Khám Phá

Mỗi nhà ga xưa, một câu chuyện kể, một công trình kiến trúc

Nhà ga xưa còn rất nhiều tại các tỉnh của Việt Nam nhưng chủ yếu là nơi đến và đi của các hành khách. Mỗi nhà ga xưa, một câu chuyện kể, một công trình kiến trúc cần nhắc nhớ có thể kể đến 3 cái tên: Ga Hà Nội, ga Đà Lạt và ga Huế.

1. Ga Hà Nội – một phần ký ức của người Hà Nội
 

Ga Hà Nội xưa kia còn có tên là ga Hàng Cỏ. Từ ga Hà Nội, bạn có thể mua vé đi nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, đi miền Nam. Mặt trước của ga Hà Nội, trên phố Lê Duẩn, các chuyến tàu đi miền Nam. Mặt sau, cửa phụ trên phố Trần Qúy Cáp, các chuyến tàu đi lên phía Bắc.
 

mỗi nhà ga xưa, một câu chuyện kể, một công trình kiến trúc
Ga Hà Nội xưa  Ga Hà Nội bắt đầu hoạt động vào năm 1902. Ban đầu khi xây ga Hà Nội, người Pháp chỉ xây một tòa nhà chính giữa sau đó xây thêm hai tòa phụ hai bên. Năm 1972, ga Hà Nội là một trong những điểm bị bắn phá ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ. Tòa chính của ga bị phá hủy và sau đó được xây lại vào năm 1976. Kiến trúc kiểu Pháp của ga Hà Nội còn xuất hiện ở hai tòa nhà phụ song có phần bị cải tạo ít nhiều.   Trong tâm thức của nhiều người Hà Nội, ga Hà Nội là một phần kí ức, một phần tâm hồn. Nơi đây không chỉ là nơi chứng kiến các cuộc chia tay, đoàn tụ, chiến tranh và hòa bình mà còn là nơi mọi người ngoài việc mua vé tàu còn có thể ngồi uống chén trà, ăn kẹo lạc, trò chuyện vui vẻ. 
 
mỗi nhà ga xưa, một câu chuyện kể, một công trình kiến trúc
Ga Hà Nội ngày nay    Ga Hà Nội là di sản quá khứ, là công trình kiến trúc mang dấu xưa biểu trưng cho lối kiến trúc đô thị Hà Nội nhiều thập niên về trước.  
 

2. Ga Đà Lạt –  ga xe lửa cổ đẹp nhất Đông Dương
 

Ga Đà Lạt không chỉ là nhà ga xe lửa có lịch sử lâu đời mà còn là nhà ga xưa có kiến trúc đẹp nhất Đông Dương thủa trước. Ga Đà Lạt tọa lạc ở độ cao 1500m so với mực nước biển, là nhà ga cao nhất Việt Nam.
 

mỗi nhà ga xưa, một câu chuyện kể, một công trình kiến trúc
Các bạn trẻ check in tại ga Đà Lạt Ga Đà Lạt nằm trên một sườn đồi bằng phẳng. Nhà ga dài  66 m, rộng 11,5 m, cao 11m, bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1936. Ga Đà Lạt mang nhiều nét kiến trúc Pháp đặc trưng với thiết kế mái vòm hài hòa.   Nhà ga Đà Lạt khi mới đi vào hoạt động có tổng chiều dài 84km, là tuyến đường sắt nối Phan Rang – Đà Lạt. Sau năm 1975, ga Đà Lạt dần rơi vào quên lãng và trở lại hoạt động vào năm 1990 với mục đích phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch. Từ 8h sáng đến 18h chiều, chuyến tàu Đà Lạt – Trại Mát hoạt động một tiếng rưỡi một phục vụ khách du lịch ra vùng ngoại ô ngắm cảnh và viếng chùa Linh Phước. Đoạn đường sắt này giờ đây chỉ dài 7 km, chạy khoảng 30 phút, với giá vé tàu 30.000 đồng. 
 
mỗi nhà ga xưa, một câu chuyện kể, một công trình kiến trúc
Các bạn trẻ check in tại toa tàu ga Đà Lạt Không chỉ phục vụ du lịch với vẻ đẹp vốn có, ga Đà Lạt hiện nay là địa chỉ lý tưởng để chụp hình cưới của các đôi uyên ương. Các bạn trẻ khi đến Đà Lạt cũng tìm đến đây để tham quan và check in những bức ảnh đẹp. 
 

3. Ga Huế – nơi lưu dấu chân nhiều chí sĩ ra đi tìm đường cứu nước
 

Ga Huế nằm ở phường Đúc, thành phố Huế, cũng là một trong những nhà ga có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam vẫn còn hoạt động đến ngày nay. Ga Huế được xây dựng theo mô hình kiến trúc dịch vụ đường sắt của châu Âu. Nhà ga gồm một quần thể quần thể công trình liên hoàn như nhà ga đưa đón khách, ga tiếp nhận hàng hóa, các phòng làm việc, cơ xưởng hỏa xa, khách sạn…   Ga Huế là nơi ghi dấu chân của các danh nhân ra đi tìm đường cứu nước như: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…
 

mỗi nhà ga xưa, một câu chuyện kể, một công trình kiến trúc
Ga Huế cũng là điểm trung chuyển các vị vua Khải Định, Bảo Đại trên đường ra cảng biển Đà Nẵng hoặc từ Đà Nẵng về Huế trong những lần đi nước Pháp. Từ nhà ga này, nhà thơ Nguyễn Bính cũng đã sáng tác ra bài thơ “Những bóng chiều trên sân ga” – một bài thơ khá nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới.   Ga Huế xưa là nhà ga nằm trên tuyến đường sắt Đông Hà (Quảng Trị) – Đà Nẵng. Tuyến đường sắt này được xây dựng từ năm 1902 – 1908, dài 171 km. Đến năm 1936, tuyến đường này trở thành một phần của tuyến đường sắt Bắc – Nam.
  Ngày nay, các phương tiện giao thông vận tải khá đa dạng và thuận lợi cho hành khách đi lại. Nhưng đường sắt vẫn tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, là loại phương tiện được nhiều người lựa chọn. Mỗi nhà ga xưa sẽ nhắc nhớ đến mỗi câu chuyện, một công trình, nếu bạn có thời gian ngồi chờ tàu ở một ga nào đó đi du lịch hay đi để trở về, hãy tìm hiểu để có nhiều thông tin thú vị nhé! Quỳnh Thanh Theo Báo Du lịch

Đăng bởi: Miên Lục

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก