Lào Cai Sa Pa Trung Quốc

Đâu Là Đào Sa Pa Giữa rừng Đào Trung Quốc Tràn Lan Trên Thị Trường?

Đào Trung Quốc thường có màu hồng nhạt, trông rất bắt mắt còn đào Việt thì có màu xanh lá cây xen lẫn một ít màu hồng phấn.

Mùa hè là thời điểm đào nở rộ, là hoa quả ăn vặt yêu thích của nhiều người, một thứ quả chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng trên thị trường lại trôi nổi đào Trung Quốc gắn mác đào Sa Pa, vậy đâu là đào ngon và là đào Sa Pa “chính hiệu”?

Là một trong những loại trái cây quý nhưng lại không quá đắt đỏ, đào khiến rất nhiều người ưa thích bởi độ giòn, vị ngọt hấp dẫn của nó. Bên cạnh đó, đào rất giàu vitamin và những khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như kẽm, canxi, protein… Ngoài ra, đào cũng có tác dụng làm đẹp da

Giữa tháng 6 thì đào Sa Pa vào đầu mua bán với giá 30k – 40k/kg tuy nhiên chỉ cần vài tuần sau đó thì đào Trung Quốc bắt đầu tràn lan trên thị trường với giá rẻ bất ngờ, chỉ khoảng 20k – 25k/kgkhiến các tiểu thương buôn bán đào Sa Pa chính gốc ế nặng. Đào Trung Quốc thường được trồng ở khu vực biên giới giáp với các tỉnh Tây Bắc ở nước ta nên dễ dàng trà trộn vào thị trường trong nước.

Đào Trung Quốc có bề ngoài đẹp và đồng đều hơn đào Sa Pa, để có những trái đào đẹp mắt, người Trung Quốc thường thu hoạch đào khi còn xanh và vị rất chua, chát. Sau đó họ phù phép bằng dung dịch có chứa phèn chua. Như các mẹ đã biết thì phèn chua chứa nhôm rất độc hại cho sức khỏe và ảnh hưởng trục tiếp đến sực phát triển trí thông minh của trẻ.

Vậy làm sao để phân biệt được đâu là đào Sa Pa, đâu là đào Trung Quốc?

Kích thước

Đào Sa Pa có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng cái chén uống nước trà thường ngày, nhiều lông và không đẹp mắt như đào Trung Quốc. Các mẹ chú ý đào Trung Quốc quả thường to hơn đào Sa Pa, vỏ trơn láng, nhẵn mịn và lông ít (thậm chí là nhẵn nhụi không có).

đào sa pa, đào ta, đào việt, đào trung quốc, cách phân biệt đào ta và đào trung quốc, cách phân biệt đào ta, cách phân biệt đào sa pa và đào trung quốc, cách phân biệt đào, đâu là đào sa pa giữa rừng đào trung quốc tràn lan trên thị trường?

cách nhận biết đào Sa Pa

Đào ta có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng chén uống nước trà, nhiều lông

Đối với đào Sa Pa do có lông nhiều nên trước khi ăn phải rửa sạch hết lông bám bên ngoài mới có thể ăn được, nếu không ăn nhiều thì sẽ bị rát lưỡi đó.

Nhưng mọi người chú ý một điều, cũng có một số loại đào như Xuân đào Mỹ – đây là loại hoa quả nhập khẩu không có lông.

Màu sắc 

Đào Trung Quốc thường có màu hồng nhạt, nhìn rất bắt mắt luôn, nó còn không giữ được độ giòn lâu, cùi đào thường có màu vàng.

đào sa pa, đào ta, đào việt, đào trung quốc, cách phân biệt đào ta và đào trung quốc, cách phân biệt đào ta, cách phân biệt đào sa pa và đào trung quốc, cách phân biệt đào, đâu là đào sa pa giữa rừng đào trung quốc tràn lan trên thị trường?

cách nhận biết đào Trung Quốc

Đào Trung Quốc có vẻ ngoài đều nhau, có trọng lượng khoảng 150 – 200g

Còn đào Sa Pa thì có màu xanh lá cây xen lẫn một ít màu hồng phấn, còn có mùi rất thơm nữa luôn, ăn giòn tự nhiên, cùi đào có màu trắng hoặc ngả vàng thôi nhé.

đào sa pa, đào ta, đào việt, đào trung quốc, cách phân biệt đào ta và đào trung quốc, cách phân biệt đào ta, cách phân biệt đào sa pa và đào trung quốc, cách phân biệt đào, đâu là đào sa pa giữa rừng đào trung quốc tràn lan trên thị trường?

cách nhận biết đào Sa Pa

Mùi vị

Đào Trung Quốc không có mùi thơm như đào Sa Pa, khi ăn thì mềm nhũn và ít ngọt lắm còn đào Sa Pa thì ăn thơm giòn tự nhiên, có vị hơi chua chua.

đào sa pa, đào ta, đào việt, đào trung quốc, cách phân biệt đào ta và đào trung quốc, cách phân biệt đào ta, cách phân biệt đào sa pa và đào trung quốc, cách phân biệt đào, đâu là đào sa pa giữa rừng đào trung quốc tràn lan trên thị trường?

Đào Trung Quốc có màu xanh vàng, pha chút hồng phấn ở phía dưới

Thời gian bảo quản

Đào Trung Quốc vì được ngâm hóa chất nên thời gian bảo quản kéo dài hơn rất nhiều so với đào Sa Pa, đào Trung Quốc có thể để trong tủ lạnh khoảng 1 đến 2 tháng mà không bị hư thối luôn, còn đào Sa Pa dĩ nhiên chỉ bảo quản khoảng 1 tuần vì nó không có chất bảo quản mà.

Khi bạn bảo quản đào Sa Pa thì tuyệt đối không để đọng nước ở phần cuống, đó sẽ là cơ hội tuyệt vời cho vi khuẩn tấn công làm hư quả từ bên trong đó.

Thêm chút mẹo nữa nè

Bạn có thể ấn nhẹ vào quả, xem có cònđộ cứng giòn hay không. Đừng chọn những quả quá mềm vì nó có thể đã được bảo quản quá lâu. Khi bạn mua đào về thấy ruột bên trong bị thối rữa mà bên ngoài vẫn còn màu đỏ, vỏ đào vẫn căng bóng thì đó là đào Trung Quốc đã bị tẩm hóa chất. Do vậy, bạn cần loại bỏ ngay, không được sử dụng.

>>>Tuy nhiên theo TS Lương Ngọc Trung Lập, Trưởng bộ môn nghiên cứu thị trường Viện Cây ăn trái miền Nam, cho biết từ cách đây vài năm đào Trung Quốc đã được xuất khẩu sang Việt Nam với kích cỡ lớn, bị người tiêu dùng tẩy chay nên sau này họ xuất trái nhỏ hơn. Do vậy để khẳng định trái đào Sa Pa có phải là đào Trung Quốc không là rất khó.

Lưu ý

Để không mua phải đào Trung Quốc, người tiêu dùng nêntránh mua đào trái vụ hoặc những trái đào có màu sắc quá bắt mắt, những giống đào lạ, chưa hề xuất hiện trên thị trường trong nước trước đó

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có sự lựa chọn chắc chắn và an toàn trong mùa hè này!

đào sa pa, đào ta, đào việt, đào trung quốc, cách phân biệt đào ta và đào trung quốc, cách phân biệt đào ta, cách phân biệt đào sa pa và đào trung quốc, cách phân biệt đào, đâu là đào sa pa giữa rừng đào trung quốc tràn lan trên thị trường?
đào sa pa, đào ta, đào việt, đào trung quốc, cách phân biệt đào ta và đào trung quốc, cách phân biệt đào ta, cách phân biệt đào sa pa và đào trung quốc, cách phân biệt đào, đâu là đào sa pa giữa rừng đào trung quốc tràn lan trên thị trường?

Đăng bởi: Tùng Huỳnh

YOLO! Khám phá các huyện ở Lào Cai

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก