Khám Phá Trải Nghiệm

Hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc

Mỗi dân tộc ở Việt Nam có một lễ hội khác nhau về mặt bản sắc văn hoá cũng như phong tục tạp quán. Hàng năm lễ hội dân tộc thường diễn ra vào tháng riêng. Các chương trình văn nghệ chào mừng vang vọng khắp núi rừng. Hãy cùng TripNOW tham khảo ngay các lễ hội dân tộc dưới đây nhé.

Lễ Hội Hoa Ban – Lễ hội dân tộc Thái

Thông tin chung

Lễ hội Hoa Ban của người dân tộc Thái ở Điện Biên.

Tên gọi khác: Lễ hội Xên Mường

Địa điểm tổ chức truyền thống ở hang Thẩm Lé – Điện Biên.

Thời gian tổ chức vào 5/2 âm lịch hàng năm.

Ý nghĩa, nguồn gốc lễ hội

Khi loài hoa Ban nở trắng khắp các bản làng người Thái cũng là lúc lễ hội hoa Ban truyền thống được tổ chức.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Mùa hoa Ban rực rỡ nhất cũng là lúc lễ hội được tổ chức (Ảnh sưu tầm)

Lễ hội Hoa Ban là lễ hội truyền thống nổi bật, quan trọng nhất của người dân tộc Thái. Lễ hội mang nét đẹp văn hóa và quan niệm tâm linh của người Thái.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Lễ hội Hoa Ban là lễ hội truyền thống của người Thái (Ảnh sưu tầm)

Người Thái tổ chức lễ hội để bày tỏ lòng thành kính với thần thánh và cầu nguyện cho cuộc sống ấm no, bình yên.

Hoạt động lễ hội đặc trưng

Lễ thỉnh bái của người Thái thể hiện 3 tâm nguyện khác nhau. Đầu tiên là thỉnh  bái “Then” – vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái. Thứ 2 là thỉnh “Nàng Ban” – nữ thần đại diện cho cho sự trinh trắng của người con gái Thái với tình yêu đôi lứa thuỷ chung. Cuối cùng là thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… cầu nguyện cho quốc thái, dân an, mùa màng thuận hòa, cuộc sống ấm no, sức khỏe dồi dào.

Sau phần lễ là phần hội náo nhiệt. Các chương trình văn nghệ chào mừng vang vọng khắp núi rừng. Những điệu xòe Thái mê mẩn lòng người. Tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng… cùng hòa quyện tạo nên thứ âm hưởng rộn ràng, có lúc lại da diết.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Hoạt động văn nghệ, ca hát trong lễ hội hoa Ban (Ảnh sưu tầm)

Khu vực lễ hội cũng dành nhiều không gian cho các hoạt động trò chơi truyền thống như: ném còn, kéo co, đi cà kheo, leo cây, chọi cù, hát đối đáp … thu hút rất đông khách du lịch tham gia cùng người bản địa. Khắp vùng Tây Bắc ngập trong sắc hoa, ngất ngây điệu múa, tiếng cười vui hào sảng.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Những trò chơi truyền thống trong lễ hội hoa Ban (Ảnh sưu tầm)

Lễ Hội Hết Chá – Lễ hội dân tộc Thái 

Thông tin chung

Lễ hội Hết Chá là lễ hội truyền thống của người Thái ở Mộc Châu.

Địa điểm tổ chức: Bản Áng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Thời gian tổ chức: 23 – 26 tháng 3 hàng năm.

Ý nghĩa, nguồn gốc lễ hội

Nếu Xên Mường là lễ hội chào đón mùa hoa Ban thì Hết Chá là lễ hội kết thúc mùa hoa Ban.

Lễ hội Hết Chá được bắt nguồn từ phong tục tập quán cúng thầy mo của người Thái. Trước kia khi người Thái bị bệnh, ốm đau hay làm việc lớn gì cũng tìm đến thầy mo để cúng, xem bệnh, chữa trị.

Đến nay tuy đời sống đã nâng cao, dân trí thay đổi nhưng tục lễ này vẫn còn. Người dân gìn giữ tục lệ như một nét văn hóa bản sắc dân tộc.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Lễ hội Hết Chá được tổ chức nhằm cảm tạ thần linh, cầu may cho bản làng, dân tộc (Ảnh sưu tầm)

Lễ hội cũng là nơi để người Thái Mộc Châu gắn kết tinh thần đoàn kết, cùng nhau bắt đầu mùa màng mới. Trai gái tham gia hội cũng là để làm quen, tìm hiểu nhau.

Hoạt động lễ hội đặc trưng

Lễ hội Hết Chá có phần lễ và phần hội tách biệt. Lễ trước, hội sau.

Phần lễ bao gồm các nghi thức khác nhau. Mở đầu là thầy mo hát Chá giới thiệu với tổ tiên và xin những điều mong muốn cho dân bản.  Mọi hoạt động tế lễ của thầy mo đều diễn ra quanh cây Sắng Chá. Vừa hát thầy sẽ vừa múa kiếm quanh cây Sắng Chá rồi đâm kiếm vào cây và ngồi niệm chú. Sau đó sẽ đến phần rước con ve di chuyển xuống dưới nhà sàn về cây hoa ban nhập vào cây nêu “Sắng Chá”.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Cây Sắng Chá trong lễ hội Hết Chá (Ảnh sưu tầm)

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Phần hội được diễn ra sôi nổi và náo nhiệt. Các trò chơi dân gian với sự tham gia của tất thảy già, trẻ, gái, trai. Đặc sắc nhất là phần trai giả gái, gái giả trai. Người Thái ca hát, nhảy múa, chơi các loại nhạc cụ dân tộc suốt mấy ngày lễ hội.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Hoạt động vui chơi, văn nghệ trong phần hội (Ảnh sưu tầm)

Người Thái thích diễn lại các cảnh sinh hoạt hàng ngày như một cách cầu may và lấy khí thế cho mùa màng mới. Các hoạt động hàng ngày được tái hiện như: chuyến đi săn, buổi lên nương, đi bắt cá, …

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Các hoạt động diễn xướng của người Thái Mộc Châu (Ảnh sưu tầm)

Lễ Hội Cầu Mưa – Lễ hội dân tộc Thái Trắng

Thông tin chung

Lễ hội Cầu Mưa là nét văn hóa đặc trưng của người Thái Trắng ở Hòa Bình và Sơn La.

Thời gian tổ chức: Từ ngày 01/04 đến 28/04 m lịch

Địa điểm tổ chức: Mường Sang, Mộc Châu, Sơn La

Ý nghĩa, nguồn gốc lễ hội

Lễ hội được tổ chức theo tín ngưỡng, quan niệm tâm linh của người Thái Trắng. Lễ hội là một nghi thức để bắt đầu mùa màng mới.

Vào những ngày trăng quầng, hạn hán nhất, lễ hội được tổ chức để trời cho mưa, nước về trên những thửa ruộng bậc thang.

Lễ hội cầu mưa mong muốn người dân được thần linh che chở, tạo phước để mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Lễ hội cầu mưa của người Thái Trắng (Ảnh sưu tầm)

Hoạt động lễ hội đặc trưng

Lễ hội cầu mưa cũng bao gồm cả phần lễ và phần hội.

Phần lễ được diễn ra từ sáng sớm. Thầy cúng dẫn một bà góa trong bản gánh đôi gánh buộc những ống bương đựng nước. Người đàn bà này sẽ đi tới từng nhà gọi chị em phụ nữ cùng ra mó nước. Sau lễ cúng thần linh ở mó nước, người cúng sẽ lấy một ít nước rồi mang về nơi làm lễ tập trung.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Cây vạn vật hay còn được gọi là cây vũ trụ (Ảnh sưu tầm)

Đồ cúng của người Thái Trắng rất đa dạng: măng đắng, chuối xanh, cơm lam, cá xông khói, bánh chưng, bánh ít uôi, gạo nếp, gà luộc… Sau khi nước được lấy về, thầy mo sẽ bắt đầu phần lễ quanh mâm cúng và ông then để kể về nỗi khổ của người dân và xin mưa thuận, gió hòa. Sau đó, ông Then bưng chậu nước đi vòng quanh, vừa đi vừa vẩy nước vào những người dự lễ.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Nghi lễ cầu mưa của người Thái Trắng (Ảnh sưu tầm)

Nghi lễ kết thúc bằng việc ông Then mang chỗ nước thiên đi vẩy xung quanh cây vạn vât. Một loại cây nêu được dựng làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau. Cây vạn vật tượng trưng cho sự khô hạn đang chờ ông Then (ông trời) ban mưa.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Cây vạn vật hay còn được gọi là cây vũ trụ (Ảnh sưu tầm)

Kết thúc phần lễ sẽ đến phần hội tưng bừng với các trò chơi dân gian, ca hát, nhảy múa đặc trưng của người Thái.

Lễ hội Lồng Tồng – Lễ hội dân tộc Tày

Thông tin chung

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày – Nùng ở Hà Giang.

Thời gian tổ chức: Tùy vào từng địa phương và thời vụ để tổ chức lễ hội. Lễ Hội thường được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.

Địa điểm tổ chức: Nơi tổ chức lớn nhất là thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Ngoài ra ở một số địa phương khác ở Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng cũng có tổ chức.

Lễ hội Lồng Tồng còn được gọi là lễ xuống đồng.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Lễ Hội Lồng Tồng là nét văn hóa đặc trưng của người Tày – Nùng (Ảnh sưu tầm)

Ý nghĩa, nguồn gốc lễ hội

Đây là một hoạt động nghi thức đầu năm rất quan trọng với người dân tộc Tày và Nùng. Lễ hội mang ý nghĩ cầu cho mùa màng bội thu, gia súc khỏe mạnh, công việc đồng áng suôn sẻ, người dân được ấm no, hạnh phúc.

Hoạt động lễ hội đặc trưng

Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức ở khu ruộng bằng phẳng, rộng nhất của thôn bản. Phần lễ và phần hội được tổ chức tách biệt.

Phần lễ được tổ chức trước. Đầu tiên người dân sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn, đầy đủ các món khác nhau như xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh khảo, bánh dày, chè lam…Các gia đình đều mang mâm cỗ của mình ra đồng làm lễ.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Mâm cỗ cúng được mang đến lễ hội Lồng Tồng (Ảnh sưu tầm)

Phần lễ gồm các nghi thức tạ thiên địa, cầu thần Nông, thần Phục Hy. Chủ trì buổi lễ là người coi đình hay còn được gọi là ông thại đinh.

Tại thửa ruộng được chọn làm lễ, đàn tế lễ được bày biện trang nghiêm để tế các vị thần. Nghi lễ được diễn ra trước sự chứng kiến của mọi người. Lễ hội bắt đầu cùng tiếng chiêng, chống. Các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình thờ ra ruộng. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Phần lễ trong lễ hội Lồng Tồng (Ảnh sưu tầm)

Sau phần lễ sẽ đến phần hội. Phần hội của lễ hội Lồng Tồng thu hút nhiều người tham gia. Hội có nhiều trò chơi khác nhau và nhiều phần khác nhau.

Các hoạt động, trò chơi của phần hội như sau:

  • Múa Sư tử, Múa võ (oóc quyền), có múa chào Thần thánh, múa gậy, múa côn, đoản đao, đinh ba chạc (Slamsla), múa đàn, múa quạt…
  • Ném còn, kéo co, đấu gậy, cờ tướng, chọi chim, bắn nỏ, cau quay, đánh yến, đánh đáo, đánh bi, đánh khăng, đi cà kheo…

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Các hoạt động trong phần hội (Ảnh sưu tầm)

Lễ hội Roóng Poọc – Lễ hội dân tộc Giáy

Thông tin chung

Lễ hội thuộc về người dân tộc Giáy

Địa điểm tổ chức: Thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Đến nay, lễ hội đã lan rộng ra khắp thung lũng Mường Hoa.

Thời gian tổ chức: Này Thìn tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ hội Roóng Poọc là nét đẹp văn hóa của người Giáy (Ảnh sưu tầm)

Ý nghĩa, nguồn gốc lễ hội

Lễ hội đã được truyền từ đời này sang đời khác của người dân tộc Giáy ở Lào Cai. Lễ hội mang ý nghĩa xin thần thánh bảo vệ cho dân bản sức khỏe, bình yên, cầu cho mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa.

Đây là lễ hội lớn ở Lào Cai. Hàng năm có đến cả nghìn người từ khắp nơi đến tham dự, vui chơi và tìm hiểu về lễ hội.

Lễ hội đã được Nhà nước công nhận là một trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Lễ hội nổi tiếng với quy mô tổ chức, người tham gia rất đông (Ảnh sưu tầm)

Hoạt động lễ hội đặc trưng

Cả phần lễ và phần hội đều được tổ chức hoành tráng theo đúng các nghi thức cổ xưa và quan niệm tâm linh, cầu may của người Giáy.

Người dân khắp các xã Hầu Thào, Lao Chải, Séo Mý Tỷ, Bản Hồ, Bản Phùng cùng du khách thập phương đã tụ hội rất đông để tham gia lễ hội từ sớm.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Từ sớm người từ khắp nơi đã tụ họp ở Mường Hoa để tham gia lễ hội (Ảnh sưu tầm)

Người Giáy dựng câu nêu bằng 2 cây Mai to lớn, đẹp nhất. Tiếp theo, già làng đức cao vọng trọng nhất sẽ đến làm vòng nhật nguyệt trên nền giấy hồng điều để treo trên đỉnh.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Cây nêu được người Giáy dựng rất cầu kỳ, công phu (Ảnh sưu tầm)

Mâm cúng được chuẩn bị mang ý cho sự no ấm như: vải, trứng, măng, xôi ngũ sắc, bạc trắng và 6 quả còn của các cô gái đồng trinh. Người Giáy dùng Gà, Lợn, Dê sống làm các vật tế thần để cảm ơn thần linh đã cho họ nhiều gia súc.

Kết thúc nghi lễ, 5 thanh niên khỏe mạnh nhất sẽ dắt theo 5 con trâu ra khu ruộng bằng phẳng, cày 5 đường cày dứt khoát, thẳng táp tượng trưng cho sự khởi đầu mùa màng thuận lợi.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Sau phần lễ đến phần hội. Người tham gia sẽ được trải nghiệm các trò chơi đặc trưng của người dân tộc Giáy như ném còn, thi bịt mắt bắt dê, thi đánh đu, kéo co… Những chàng trai, cô gái thể hiện khả năng hát múa nhuần nhuyễn. Tiếng kèn, tiếng đàn môi làm cho lời ca, tiếng hát thêm bay bổng. Không khí lễ hội tràn ngập tiếng cười. Người dưới xuôi, người dân tộc, cả khách nước ngoài đều hòa mình vào trò chơi đồng đội rất vui vẻ, thân thiện.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Hoạt động vui chơi trong phần hội của  Roóng Poọc (Ảnh sưu tầm)

Lễ hội cầu an bản Mường

Thông tin chung

Lễ hội cầu an bản Mường là nét văn hóa dân tộc Thái ở khắp các tỉnh Tây Bắc

Thời gian tổ chức: Vào dịp Tết Nguyên Đán (Cuối tháng 1 đầu tháng 2 dương lịch) Lễ hội được tổ chức 2 ngày 2 đêm hoặc 1 ngày 1 đêm tùy thuộc vào các địa phương khác nhau.

Địa điểm tổ chức: Lễ hội thường được tổ chức tại các khu đất trống, bằng phẳng, gần nguồn nước như sông, suối hoặc tại các bìa rừng. Người Thái quan niệm đây là những vùng đất thiêng và được thần thánh bảo vệ.

Ý nghĩa, nguồn gốc lễ hội

Lễ hội cầu an bản Mường là một trong những lễ hội quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với đồng bào dân tộc Thái trong dịp đầu năm. Với quan niệm khởi đầu tốt cả năm mới suôn sẻ khiến người Thái tổ chức lễ cầu an rất long trọng.

Người Thái tổ chức lễ cầu may với mong muốn xin cho mùa màng bội thu, gia súc mau lớn, khỏe mạnh, bản làng được bình an.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Lễ cầu may được người Thái chuẩn bị rất kỹ lưỡng, chu đáo (Ảnh sưu tầm)

Hoạt động lễ hội đặc trưng

Phần lễ của lễ hội cầu may bản Mường rất độc đáo và thiêng liêng. Người dân bản sẽ chuẩn bị một cặp trâu trắng – đen để làm vật tế dẫn cho thần. Trong đó trâu trắng là con vật mang ý nghĩa linh thiêng và quan trọng hơn cả.

Thầy mo sẽ là người chủ trì buổi tế lễ. Sau khi trâu được chọn làm tế lễ sẽ được giết thịt, làm cỗ dâng lên thần linh và ông bà tổ tiên.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Nghi thức cúng tế của lễ cầu an bản Mường (Ảnh sưu tầm)

Phần lễ kết thúc cũng là lúc dân bản vui hội. Người dân bản sẽ ăn mừng suốt 2 – 3 ngày. Họ sẽ ăn hết chỗ cỗ được chuẩn bị, không để thừa vì như vậy là có tội. Trai, gái mặc trang phục truyền thống đẹp nhất hát ca xuyên ngày đêm.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Người dân bản cùng tham gia các trò chơi đặc trưng ở vùng cao. Khắp núi rừng rộn vang trong tiếng nhạc.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Các trò chơi thu hút đông đảo người tham gia (Ảnh sưu tầm)

Lễ hội Gầu Tào – Lễ hội dân tộc Mông

Thông tin chung

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội của người Mông tại Lào Cai

Thời gian tổ chức:Từ khoảng ngày mồng một đến ngày 15 tháng giêng. Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày liền nhau. Nếu hội làm gộp một năm sẽ tổ chức 9 ngày.

Địa điểm tổ chức: Khu đất trống, bãi đất trống có thể chứa được nhiều người. Tại Sapa – Lào Cai là nơi thường xuyên tổ chức lễ hội Gầu Tào trên quy mô lớn.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Đây là lễ hội lớn nhất của người Mông (Ảnh sưu tầm)

Ý nghĩa, nguồn gốc lễ hội

Lễ hội Gầu Tào bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa của người Mông. Câu chuyện kể về một cặp vợ chồng người Mông lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái. Vì muốn sinh được người con người chồng đã lên một quả đồi nào đó cầu xin thầy đồi, thần núi phù hộ gia đình sinh được người con trai… Để thể hiện lòng thành kính, gia đình đã tổ chức lễ hội Gầu Tào trong suốt từ 5 năm. Nhờ sự thành tâm và kiên trì, sau đó vợ chồng người Mông cũng có con. Để cảm tạ thần linh, từ đó họ tổ chức lễ hội Gầu Tào thường xuyên.

“Gầu Tào” với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh ban cho gia đình sự khỏe mạnh, thịnh vượng. Lễ hội cầu phúc, lộc cho dân bản. Đây cũng là ngày mà người Mông tạ ơn trời đất, núi sông đã ban cho họ cuộc sống đủ đầy, thái bình, hạnh phúc, con cháu đầy nhà, lương thực đầy kho.

Đến nay Lễ hội còn là nơi người Mông có dịp cùng tụ họp với nhau mừng xuân, vui chơi, gặp gỡ và hẹn hò.

Hoạt động lễ hội đặc trưng

Gầu Tào nguyên nghĩa tiếng Mông là địa điểm chơi. Vì vậy phần hội được kéo dài và nhiều hoạt động khác nhau.

Lễ hội Gầu Tào sẽ chuẩn bị một cây nêu từ cây mai có thân cao lớn, treo các hình nộm, bùa, giấy dán để cầu phúc, cầu bản mệnh, cầu bình an, cầu chúc cho mùa màng.

Nghi thức phần lễ được thầy mo thực hiện cùng dân bản đứng xung quanh cầu nguyện. Cây nêu sẽ được để nguyên trong những ngày lễ hội, đến khi tàn hội sẽ dỡ xuống.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Nghi lễ Gầu Tào được thầy mo thực hiện (Ảnh sưu tầm)

Phần hội là phần thu hút, tập trung đông người hơn cả. Người Mông chuẩn bị sẵn từng khu để chơi riêng như: Nơi bắn nỏ, Nơi bắn cung, Sân múa khèn, Đường đua ngựa, Đám bắn thi cung nỏ, Đám chọi quay…

Khắp nơi là tiếng cười râm ran núi rừng. Người Mông luôn dành những bộ trang phục đẹp nhất để đi chơi hội. Đây là dịp lớn để họ được thoải mái ăn chơi, nghỉ ngơi sau mùa màng bội thu, đón Xuân năm mới.

du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc
du lịch tây bắc, đi phượt tây bắc, văn hoá tây bắc, hòa mình vào không gian lễ hội của đồng bào dân tộc miền núi phía bắc

Những hoạt động vui chơi suốt 3 ngày tại lễ hội Gầu Tào (Ảnh sưu tầm)

Trên đây là lễ hội dân tộc của các bản làng miền núi phía Tây Bắc. Nếu bạn mê tìm hiểu bản sắc các dân tộc, chắc chắn sẽ không bỏ qua những lễ hội đúng không nào?. Chúng tôi hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có những chuyến du lịch về các miền văn hóa thật ý nghĩa và vui vẻ.

Kim Khánh

Đăng bởi: Nguyễn Huế

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก