Khám Phá Trải Nghiệm

Dinh Bảo Đại: Nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Sự phóng khoáng đến từ lối kiến trúc độc đáo của dinh thự mang đến một nguồn hứng khởi mới cho chuyến thăm quan vô cùng đặc biệt này.

Dinh Bảo Đại không những để bạn trải nghiệm “nơi vui chơi của vua chúa” thời xưa mà còn là một trong những điểm đến hấp dẫn cho mỗi du khách khi đi du lịch Đà Lạt.

Đường đi đến Dinh Bảo Đại

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Dinh Bảo Đại giữa núi đồi

Dinh I, dinh II và dinh III nằm ở 3 địa điểm khác nhau nên lối đi cũng không hề giống nhau.

  • Dinh I nằm ở đường Trần Quang Diệu nên các bạn chỉ cần đi theo hướng đường Trần Hưng Đạo, đến khu vực khác 3 Trại Hầm rồi rẽ phải là sẽ thấy dinh I.
  • Dinh II nằm trên ngọn đồi được bao phủ bởi rừng Thông xanh mát và phía dưới là khung cảnh của cả thành phố. Trên độ cao 1.540m so với mực nước biển tại đường Trần Hưng Đạo thì nơi đây được xem là nơi ngắm cảnh tuyệt vời nhất.
  • Dinh III là nơi được nhiều du khách ghé thăm vì mức độ hào nhoáng và tráng lệ của nó. Từ chợ Đà Lạt bạn đi theo hướng đường Nguyễn Văn Cừ, Bà Triệu đến đường Trần Phú và Trần Phú gặp đường Lê Hồng Phong. Tiếp theo, đó rẽ trái để tới đường Triệu Việt Vương và đi khoảng 100m sẽ thấy bản chỉ dẫn tới dinh III.

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Cung đường đến Dinh Bảo Đại một màu xanh ngắt

Có bao nhiêu dinh thự vua Bảo Đại tại Đà Lạt?

Dinh I

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Hình ảnh dinh 1 Bảo Đại ở Đà Lạt

Dinh I được mua lại từ một người Pháp và được Cựu hoàng sử dụng làm tổng hành dinh để các quan thần làm việc. Sau này, người Pháp quay lại và biến nơi đây thành Hoàng Triều Cương Thổ.

Nằm trên ngọn đồi xanh mát, bao quanh là một màu xanh thiên nhiên và không quá xa trung tâm thành phố, dinh I mang nét cổ kính của công trình được xây dựng cách đây hơn một thế kỷ, từng mái ngói, tường gạch phủ một màu rêu phong của thời gian.

Nhưng bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về sự uy nghi, tao nhã, bí ẩn mà nơi đây mang đến. Một đường hầm bí mật được phát hiện phía sau công trình và nối liền với các dinh còn lại tạo nên sự kết nối cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.

Dinh II

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Hình ảnh dinh 2 Bảo Đại ở Đà Lạt

Dinh II được xây dựng từ năm 1933, là một công trình vô cùng tráng lệ và được bày trí tinh tế, mang đến cảm giác sang trọng cho cả không gian bên trong và bên ngoài công trình.

Nằm trên đồi cao, nên từ đây, bạn có thể thấy rõ toàn bộ thành phố trong tầm mắt. Hồ Xuân Hương xanh thẳm, nhà thờ Con Gà Trống hiên ngang, quảng trường Lâm Viên nở rộ những cánh hoa Dã Quỳ…

Trước khi trở thành dinh II, nơi đây là biệt điện mùa Hè của viên toàn quyền Decoux, nơi làm việc hàng năm để tận hưởng cái mát mẻ dễ chịu của Đà Lạt và tránh xa những tháng mưa dầm Sài Gòn.

Dinh III: Dinh Bảo Đại

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Hình ảnh dinh 3 Bảo Đại ở Đà Lạt

Dinh III hay còn được gọi là dinh Bảo Đại, là nơi được vua sử dụng cho các hoạt động của mình khi đến Đà Lạt. Là vị vua cuối cùng của vương triều nên những gì liên quan đến Cựu hoàng đều được đời sau ghi lại và bảo tồn.

Sau khi thoái vị thì dinh được tận dụng làm Hoàng Triều Cương Thổ hay còn gọi là biệt điện Quốc Trường. Sau này, theo thói quen, mọi người vẫn gọi nơi đây là dinh Bảo Đại, như một cách tưởng nhớ đến vị vua triều đại phong kiến nước ta.

Chi phí tham quan Dinh Bảo Đại

Dinh Bảo Đại là một công trình mang lối kiến trúc tổng thể châu Âu kết hợp với phong cách sống của người châu Á, mang đến một hơi thở mới cho nơi đây.

Sau khi vua Bảo Đại thoái vị và sống lưu vong nơi đất khách, nơi đây được Tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu tiếp quản. Sau khi đất nước thống nhất, công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản lý.

Vé tham quan Dinh Bảo Đại

  • Dinh I: Giá vé tham quan dành cho người lớn và trẻ em cao hơn 1m2 là 30.000đ cho một lượt khách; Đối với trẻ em dưới 1m2 là 20.000đ cho một lượt.
  • Dinh III: Vé tham quan là 30.000₫ cho một lượt khách và trẻ em được miễn phí.

Chi phí tham quan dinh II tương đương với dinh III là 30.000đ, tuy nhiên vì dinh II hiện tại được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi và tiếp đón khách của UBND tỉnh Lâm Đồng nên sẽ hạn chế số khách tham quan. Bạn nên hỏi trước cán bộ quản lý nếu có dự định tham quan nơi đây nhé! SĐT ban quản lý dinh II: 02633 659 333.

Thuê trang phục chụp ảnh tại Dinh Bảo Đại

  • Chi phí thuê trang phục để chụp hình là 20.000₫ cho một bộ.

Có gì trong dinh Bảo Đại tại Đà Lạt?

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Toàn cảnh dinh Bảo Đại

Dinh III hay dinh Bảo Đại được xây dựng bởi kiến trúc sư Hùynh Tấn Phát và cộng sự người Pháp trong 5 năm, bắt đầu từ năm 1933. Nơi đây được xây dựng sau dinh II và dinh I để tạo nên một quần thể nghỉ dưỡng của gia đình Hoàng gia tại Đà Lạt.

Dinh III được dùng để làm việc và sinh sống, mọi không gian đều được phân chia một cách rõ ràng để tạo nên sự thoải mái khi sinh hoạt và làm việc.

Những khu vườn xinh xắn được thiết kế xung quanh ngôi nhà chính là nơi vui chơi của các Hoàng tử và công chúa. Nằm trên đỉnh đồi và giữa rừng Ái Ân, dinh III hiện lên như một toà lâu đài của châu Âu với vườn hoa tiền điện và hậu điện.

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Lối kiến trúc đặc sắc của dinh Bảo Đại

Tận dụng hình khối tương xứng để thiết kế nên không gian trang nhã theo lối quý tộc ngày xưa: hiện đại, nhẹ nhàng và tinh tế. Biệt điện bao gồm tầng trệt và hai lầu với các căn phòng có chức năng khác nhau.

Tầng trệt được sử dụng để tiếp khách, hội họp, tổ chức yến tiệc linh đình và cũng là nơi làm việc của Cựu hoàng. Từ bên ngoài đi vào biệt điện như một tòa lâu đài được trang hoàng theo một cách riêng, không hề lẫn lộn với các công trình khác.

Sảnh chính của biệt điện rộng lớn bao gồm bàn lễ tân và phòng làm việc, bên phải là nơi làm việc của vua Bảo Đại, thư viện; Bên trái là phòng họp và các phòng khác giúp việc cho vua và phòng giải trí. Bước chân đến các lối đi, bạn chợt nhận ra toàn bộ nơi đây được thông với nhau và có các tiểu cảnh xinh xắn.

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Khu vực sinh hoạt của gia đình Hoàng gia trong dinh Bảo Đại

Tại phòng Khánh tiết, bức tranh đền Angkor được hoàng thân Campuchia gửi tặng Cựu hoàng vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay.

Vượt qua những bậc thềm cầu thang, lầu 1 và 2 dần mở ra với không gian sinh hoạt của gia đình Hoàng gia. Phòng ngủ của vua, hoàng hậu Nam Phương và các Hoàng tử, công chúa.

Lầu Vọng nguyệt được xây dựng bên ngoài ban công được vua và hoàng hậu dùng để thưởng trăng những ngày yên bình.

Một đường hầm nhỏ nối liền 3 dinh với nhau tạo nên một nơi ẩn nấp đầy an toàn, giúp nhà vua nhanh chóng thoát khỏi nơi nguy hiểm khi cần thiết.

Hầm rượu vang và cổ vật triều đình Huế đồ sộ được chạm khắc một cách tinh xảo vẫn được cất giữ như một kho báu của Quốc gia.

Những điểm tham quan gần dinh Bảo Đại

Nhà thờ Con Gà Trống

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Nhà thờ Con Gà Trống gần địa điểm dinh Bảo Đại

Nhà thờ Con Gà Trống được biết đến là nhà thờ lớn nhất Thành phố, là công trình kiến trúc thời Pháp còn sót lại và nổi tiếng bậc nhất ở nước ta. Chính vì thế số lượng người mộ đạo đến nhà thờ vào mỗi cuối tuần và dịp lễ Giáng Sinh, càng làm tăng thêm không khí rất bật, nhộn nhịp những ngày Đà Lạt lạnh nhất.

Ngoài khu du lịch Langbiang thì nhà thờ Con Gà trống là nơi bạn có thể tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân nơi đây, lịch sử hình thành cũng như kiến trúc của nhà thờ.

Sự hòa trộn hai nền văn hóa, vùng đất, kiến trúc một cách độc đáo, mới lạ và phá cách đã làm nên những điểm riêng biệt nhất mà chỉ có tại nhà thờ Con Gà Trống.

Những thay đổi của thời gian không khiến những nét thiết kế của nhà thờ biến đổi. Sự trầm tư, sâu lắng của một công trình đồng hành cùng người Đà Lạt hơn 100 năm qua với những mái ngói rêu phong, sự cũ kĩ của từng hốc tường, của những tán cây bao mùa thay lá.

Bạn sẽ không khỏi thắc mắc tại sao một công trình được xây dựng từ thế kỉ trước mà vẫn có thể đứng vững cho đến ngày nay? Những câu hỏi đó sẽ len lỏi vào tâm trí và khiến bạn cảm thấy hào hứng hơn khi tận mắt chứng kiến quang cảnh nơi đây.

Thiền viện Trúc Lâm

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Thiền viện Trúc Lâm gần địa điểm dinh Bảo Đại

Thiền viện Trúc Lâm tại Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn nhất thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử. Nằm trên đồi Phụng Hoàng, dưới chân là hồ Tuyền Lâm xanh ngắt một vùng trời và những cánh rừng thông bạt ngàn. Thiền viện là nơi bạn bỏ đi những suy nghĩ bộn bề của cuộc sống thường nhật mà an yên với chốn thanh tịnh cửa Phật.

Từ khu nội viện, men theo con đường đá ra phía sau bạn sẽ thấy được một phần của hồ Tuyền Lâm. Từ trên cao nhìn xuống, đây quả thật là một bức tranh sơn thủy hữu tình.

Khuôn viên thiền viện là sự kết hợp, bài trí giữa thiên nhiên với sắc hoa Cẩm Tú Cầu và kiến trúc Phật giáo với những bức phù điêu được chạm khắc tỉ mẩn.

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, cung đường dẫn đến thiền viện đi qua rất nhiều cảnh đẹp và trong đó có dinh của vị vua cuối cùng – Bảo Đại. Đây cũng là điểm dừng chân của những bạn trẻ yêu khám phá cái đẹp.

Là chốn cửa Phật nên khi đến đây bạn nhớ đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên và mặc trang phục phù hợp nhé!

Hồ Tuyền Lâm

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Hồ Tuyền Lâm gần địa điểm dinh Bảo Đại

Có lẽ những ngày mưa chính là thời điểm tốt nhất để bạn có được những tấm hình đầy nghệ thuật, được cuộn mình trong chăn ấm để lắng nghe tiếng tí tách của mưa và để ngắm một Tuyền Lâm mạnh mẽ…

Không chút yên ắng như những ngày nắng chói chang, hong khô những ngọn cây, ngọn cỏ sau màn sương sủng ướt hay những cơn mưa rào, Tuyền Lâm những ngày mưa mang đến một màu buồn xám xịt. Những ngày nắng rong chơi bỏ quên những ngọn sóng cũng là những ngày hồ Tuyền Lâm nặng trĩu những nỗi niềm.

Để tận hưởng cái vẻ đẹp khác lạ đó, bạn có thể thuê những khách sạn, homestay gần hồ Tuyền Lâm để tự chiêm nghiệm và thưởng thức thứ quà mà Đà Lạt ban tặng.

Những ngày này, Đà Lạt không quá đông nên bạn không cần quá vội vàng để có thể ngắm nhìn sự yên bình phố phường, của chợ Đà Lạt, của những điểm đến vốn đã quen thuộc đông đúc người qua.

Crazy House (biệt thự Hằng Nga)

Với lối kiến trúc đặc biệt và có phần ma quái, biệt thự Hằng Nga còn có tên gọi khác là Crazy House mang đến những trải nghiệm vô cùng thú vị cho những bạn yêu thích khám phá những công trình được xây dựng tại Đà Lạt.

Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi bạn bắt đầu đặt chân vào công trình này. Không có bất cứ một thứ tự hay quy định nào của kiến trúc được thể hiện. Sự tự do trong lối thiết kế nội thất và cả hình dáng bên ngoài là điểm nhấn để bạn sẽ nhớ mãi khi nghĩ về nơi này.

Thác Datanla

dinh bảo đại: nơi vui chơi, nghỉ ngơi của vua chúa

Thác Datanla gần địa điểm dinh Bảo Đại

Vào những ngày mưa tháng 7, thác Datanla như khoác lên mình một màu u buồn không nói thành lời. Nét đẹp riêng ấy chỉ thực sự được cảm nhận từ trời đất, ngọn cây, bụi cỏ để những ngày nắng lên, nơi đây lại cùng nhau vui ca những khúc hát đầy vui tươi.

Sắc xanh của trời in xuống dòng nước hòa cùng màu nắng len lỏi qua những nhánh cây tạo nên một cảnh sắc tựa chốn thần tiên mà những ai lỡ lạc bước đến đây cũng đều ghi lòng tạc dạ

Trên cung đường đến đèo Prenn, thác Datanla là địa chỉ thân thuộc của những du khách yêu thích những môn thể thao, dã ngoại cảm giác mạnh như vượt suối, trượt máng, băng rừng với hệ thống dây zip từ trên cao. Ngắm toàn bộ thác nước và khu rừng Thông bên dưới quả là những thử thách cho những trái tim dũng cảm.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn có được một chuyến đi thật sự tuyệt vời. Đừng quên chia sẻ câu chuyện của bạn về những chuyến đi Đà Lạt cùng iDalat.vn để chúng ta có thể hàn huyên những câu chuyện chưa bao giờ dứt về vùng đất này nhé!

Đăng bởi: Ngọc Đào

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก