Khám Phá

Miếu Bà Chúa Xứ – danh bất hư truyền một huyền thoại

Chạy dọc ven tuyến biên giới Tây Nam tỉnh An Giang, vùng đất Thất Sơn – Châu Đốc luôn ẩn chứa bao điều tâm linh kỳ bí. Nổi bật trong điều này phải nói đến miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, một nơi nổi tiếng khắp cả nước về sự linh ứng trong cầu xin cùng những câu chuyện ly kỳ chưa lời giải mã. Vậy miếu Bà Chúa Xứ có từ khi nào, và những xung quanh câu chuyện này là gì? Hãy cùng dattour.vn khám phá “danh bất hư truyền một huyền thoại” qua bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

Miếu Bà Chúa Xứ – điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất miền Tây Nam Bộ

miếu bà chúa xứ – danh bất hư truyền một huyền thoại

Miếu Bà Chúa Xứ

Tọa lạc trên vùng đất trũng ngay dưới chân núi Sam của phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ là công trình đã có bề dày lịch sử hơn 200 năm. Một bề dày gắn liền với quá trình khai hoang, lập ấp tại cỏi miền Tây Nam Bộ.

Miếu Bà với câu chuyện đào kênh Vĩnh Tế

miếu bà chúa xứ – danh bất hư truyền một huyền thoại

Miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang

Cho đến nay, việc xác định miếu Bà có từ khi nào vẫn còn là một câu hỏi lớn, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì miếu Bà được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ XVIII (thời vua Minh Mang, khi ông Thoại Ngọc Hầu đến trấn giữ vùng đất Tây Nam).

Năm 1816, khi đắp xong thành Châu Đốc, Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên vua Gia Long địa đồ miền đất mới. Xem xong, vua liền truyền: “Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to”. Không lâu sau, vua Gia Long hạ lệnh cho đào con kênh Vĩnh Tế để nối liền Hà Tiền và Châu Đốc. Và người được triều đình Huế giao trọng trách đào con kênh vĩ đại này chính này là Thoại Ngọc Hầu. (kênh dài 100km, rộng 50m)

Công trình chính thức khởi công vào ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Mão (1819). Hơn 80,000 nhân lực gồm người Việt, người Khmer và bộ phận người Chăm từ Campuchia theo chân tướng quân Lê Văn Đức về cư trú tại vùng đất Châu Đốc được điều động vào công trình này. Thế nhưng, khi tiến hành thì liên tục gặp trục trặc, nhiều người chết do tai nạn, bệnh tật hay bị thú dữ tấn công.

Trước tình hình đó, vợ Thoại Ngọc Hầu là Châu Thị Vĩnh Tế được dân mách bảo là đến dâng lễ cầu xin Bà Chúa Xứ. Nghe lời, bà Vĩnh Tế làm lễ, dâng hương đến miếu cúng bái, cầu xin; quả thật, sau khi dâng lễ xong thì việc đào kênh trở nên thuận lợi và dễ dàng. Về sau, để tạ ơn, bà cho xây dựng lại ngôi miếu to và khang trang hơn và thường xuyên đến khấn vái cầu cho ông Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ yên bình cho nhân dân.

Miếu Bà với truyền thuyết và pho tượng chưa lời giải mã

miếu bà chúa xứ – danh bất hư truyền một huyền thoại

Miếu Bà chúa Xứ Châu Đốc, An Giang

Đến miếu Bà Chúa Xứ, tại hai bên tả hữu của Chính Điện là hình ảnh của hai câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân.

“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”.

Giải nghĩa:

“Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết

Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi”.

Theo lời lưu truyền trong dân gian, vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu vùng đất phía Nam nước ta, nhất là vùng Hà Tiên, Châu Đốc. Có lần chúng đuổi theo dân lên tận đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng ra sức khiêng tượng bà Bà xuống nhưng không thể nào nhấc lên được.

Trước sự linh ứng và mách bảo của Bà, người dân quyết định khiêng tượng Bà về đồng bằng để thờ cúng. Kỳ lạ thay, sau khi cúng bái xong, hơn 40 chàng trai lực lưỡng vào khiêng nhưng không cách nào nhấc lên được.

Trong lúc bối rối, có một cô gái “lên đồng” bảo rằng Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng là được. Quả thật như vậy, khi chín cô gái đồng trinh đưa tay cùng nhất thì tượng Bà bỗng rất nhẹ. Khiêng một hồi lâu, đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch, không thể khiêng một bước nào nữa. Lúc này các bậc cao niên nghĩ rằng Bà chọn nơi đây để an vị và lập miếu thờ cúng ngay tại chỗ.

Từ lúc phát hiện ra pho tượng Bà đến việc thờ phượng, tôn kính Bà. Câu hỏi đặt ra là pho tượng Bà có từ khi nào đã trở thành điều bí ẩn với nhiều người. Vì vậy mà vào năm 1941, một nhà khảo cổ học người Pháp tên Malleret đã đến nghiên cứu và cho rằng: “tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc vào cuối thế kỷ VI, và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo”.

Bên cạnh công trình nghiên cứu của nhà khảo cổ học người Pháp, trong công trình “Sơ khảo Đồng Bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa”, cố nhà văn Sơn cũng đưa ra nhận định: “tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy”.

Để làm sáng tỏ thêm, ông Trần Văn Dũng, tác giả của công trình khoa học “Lịch sử khai phá vùng đất Châu Đốc” cũng khẳng định: “Tượng Bà Chúa Xứ thực ra là tượng nam, ngồi ở tư thế hương giả, phần đầu của tượng hiện đang thờ tại miếu Bà không phải là nguyên gốc được chế sau bằng loại đá khác với thân tượng”.

Qua những nghiên cứu này thì có thể nói rằng, Tượng Bà Chúa Xứ đã có cách đây hơn 1.300 năm (lấy mốc thế kỷ VI của nhà khảo cổ học người Pháp), khi nền văn hóa Óc Eo còn thịnh vượng. Chính từ điều này mà năm 2009, sách Kỷ lục An Giang đã ghi nhận tượng Bà là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam”, và “có áo phụng cúng nhiều nhất”.

Miếu Bà với công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc

Ban đầu miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre, đất và đất. Về sau năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. Năm 1965, Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu. Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng.

Sau nhiều lần trùng tu và xây dựng, đến nay kiến trúc miếu Bà có dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế và nhiều phòng khác.

Nét đặc sắc ở đây là phong cách kiến trúc tại các hạng mục mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Cụ thể là các hoa văn trên cổ lâu chính điện rất nguy nga, phía trên cao là các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Đặc biệt là các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo, nhất là có nhiều liễn đối, hoành phi được họa tiết rực màu vàng son.

Bằng những điều này, năm 1980, ngôi miếu đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin này là Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Đồng thời, Trung tâm sách kỷ luật Việt Nam công nhận, ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam.

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ (lễ hội Vía Bà)

Hàng năm, cứ đến ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch thì chính quyền nơi đây tổ chức lễ hộ Vía Bà rất trang trọng. Lễ hội diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch với 5 nghi thức lễ khác nhau như:

  • Lễ “tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.
  • Lễ “thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
  • Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ “túc yết” là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là “Lễ xây chầu” mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng).
  • Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
  • Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.

Trong quá trình diễn ra lễ, người dân đến kính viếng, xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà… để về làm ăn.

Năm 2005, lễ hội Vía Bà (lễ hội vía bà Chúa Xứ) được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Một số lưu ý cần biết khi đến miếu Bà Chùa Xứ

  • Nên chuẩn bị sẵn lễ cúng trước khi đến miếu viếng bà.
  • Không mua bất kỳ đồ vàng mã nào từ những người bán trước khu vực miếu Bà.
  • Nếu buộc phải mua bán gì tại khu vực miếu Bà thì bạn nên hỏi trước giá cả để thuận lòng hai bên.
  • Nếu bị ai đó dúi những vật phẩm vào tay thì tuyệt đối không cầm, không lấy và từ chối thẳng thừng.
  • Muốn xin lộc thì vào ngay bên phải chính điện, tại đây sẽ có bộ phận trực thuộc ban quản lý miếu Bà phát lộc.
  • Giữ gìn tài sản là điều cần phải chú ý.
  • Tuyệt đối không suy nghĩ, nói năng linh tinh khi đến viếng bà.
  • Không sử dụng những trang phục thiếu tính thẩm mỹ và lịch sự.
  • Không tò mò hay tự tiện đi vào các khu vực mà chưa có sự cho phép.

Thông tin tham quan

  • Địa chỉ: Miếu Bà Chúa Xứ – phường Núi Sam – xã Vĩnh Tế – thành phố Châu Đốc – tỉnh An Giang.
  • Thời gian: từ 7h30 – 22h00 hàng ngày.
  • Giá vé: miễn phí.

Đăng bởi: Bảo Ngọc

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก