Kiên Giang

Kiên Giang có gì?

Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích lớn nhất nhì miền Tây Nam Bộ. Kiên Giang không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn mà còn sở hữu hệ thống di sản văn hóa bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán khá phong phú, là nguồn tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn rất lớn thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước ghé thăm mỗi năm. Kiên Giang có gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá những địa điểm di tích, thắng cảnh đẹp tại Kiên Giang trong bài viết sau đây nhé.

Di tích thắng cảnh Thạch Động – Kiên Giang

Kiên Giang nổi tiếng là vùng đất có rất nhiều danh lam thắng cảnh vô cùng đẹp khiến khách tham quan khi đến một lần sẽ muốn đến lần thứ 2. Nổi bật trong số các danh lam thắng cảnh đó là Thạch Động cách thị xã Hà Tiên 3km. Với tên gọi khác là Thạch Động Thôn Vân, nổi tiếng được nhiều người biết đến bởi vẻ ngoài đẹp đẽ và đầy bí ẩn của nó.

kiên giang có gì?

Di tích thắng cảnh Thạch Động – Kiên Giang

Thạch Động là một tảng đá xanh khổng lồ cao ở độ cao 50m. Thạch động mang vẻ đẹp hữu tình khiến người ta một lần đến đây sẽ luôn nhớ mãi. Nó còn làm khách tham quan ấn tượng bởi những câu chuyện kể về nó. Từ dưới chân núi đi qua một đoạn đường dốc 50m, khách du lịch sẽ nhìn thấy cửa động và trên cửa động có đề chữ Tiên Sơn Động.

Thạch Động có hai cửa hang chính, một cửa hướng thị xã Hà Tiên, cửa còn lại hướng về phía cánh đồng Mỹ Đức. Nổi bật là phái bên trong động được cho xây dựng một chùa thờ Phật, qua cửa Tây – Nam có điện bà chúa Xứ, còn ở phí đông là đường chân trời vì nó có ánh sáng chói lóa.

Phía trong Thạch Động có một miệng hang thông ra đến biển. Thạch Động là một trong mười thắng cảnh đẹp nhất của Hà Tiên ngày trước. Nơi đây cũng được xem hang ổ của đại bàng tinh trong chuyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông nổi tiếng mà nhân dân ta lưu truyền bao đời. Với vẻ đẹp kỳ bí, Thạch Động từ xưa đến nay luôn là một trong những địa điểm tham quan thu hút khách du lịch khi đến Kiên Giang.

Di tích thắng cảnh Mũi Nai – Kiên Giang

Hơn 300 năm trước, trong Hà Tiên Thập Vịnh, Mạc Thiên Tích đã giới thiệu Mũi Nai (Lộc Trĩ thôn cư) là một trong mười cảnh đẹp của mảnh đất Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang)… Hiện nay, Mũi Nai đã được xây dựng thành khu du lịch hiện đại với nhiều công trình phục vụ du khách đến tham quan và vui chơi giải trí.

kiên giang có gì?

Di tích thắng cảnh Mũi Nai – Kiên Giang

Mũi Nai có lẽ vẫn còn là cái tên xa lạ với nhiều người, bởi vị trí địa lý nằm sâu trong đường vòng cung tạo thành từ vịnh Thái Lan và cực nam Tổ quốc Mũi Cà Mau. Không giống như bất kỳ vùng biển nào trên mảnh đất Việt Nam, Mũi Nai quanh năm sóng yên biển lặng, là nơi dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp nên thơ của mây trời và sóng nước.

Mũi Nai còn có tên gọi là Lộc Trĩ, vốn là một bãi biển đẹp nằm ven bờ vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Kiên Giang, là một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên được Mạc Thiên Tích giới thiệu qua thi phẩm Lộc Trĩ thôn cư nổi tiếng. Cái tên Mũi Nai hình thành bởi vùng đất nơi này vươn ra biển khơi, nhìn xa như mũi của một chú nai khổng lồ đang uống nước. Do vậy nơi đây như một bán đảo nhỏ xinh ven bờ Vịnh Thái Lan vậy.

Tương truyền, từ thuở xa xưa, vùng đất này mênh mông nước và trời, có một chú nai con thuộc giống nai thần hay ra uống nước.Rồi một ngày, mải say sưa ngắm cảnh đẹp của biển trời Hà Tiên nên không kịp trở về rừng.Buồn bã, chú nai quay lại bờ biển, thơ thẩn đi dạo.Nhưng biển đêm không hề thơ mộng êm ả vào mùa gió chướng.Gió nổi, sóng xô ầm ầm. Chú nai con gục ngã giữa biển, hóa thành tảng núi đá bên mép biển khơi. Ngày nay, khi tản bộ lên đỉnh cao của phía đối diện, bạn sẽ được nhìn ngắm toàn cảnh bãi biển. Ngọn núi phía xa xa vẫn mang hình chú nai con đang uống nước.

kiên giang có gì?

Di tích thắng cảnh Mũi Nai – Kiên Giang

Cách trung tâm thị xã Hà Tiên khoảng 5km, bãi biển Mũi Nai hiện ra với không gian trong lành và yên bình. Điểm đặc biệt của bãi tắm ở đây là màu cát nâu sậm, một gam màu đối nghịch với những làn sóng bạc trắng, liên hồi tràn bờ từ phía biển xanh biếc một màu ngọc bích.

Biển Mũi Nai hoang sơ và vắng vẻ. Đó là nét riêng quyến rũ của biển nơi đây. Khiến ta có cảm giác thời gian như đọng lại, nhất là những buổi xế chiều. Cứ ngồi xoãi chân trên cát, im lặng nghe tiếng sóng, tiếng gió lao xao, tiếng kêu của những chú chim hải âu chao lượn cuối trời mới thấy hết thi vị của biển. Và hoàng hôn từ từ buông xuống, những ánh đèn bắt đầu lấp lánh giữa màn đêm, biến Mũi Nai trở thành một cô gái quyến rũ và bí ẩn.

Những đợt sóng xanh nối đuôi nhau đùa giỡn xô bờ khiến cho ta có cảm giác như bầy trẻ thơ đang chơi trò đuổi bắt.Với những ai đã có nhiều trải nghiệm về du lịch biển, chắc hẳn đây sẽ điều thi vị tuyệt vời trong nhật ký khám phá cảnh đẹp về biển của mình. Thường thấy ở bãi biển Mũi Nai này, là cảnh du khách thích thú nằm dài trên cát, đắp cát phủ kín người, vì cát nơi này đâu chỉ đơn giản là cát biển, nó còn chứa những tinh chất từ bùn mà theo nhiều người khá tốt cho da, hoặc ít nhất cũng trở thành một chất xúc tác làm làn da thêm rắn rỏi rám nắng.

Hãy tưởng tượng được đắm mình trong làn nước trong xanh mát rượi, thoa lên mình lớp cát chứa bùn khoáng tự nhiên và ngắm vẻ đẹp của sóng nước mây trời. Bạn sẽ thấy luyến tiếc khi mình không đến với Mũi Nai sớm hơn!

Khu Di tích thắng cảnh Hòn Đất – Kiên Giang

Đến Kiên Giang một lần, du khách hẳn không thể quên khu di tích lịch sử Ba Hòn: Hòn Me, Hòn Đất, Hòn Sóc cùng với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác khắp vùng biển Kiên Lương, thuộc huyện Hòn Đất. Hòn Đất là địa danh đã thân quen với hàng triệu người Việt Nam qua tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Đức, đồng thời cũng là vùng đất nổi tiếng với nền văn hóa Óc Eo của vương quốc Phù Nam xưa.

kiên giang có gì?

Khu Di tích thắng cảnh Hòn Đất – Kiên Giang

Hòn Đất là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Kiên Giang. Hòn Đất mang trong mình những đặc điểm tự nhiên kì thú cùng những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi bước chân đến mảnh đất này. Điểm di tích tôn giáo độc đáo trong hành trình khám phá Hòn Đất chính là chùa Sóc Xoài tại khu phố Sơn Tiến, thị trấn Sóc Sơn. Đây là ngôi chùa được thành lập cuối thế kỉ 18. Chùa Sóc Xoài là ngôi chùa lớn nhất của người Khmer tại Hòn Đất và là 1 công trình kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

Khu di chỉ văn hóa Óc Eo ở xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất cũng là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê nghiên cứu văn hóa. Theo các chuyên gia khảo cổ, Hòn Đất thuộc di chỉ của nền văn hoá Óc Eo niên đại 2000 Trước Công Nguyên, trung tâm văn minh của vương quốc Phù Nam thời đó. Các hiện vật di chỉ cư trú đặc trưng ở đây là những cột nhà sàn. Điều này phản ánh cư dân Óc Eo họ sống chủ yếu trên nhà sàn, trên vùng đầm lầy của những vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ. Các hiện vật về di chỉ tôn giáo thì có các hiện vật thể hiện tín ngưỡng tâm linh. Đặc biệt của người Óc eo trong quá trình sinh sống thì họ tín ngưỡng tâm linh mang giá trị phồn thực. Đặc trưng về di chỉ mộ táng, các hiện vật phản ánh tục người chết ở đây là sau khi chết thì hỏa táng. Tro cốt được đặt trong cái vò và có kèm theo các hiện vật như vòng đeo đá quý, có ý nghĩa phản ánh quá trình sinh sống và kỹ thuật chế tác của cư dân Óc Eo phát triển mạnh.

Không phải ngẫu nhiên, huyện Hòn Đất được gọi là xứ ba hòn: Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Quéo, nằm sát nhau trên dải đất liền gần bờ biển. Ngày nay, khu di tích Hòn Đất không chỉ là địa chỉ du lịch hấp dẫn bởi hệ thống hang động, mà còn ẩn chứa niềm tự hào về truyền thống yêu nước và giá trị văn hóa của người dân ở vùng Tây Nam Tổ quốc.

Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo – Kiên Giang

Moso nằm cách Hà Tiên 27km về phía Tây Nam, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Với địa thế hang động hiểm trở, Moso còn là căn cứ chỉ huy, là địa chỉ của các nhà hoạt động cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

kiên giang có gì?

Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo – Kiên Giang

Từ ngã ba Hòn hướng về Hòn Chông (Kiên Giang) khoảng 7km sẽ bắt gặp một con đường nhựa nhỏ phẳng phiu dẫn vào núi Moso. Moso tiếng Khmer nghĩa là “đá trắng”. Theo các chuyên gia địa chất, hàng triệu năm trước, ngọn núi đá vôi này bị nước biển xâm thực, để lại nhiều hố, nhiều hang động.

Moso là tên gọi chung cho những hang động ăn luồn nhau, có nhiều ngõ ngách trong núi, vách là đá vôi nên được đồng bào Khmer gọi là Moso (đá trắng). Thuở xưa, khi chân núi còn tiếp giáp với biển, những cơn chấn động địa chất đã gây ra hiện tượng đất đai bị sụt lún làm nước biển tràn vào đất liền. Theo thời gian nước biển cùng với sóng xâm thực xoáy sâu vào chân núi tạo thành nhiều hang động. Sự tác động liên tục và kéo dài đã tạo ra những quần thể hang động khác nhau, lòng hang trông rất kỳ lạ và đa dạng nhưng thường có hình bầu dục, bóng loáng và rộng rãi. Đến thăm Moso vào mùa nước lũ, du khách phải vào hang bằng xuồng ba lá rất khó khăn nhưng đi vào mùa khô thì chỉ cần xăn quần lội nước.

Theo lối mòn ngay chân núi là đường dẫn vào hang, bên trong vào mùa mưa thường có nước đọng lại gây ngập nên người ta cho đặt những chiếc cầu gỗ tại chỗ trũng, ngoài ra còn có hệ thống chiếu sáng giúp du khách đi lại dễ dàng. Len qua dãy hành lang thăm thẳm, du khách như đang lạc vào một thế giới xa lạ. Ở đó, trên vách đá dựng đứng có nhiều thạch nhũ, từng ngõ ngách vẫn còn lưu lại những dấu tích của một thời hoang dã như vỏ sò bám trên vách hang…

kiên giang có gì?

Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo – Kiên Giang

Moso có một hệ thống hang động ẩn hiện giữa một vùng đồi núi điệp trùng, có nhiều hang thông với nhau, khi to khi nhỏ, hang to có thể chứa cả một tiểu đoàn. Bên trong hang còn có một thung lũng độc đáo rộng khoảng 700m2, không gian thông thoáng, du khách có thể đứng ngắm mây trời lồng lộng và nghe những âm thanh là lạ được tạo ra từ tiếng gió. Nơi đây cây trái um tùm, được bao bọc bởi vách núi lô nhô. Men theo chiếc cầu cây đi về phía tây thung lũng, du khách sẽ gặp một động nước với chiều cao hơn 20m, cảnh vật kỳ ảo dưới ánh sáng vàng vọt len lỏi vào những khe nứt trên vách. Đây được xem là hang động độc đáo, đồ sộ nhất với chiều sâu hun hút, luôn có tiếng gió rít vào khe núi. Những luồng hơi nước tuôn ra từ những mạch nước ngầm tạo cảm giác lành lạnh và ẩm ướt càng làm tăng thêm sự kỳ bí của hang.

Moso là điểm kết nối du lịch của nhiều thắng cảnh Kiên Giang như Hòn Chông, Hòn Phụ Tử, Hà Tiên. Người ta ví quần thể hang động núi Moso như Vịnh Hạ Long thu nhỏ. Đến với Moso, du khách sẽ được thưởng ngoạn một “tiên cảnh” huyền ảo và trải lòng mình với thiên nhiên kỳ thú. Sự huyền bí và thơ mộng nơi đây không chỉ để lại nhiều cảm xúc lưu luyến khó quên cho khách phương xa mỗi khi ghé thăm mà còn ẩn chứa nhiều bí ẩn cho những ai thích khám phá.

Di tích lịch sử văn hóa Bình San – Kiên Giang

Núi Bình San còn gọi là núi Lăng nằm cách nội ô Thị xã Hà Tiên khoảng hơn 1km về hướng tây bắc. Như tên gọi “Bình San Điệp Thúy”, một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên được mô tả trong Hà Tiên thập vịnh.

kiên giang có gì?

Di tích lịch sử văn hóa Bình San – Kiên Giang

Khu Di tích Lịch sử Văn hóa núi Bình San được người dân địa phương gọi là núi Lăng (Lăng Mạc Cửu) vì nơi đây có đền thờ và quần thể lăng mộ dòng họ Mạc, những người có công khai phá và giữ gìn vùng đất Hà Tiên. Cạnh bên lăng Mạc Cửu ở chân núi là chùa Phật Đà (hay chùa Lò Gạch). Đi tiếp quanh chân núi khoảng hơn 01 Km, chúng ta sẽ đến chùa Phù Dung, một ngôi chùa cổ nổi tiếng gắn liền với vở cải lương kinh điển “Áo cưới trước cổng chùa”. Đứng trên đỉnh núi Bình San, chúng ta còn có thể nhìn thấy những cảnh đẹp khác ở Hà Tiên như Hòn Phụ Tử, Thạch Động thôn vân (Động đá nuốt mây), thắng cảnh Mũi Nai…

Núi Bình San đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là thắng cảnh quốc gia vào 21/1/1989. Và để ghi nhận công lao của ông Mạc Cửu trong việc khai phá Hà Tiên cũng như kỷ niệm 300 năm vùng đất này được thành lập, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ khánh thành tượng đài danh nhân Mạc Cửu cao 10m vào ngày 7/9/2008 tại quảng trường cạnh cầu Tô Châu – thị xã Hà Tiên.

Di tích chùa Sắc tứ Tam Bảo – Kiên Giang

Nằm ở số 03 Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá. Theo trục lộ chính từ Rạch Sỏi về thành phố Rạch Giá, qua cổng Tam Quan khoảng 500m, thấy một tấm bảng đề “Sắc Tứ Tam Bảo Tự”. Từ cổng đi theo con đường nhỏ độ 80m thì gặp Chùa Tam Bảo (Sắc tứ Tam Bảo Tự) nơi được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia tại Quyết định số 191-VH/QĐ, 22/3/1988.

kiên giang có gì?

Di tích chùa Sắc tứ Tam Bảo – Kiên Giang

Vào cuối thế kỷ XVIII, một phật tử tại Rạch Giá là bà Dương Thị Oán (Bà Hoặng) đứng ra xây dựng một ngôi chùa và đặt tên hiệu là chùa Tam Bảo. Tương truyền, trong những năm chiến tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã từng có thời gian tạm lánh tại chùa và được nhà chùa giúp đỡ nên sau khi lên ngôi, Gia Long đã ban sắc tứ cho chùa vào năm 1803. Từ đó, chùa được gọi là Sắc tứ Tam bảo.

Chùa Tam Bảo còn là nơi gắn liền với cuộc đời sự nghiệp tu hành của hòa thượng Trí Thiền (thế danh Nguyễn Văn Đồng; vì thế chùa còn có tên gọi là chùa ông Đồng); là trụ sở, tòa soạn của Tạp chí Tiến hóa của Hội Phật học kiêm tế; là địa điểm liên lạc của Liên tỉnh ủy Hậu Giang và là nơi cất giấu vũ khí tự tạo, tài liệu truyền đơn chuẩn bị cho Nam kỳ khởi nghĩa. Ngày nay chùa là Văn phòng Ban trị sự tỉnh hội phật giáo Kiên Giang và là nơi sinh hoạt Phật sự của tỉnh.

Chùa sắc tứ Tam Bảo là một di sản văn hóa quý báu của tỉnh Kiên Giang không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà những tác phẩm độc đáo của nghệ thuật chạm khắc gỗ như lưỡng long chầu nguyệt, song phụng triều châu, bát tiên và quần thể tượng gỗ Phật Di Lặc, Chuẩn Đề, Địa Tạng, Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Thế Âm…của 80 năm trước còn được lưu giữ nguyên trạng.

Di tích danh thắng núi Đá Dựng – Kiên Giang

Núi Đá Dựng nằm ở xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, gần biên giới Việt Nam – Campuchia. Từ thị xã Hà Tiên, theo đường quốc lộ 80 đến gần Thạch Động, rẽ phải và đi khoảng 2,5km nữa là đến núi Đá Dựng. Núi Đá Dựng cao khoảng 100m, có cái tên như vậy bởi dựa vào hình dáng núi mà người dân nơi đây đặt tên.

kiên giang có gì?

Di tích danh thắng núi Đá Dựng – Kiên Giang

Núi Đá Dựng là ngọn núi có đóng góp với dân tộc trong 2 cuộc chiến tranh trước năm 1975, nơi đây được chọn là cơ sở hoạt động cách mạng của dân tộc ta. Những năm 1977 – 1978, đây là một tiền đồn trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Chính vì vậy, núi Đá Dựng được xem là di tích lịch sử và là danh thắng nổi tiếng của vùng đất Hà Tiên. Đến tham quan núi Đá Dựng, du khách không chỉ để khám phá được những hang động đẹp mà còn biết thêm về một di tích lịch sử của đất nước.

Núi Đá Dựng lôi cuốn du khách đến tham quan không chỉ vì cảnh đẹp xung quanh núi mà còn vì những cái tên độc đáo của các hang động có ở đây. Mỗi hang động đều có những cái tên rất lạ được đặt tên dựa theo truyền thuyết, hình dạng thạch nhũ hoặc cảm giác mà động mang lại cho du khách khi bước vào bên trong.

kiên giang có gì?

Di tích danh thắng núi Đá Dựng – Kiên Giang

  • Hang động Cội Hàng Gia theo truyền thuyết chính là nơi Thạch Sanh từng sinh sống và cũng là nơi Thạch Sanh bắn chết con chim đại bàng để cứu công chúa.
  • Động Thần Kim Quy có cái tên như vậy bởi vì ở động có khối đá màu vàng hình dáng như con rùa đang ngẩng đầu.
  • Động Sám Hối có những khối thạch nhũ trên vách động nhìn như một nhà sư đang trầm tư, cúi đầu tựa vào vách đá.
  • Động Lầu Chuông có rất nhiều thạch nhũ, du khách thử gõ vào sẽ tạo nên những tiếng ngân nga trong vắt như tiếng chuông.
  • Hang Mẹ Sanh càng đi vào sâu hang càng nhỏ dần đến khi thấy ánh sáng chói lòa thì đã ra khỏi hang.
  • Vào hang Trống ngực, nếu du khách đưa tay vỗ nhẹ lên ngực mình, lập tức sẽ nghe được tiếng vọng lại từ vách đá.

Đặc biệt hơn cả có lẽ phải kể đến là hang Xã Lộc Kỳ thông với bên ngoài bằng một lối đi rất nhỏ, trong hang có giếng trời với đầy dây leo rũ xuống làm cho hang trở nên rất kỳ thú, mà theo trí tưởng tượng con người, những dây leo tua tủa lá xanh tốt cứ như hàng mi của con mắt tự nhiên, sáng rỡ khi nắng lên và trở nên u buồn khi chiều buông xuống.

Ngoài ra, núi Đá Dựng còn nhiều hang động khác như hang Dơi, động Khổ Qua…. Núi Đá Dựng là nơi ghi dấu nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử gắn liền với sự hình thành, phát triển của vùng đất Hà Tiên.

Di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên – Kiên Giang

Nhà tù Hà Tiên nằm trên một khu đất bằng phẳng hình chữ nhật chiều dài 30m, chiều rộng 25m, bao quanh là bức tường bằng đá kiên cố, cao 3,50m, dày 0,50m, bốn gốc có bốn tháp canh. Di tích này có ý nghĩa lịch sử quan trọng.

kiên giang có gì?

Di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên – Kiên Giang

Đây vừa là nơi tố cáo tội ác thực dân Pháp, chúng đã giam hang ngàn người Việt Nam yêu nước, tra tấn đánh đập dã man; đây cũng là nơi ra đời một chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Bộ từ năm 1930.

Lúc mới xây dựng (năm 1897) nhà tù chưa có tường cao kiên cố, chỉ có một hàng rào thấp bằng cây. Năm 1940 – 1942 vì số tù nhân đông và để ngăn chặn vượt ngục nên tường rào được xây kiên cố, chỉ có một lối duy nhất là cổng chính, cánh cổng bằng sắt nặng và chắc. Từ cổng chính vào đến nhà giam là 8m, bờ rào ba mặt còn lại cách nhà giam 3m. Ba dãy nhà giam và dãy nhà bếp phía sau tạo thành một khu hình chữ nhật. Tất cả các dãy đều có tường xây gạch ốp đá, nền gạch tàu, mái lợp ngói. Từ cổng đi vào 8m là một dãy nhà chắn ngang có 2m bỏ trống (giống như hành lang). Phía tay trái là phòng của lính canh, kế phòng lính là nơi làm việc của quản ngục và cũng là phòng hỏi cung, tra tấn và để dụng cụ tra tấn. Phía tay phải là một phòng giam không có cửa sổ.

kiên giang có gì?

Di tích lịch sử nhà tù Hà Tiên – Kiên Giang

Nhà tù Hà Tiên là dấu vết lịch sử của thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta. Nhà cầm quyền thực dân lấy nhà tù làm công cụ, phương tiện để đàn áp tinh thần yêu nước bất khuất của người Việt Nam và tưởng rằng tra tấn, gông cùm sẽ làm nhụt ý chí của những người chiến sĩ cách mạng. Nhà tù Hà Tiên là một trong những bản cáo trạng nói lên sự nham hiểm, độc ác của thực dân Pháp và Mỹ, cũng là bằng chứng về tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng quật cường của nhân dân Việt Nam. Trong nhà tù, cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, nhưng một chi bộ cộng sản vẫn ra đời và hoạt động ngay trước mặt kẻ thù, lãnh đạo tù nhân đấu tranh chống áp bức, đấu tranh đòi quyền sống. Chi bộ nhà tùn Hà Tiên chính là niềm tự hào trong lịch sử của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang.

Nhà tù Phú Quốc – Kiên Giang

Di tích lịch sử Trại giam Phú Quốc (còn có tên gọi khác: Địa điểm Nhà tù Phú Quốc, Trại giam tù binh Phú Quốc, Nhà tù Phú Quốc, Nhà lao Cây Dừa,…) nằm trên địa bàn thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

kiên giang có gì?

Nhà tù Phú Quốc – Kiên Giang

Trại giam Phú Quốc được mệnh danh là “địa ngục trần gian” là bằng chứng về tội ác dã man, tàn bạo với hơn 45 kiểu tra tấn dã man của Mỹ – Ngụy. Trong thời gian tồn tại chưa đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến tháng 3/1973), địch đã giam giữ 40.000 lượt tù binh, chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang, ngoài ra còn có cán bộ dân chính đảng và dân thường. Số lượng tù binh bị nhồi nhét trong các phòng giam lúc cao điểm từ 120 – 180 người; khoảng 4.000 tù binh bị giết hại, hàng chục nghìn người bị thương tật, tàn phế. Bộ máy điều hành, quản lý của địch ở Trại giam Phú Quốc có khoảng 2.000 nhân viên và sỹ quan, gồm cả hải quân, lục quân, không quân…

Diện tích Trại giam Phú Quốc lên đến 400 hecta, với gần 500 ngôi nhà, chia thành 12 khu, trong đó có 02 khu đôi (mỗi khu có 02 phân khu) và 10 khu (mỗi khu có 04 phân khu gọi là Khu A, B, C, D), mỗi phân khu cách nhau 100m. Phân khu có chiều dài 150m, rộng 50m, gồm 11 ngôi nhà trong đó có 09 phòng giam, kích thước mỗi phòng giam 20m x 5m.

kiên giang có gì?

Nhà tù Phú Quốc – Kiên Giang

Mỗi phân khu đều có chuồng cọp, 04 phân khu có nhà biệt giam. Các nhà giam xây dựng với vách, mái, cửa đều bằng tôn thiếc, nền bằng đất tráng xi măng để tránh tù binh đào hầm vượt ngục. Xung quanh mỗi phân khu là 04 vọng gác canh giữ 24/24 giờ và 10 vọng gác lưu động, đèn chiếu sáng toàn khu trại. Toàn trại được bao bọc bởi dãy kẽm gai dày chằng chịt 7 đến 10 lớp; vùng bao quanh hoàn toàn trống trải tạo thành một vành đai trắng bao bọc, cách ly với bên ngoài. Tuy nhiên, với tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, các tù binh tại Trại giam Phú Quốc đã tổ chức thành công 45 cuộc vượt ngục dưới nhiều hình thức: vượt rào, đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai, đào hầm ngầm…

Đến với trại giam Phú Quốc bạn sẽ tận mắt thấy những việc làm dã man, những khổ hình ghê gớm nhất mà con người phải chịu đựng. Qua đó ta càng thêm khâm phục tinh thần kiên cường bất khuất và lòng yêu nước của các chiến sĩ đã ngã xuống nơi đây. Từ đó càng cảm thấy có tránh nhiệm hơn với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay, nền độc lập thống nhất mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng xương máu của mình.

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử Trại giam Phú Quốc (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

Kiên Giang có gì? Bạn đang muốn tìm một nơi để giải tỏa tâm hồn nhưng chưa biết đi đầu thì hãy đến với Kiên Giang – chuyến hành trình tại đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Tạm quên những điểm du lịch nổi tiếng trước đó và thử đặt chân đến đây xem sao nhé.

Đăng bởi: Trần Hằng

YOLO! Khám phá các huyện ở Kiên Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก