Nhật Bản

Houjicha – Nâu đỏ ngọt nhẹ vị caramel

Là loại trà truyền thống xuất hiện rộng rãi trong cả đời sống hàng ngày lẫn văn hóa ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc, houjicha – trà xanh sấy mang trong mình những nét riêng rất đặc biệt: đặc biệt từ xuất xứ, đặc biệt trong cách làm và đặc biệt ở hương vị.

*Cre: Báo Thế giới tiếp thị

Houjicha – phong vб»‹ cб»‘ Д‘Гґ thấm trong chГ©n trГ

Nhật Bản là một trong số ít quốc gia đưa uống trà trở thành một hình thức “đạo” với đủ những thể thức, nghi lễ trang trọng. Trải qua hàng ngàn năm, trong đời sống văn hóa nước Nhật hiện nay đã có hàng trăm loại trà nổi tiếng khác nhau như ryokucha, matcha, genmaicha, kocha,… và trong đó không thể không nhắc tới houjicha.

houjicha – nâu đỏ ngọt nhẹ vị caramel

*Cre: Matchashop

Những mẻ houjicha đầu tiên xuất hiện vào năm 1920 tại cố đô Kyoto. Và từ Kyoto, houjicha nhanh chóng được phổ biến rộng rãi khắp Nhật Bản. Nhưng cuối cùng, Kyoto vẫn là vùng sản xuất ra loại houjicha ngon và nổi tiếng nhất.

Khác với hầu hết các loại trà xanh khác, houjicha không mang màu vàng xanh mà có màu nâu đỏ, đi cùng với đó là hương thơm nồng nàn, vị đắng rất nhẹ, gần như chuyển sang vị ngọt thơm của caramel. Tất cả màu sắc, hương thơm, mùi vị quyện hòa trong chén trà như gợi lên cả hồi ức, phong vị mảnh đất cố đô giàu truyền thống.

Độc đáo trong cách chế biến.

Để tạo lên màu sắc cũng như hương vị đặc biệt của houjicha là cả một quá trình chế biến kỳ công và độc đáo của người sản xuất.

houjicha – nâu đỏ ngọt nhẹ vị caramel

*Cre: It’s more than tea

Lá trà để làm houjicha thường là loại bancha: Những lá trà ra đợt hai hay cuối vụ, khi vườn trà đã bước vào thời điểm cuối hạ đầu thu. Bởi ra vào cuối vụ nên bancha có màu xanh đậm, dày, hàm lượng caffein thấp, giàu khoáng chất, vị mạnh nên đặc biệt phù hợp với quy trình sản xuất houjicha. Tuy nhiên, tùy mục đích mà người ta cũng sử dụng cả sencha – lá trà hay búp trà đầu vụ (thường thu hoạch vào đầu xuân) – để làm houjicha.

Thông thường, sau khi chọn lựa, thu hoạch bancha khoảng 20h đồng hồ, lá trà sẽ được mang đi hấp 15-20 phút nhằm ngăn chặn quá trình oxi hóa đồng thời giúp giữ trọn vẹn hương vị thuần khiết cùng những dinh dưỡng quý giá có trong trà.

Tuy nhiên, điều làm nên sự riêng biệt hoàn toàn của houjicha với các loại trà khác tại Nhật Bản nói riêng và những nước khác nói chung nằm ở quá trình sao rang trà. Lá trà khi đã được hấp và sấy khô sẽ được sao rang trong bình sứ trên lửa than hồng ở nền nhiệt 200 độ C cho đến khi trà chuyển màu nâu đỏ rồi nhanh chóng được mang đi làm lạnh.

Toàn bộ quy trình từ sao rang trên nhiệt độ cao đến làm lạnh đột ngột giúp làm giảm tối đa lượng catechin và caffeine, khiến trà bớt đi vị chát đắng mà lại không làm mất đi hương vị thơm ngon của lá trà xanh. Bởi thế, houjicha trở thành một loại trà nhẹ, dễ uống, mang hương thơm ngọt của caramel, phù hợp với mọi lứa tuổi.

Sử dụng houjicha sao cho đúng cách?

Cũng như genmaicha, cách pha houjicha khá đơn giản. Bạn cho khoảng 3-4gr trà vào trong ấm, chế khoảng 120ml nước nóng 80-85 độ C và chờ khoảng 30-45s là houjicha đã thưởng thức được rồi.

*Cre: Dạy pha chế Á Âu

(Lưu ý: Nếu bạn sử dụng houjicha để mời khách, bạn không nên rót trà đầy chén trong một lần mà nên rót qua rót lại từng chén, từng chút một cho tới khi trong ấm hết trà.)

Và vị của houjicha khá nhẹ nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng houjicha như một loại thức uống thông thường hàng ngày. Khi đó, houjicha sẽ trở thành một loại thực phẩm chức năng giúp thải độc cực kì hiệu quả. Các chất chống oxy hóa được lưu giữ trong những lá houjicha vừa thanh lọc cơ thể, vừa làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mỡ máu, răng miệng, tim mạch, hay ung thư…

Ngoài ra, bên cạnh lá trà houjicha đã được sao kỹ, còn có bột houjicha dùng để pha chế, làm bánh, làm kem… tạo nên những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Uống trà houjicha, ăn một miếng bánh được làm từ bột houjicha, đắm mình vào những câu văn, câu thơ về một nước Nhật xưa, về một cố đô Kyoto cổ kính, lòng người bỗng thấy bình lặng lắng lại giữa muôn vàn bộn bề cuộc đời.

Mọt

Đăng bởi: Hòa Diên Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก