Khám Phá

Kỳ lạ những nơi ban hành sắc lệnh...cấm chết

Chúng ta thường nghe về những tên tội phạm buôn ma túy, trộm cắp, buôn lậu, mua bán người…nhan nhản trên những phương tiện truyền thông báo chí. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghe đến việc…chết cũng là phạm tội chưa?
Cái chết thường là một điều mà hầu hết chúng ta đều không hề mong muốn. Nó còn là một trong những hình phạt nặng nề nhất của tội phạm. Và thật lạ kỳ, có một số nơi trên Thế giới lại có những bộ luật cấm người dân được chết. Cụ thể là đâu thì chúng ta cùng tìm hiểu về bài viết những nơi cấm chết trên Thế giới của Du Lịch Việt Nam nhé!  

7 nơi người dân không có quyền…chết

 

1. Thị trấn Sellia, Ý

Vào tháng 8/2015, thị trưởng của thị trấn Sellia ở miền nam nước Ý đã đưa ra quyết định rằng: Người dân không được phép…bị bệnh. Quy định này thật “điên rồ”, vì chẳng ai muốn sức khỏe của bản thân trở nên tồi tệ cả. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu, chúng ta sẽ thấy quyết định của ngài thị trưởng này không hề “phi lý” chút nào. Với chỉ 537 cư dân, phần lớn trong số họ đều trên 65 tuổi, việc bị bệnh và ra đi là điều có thể đe dọa sự tồn tại của thành phố. Vì vậy, lệnh cấm chết (mặc dù không thể thi hành), thực sự có ý nghĩa là để khuyến khích mọi người giữ gìn sức khỏe và biết cách tự chăm sóc bản thân.
 

kỳ lạ những nơi ban hành sắc lệnh...cấm chết
Với phần lớn là cư dân trên 65 tuổi, việc họ chết đi sẽ đe dọa đến sự tồn tại của thị trấn   Xem thêm: Văn hóa Thế giới
Thành phố này còn cử cán bộ y tế kiểm tra và cố vấn sức khỏe hàng năm cho người dân. Nếu ai không tham gia những buổi kiểm tra này, đều sẽ bị phạt tiền.  

2. Thị trấn Cugnaux, Pháp

Năm 2007, thị trấn Cugnaux có 2 nghĩa trang chỉ còn lại 17 chỗ để chôn cất người chết. Điều không may mắn cho thị trấn này, đó là mực nước trở nên dâng cao, mà vùng đất duy nhất để có thể mở rộng nghĩa trang của thị trấn lại nằm trên căn cứ không quân quân sự gần đó. 
 

kỳ lạ những nơi ban hành sắc lệnh...cấm chết
Nghĩa trang của thị trấn Cugnaux không còn đủ chỗ, vì vậy người dân không được…chết   Xem thêm: Tour du lịch châu Âu
Khi Bộ Quốc phòng quyết định không cho phép chôn cất người chết ở khu vực quân sự, ông Philippe Guérin, thị trưởng của ngôi làng miền Nam nước Pháp này, đã ban hành quy định cấm chết đối với những ai chưa chuẩn bị nơi chôn cất. Những phản đối với quy định này đã được đưa ra, và cuối cùng bộ quốc phòng đành nhượng bộ.  

3. Sarpourenx, Pháp

Tương tự như trường hợp của thị trấn Cugnaux, vào năm 2008, do nghĩa trang địa phương quá đông đã khiến thị trưởng của thị trấn nhỏ gồm 260 người ở phía tây nam nước Pháp ban sắc lệnh cấm người dân qua đời. Theo pháp lệnh, thì “người phạm tội sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng”. 
 

kỳ lạ những nơi ban hành sắc lệnh...cấm chết
Thị trấn Sarpourenx cũng gặp vấn đề về việc nghĩa trang không còn đủ chỗ cho người chết
Tuy nhiên, ngài thị trưởng đã chống lại chính quy định của mình, khi ông qua đời vào tuổi 70, cuối năm ban hành lệnh cấm chết.  

4. Biritiba Mirim, Brazil

Năm 2005, do phải đối mặt với sự thiếu hụt chỗ chôn cất trong nghĩa trang địa phương, thị trưởng của thị trấn Biritiba Mirim ở Brazil này đã ban hành quy định là người dân của thị trấn ông cai quản không được phép chết.  Giáo hội Công giáo thì không đồng ý việc hỏa táng, đất chôn thì không còn. Thêm vào đó, cộng đồng nông nghiệp, nơi cung cấp trái cây và rau quả cho Sao Paulo, thì lại không thể mở rộng đất phục vụ nghĩa trang. Lý do là vì khu vực này được quy định trong luật pháp năm 2003, liên quan đến việc nước ngầm dâng cao hoặc có những khu vực bảo tồn đặc biệt. 
 

kỳ lạ những nơi ban hành sắc lệnh...cấm chết
Thị trấn Biritiba Mirim, Brazil cũng ban hành luật cấm chết
Sau những năm rối bời, cuối cùng, ngài thị trưởng đã thở phào nhẹ nhõm, vì vào năm 2010, một nghĩa trang mới được khai trương. Kể từ đây, người ta lại có quyền sinh, lão, bệnh, tử như bình thường.  

5. Lanjaron, Tây Ban Nha

Năm 1999, thị trưởng của thị trấn miền Nam Tây Ban Nha cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chỗ mai táng nghiêm trọng. Để đối mặt với điều này, thị trưởng đã ban hành lệnh cấm chết với những công dân mà ông cai quản cho đến khi các quan chức thành phố có thể tìm thấy không gian phục vụ cho việc xây dựng nghĩa trang mới. 
 

kỳ lạ những nơi ban hành sắc lệnh...cấm chết
Thiếu hụt đất nghĩa trang cũng là vấn đề mà thị trấn Lanjaron gặp phải
Theo nghị định này, mọi người phải “hết mình thực hiện chăm sóc sức khỏe để hạn chế đổ bệnh qua đời, cho đến khi tòa thị chính thực hiện các bước cần thiết để có được nơi an nghỉ phù hợp với người quá cố”.  

6. Falciano Del Massico, Ý

Vào năm 2012, thị trấn gồm 3700 người, nằm ở ngoại ô thành phố Naples đã quyết định cấm chết để tỏ thái độ không bằng lòng với thị trấn bên cạnh, nhằm để họ chia sẻ nghĩa trang. Bởi vì Falciano del Massico không có nghĩa trang riêng, bắt buộc phải mai táng nhờ ở thị trấn “láng giềng”, mà thị trấn này lại tính phí chôn cất quá cao.
 

kỳ lạ những nơi ban hành sắc lệnh...cấm chết
Thị trấn Falciano Del Massico phải mai táng nhờ ở thị trấn bên cạnh, với chi phí “trên trời”
Tuy nhiên, không may cho nơi ban hành luật cấm chết này, vì đã có hai cán bộ “phá luật” mà qua đời. Vì vậy, tính đến năm 2014, thị trấn vẫn còn phải đang đấu tranh để có được một nghĩa trang mới.  

7. Longyearbyen, Na Uy

Thị trấn Longyearbyen ở Bắc Cực, với dân số khoảng 2000 người, là khu định cư ở cực bắc của Thế giới, và chủ yếu là một thị trấn khai thác mỏ. Năm 1950, người ta nhận ra một điều rằng, thi thể được chôn cất trong nghĩa trang địa phương không bị phân hủy, thị trấn đã ngừng việc mai táng. Các tử thi ẩn dưới lớp băng vĩnh cửu vẫn còn nguyên vẹn. Nguyên vẹn đến mức mà các nhà khoa học đã kết luận, virus gây ra đại dịch cúm ở Tây Ban Nha vào năm 1918 vẫn còn tồn tại trong cơ thể của người chết mặc dù đã bị chôn vùi.
 

kỳ lạ những nơi ban hành sắc lệnh...cấm chết
Việc chôn cất ở thị trấn Longyearbyen bị cấm vì thi thể không thể phân hủy, mầm bệnh cũng vậy
Vì lợi ích sức khỏe của người dân Na Uy, thị trấn đã ban hành luật cấm chết. Nếu bị bệnh, người ta phải đi đến một nơi khác…để chết. Lành Trần Theo Báo Du Lịch

Đăng bởi: Bùi Thành

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก