Khám Phá

Có một làng xạ thủ giữa đại ngàn Trường Sơn

Con thú nào dù có tinh ranh hay dũng mãnh đến đâu mà nằm trước tầm ngắm chiếc nỏ của xạ thủ ở làng này thì đều bị hạ gục. Lâu rồi, có những cuộc vật lộn dữ dỗi, những con thú hoang đã sẵn sàng nhảy vào, chồm cả nỏ bắn nhưng kết cục chúng đều thua những người thợ săn đặc biệt ở vùng rừng núi này. Hơn nữa, những tên địch xâm lược ngày trước cũng từng bị hạ bởi những chiếc nỏ độc đáo này. Độc đáo nhất miền trung Lật lại ký ức của nhiều năm chinh chiến cùng rừng già, ông BLong bộc bạch: “Cách đây 50 năm, khi đó tôi còn là một chàng trai trẻ ngoài 20 tuổi. Khắp dãy Trường Sơn này đồi núi chập trùng có khi không tìm ra đường đi, vừa đi săn bắn phải vừa mang theo sà gạt, dao để phạt cây cối làm đường mòn mới đi được. Khi đó, hổ báo còn nhiều vô kể nên đi rừng chúng tôi thường đi thành đoàn chứ không dám đi riêng lẻ. Có lẽ vì thế nên rất ít người bị thú ăn thịt. Qua nhiều bản làng nhưng tôi tấy làng xạ thủ B’hờ Hồng là độc đáo nhất”. Làng xạ thủ này có tên gọi trong địa danh hành chính hiện nay là thôn B hờ Hồng, xã Sông Kôn (huyện Đông Giang, Quảng Nam). Từ khi thành lập làng đến nay, một điều lạ và khá ấn tượng với nhiều người là tất cả đều biết sử dụng nỏ săn một cách thành thạo. Không biết sử dụng nỏ săn nghĩa là không phải công dân  thực thụ của làng này.

có một làng xạ thủ giữa đại ngàn trường sơn
Ông Bríu Thiện biểu diễn lại cách phục trang khi đi săn cùng với chiếc Pananh huyền thoại. Đã đi qua nhiều biến cố thời chiến cũng như thăng trầm của cuộc mưu sinh giữa vùng núi này từ lúc còn hoang vu, già Y Nam thổ lộ: “cái danh làng xạ thủ hình thành từ lâu lắm rồi. Thời ông cụ tôi đã thấy gọi như vậy. Sau này người ta đặt lại tên cho nó mỹ miều  thôi nhưng trong kí ức người dân thì vẫn là cái tên cũ, thích cái tên làng xạ thủ. Ở đây, bước lên tuổi thứ 10, cả nam lẫn nữ đều được huấn luyện săn bắn và dùng chính chiếc nỏ do những người trong bản làng mình chế tạo nên. Nếu là chiếc nỏ lấy được từ nơi khác về hoặc người bên ngoài làng cho thì tuyệt đối không sử dụng”. Từ thuở hồng hoang, tất thảy những người trong làng cả nam lẫn nữ đều thạo nghề săn bắn. Điều đặc biệt ở làng xạ thủ này là có những công dân trong làng đi nơi khác mưu sinh hoặc lập nghiệp nhưng lại bồn chốn nhớ làng nên quay về. Anh Y Nhung tâm sự: “năm 2007 mình bỏ làng xạ thủ này di cư sang huyện Nam Trà My sinh sống và tính lập nghiệp ở vùng đất mới đó nhưng qua đó thấy cảm giác lạc lõng quá, không có ai bàn chuyện săn bắn, chuyện cung nỏ nữa nên buồn lắm. Bây giờ người làng cũng ít đi săn thú vì thú không còn nhiều nữa, nhưng ôn lại kỉ niệm cũng như kí ức về chuyện nỏ không thể thiếu. Nó như nét cố hữu đầy thi vị và háo hức khiến người ta đi xa cũng phải nhớ. Thế nên, tôi đã quay về làng này. Giờ chủ yếu đi săn các loại sóc, gà rừng thôi, chứ thú quý hiếm không săn nữa rồi”. Nỗi khiếp hãi của kẻ địch và thú dữ Những chiếc nỏ huyền bí được cộng đồng người Cơ Tu ở làng xạ thủ gọi là Pananh, ông B’Hờ Hùng kể: “chiếc pananh này không chỉ đơn thuần là nỏ gỗ bình thường đâu. Nó là vật thiêng, là linh hồn của đồng bào Cơ Tu đấy. Nhiều người con ưu tú của làng xạ thủ này còn mang chiếc nỏ và sức mạnh của chiếc nỏ truyền đi các làng khác nữa đấy. Thế nên, rải rác ở nhiều bản làng khác của người Cơ Tu mình, vẫn biết sử dụng loại nỏ này. Thời hoang sơ, hàng ngàn con thú dữ đã bị hạ gục bởi những chiếc nỏ này. Lạ lắm, nỏ được thiết kể đơn sơ thôi nhưng những con hổ hàng tạ vẫn bị bắn xuyên ngực”. Chính trong những lúc khắc nghiệt nhất của cuộc sống, cộng đồng người Cơ Tu ở làng xạ thủ cùng nhiều bản làng khác trong huyện này đã bám lấy chiếc nỏ để chống chọi và vươn lên. Không chỉ chống chọi với thú dữ mà chính những chiếc nỏ độc đáo ở làng xạ thủ này đã từng tiêu diệt hàng ngàn tên địch. Già làng B hơ Bảo hồi tưởng: “thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những bản làng nghèo xác xơ này kiếm được cái ăn qua ngày đã là may mắn lắm rồi chứ làm gì có các vũ khí hiện đại như súng ống hay đao kiếm. Thế nên khi quân địch xâm chiếm bản lảng, những người Cơ Tu đã vùng dậy chiến đấu không ngưng nghỉ bằng chính những chiếc nỏ gỗ này”. Nhớ như in những đêm trắng miệt mài làm nỏ chống địch, ông Bảo kể tiếp: “Nhớ những năm 1960, khi quân địch ồ ạt kéo vào cùng với súng đạn.  Nhưng dân làng không hề khiếp hãi. Nghe theo tiếng gọi của Đảng và cách mạng, cái bụng đã thấu tỏ âm mưu của kẻ thù nên không ai bảo ai, cả làng âm thầm kéo nhau vào hang đá chế tạo nỏ”.
có một làng xạ thủ giữa đại ngàn trường sơn
Xạ thủ Bríu Đô cùng với những huy chương mà ông giành được sau các kỳ thi. Trận đánh nhớ đầu tiên đã diễn ra ngay sau đó ít ngày, chỉ bằng những chiếc nỏ gỗ, những người Cơ Tu này đã bắn xuyên ngực gần 30 tên địch. Một trong những xạ thủ tiên phong bắn địch hồi đó phải kể đến ông Clâu Nâm. Đã bước qua tuổi 80 nhưng ông Nâm vẫn còn minh mẫn và kể chuyện những trận phục bắn địch một cách rành rọt. Ông Nâm kể: “Chúng tôi được cán bộ cách mạng giác ngộ. Vừa bắn thú dữ vừa bắn địch. Những chiếc nỏ ở đây đã bắn là trúng. Sau khi khảo sát, buôn làng chia làm nhau ra trèo lên những cây cổ thụ, nhằm trúng ngực quân địch bắn tỉa. Lúc ẩn, lúc hiện chúng không thể tài nào phát hiện ra được nên càng điên cuồng. Có đêm, chỉ 20 xạ thủ thôi mà chúng tôi bắn được gần 30 tên địch chết thảm. Tiêu biểu nhất phải kể đến trận đánh tại khu Bha Nân, vào cuối năm 1960, các xạ thủ chúng tôi tiêu diệt và làm bị thương hơn gần 50 tên địch khiến cho chúng khiếp hãi không dám mò vào làng ban đêm nữa”. Với sự anh dũng và những sáng tạo trong việc tiêu diệt địch bằng nỏ, sau này ông Clâu Nâm được phong anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Để sự độc đáo của chiếc nỏ không bị thất truyền, hiện nay anh hùng Clâu Nâm chuyển về huyện Tây Giang sinh sống và truyền lại các bí quyết làm nỏ cho đồng bào Cơ Tu nơi đây. Kỳ lạ những mũi tên kịch độc Chpoor Những chiếc Pananh phải được chế tác từ chính bàn tay những người già và có kinh nghiệm chinh chiến ở làng xạ thủ nếu không thì sẽ không được sử dụng. Những chiếc nỏ này  được đẽo nên từ một loại cây rừng bí mật chỉ những người Cơ Tu  mới biết và họ giữ bí mật này và chỉ truyền cho những xạ thủ uy tín được dân làng tin cậy. Ban đầu họ dùng những mũi tên làm từ gỗ Pơ Lát (theo cách gọi của người Cơ Tu , loại mũi tên này có tính sát thương cao nhưng với những con mãnh thú cũng như kẻ thù thì không làm chết ngay được nên sau nhiều đêm họp, dưới bếp lửa bập bùng, những xạ thủ già nghĩ ra cách tẩm độc cho mũi tên. Chất độc mà họ tẩm có tên Chpoor. Ông Clau Nâm tâm sự: “Trong một lần bắn tỉa tên Mỹ, rõ ràng đã trúng giữa ngực những nó vẫn được các bac sĩ cứu sống. Lần khác bắn một con hổ xuyên bụng nhưng mấy ngày sau lại thấy nó quay lại nên chúng tôi nghĩ ra cách phải vào rừng tìm một số loại cây bào chế ra một thứ nước cực độc tẩm lên mũi tên trước khi bắn. Trên mỗi mũi tên chỉ cần quét một chút nước độc này ở phía đầu mũi tên thôi thì không phương thuốc nào giải nổi. Chỉ có những già làng như chúng tôi mới nắm được bí quyết giải độc.  Thế nên những tên Mỹ sau đó, mũi tên sượt qua da thịt cũng từ từ mà chết chứ bác sĩ cũng bó tay”. Theo già làng Clau Nâm cũng như nhiều người dân làng xạ thủ thì việc tìm và chế biến ra loại nước cực độc này cũng tốn không ít công phu. Thường vào những đêm sáng trăng, các xạ thủ leo qua mấy ngọn núi lên phía thượng nguồn sông Lawg cà vào một loại cây bí mật có tên Phi Nin cho vỏ nó tách ra chảy nhựa, hứng nhựa đó rồi mang về nấu suốt hai ngày hai đêm, rồi trộn với bồ hóng trên bếp lửa và bột răng rắn độc đã xay nhuyễn, sau đó mới phết lên mũi tên. Với những loại động vật có sức đề kháng kém như gà, heo thì chỉ cần sau 2 phút trúng tên là chết ngay. Giờ đây không còn kẻ địch, không còn nhiều thú dữ nhưng những xạ thủ già ở  Đông Giang vẫn kiên quyết giữ lại bí mật loại chất độc kỳ lạ này và truyền từ đời này sang đời nọ. Với họ thất truyền nghề bắn nỏ cũng như cách tẩm độc thì xem như cuộc sống tẻ nhạt, như cái cây mùa khô hạn vậy. Thế nên hàng ngày những xạ thủ, trai tráng ở làng xạ thủ vẫn mang nỏ ra tập luyện. Không hạ được thú dữ, không bắn chết được hàng trăm tên địch như lớp cha ông mình, nhưng các xạ thủ ở làng B’hờ Hồng hiện nay thể hiện đẳng cấp của mình bằng cách đoạt các giải thưởng từ nhiều hội thị bắn nỏ cấp tỉnh ở Quảng Nam. Tiêu biểu như Bhriu Thiện có hơn 10 lần giành vị trí số một trong hội thi bắn nỏ cấp tỉnh. Bhriu Bê, Bhriu Bút cũng đều là những xạ thủ bắn nỏ nổi tiếng ở tỉnh Quảng Nam.
Pháp luật và Cuộc sống

Đăng bởi: Hường Võ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก