Khám Phá Trải Nghiệm

Làng hương xạ Cao Thôn

Hương xạ Cao Thôn vốn là sản phẩm truyền thống đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Hưng Yên và nhiều tỉnh lân cận Người dân trong làng đã trải qua gần hai trăm năm sống và gắn bó với những nén hương. Theo tục truyền, xưa kia, bà Đào Thị Khương, người con gái quê có tài có sắc lấy chồng tận bên Trung Quốc đã học được nghề làm hương xạ. Sau này bà trở về quê hương truyền dạy nghề cho dân làng.

Hương xạ Cao Thôn nổi tiếng xưa nay được mọi miền ưa chuộng và đã được các đại lý lớn xuất khẩu sang một số nước láng giềng. Công nghệ sản xuất hương đơn giản, dụng cụ có thể tự tạo hoặc mua sắm không tốn kém, nguyên liệu làm hương đều lấy từ thảo mộc, vốn sản xuất cũng không đòi hỏi lớn lắm, thế nhưng không phải ai cũng có “duyên” với nghề này. Người thực sự sống bằng nghề làm hương chỉ có thể là người ở Cao Thôn. Một số gia đình làm ăn phát đạt đã ra thành phố mở hiệu chuyên bán hương nổi tiếng một thời như Quảng Thái, Vạn Hoa, Hoàng Phát (Hà Nội), Đồng Phát (Hà Đông), Hồng Phúc (Huế), Đồng An Xương (Sài Gòn), Đồng An Mỹ (Hải Dương),… Hiện nay ở Cao Thôn có khoảng 300 lao động làm hương, sản lượng hương xạ đạt xấp xỉ 10 triệu nắm, doanh thu 2,5 – 3,0 tỷ đồng/năm. Đến thời vụ làm hương, vào hai tháng giáp Tết nguyên đán, người Cao Thôn còn đổ ra các thành phố, thị xã làm hương bán tại chỗ để giảm bớt chi phí chuyên chở, tuy vậy sản lượng hương sản xuất tại địa phương vẫn là chính.

làng hương xạ cao thôn

Người dân làng Cao Thôn – Ảnh: Sưu tầm

Trải qua bao thăng trầm, nén hương xạ Cao Thôn đã có được những phẩm chất mà ít làng hương nào sánh được, từ mùi thơm, độ bắt lửa đến hình thức. Hương Cao Thôn có mùi thơm đặc trưng, nhẹ mà thanh, không sực nức những lại phảng phất rất lâu

làng hương xạ cao thôn
Chân hương được phơi khô – Ảnh: Sưu tầm

Ông Nguyễn Văn Hùng, người đã nhiều năm gắn bó với nghề làm hương, cho biết: “Hầu hết các công đoạn từ pha chế thuốc, se, nén đều phải tiến hành bằng phương pháp thủ công. Các công đoạn đòi hỏi sự chú tâm của người thợ, phải thật đều, thật chuẩn xác thì sản phẩm mới như ý”.

Nén hương làm xong được đem phơi trên giàn, nắng gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp mà giữ nguyên mùi thơm. Trời nắng thì phơi một ngày, trời râm thì hai, ba ngày. Họ tránh đưa hương qua lửa vì như thế hương sẽ bị mất mùi, giảm chất lượng. “Sự chu đáo, nghiêm khắc của người thợ trong từng công đoạn chính là bí quyết làm nên chất lượng và sự nổi tiếng cho hương của làng”.

làng hương xạ cao thôn

Những cây hương sau khi làm xong được đem đi phơi khô – Ảnh: Sưu tầm

Người Cao Thôn cho rằng, nghề làm hương liên quan đến tâm linh, lương tâm làm nghề không cho phép họ cẩu thả, làm hương giả, hương kém chất lượng. Mỗi mẻ hương, người thợ đều cẩn thận đốt thử để kiểm tra chất lượng xem có cháy đều, cháy hết không, hương thơm ra sao, hình thức thế nào…

làng hương xạ cao thôn

Người dân tâm huyết với nghề – Ảnh: Sưu tầm

Nghề làm hương ở Cao Thôn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn rất thân thiện với môi trường. Nhiều năm nay, người thợ vẫn lưu giữ được những bí quyết truyền thống để bảo đảm cho chất lượng hương ngày càng tốt mà không phải sử dụng bất cứ chất hóa học nào. Từ xa xưa đến nay, những loại cây, thuốc bắc như quế chi, hoàng đàn, hồi… vẫn là nguyên liệu để làm ra sản phẩm hương truyền thống.

Nhờ có chất lượng tốt, hình thức đẹp và đặc biệt cháy rất đều lại đậu tàn, từng ấy ưu điểm khiến làng hương Cao Thôn được duy trì sản xuất quanh năm, đặc biệt là nhưng tháng giáp Tết. Khách hàng không chỉ ở trong tỉnh, ngoài tỉnh mà đã có hộ tìm được mối hàng xuất đi nước ngoài.

làng hương xạ cao thôn

Hương của làng được khách hàng rất quan tâm – Ảnh: Sưu tâm

Để đám ứng nhu ngày càng cao của người tiều dùng, cả làng không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá sản phẩm ngày càng rộng rãi. Một trong những cơ sở sản xuất quy mô lớn ở Cao Thôn hiện nay phải kế đến là cơ sở hương Thế Hưng của ông Đào Văn Cơ. Hiện cơ sở này đã xây dựng được nhà xưởng thu hút trên 40 lao động thường xuyên, có cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, thường xuyên xuất hàng đi Ấn Độ.

làng hương xạ cao thôn
Tết là khoảng thời gian vui nhất với người dân Cao thôn vì bán rất đắt hàng – Ảnh: Sưu tầm

Tin vui đã đến với người dân, mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên đã về nghiên cứu, xây dựng logo riêng cho làng nghề nhằm từng bước quảng bá, xây dựng thương hiệu.

Đăng bởi: Lê Trần Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก