Khám Phá Trải Nghiệm

Du lịch Tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Du lịch Tây Bắc vào đầu năm là thời gian thích hợp nhất cho mọi gia đình và mọi người. Vậy tết ở vùng cao có gì hấp dẫn mà tại sao người người lại tấp nập đổ lên Tây Bắc hưởng thụ cái tết với không khí đầy yêu thương và ấm cúng như vậy. Hãy cùng TripNOW tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu tết vùng cao của người dân tộc miền núi phía bắc nhé.

Mùa Xuân về khắp núi rừng

Cảnh sắc vùng cao vào Xuân lại càng khiến lòng người say đắm hơn. Đến nơi đây ăn Tết, bạn sẽ được đắm mình trong sắc hoa Đào hồng thắm. Hoa Mơ, hoa Mận cũng đua nhau khoe sắc. Khắp bản làng, núi rừng đều căng tràn sức Xuân tươi mới, lộng lẫy, quyến rũ.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?
ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?
ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Mùa Xuân về trên khắp rẻo cao (Ảnh sưu tầm)

Cách ăn Tết vùng cao của một số dân tộc tiêu biểu

Mỗi đồng bào dân tộc lại có cách ăn Tết khác nhau. Hãy cùng điểm qua những cách ăn Tết tiêu biểu nhất của các dân tộc tại vùng núi phía Bắc.

Tết của dân tộc Nùng

Người Nùng ăn Tết gần giống với người Kinh. Tuy nhiên họ không làm lễ rước ông Công, ông Táo vào 23 tháng chạp.

Người Nùng ăn Tết khá to. Họ chuẩn bị Tết từ rất sớm. Người Nùng cũng thắp hương cúng ông bà tổ tiên trong các ngày Tết, bắt đầu từ 30 tháng chạp. Sáng mùng 1, người lớn trong gia đình cũng sẽ mừng tiền( giống với tục lì xì của người Kinh) cho con cháu và những người hàng xóm thân thiết. Các gia đình có rể mới cũng sẽ đi Tết bố mẹ vợ.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?
ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Người Nùng ăn Tết (Ảnh sưu tầm)

Tết của dân tộc Hà Nhì

Người Hà Nhì sẽ ăn Tết sớm hơn so với Tết cổ truyền của người Kinh. Thường sẽ bắt đầu từ tháng 12 dương. Những già làng, trưởng bản sẽ là người quyết định ăn Tết lúc nào. Tết thường diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày Thìn.

Vào đêm được chọn là đêm giao thừa, người Nùng sẽ làm bán giày, mổ lợn để chúc mừng năm mới.

Những người già trong bản sẽ họp và chia thành nhóm đi chúc Tết các gia đình. Ngày mùng 1 tết, người Hà Nhì rất thích các em bé dưới 12 tuổi cả trai lẫn gái đến xông nhà để lấy may.

Người Nùng ăn Tết rất lớn. Trong suốt những ngày Tết, khắp bản làng rộn rã, tưng bừng, nhộn nhịp.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?
ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Cảnh ăn Tết của người Nùng (Ảnh sưu tầm)

Tết của dân tộc Phù Lá

Người Phù Lá ăn Tết trong 3 ngày chính (từ mùng 1 đến mùng 3). Riêng hoạt động vui Xuân thì kéo dài đến nửa tháng.

Từ đầu tháng Chạp, người Phù Lá đã chuẩn bị lợn gà, củi lửa, gạo nếp để chế biến các món ăn ngày Tết.

Các phiên chợ cuối năm của người Phù Lá rất tưng bừng, đông vui. Người Phù Lá đến chợ để mua sắm mọi thứ cần thiết, đồng thời để vui Xuân.

Người Phù Lá cũng dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại căn nhà cho trang hoàng, sạch sẽ nhất. Ngày mùng 1 Tết, những bộ quần áo mới sẽ được trưng diện để đi chúc Tết và chơi Xuân.

Cả tháng Tết, bản làng người Phú Lá không lúc nào thôi rộn ràng trong tiếng đàn ca. Trai gái, trẻ con, người lớn đều hòa mình trong các trò chơi truyền thống.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Cách người Phù Lá ăn Tết (Ảnh sưu tầm)

Tết của người Mông

Người Mông cũng ăn Tết sớm hơn người Kinh. Khoảng cuối tháng 11 âm là họ đã bắt đầu ăn Tết. Chỉ cần mùa màng xong là người Mông nghỉ ngơi để mừng công, báo cáo tổ tiên, vui Xuân.

Người Mông có một tục lệ kiêng rất nghiêm ngặt. Ngày 30 Tết người Mông sẽ “treo niêu”, không ăn uống một ngày. Họ quan niệm nếu ai ăn sẽ dẫn đến cháy nhà.

Người Mông cũng cúng giao thừa. Sáng mùng 1, tất cả, trừ người đàn ông sẽ ngủ đến khi tỉnh thì thôi. Họ quan niệm nếu đang ngủ mà bị gọi dậy sẽ khiến sâu bọ về, mùa màng bị ảnh hưởng.

Ngày mùng 2, người Mông sẽ thực hiện nghi thức “lạy Tết”. Đây là nghi lễ để con gái đi lấy chồng tạ ơn với cha mẹ đẻ.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?
ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Tết về trên các bản người Mông (Ảnh sưu tầm)

Tết nhảy của người Dao

Tết nhảy là nghi lễ cúng Bàn Vương – thủy tổ của dân tộc Dao. Tết nhảy diễn ra theo chu kỳ 15 đến 20 năm, được tổ chức vào tháng 12 âm lịch.

Lб»… hб»™i Tбєїt nhбєЈy gб»“m cГЎc nghi lб»…: CГєng Tбєїt NguyГЄn Д‘ГЎn; cГєng chuyб»ѓn tiбєїp – Д‘Гўy lГ

Lễ vật dâng tế gồm: Hương, hoa, đăng, quả, thủ lợn, gà, xôi, bánh dày, rượu, nước, tiền đồng xu, cờ các loại, dao thờ…

Phần hội của Tết Nhảy diễn ra rất náo nhiệt. Người Dao sẽ diễn xướng các hoạt động sinh hoạt đặc trưng và trình diễn các điệu múa Chuông, múa Rùa, múa Kiếm và đọc các bài thơ về các vị thần.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?
ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Hoạt động nổi bật trong Tết nhảy của người Dao (Ảnh sưu tầm)

Tết của dân tộc Mường

Người Mường ăn Tết trùng với Tết nguyên đán của người Kinh. Tết của người Mường bắt đầu từ 27, 28 tháng chạp. Người Mường cũng cúng gia tiên, đón giao thừa.

Người Mường sẽ dựng cây nêu trước nhà bằng cây tre cao, khỏe mạnh để làm dấu dẫn đường cho tổ tiên về ăn Tết, đồng thời xua đuổi tà ma.

Người Mường thích ăn Tết chung. Nhiều gia đình đến nhà nhau chúc tụng, uống rượu và trò chuyện vui vẻ.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?
ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Những hình ảnh ăn Tết của người Mường (Ảnh sưu tầm)

Những phong tục tập quán kỳ lạ của người Tây bắc

Tín ngưỡng tâm linh và quan niệm về may rủi sản sinh ra những tục lệ khác nhau trong ngày Tết của mỗi dân tộc. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những phong tục bạn sẽ bắt gặp khi ăn Tết cùng một số đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.

Tục gội đầu chiều 30 của người Thái

Cũng giống như người Kinh, người Thái quan niệm về sự sạch sẽ, mới mẻ trong đầu năm mới. Chiều 30 Tết, tất cả những người Thái Trắng đều gội đầu, tắm rửa sạch sẽ. Người Thái quan niệm rằng việc tắm gội sẽ rửa trôi mọi xui xẻo, bệnh tật của năm cũ, đón chào những cái mới tốt đẹp.

Người Thái dùng những bát nước gạo ngâm chua để gội đầu rồi làm sạch bằng nước suối. Cảnh tượng những người phụ nữ xếp hàng gội đầu, vẩy nước, xôn xao cười nói rất vui vẻ.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Tục gội đầu chiều 30 của người Thái Trắng (Ảnh sưu tầm)

Tục cướp giọng gà của Người Pu Péo

Người Pu Péo trong ngày Tết sẽ thi hát với gà. Phong tục nghe rất kỳ lạ nhưng lại được người Pu Péo coi trọng và thực hiện hoàn toàn nghiêm túc.

Người Pu Péo thức chờ giao thừa không phải để xem pháo hoa mà là để canh những chú gà đầu tiên cất tiếng gáy. Người Pu Péo quan niệm rằng, nếu ai cướp được tiếng gà gáy đầu tiên, giống nhất thì sẽ có một năm mới may mắn, nhiều sức khỏe, đặc biệt họ sẽ có một giọng hát hay.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Phong tục lỳ lạ này thuộc về người Pu Péo (Ảnh sưu tầm)

Đêm 30 khi những chú gà vỗ cánh, người Pu Péo sẽ đốt pháo ném vào chuồng gà. Đàn gà sẽ sợ hãi, nháo nhác rồi kêu lên. Lúc này mọi người sẽ đồng loạt hát múa để át tiếng gà. Riêng người đàn ông thì sẽ giả giọng tiếng gà.

Người Dao đỏ, người Lô Lô quan niệm ăn trộm để cầu may

Hái lộc đầu năm chắc ai cũng nghe nhiều nhưng ăn trộm để cầu may có lẽ với rất nhiều người sẽ là lần đầu tiên.

Người Lô lô ở Hà Giang quan niệm ăn trộm được thứ gì đó đầu năm sẽ mang đến may mắn cho cả năm sau. Họ không lấy những thứ giá trị mà chỉ lấy những vật tượng trưng như củ hành, củ tỏi, hay bất cứ thứ gì (có giá trị nhỏ) của nhà người khác.

Hành động này đúng nghĩa là “Trộm” vì người Lô Lô luôn đi lẻ để gia chủ không biết. Nhưng nếu vô tình bị phát hiện cũng không ai trách phạt hay coi là điều không may mắn. Họ cười chào với nhau rồi lại tiếp tục tìm nhà khác.

Riêng người Dao đỏ ở xã Mồ Sì San, Lai Châu nếu bị bắt sẽ phải uống hết chén rượu phạt của gia chủ.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Người Lô Lô có tục lệ trộm cầu may rất “dị” trong ngày Tết (Ảnh sưu tầm)

Ngày Tết, đàn ông H’Mông sẽ đảm nhiệm cơm nước sớm

Chỉ nghe tới thôi, chắc hẳn đã có nhiều chị em rất xốn xang thích thú. Sáng mùng 1 Tết, công việc bếp núc sẽ được trao lại cho người đàn ông trong gia đình. Đàn ông Mông sẽ dậy thật sớm, đi chợ và nấu cơm. Trong 3 ngày Tết họ còn kiêng hoàn toàn không đánh thức người phụ nữ dậy sớm. Tục lệ này có khiến bạn muốn trở thành những người phụ nữ Mông không?

Người Mông quan niệm người đàn ông là trụ cột gia đình, việc bếp núc cũng là công việc họ phải thể hiện và giữ truyền thống.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Đàn ông dân tộc Mông sẽ đảm nhiệm việc bếp núc 3 ngày Tết (Ảnh sưu tầm)

Người Cao Lan niêm phong nhà bằng giấy đỏ

Đối với người Cao Lan, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn. Những ngày sát Tết, họ dán giấy đỏ quanh nhà, bàn thờ, giường tủ, cửa chính, cửa sổ ,bếp, chuồng trâu, chuồng gà. Khắp các ngóc ngách ngôi nhà đều được dán giấy đỏ.

Người Cao Lan quan niệm việc dán giấy đỏ sẽ mang lại điều may mắn, xua tan những điều không may.

Giấy đỏ để dán cũng rất đơn giản, không cắt chữ hay hình văn hoa. Giấy được để nguyên hình chữ nhật, dán 5 chấm vàng tượng trưng, 4 cái ở 4 góc, 1 cái ở giữa.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Tục niêm phong nhà bằng giấy đỏ (Ảnh sưu tầm)

Người Mường gọi Trâu về ăn Tết

Người Mường rất quý trọng những vật nuôi của mình, ngày Tết họ cũng không quên những con vật đã giúp họ có cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Người Mường ở Hòa Bình chuẩn bị sẵn mõ gọi Trâu. Qua giao thừa, người dân sẽ đốt đuốc để vào rừng gọi vía Trâu về ăn Tết. Người Mường coi con Trâu là người bạn thân thiết giúp họ cày cấy, mang về mùa màng bội thu. Tục gọi Trâu về ăn Tết để bày tỏ sự cảm ơn của họ.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Tục gọi Trâu về ăn Tết (Ảnh sưu tầm)

Vỗ mông để ăn Tết

Phong tục này thật kỳ lạ. Nhưng thực chất đây là cách chào hỏi không hề phản cảm trong ngày Tết của người Mông. Mọi người đều có thể vỗ mông nhau, không riêng nam nữ, già hay trẻ. Đây được coi là củ chỉ thân thiện chứ không phải sàm sỡ hay bất lịch sử. Giống như một cách chúc tụng, sẽ không ai cảm thấy không thoải mái.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Tục vỗ mông trong ngày Tết của người Mông (Ảnh sưu tầm)

Những hoạt động vui chơi – Tết vùng cao của người Tây Bắc

Ngày Xuân vùng cao nổi bật với những lễ hội đặc sắc. Phần lễ chủ yếu là hoạt động tâm linh, cúng bái nhằm cầu may cho cả năm. Phần hội náo nhiệt với các trò chơi đặc trưng của các dân tộc. Nếu đến vùng cao vào ngày Tết, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động văn hóa, trải nghiệm các trò chơi độc đáo.

Lễ hội nhảy lửa

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Lễ nhảy lửa được tổ chức nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ bội thu và cũng để cầu chúc cho vụ mùa năm sau. Đống lửa  tượng trưng cho sự ấm áp, may mắn, xua đi cái khắc nghiệt của mùa đông đang tới.

Lửa được đốt bằng những thân gỗ lớn cho đến lúc đượm than hồng. Thầy mo sẽ làm lễ cúng nhập đồng cho các thanh niên bản ngồi xung quanh. Sau khi nhập đồng, từng người một sẽ đứng lên múa quanh đống lửa rồi nhảy thẳng vào đống than, đá các cục than hồng bắn tung lên trời.

Họ làm liên tục, thay phiên nhau cho đến khi lửa tàn. Bên cạnh những điệu nhảy như say rượu, họ đá than hồng tung lên trời, có lúc lại nhặt than hồng cho vào miệng nhai. Cảnh tượng có thể khiến bạn sợ hãi, nhưng những người nhảy lửa rất thích thú, dường như họ không cảm thấy bỏng, nóng hay đau đớn gì.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?
ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Những hình ảnh lấp lánh như pháo hoa trong đêm (Ảnh sưu tầm)

Lễ hội tung còn

Tung còn là trò chơi dân gian gắn liền với đồng bào dân tộc Thái. Đến Tết, người dân lại kéo nhau về khu đất trống, dựng cột cao có vòng tròn đủ rộng. Những quả còn được kết có một đầu nặng làm bằng gỗ, buộc sợi dây dài tầm 60 – 80cm. Người chơi đứng ở vạch cách cột khoảng 8 – 10m, quay còn rồi tung sao cho vượt qua được chiếc vòng treo trên cột cờ.

Người dân tộc rất yêu thích trò chơi này. Từ trẻ con đến người lớn, đặc biệt là thanh niên chia làm 2 đội, đứng đối diện nhau tung còn rất náo nhiệt.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Trò chơi truyền thống được tổ chức vào ngày Tết của người Thái (Ảnh sưu tầm)

Đẩy gậy

Đẩy gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống. Trò chơi thu hút mọi đối tượng tham gia từ những nam thanh niên khỏe mạnh, chị em phụ nữ đến người già và trẻ nhỏ đều yêu thích.

Môn thể thao đối kháng, giúp nâng cao thể lực, rèn luyện ý chí rất tốt. Những màn so găng kịch tính không chỉ trên sân khấu mà còn lan tỏa đến những người xem.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Môn thể thao đẩy gậy của đồng bào các dân tộc trong ngày Xuân (Ảnh sưu tầm)

Chơi đu

Chơi đu là trò chơi thu hút những cặp đôi nam nữ nhất. Ngoài ra trẻ em và cả những người có tuổi cũng thích chơi.

Đu được làm bằng thân tre hoặc thân gỗ, dựng cao tầm 20 – 25m. Người chơi đu sẽ đứng chứ không ngồi. 2 người đứng đối diện nhau. Để đu di chuyển. đầu tiên sẽ có người đẩy giúp, khi đu lắc về bên nào thì người phía đối diện sẽ ngồi xuống, nhún. Nhún càng mạnh, đu càng cao và nhanh hơn. Không chỉ người chơi phấn khích mà người xem cũng vô cùng đã mắt.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Trò chơi đu được các cặp nam – nữ rất yêu thích (Ảnh sưu tầm)

Chọi gà, chọi dê

Người dân tộc, đặc biệt là cánh mày râu rất thích mang các vật nuôi ra chọi. Tại khu đất trống, các sân chọi được quây lại có đường kính từ 2 – 4 m. Các con vật được ưu tiên nhất là gà và dê.

Những con vật được nuôi chuyên đi chọi. Những trận đấu nảy lửa nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người xem. Họ hò hét rồi vỡ òa khi có bên nào thắng.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Chọi gà trong hội Xuân (Ảnh sưu tầm)

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Chọi dê cũng rất được ưu thích (Ảnh sưu tầm)

Tu Lu

Tu Lu là trò chơi dân gian của người dân tộc Mông mang tinh thần thượng võ. Đây là trò chơi chỉ dành riêng cho những chàng trai khỏe mạnh. Sự khéo léo và dẻo dai giúp người chơi dễ dàng chiến thắng.

Để chơi được Tu Lu cần có sự luyện tập đạt đến độ thuần thục và căn chỉnh chính xác.

Để chuẩn bị cho trò chơi Tu lu, các chàng trai người Mông thường chuẩn bị con quay được đẽo gọt từ loại gỗ cứng, dẻo như gỗ đinh, sến… Dây quay phải được kết bằng sợi xe bông, sợi lanh nhỏ. Dây phải đủ chắc, dẻo dai và chịu được lực văng tốt để con quay không bị văng hay đứt ra.

Trẻ em vùng cao coi Tu Lu là trò chơi hàng ngày, học tập và say mê từ nhỏ. Nhiều nơi, người Mông còn tổ chức hội thi đấu trong ngày Xuân để tìm ra người chơi Tu Lu giỏi nhất.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Loại trò chơi thu hút nhiều người tham gia, tò mò và muốn thử nghiệm (Ảnh sưu tầm)

Tó Má Lẹ

Tó Má Lẹ là trò chơi dân gian thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân tộc Thái. Trò chơi được các chị em phụ nữ rất yêu thích. Đây là trò chơi truyền thống xuất hiện lâu đời nhất của đồng bào Thái.

Đồ chơi được làm từ một loại đỗ trên núi rất cứng, dẹt, đường kính 4 – 6 cm. Người chơi chia làm 2 đội. Mỗi đội từ 5 – 7 người. Trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, chính xác của người chơi.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Tó Má Lẹ rất được các chị em người Thái yêu thích (Ảnh sưu tầm)

Thưởng thức ẩm thực Tết vùng cao

Ẩm thực ngày Tết của đồng bào các dân tộc rất đa dạng và hấp dẫn. Một năm trồng trọt, chăn nuôi, họ dành những lương thực, thực phẩm ngon nhất cho 3 ngày Tết.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Mâm cỗ điển hình ngày Tết vùng cao (Ảnh sưu tầm)

Nếu đến vào dịp Tết, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sắc sau:

Bánh chưng đen

Bánh chưng đen là nét đẹp ẩm thực của đồng bào Thái, Mường. Bánh có nguyên liệu cơ bản giống bánh chưng của người Kinh như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Để có màu đen, người dân tộc cho thêm nước lá cây Núc Nác. Bánh được gói theo hình trụ dài.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Bánh chưng đen (Ảnh sưu tầm)

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Tết. Những hạt nếp nương là thành quả mà người dân muốn báo cáo với thần linh và tổ tiên để bày tỏ lòng cảm ơn và hi vọng sự phù hộ trong năm tiếp theo.

Xôi được nhuộm màu bằng các loại nước được lấy từ hoa, quả rừng.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Xôi ngũ sắc – món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết (Ảnh sưu tầm)

Bánh dày

Bánh giày là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết. Chiều 30 Tết khắp các bản làng… vang vọng tiếng chày giã bánh. Bánh được giã nhuyễn từ xôi nếp, sau đó nặn thành hình tròn, to, dày hơn bánh dưới xuôi. Bánh giày biểu tượng cho sự sung túc, và cầu mong năm mới tròn đầy, hạnh phúc, viên mãn.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Hoạt động giã bánh giày ngày Tết (Ảnh sưu tầm)

Nậm Pịa

Món ăn “kinh dị” đối với nhiều thực khách nhưng lại là món truyền thống của nhiều dân tộc vùng cao. Hương vị béo ngậy đặc trưng, vị hơi đắng, tê tê đầu lưỡi là món nhậu khoái khẩu được dùng trong ngày Tết.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Nậm Pịa – món ăn độc, lạ nhất vùng cao (Ảnh sưu tầm)

Thắng cố

Món ăn hấp dẫn nhưng cũng khiến thực khách e dè không kém Nậm Pịa. Nồi Thắng cố sốt nóng, thơm lừng, thịt mềm tan trong miệng, hương thảo quả, mắc khén lưu luyến kích thích vị giác. Có bát Thắng cố ăn trong ngày đầu năm hơi se lạnh sẽ là cảm giác tuyệt vời để đón Xuân.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Thắng cố (Ảnh sưu tầm)

Thịt lợn cắp nách

Ngày Tết, nhà nào cũng mổ lợn, thịt và nội tạng được chế biến thành các món khác nhau như nướng, luộc, nướng cả con và làm thịt gác bếp.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Thịt lợn ngày Tết (Ảnh sưu tầm)

Rượu 

Khi tham dự các bữa cơm người dân tộc, chắc chắn bạn sẽ không thể từ chối vài ba ly rượu. Mỗi dân tộc lại có các loại khác nhau: Rượu sâu chít, rượu táo mèo, rượu cần …

Bạn có thể yên tâm về độ an toàn của rượu. Tuy hơn nặng độ nhưng uống không bị đau đầu, đau bụng hay bỏng họng như rượu cồn dưới xuôi.

ẩm thực tây bắc, du lịch tây bắc, văn hoá tây bắc, du lịch tết ở vùng cao có gì hấp dẫn?

Ngày Xuân, người Thái – Mường đâu đâu cũng uống rượu cần (Ảnh sưu tầm)

Cái Tết vùng cao thật bình yên và ấm cúng. Chẳng rộn ràng xe cộ, pháo hoa lộng lẫy nhưng lại cuốn hút bằng chính sự giản dị, mộc mạc, truyền thống. Đến với Tết vùng cao bạn sẽ lạc trong tiên cảnh núi rừng, say nồng trong men rượu, hương tình đằm thắm.

Kim Khánh

Đăng bởi: Đoàn Thị Khánh Huyền

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก