Khám Phá News Trải Nghiệm

Ngôi làng kỳ lạ: Nơi người dân giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ “tiếng chim”

Do nằm ở vị trí không thuận lợi, địa hình hiểm trở khiến việc giao tiếp khó khăn nên người dân tại ngôi làng này đã sử dụng tiếng huýt sáo để truyền tin.

Nằm tại tỉnh Giresun, phía Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, ngôi làngKuşköy được biết đến với “ngôn ngữ chim”.

Từ 400 năm trước, khi còn chưa có điện thoại, người dân trong làng đã bắt đầu bắt chước tiếng hót của loài chim để có thể truyền, phát đi tín hiệu trong lúc làm việc ở những thửa ruộng trên các sườn núi cheo leo xa xôi.

Được biết, do địa hình đồi núi hiểm trở, khiến cho việc đi lại ở khu vực này rất khó khăn. Người dân gần như không thể trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ thông thường, bởi đa số các ngôi nhà đều nằm cách xa nhau.

ngôi làng kỳ lạ: nơi người dân giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ “tiếng chim”

(Nguồn ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, cũng hiếm khi sóng điện thoại vươn tới được những nơi này. Chính vì thế, người dân ở đây đã phát triển một hệ thống ngôn ngữ từ huýt sáo nghe như tiếng chim hót để trao đổi từ xa.

Loại ngôn ngữ này được người bản địa gọi là “Kus dilli” – một hệ thống 20 âm tiết khác nhau trong tiếng Thổ được diễn đạt theo tiếng hót của loài chim.

Qua từng sườn núi, cánh rừng, ngôi nhà… người dân gọi nhau, nhờ vả nhau, thông báo về đám tiệc hay đơn giản là mời hàng xóm sang uống trà.

ngôi làng kỳ lạ: nơi người dân giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ “tiếng chim”

(Nguồn ảnh: Internet)

Những đoạn hội thoại dài và phức tạp cũng được tạo ra theo nhu cầu trao đổi thông tin và sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ độc đáo này.

Hơn nữa, âm thanh của tiếng huýt sáo còn có thể vang xa tới 1km và những người hàng xóm cũng giúp nhau truyền đi thông điệp. Do đó, Kus dilli trở thành một phương thức giao tiếp thật thuận tiện.

Nếu bạn chưa từng học ngôn ngữ này sẽ chỉ cảm giác chắc mình đang nghe… 1 bản nhạc nào đó mà không phải là đang được truyền tải một thông tin trò chuyện thông thường. Chỉ đến khi nào bạn được chỉ dẫn, học tập kỹ lưỡng từ người dân bản xứ thì mới hiểu rõ được các thông tin từ tiếng huýt sáo truyền tải cho bạn.

Tuy nhiên, năm 1986, chiếc điện thoại di động đầu tiên xuất hiện cùng với sự di dân vào thành thị đã đe dọa tới sự tồn tại của Kus dilli.

Những người làng ở lại đã cố gắng giữ gìn thứ ngôn ngữ độc đáo này và mong muốn truyền lại cho thế hệ trẻ.

ngôi làng kỳ lạ: nơi người dân giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ “tiếng chim”

(Nguồn ảnh: Internet)

Hơn 15 năm qua, mỗi năm làng Kuşköy đều tổ chức lễ hội âm nhạc với cuộc thi huýt sáo thu hút hàng ngàn người từ khắp nơi đến tham dự.

Hiện nay, theo thống kê bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ về số lượng người vẫn sử dụng tiếng chim giao tiếp có tầm 10.000 người và họ hầu hết là đến từ tỉnh Giresun và các khu vực lân cận trong vùng.

ngôi làng kỳ lạ: nơi người dân giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ “tiếng chim”

(Nguồn ảnh: Internet)

Số lượng người này đang có xu hướng giảm sút theo từng năm khi các phương tiện giao tiếp hiện đại đi kèm với các tính năng đa dụng như điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính… đang “tràn nhanh” từ thành thị đến nông thôn, khiến người dân không còn mặn mà với việc học 1 ngôn ngữ cổ “mất thời gian” quá nhiều so với việc dùng các phương tiện giao tiếp tiện lợi nhanh chóng ngày nay.

Dù sao, ngôn ngữ tiếng chim đã trở thành một nét chấm phá rất riêng biệt và đẹp đẽ của ngôi làng. Hơn ai hết, chính những cụ già là những người trân quý thứ ngôn ngữ có “1-0-2” đã gắn bó với cuộc sống lao động của họ và cố gắng bảo tồn nó tránh biến mất theo dòng chảy lịch sử.

Đăng bởi: Như Trâm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก