Khám Phá

Gơi ý mâm cúng Ông Công Ông Táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng Chạp

Mâm cúng Ông Công Ông Táo là một nét đẹp văn hóa lâu đời trong tâm thức của người Việt Nam và vào mỗi dịp 23 tháng Chạp hằng năm thì nhà nhà lại sum họp, tề tựu cùng nhau để chuẩn bị cho mâm cỗ cuối năm quan trọng này.

Nếu bạn cùng gia đình đang chuẩn bị cho mâm cúng Ông Công Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp thì đừng quên note lại những gợi ý “chuẩn chỉnh” sau đây để mâm cỗ cuối năm trở nên đủ đầy và trọn vẹn ý nghĩa nhé.

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Nếu bạn cùng gia đình đang chuẩn bị cho mâm cúng Ông Công Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp thì đừng quên note lại những gợi ý “chuẩn chỉnh” nhé. Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam

Ý nghĩa của mâm cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Tục đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm mang ý nghĩa là sau 1 năm dài ở dương gian, ông Táo sẽ trở về Thiên đình và trình báo các việc tốt hoặc chưa tốt của một hộ gia đình lên Ngọc Hoàng để Ngọc Hoàng phán quyết tội hay phúc cho gia đình đó vào năm sau.

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Tục đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm là một trong những hoạt động tâm linh quan trọng của người Việt. Ảnh: aFamily

Do vậy, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mọi gia đình đều quây quầy, sum vầy để cùng nhau sắp xếp một mâm cỗ lớn với các món ăn truyền thống kết hợp cùng các hoạt động tâm linh lâu đời như đốt vàng mã, thả phóng sinh cá chép…như một cách để “chuẩn bị hành trang” tiễn ông Táo về chầu Thiên đình.

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mọi gia đình đều quây quần để cùng nhau sắp xếp một mâm cỗ lớn. Ảnh: Báo Lao Động

Bên cạnh đó, đối với mỗi vùng miền, người dân lại có cách chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp khác nhau. Tại miền Bắc, khoảng từ 17 tháng Chạp thì mọi người đã bắt đầu cúng ông Táo và thường sẽ kết thúc vào ngày 23, đồng thời sẽ gắn liền cùng hoạt động phóng sinh cá chép với ý nghĩa “hóa long vượt vũ môn” giúp ông Táo nhanh chóng bay về trời.

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Các món ăn truyền thống sẽ được người dân chuẩn bị tại bàn thờ ông Táo. Ảnh: Eva  

Trong khi đó, ở miền Trung một số gia đình cúng ông Táo với con ngựa khỏe mạnh có dây đai, yên cương vững chắc để ông Táo phi về Thiên đình hoặc tại miền Nam, người dân sẽ cúng ông Táo theo bộ ba với hình ảnh thường thấy là ba chiếc nón tượng trưng cho 2 ông – 1 bà và mâm cúng mâm cúng Ông Công Ông Táo của người miền Nam thường có con gà cồ đang tập gáy.

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Đối với mỗi vùng miền, người dân lại có cách chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp khác nhau. Ảnh: aFamily
gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Tục phóng sinh cá chép thường gắn liền với ngày 23 tháng Chạp với ý nghĩa “hóa long vượt vũ môn”. Ảnh: aFamily

Mâm cúng Ông Công Ông Táo bao gồm những gì?

Lễ vật cúng Ông Công Ông Táo truyền thống thường bao gồm mũ ông Công gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những đồ mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Theo văn hóa dân gian, mâm cỗ cúng ông Táo không cần thiết phải quá sang trọng. Ảnh: 24H

Bên cạnh lễ vật, mâm cúng Ông Công Ông Táo cũng là một trong những mảng quan trọng trong ngày 23 tháng Chạp được người dân quan tâm và chuẩn bị kĩ lưỡng. Theo văn hóa dân gian, mâm cỗ cúng ông Táo không cần thiết phải quá sang trọng, mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần bảo đảm các món truyền thống tùy vào sự thành tâm của gia chủ và mâm cỗ sẽ được chia thành 2 kiểu bao gồm cỗ mặn & cỗ ngọt.

Đối với mâm cỗ mặn:

– Một đĩa gạo

– Một đĩa muối

– Một đĩa thịt lợn luộc (để nguyên miếng) hoặc gà luộc cả con ngậm hoa hồng

– Món canh: canh măng, canh khoai hoặc canh mọc

– Món xào: Các gia đình có thể tuỳ ý lựa chọn các món rau xào thịt (không cho tỏi khi xào)

– Một đĩa giò

– Một đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo sẽ được chia thành 2 kiểu bao gồm cỗ mặn & cỗ ngọt. Ảnh: Nguoi dua tin

Đối với mâm cỗ ngọt:

– Một đĩa chè kho

– Một đĩa hoa quả

– Một đĩa trầu cau

– Một đĩa chè thuốc, rượu

– Một bình hoa

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Mâm cúng chỉ cần bảo đảm các món truyền thống tùy vào sự thành tâm của gia chủ. Ảnh: Bnews.vn

Ngoài ra, với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng có thể gồm các món như canh thập cẩm rau củ hoặc cay măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm cay Tứ Xuyên, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ…vừa giúp mâm cúng Ông Công Ông Táo được đủ đầy mà vẫn giữ đươc ý nghĩa tâm linh truyền thống.

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Bên cạnh đó, tùy vào vùng miền hay đối với những gia đình ăn chay thì mâm cỗ lại có sự biến tấu để phù hợp. Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam

Nên cúng Ông Công Ông Táo ở đâu?

Có nhiều vấn đề xoay quanh việc nên đặt mâm cúng ở đâu trong nhà vì theo quan niệm của nhiều người thì việc thờ cúng có thể được tiến hành trong phòng bếp vì ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc hoặc một số nơi lại cho rằng những nơi trang trọng như bàn thờ gia tiên mới là địa điểm thích hợp để làm lễ.

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Có nhiều vấn đề xoay quanh việc nên đặt mâm cúng ở đâu trong nhà. Ảnh: Báo Thanh Niên

Tuy nhiên, theo quan niệm của đa số người Việt Nam, cúng bái luôn là việc yêu cầu sự trang nghiêm nên mâm cúng Ông Công Ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng và một số gia đình còn chuẩn bị bàn thờ ông Táo riêng, điều này sẽ giúp lễ cúng thêm phần trang nghiêm. Tuy nhiên, nếu gia đình nào không có ban thờ riêng thì nên thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên đặt trong nhà bếp.

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Theo quan niệm của đa số người Việt Nam, mâm cúng Ông Công Ông Táo cũng nên được thực hiện ở nơi trang trọng. Ảnh: Thời Đại

Mặc dù còn khá nhiều quan niệm khác nhau về việc cúng ông Công ông Táo ở đâu thế nhưng dù thực hiện lễ cúng ở trong bếp, ở bàn thờ riêng hay bàn thờ thần linh thì sự thành tâm của gia chủ vẫn là điều quan trọng nhất trong buổi lễ cuối năm trang trọng này.

gơi ý mâm cúng ông công ông táo ‘chuẩn chỉnh’ cho ngày 23 tháng chạp
Dù thực hiện lễ cúng ở đâu thì sự thành tâm của gia chủ vẫn là điều quan trọng nhất. Ảnh: Báo Lao Động

Mâm cúng Ông Công Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là một trong những nét đẹp truyền thống trong tâm linh người Việt thể hiện ý nghĩa đưa tiễn một năm cũ qua đi trong sự sung túc, sum vầy và cầu mong một năm mới sắp đến với những hoan hỉ, an yên.

Đỗ Hằng

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Đăng bởi: Đứcc Thànhh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก