Khám Phá

Kỳ lạ vùng đất giao tiếp bằng tiếng huýt sáo

La Gomera là một hòn đảo ở Đại Tây Dương, thuộc quần đảo Canary tại Tây Ban Nha. Đây là đảo nhỏ thứ nhì trong 7 đảo chính của quần đảo. La Gomera có hình dạng như một quả cam được cắt đi một nửa, sau đó chia thành nhiều phần với những khe núi sâu thẳm. Mặc dù phong cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ nhưng đó vẫn chưa phải điều kỳ thú nhất của vùng đất này. Quần đảo xinh đẹp được bao phủ bởi những rừng cây dương xỉ xanh rờn, đồn điền chuối và những vườn nguyệt quê thơ mộng cùng những triền núi thấp nhưng cũng vô cùng hiểm trở, bạn có thể có nhiều cảm giác trải nghiệm thiên nhiên và… thú vui kì lạ của con người tại đây.

kỳ lạ vùng đất giao tiếp bằng tiếng huýt sáo
Trên đảo La Gomera, người dân địa phương trò chuyện với nhau bằng… tiếng huýt sáo  hay còn gọi là ngôn ngữ Silbo Gomero. Bí quyết để hiểu rõ ý nghĩa của tiếng huýt nằm ở những âm điệu khác nhau của nó. Ngôn ngữ độc đáo này có thể vang vọng hơn 3km. Đó cũng là lý do tại sao việc giao tiếp bằng tiếng huýt sáo được duy trì trên hòn đảo. Bằng tiếng huýt sáo, người dân bản địa có thể liên lạc với nhau từ khoảng cách rất xa mà không cần đến các phương tiện khác như điện thoại hay Internet. Hiện giờ, các quan chức chính phủ đã đưa việc học ngôn ngữ huýt sáo vào chương trình giáo dục. So với việc ghi nhớ các động từ bất quy tắc trong tiếng Pháp hoặc tiếng Anh thì việc học thuộc các thành phần trong ngôn ngữ Silbo được cho là khó hơn nhiều.
kỳ lạ vùng đất giao tiếp bằng tiếng huýt sáo
Silbo, một phiên bản của thứ ngôn ngữ từng là chính thống của mọi cộng đồng trên đảo La Gomera trong thế kỷ 16 và 17, chỉ bao gồm 2 – 4 nguyên âm, 4 phụ âm và sử dụng tiếng huýt sáo để tạo ra mọi vỏ âm thanh của nó. Khó khăn kinh tế trong những năm 1950 đã khiến việc sử dụng ngôn ngữ Silbo suy thoái, do hầu hết những người “nói” thứ tiếng này buộc phải dẹp bỏ nó và dùng ngôn ngữ khác để kiếm tiền. Vào cuối thế kỷ 20, ngôn ngữ huýt sáo rơi vào tình trạng hấp hối. Tuy nhiên, ngôn ngữ Silbo hiện được nhà chức trách địa phương chính thức bảo vệ như một ví dụ về “di sản văn hóa phi vật thể”. Các nỗ lực đã dẫn tới việc phục hồi sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này. Theo một tài liệu ghi lại, Silbo có nguồn gốc từ một phiên bản ngôn ngữ cổ xưa hơn có tên gọi là “Silbo Gomero” (nghĩa là “tiếng huýt sáo của người Gomero). Thứ ngôn ngữ này đã được dùng trên toàn quần đảo Canary và người ta có thể nghe thấy những tiếng huýt sáo râm ran từ đảo Gran Canaria tới Tenerife và từ El Hiero tới La Gomera. Thổ dân Guanche trên quần đảo hầu như chỉ “nói” tiếng Silbo Gomero trước khi người Tây Ban Nha chiếm đóng nơi này và khiến ngôn ngữ bản địa chết dần chết mòn vào khoảng thế kỷ 17. Các chuyên gia nhận định, người Guanche có nguồn gốc từ Bắc Phi và đã mang ngôn ngữ huýt sáo tới vùng đất này cùng với họ.
kỳ lạ vùng đất giao tiếp bằng tiếng huýt sáo
Tuy nhiên, ngày nay, tiếng Silbo được bảo tồn là một dạng huýt sáo của ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nó bắt đầu được chọn sử dụng vào thế kỷ 16 sau khi những thành viên cuối cùng của thổ dân Guanche biến đổi ngôn ngữ huýt sáo của họ cho phù hợp với tiếng Tây Ban Nha. Dù nguồn gốc ra đời của Silbo có ra sao, người ta tin rằng thứ ngôn ngữ đặc biệt này được phát triển như một dạng giao tiếp và thông tin liên lạc ở khoảng cách xa. Địa hình La Gomera bao gồm đồi núi, thung lũng và các khe suối. Vì vậy, tiếng huýt sáo có thể vang xa tới hơn 3,2km trên đảo, giúp các cư dân ở cách xa nhau không bị gián đoạn liên lạc. Điều này đặc biệt phù hợp khi La Gomera từng chủ yếu là đảo nông nghiệp với các cánh đồng trải dài bất tận và những đàn gia súc chăn thả rông.
TTVN

Đăng bởi: Vũ Hảo

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก