Đường Sài Gòn Khám Phá

Hồ Con Rùa khoác diện mạo mới

Nằm trong chiến dịch “7UP tô điểm Việt Nam” do nhãn hàng 7Up thực hiện, ngày 25/7/2016, Thành phố Hồ Chí Minh đã làm lễ khánh thành diện mạo mới của công trình Hồ Con Rùa đem lại vẻ tươi mới, trẻ trung cho thành phố.

Hồ Con Rùa từ lâu đã trở thành một địa điểm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân Sài Gòn đặc biệt là giới trẻ. Nhưng có mấy ai trong số đó biết được tường tận về lịch sử hình thành Hồ Con Rùa đến ngày hôm nay.

Đôi nét về lịch sử hình thành

Hồ Con Rùa tên chính thức là Công trường Quốc tế, là vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường: Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần, Trần Cao Vân, nằm ở quận 1, TPHCM. Nguyên thủy ban đầu, vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái. Sau đó, thành Bát Quái bị phá và xây một ngôi thành nhỏ hơn tên là thành Phụng.

Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (thành Phụng), họ đã san bằng ngôi thành này vào ngày 8/3/1859. Vào năm 1878, tháp nước được xây dựng ở vị trí Hồ Con Rùa ngày nay để cung cấp nước cho dân cư trong vùng. Đến 1921 tháp nước bị phá bỏ. Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó người địa phương thường gọi nó là Công trường Ba hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.

hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới

Tháp nước

hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới

Tượng đài chiến sĩ

Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, một số tài liệu thì cho là năm 1967. Người thiết kế Hồ Con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Mẫu thiết kế của ông được chọn trong cuộc thi tìm quy hoạch mới cho địa danh này.

Từ năm 1970 đến năm 1974, Hồ Con Rùa được trùng tu và chỉnh trang, trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ nhụy hoa. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi công những người đã chết cho Việt Nam Cộng hòa. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.

Một số hình ảnh Hồ Con Rùa trước 1975

hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới

Những hình ảnh về Hồ Con Rùa trước 1975 không dễ tìm thắm

hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới
hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới
hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới
hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới
hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới
hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới

Hình tượng con rùa khi còn nguyên vẹn

Sau năm 1975, chính quyền cho đục bỏ các dòng chữ trên tấm bia. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới

Khu vực Hồ Con Rùa ngày nay vui chơi, giải trí náo nhiệt, nhộn nhịp nhất là về đêm. Tập trung rất nhiều quán cà phê, hàng quán ăn vặt và là vòng xoay có nhiều cây xanh nhất Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hồ Con Rùa với diện mạo mới

Hồ Con Rùa được xem là một công trình văn hóa – lịch sử, đã chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của mảnh đất Sài Gòn. Tuy nhiên, trong thời gian qua quá trình trùng tu chưa được thành phố chú ý đúng mực nên Hồ Con Rùa trở nên cũ kỹ, lòng hồ có nhiều rác thải tồn đọng lại, các bệ đá bị hư hại,… Do đó, nhãn hàng 7Up đã quyết định chọn Hồ Con Rùa là công trình để tôn tạo và làm mới trong chuỗi hoạt động của chiến dịch “7Up tô điểm Việt Nam”.

hồ con rùa, hồ con rùa khoác diện mạo mới

Sau thời gian tôn tạo và làm mới, lòng hồ đã được vệ sinh sạch sẽ, toàn bộ khu vực được sơn phết và tô điểm, một loạt ghế đá xanh được trang bị thêm để phục vụ nhu cầu dừng chân và thư giãn của mọi người. Đặc biệt, với hệ thống đèn led được lắp đặt xung quanh Hồ Con Rùa, công trình dường như đã rũ bỏ đi lớp áo cũ kỹ để trở nên hiện đại, xanh mát và trẻ trung hơn với diện mạo mới. Từ đây, góp phần tô điểm thêm màu sắc cho thành phố Hồ Chí Minh.

Hình ảnh được tổng hợp từ kenh14.vn

Đăng bởi: Cây Khế Anh Em

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก