Hà Nội Hai Bà Trưng

Đền Hai Bà Trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Dù mới đến lần đầu hay đã từng đi đến đây nhiều lần thì bạn chắc chắn sẽ biết đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh ẩn dấu nhiều điều thú vị. Cùng chúng mình tìm hiểu rõ hơn về đền Hai Bà Trưng Mê Linh được dân gian ca tụng nhé!

Giới thiệu về đền thờ Hai Bà Trưng

Đền Hai Bà Trưng ở đâu?

Đền Hai Bà Trưng Mê Linh hay còn có tên gọi khác là Hạ Lôi tọa lạc ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Như cái tên thì đền Hai Bà Trưng Mê Linh được xây dựng nên nhằm tưởng nhớ công đức của hai vị liệt sĩ, anh hùng dân tộc đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Toàn cành đền thờ Hai Bà Trưng nhìn từ trên cao trông rất hoành tráng, cổ kính pha chút hiện đại

Vì sao đền Hai Bà Trưng được xây dựng ở Vĩnh Phúc?

Theo truyền thuyết, Vĩnh Phúc chính là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà Trưng thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Sau đó là đến lúc phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.

Sử sách có ghi lại, Hai Bà Trưng là chị em sinh đôi, chị gái có tên là Trưng Trắc (có nghĩa là trứng lứa đầu) còn em gái có tên là Trưng Nhị (có nghĩa là trứng lứa sau). Trưng Trắc và Trưng Nhị quê ở làng Hạ Lôi thuộc xã Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Hai bà có cha là Lạc tướng ở huyện Mê Linh nhưng lại mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (gọi theo tên tục là bà Man Thiện). Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị dược mẹ mời thầy giỏi về dạy bảo cho nên lúc lớn văn võ song toàn và có lòng thương người, có tính tự lập.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Đền Hai Bà Trưng là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Vĩnh Phúc

Vào năm 19 tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách – con của Lạc tướng thành Chu Diên (hiện nay là Sơn Tây) và cũng là người có ý chí chống giặc Hán. Sau thời gian 1 năm, Thi Sách đã bị giặc Hán là Tô Định giết.

Căm thù giặc cướp nước, hận thù kẻ đã giết chồng, vào ngày 6/1 năm 40 sau Công Nguyên, được sự ủng hộ của mẹ và thầy học thì Trưng Trắc đã cùng với em gái là Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa, quân dân trong vùng theo về rất động tụ nghĩa dựng cờ. Trước lễ xuất quân, dưới ngọn cờ, Hai Bà Trưng đã tuốt gươm thề với trời đất, lời thề như lời hịch khí đầy hào khí. Suốt hai nghìn năm lịch sử, lời thề vẫn được dân gian lưu truyền.

Và lần đầu tiên trong lịch sử của dân tộc, cả trong lịch sử nhân loại một cuộc khởi nghĩa do hai nữa anh hùng lãnh đạo, đánh đuổi giặc ngoại xâm và giành được thắng lợi.

Có thể nói rằng, Hai Bà Trưng là người đầu tiên có công giữ nước, dựng nước. Đồng thời là người đặt nền móng cho truyền thống đánh giặc, tự cường của dân tộc ta.

Yếu tố phong thủy khi xây dựng đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh

Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh tọa lạc ở trên một khu đất cao và thoáng đãng. Theo như thuyết phong thủy thì đền Hai Bà Trưng tọa lạc trên thế đất “trán con voi trắng” trong hình cao “Bạch tượng uyên hồ” (voi trắng uống nước trong hồ). Đến tận ngày nay vẫn còn sót lại vết tích của những nơi như ao Mắt voi, Vòi voi hay là hồ Ao Bàng. Phía trước chính là đường kéo quân của Hai Bà Trưng xưa kia chạy vòng phía sau đền. Còn phía sau đền là khu vực thành cổ bao gồm hai lớp. Hai lớp đó là  trong là thành, ngoài là quách, trong dân gian gọi là Thành Ống.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Đền Hai Bà Trưng được xây dựng và tôn tạo rất hoành tráng, nơi đây được du khách thập phương về chiêm bái và tham quan

Cách di chuyển đến đền Hai Bà Trưng

Đền thờ Hai Bà Trưng cách Thủ đô Hà Nội 25km nên có thể đi về trong ngày. Đối với những người ngoại tỉnh thì có thể di chuyển bằng xe khách, xe buýt hoặc đi đến Hà Nội thuê xe máy đi đến đền.

Đối với người ở miền Nam thì có thể di chuyển bằng máy bay đến Sân bay Nội Bài, sau đó là di chuyển bằng xe taxi, xe ôm công nghệ đến đền.

Thời gian xây dựng đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Vào ngày 19/8/2002, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã phê duyệt dự án tôn tạo cũng như xây dựng di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh. Dự án này được xây dựng trên diện tích khoảng 13ha. Dự án có bao gồm trùng tu, tôn tạo đền chính là tam tòa chính điện, song song với đó là đồng bộ, hoàn chỉnh các công trình phù trợ. Các công trình bao gồm: Đền thờ thân, phụ mẫu của Hai Bà Trưng; đền thờ ông Thi Sách; đền thờ các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng; dựng cột đá thề; khôi phục ao Mắt Voi; cải tạo lại hồ Mắt Voi,… Những điều này nhằm mục đích tạo nên khu di tích đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh quy mô khang trang.

Đến tháng 5/2003, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào hạng mục dự án quan trọng cấp quốc gia. Vào năm 2004, đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh đã bắt đầu tiến hành tôn tạo.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Khung cảnh ở bên trong đền thờ Hai Bà Trưng rất sạch sẽ và cổ kính, nơi đây được trông giữ rất cẩn thận

Kiến trúc của đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh

Đền Hai Bà Trưng được xây dựng theo hình chữ tam bao gồm Tiền tế, Trung tế và Hậu cung. Xung quanh đền chính là tường gạch, hai bên sẽ là Tả mạc và Hữu mạc.

Còn phía bên trái Tam tòa Chính điện đó là đền thờ ông Thi sách và thân phụ, thân mẫu của ông, đền thờ những nam tướng của triều Trưng Vương. Còn phía bên phải sẽ là tòa chính điện, là đền thờ thân phụ, thân mẫu, sư phụ cũng như sư mẫu của Hai Bà Trưng, đền thờ của các nữ tướng triều Trưng Vương, miếu thờ Thổ thần. Ở sân trên, sân trong, sân ngoài của Tam tòa Chính điện đều được lát bằng đá phiến.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Ngày nay, đền Hai Bà Trưng được tôn tạo rất hoành tráng với nhiều hạng mục khác nhau

Ở sân trong hay còn gọi là sân nghi lễ. Hai bên sân trong chính là nhà tả mạc, hữu mạc có kết cấu đầu hồi bít đốc, lầu chuông, lầu trống.

Còn sân ngoài có kiến trúc Ngũ phúc bởi ngọn đá thề nằm ở giữa sân, bốn bồn hoa hình con dơi ở bốn góc sân đá. Ở đây có 18 cỗ voi đá được đặt ngay ngắn thành hai hàng bên sân đá hướng vào giữa sân. Điều này tượng trưng cho voi của 18 đời vua Hùng. Ở hai bên của sân ngoài chính là hai khu vườn hoa cây cảnh, thảm cỏ, cây cao bóng mát,…

Kết nối giữa sân nội cùng với sân ngoại đó chính là Tam Môn nội (đây là công trình có từ thời nhà Nguyễn năm 1889). Đến năm 2005, Tam Môn nội đã được tu bổ lại với chất liệu là gỗ lim, hệ thống cột to tròn được nâng đỡ 4 mái, 4 đầu đao uốn cong mềm  mại.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Hòn đá thề đền Hai Bà Trưng khắc lời thề của Hai Bà Trưng

Tam Môn ngoại được xây dựng từ những khối đá tạo nên tứ trụ vuông, có hai mái cổng phụ. Mỗi khối đá ở đây được đục đẽo đường nét cũng như họa tiết hình những con giống trong Tứ Linh. Ở mỗi mặt cột đá đều có khắc câu đối ca ngợi công đức của Hai Bà Trưng.

Và đan xen trong khu nội vi có hồ Bán Nguyệt, hồ Mắt voi, lạch Vòi voi, hồ tắm voi cũng được trùng tu. Còn đối xứng với hồ tắm voi đó là đồi đất cao được trồng cac cây gỗ quý, cây bóng mát cùng với hệ thống đèn đá. Đèn ở đây được đặt khắp khu nội vi tỏa sáng vào ban đêm. Điều này càng làm cho nơi đây tựa như một cung điện lộng lẫy.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Bàn thờ sư phụ, sư mẫu của Hai bà ở đền Hai Bà Trưng

Hệ thống tường bao với tam môn ngoại vi khép kín khu nội vi rộng khoảng 4ha. Khu ngoại vi ghi nhận rộng hơn 7ha – đây chính là khu vực tái hiện không gian lịch sử diễn ra các trò chơi dân gian trong các lễ hội.

Xét về quy hoạch, trùng tu và tôn tạo, mở rộng khu di tích đền thờ Hai Bà Trưng  hoàn chỉnh hứa hẹn sự phát triển của Mê Linh. Người dân ở nơi đây có điều kiện phát huy thế mạnh của mình. Đây cũng sẽ là điểm hẹn du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Khu vực hồ mắt voi ở đền Hai Bà Trưng

Đền thờ thân phụ, thân mẫu Hai Bà Trưng Mê Linh

Tại đền thờ này có mặt bằng hình chữ Đinh, có bao gồm tiền tế và hậu cung. Tiền tế bao gồm nhà 5 gian, được xây theo kiểu bít tường hồi bít đốc. Còn bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải kiểu bờ đinh. Hậu cung ở đền thờ này bao gồm 1 gian và 2 dĩ.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Đền thờ thân phụ, thân mẫu của Hai Bà Trưng

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Bàn thờ phụ thân, phụ mẫu của Hai Bà Trưng ở đền Hai Bà Trưng

Đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách Mê Linh

Đền thờ thân phụ thân mẫu ông Thi Sách Nằm ở phía bên trái của đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh, quay hướng về Tây Nam. Đây là đền thờ có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh bao gồm tiền tế và hậu tế.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Ban thờ phụ thân phụ mẫu của ông Thi sách

Đền thờ các Nữ tướng thời Hai Bà Trưng Mê Linh

Đền thờ nữ tướng này có mặt bằng hình chữ Nhất, bao gồm 5 gian được xây kiểu tường hồi bít đốc. Hai gian bên trổ cửa hình chữ Thọ để có thể lấy ánh sáng vào. Còn hệ khung mái bao gồm 6 bộ vì được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường”. Ở chính giữa bàn thờ được xây bệ cao bài trí ngai, bài vị, phía trước bài trí hương án.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Đền thờ các nữ tướng

Đền thờ các tướng Nam thời Hai Bà Trưng Mê Linh

Quay về hướng Đông Bắc, có mặt bằng kiến trúc là hình chữ Nhất bao gồm 5 gian, tường hồi bít đốc. Cùng với đó là 6 bộ vì được kết cấu theo dạng “thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường”. Ở chính giữa bàn thờ xây bệ cao bài trí khám thờ, bài vị.

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Ban thờ các nam tướng ở Đền Hai Bà Trưng

Lễ hội đền Hai Bà Trưng

Đối với lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh được mở chính thức từ ngày 6 đến ngày 10 tháng Giêng. Lễ hội được tổ chức theo nghi thức Nhà nước cũng như truyền thống địa phương.

Bên cạnh đó còn có những ngày lễ truyền thống như:

  • Ngày 8/3 âm lịch (đây là ngày hóa của Hai Bà Trưng)
  • Ngày 1/8 âm lịch (là ngày sinh của Hai Bà Trưng)
  • Ngày 10/11 âm lịch (là ngày giỗ ông Thi Sách)

khám phá, trải nghiệm, đền hai bà trưng – điểm du lịch văn hoá tâm linh, nơi bồi đắp lòng tự hào dân tộc

Lễ hội ở đền thờ Hai Bà Trưng được tổ chức rất hoành tráng

Văn khấn Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng…năm.

Hương tử con đến nơi…….. thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giảm, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Lưu ý khi đi đền Hai Bà Trưng Mê Linh

Chiêm bái ở đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh du khách cần lưu ý những điểm sau để chuyến đi được trọn vẹn:

Về nghi lễ

  • Khi bước vào nhà chính của đền thì không nên đi từ cửa giữa mà phải đi từ cửa hai bên, đặc biệt là không dẫm lên bậu cửa.
  • Không tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính, không được có thái độ thiếu cung kính như dùng tay chỉ trỏ lung tung.
  • Khi bước vào không nên cắt ngang qua mặt của những người đang quỳ lạy.
  • Nếu như muốn làm lễ thì không nên quỳ sau những người đang đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái mà có thể đứng hay quỳ khi làm lễ.

Về đồ lễ

  • Ở chùa không để tiền thật lẫn với tiền âm phủ lên ban thờ hoặc mâm lễ. Còn ở đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.
  • Tất cả tiền nên đặt vào hòm công đức chính. Bạn không nên rải tiền trên tất cả các ban thờ hay đặt vào tay tượng. Nếu như cẩn thận hơn thì hòm công đức nào nằm lệch và không chính giữa ban thờ thì hãy đặt tiền vào hòm công đức này. Thực tế đo đạc bằng máy móc cho thấy, hòm công đức đặt chính giữa ngay trước ban thờ sẽ tạo ra trường khí xấu gây nhiễu loạn ở ban thờ. Khi đặt tiền vào đây sẽ vô tình làm cho trường khí xấu càng bị xáo động, bất lợi cho mọi người.
  • Rượu, bia và thuốc lá không đặt được trên ban thờ Phật nhưng cũng có thể đặt trên ban thờ Thánh.
  • Không bẻ cành hái hoa, không cắm hương bừa bãi vào các bồn hoa và chậu cảnh.

Trên đây là những thông tin về cách đi, lễ hội, văn khấn và kinh nghiệm sắm lễ khi đến đền Hai Bà Trưng đầy đủ mà chúng mình tổng hợp. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp cho bạn có một chuyến đi thuận lợi.

Đăng bởi: Hằng Kiều

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก