

Hướng dẫn tham quan đền Quán Thánh

Tham quan đền Quán Thánh, bạn sẽ rất tò mò về pho tượng làm từ đồng đen chính là pho tượng tạc Huyền Thiên Trấn Vũ. Chiều cao của pho tượng này là 3,96m nặng 4 tấn, toàn bộ pho tượng được đúc từ đồng đen và đặt trên một phiến đá cẩm thạch. Bàn tay trái của thánh Trấn Vũ đặt trước ngực bắt ấn huyền pháp, tay phải đặt lên thanh kiếm có rắn quấn quanh, thanh kiếm lại được chống lên một con rùa. Cả hai linh vật phong thủy ý nghĩa này gắn liền với thần thoại về Huyền Thiên Trấn Vũ.

du lịch hà nội, địa điểm hà nội, miền bắc, check in đền quán thánh và cách hành lễ đúng chuẩn

Mỗi năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch nơi đây sẽ tổ chức lễ hội đền Quán Thánh, với nhiều nghi lễ và hoạt động tín ngưỡng khác nhau. Bên cạnh đó, vào những ngày mùng 1, rằm hoặc lễ tết ngôi đền này cũng đón tiếp rất nhiều du khách và người dân đến dâng hương, cầu bình an, tài lộc…  Bạn có thể tham quan đền Quán Thánh trong khung giờ từ 8h00 đến 17h00 hàng ngày. Vì đây là nơi linh thiêng nên du khách khi đến đây cần chú ý trang phục và cung cách lịch sự.

Đường đi đền Quán Thánh thuận lợi nhất

Về đường đi, phố Quán Thánh nằm ở gần khu vực trung tâm nên khá dễ tìm trên bản đồ, đối xứng với đường Phan Đình Phùng. Vì đây là đường một chiều nên bạn cũng nên chú ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

du lịch hà nội, địa điểm hà nội, miền bắc, check in đền quán thánh và cách hành lễ đúng chuẩn

Theo đó, đến đền Quán Thánh, bạn có thể di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau, như xe máy (có thể gửi gần đó) hoặc ô tô, taxi… Một số tuyến buýt có điểm dừng gần đền Quán Thánh như tuyến 14, tuyến 45 và tuyến 50. Ngoài ra, đền Quán Thánh cũng là một trong những điểm dừng chân để tham quan cho du khách khi trải nghiệm khám phá Hà Nội trên tuyến xe buýt 2 tầng độc đáo.

Đi lễ đền Quán Thánh nên cầu gì?

Đi lễ đền Quán Thánh, bạn có thể chuẩn bị như cách sắm lễ đi chùa cầu may vào các dịp trong năm. Đồ lễ có thể là đỗ chay hay mặn tùy từng gia đình nhưng nên chuẩn bị thêm tiền vàng  và tiền để gửi hòm công đức. Theo phong tuc, việc đi lễ Tứ trấn hàng năm sẽ theo chiều thuận là Đông, Tây, Nam, Bắc nghĩa là tới lễ đền Quán Thánh cuối cùng nhưng ngày nay để  cho thuận đường, bạn có thể lễ tại Quán Thánh trước cũng được.

Thứ tự lễ trong đền sẽ là Cổng Tam Quan, gian thờ đặt tượng Trấn Vũ và hậu cung phía sau. Người ta đến đền Quán Thánh vào đầu năm với mục đích là cầu bình an, hóa giải xua đuổi tà ma.

du lịch hà nội, địa điểm hà nội, miền bắc, check in đền quán thánh và cách hành lễ đúng chuẩn

Khi đặt chân vào đền Quán Thánh, du khách sẽ không khỏi sững sờ trước lối vào ấn tượng của đền, nơi có những cánh cửa gỗ chạm khắc cầu kì bên dưới tháp chuông đá màu trắng và những họa tiết rồng được điêu khắc tỉ mỉ. Bước vào trong khuôn viên đền, bạn sẽ bắt gặp những tấm biển được khắc chữ tinh xảo và bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được tạc bằng đồng nằm ngay vị trí trung tâm.

Lễ hội Đền Quán Thánh được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên hàng tháng vào dịp rằm, lễ mùng mọt hay dịp đầu năm, lễ hội,… đền có đón tiếp hàng nghìn lượt du khách thập phương dâng hương cầu bình an, tài lộc. Bên cạnh Đền Quán Thánh nổi tiếng cầu gì được nấy thì Hà Nội còn một ngôi chùa khác cũng “linh” không kém là Chùa Hà chuyên cầu duyên. Xuân này còn ngại ngùng gì nữa mà không đến thăm thú hai ngôi đền và chùa này cho một năm mới tốt đẹp thôi nào!

Đi lễ đền quán thánh cầu gì đầu năm?

Dịp đầu năm người dân thường đến đền để cầu mong hóa giải, trừ tà ma, xua đuổi những điềm xấu, cầu cho mưa thuận gió hòa.

Địa chỉ đền Quán Thánh ở đâu?

Tọa lạc ở đường Thanh Niên, phố Quán Thánh trông ra Hồ Tây

Đăng bởi: Ngọc Nguyễn Bá

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก