Việt Nam

Ngược dòng thời gian tìm về miền ký ức nơi những kiến trúc Pháp ở Hà Nội

Những kiến trúc Pháp ở Hà Nội mang vẻ đẹp thanh tân cổ điển, là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Các công trình Pháp xây dựng ở Việt Nam, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội, đều được thiết kế bởi những kiến trúc sư tài hoa. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, bạn nhất định nên ghé qua 7 địa chỉ dưới đây để chiêm ngưỡng những tòa kiến trúc cổ kính và độc đáo bậc nhất Đông Dương này nhé.

Nhà khách Chính phủ

Tọa lạc ở số 12 đường Ngô Quyền, nhà khách Chính phủ là một trong những công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội xây dựng từ năm 1918 trên phần đất của Chùa Báo Ân. Di tích của chùa còn sót lại ngày nay là tháp Hòa Phong cạnh Hồ Hoàn Kiếm.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Tòa nhà nằm ở vị trí giao nhau giữa đại lộ Henri Rivière (phố Ngô Quyền ngày nay) và phố Chavassieux (phố Lê Thạch), nhìn ra một vườn hoa nhỏ cũng mang tên Chavasieux – vườn hoa Con cóc. Ảnh: marc_psk

Phủ Thống sứ Bắc Kỳ được kiến trúc sư A. Bussy thiết kế lần đầu năm 1909 theo tinh thần cổ điển Pháp thời Napoléon III nên có phần nặng nề. Khi thiết kế lại năm 1917, ông đã sửa bớt đi những chi tiết quá rườm rà.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội

Công trình đã bớt phần thô nặng mà vẫn bề thế và hoành tráng, thể hiện quyền năng của cơ quan hành chính cao cấp nhất xứ Bắc Kỳ. Ảnh: markjlwang

Nhìn chung về nghệ thuật kiến trúc thì Nhà khách Chính phủ mang đậm tinh thần Cổ điển Pháp, tô điểm thêm bởi những chi tiết trang trí của các phong cách khác như cartouche kiểu Phục Hưng, lối cho xe lên uốn cong kiểu Baroque và đặc biệt là mái hiên kiểu Art Nouveau – một phong cách được coi là hiện đại thời bấy giờ.

Trụ sở Bộ Ngoại giao

Trụ sở cũ của Bộ Ngoại giao Việt Nam nằm ở địa chỉ số 1 Tôn Thất Đàm, quận Ba Đình, Hà Nội trước kia là Nha Tài chính Đông Dương. Công trình này được thiết kế năm 1924 bởi kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard, cha đẻ của phong cách “kiến trúc Đông Dương”, khởi công xây dựng năm 1925 và hoàn thành năm 1928.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Đây là công trình duy nhất được xây dựng theo Đồ án Quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính, chính trị Đông Dương do Hébrard thiết kế. Ảnh: wiki

Phong cách kiến trúc Đông Dương lấy cảm hứng từ những ngôi nhà Việt Nam. Cấu trúc nhà vừa mang nét phương Tây, vừa thích nghi với khí hậu bản địa nhờ hiên nhà hay mái vươn dài. Nha Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở cũ bộ Ngoại Giao Việt Nam) là trong những tòa nhà kiến trúc Pháp tiêu biểu nhất của Hébrard tại Việt Nam.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Từ ngày 3/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh giao công trình này làm trụ sở Bộ Ngoại giao. Ảnh: brittany.ph.103

Công trình thường được gọi là “nhà trăm mái”. Nó có hệ mái ngói nhiều lớp kiểu kiến trúc phương Đông được thiết kế tinh tế, đặc biệt là lầu mái lớn ở khối trung tâm mặt đứng chính, cùng với lớp mái phân tầng, che cửa sổ và mái tiền sảnh… Ngoài ra, hệ thống mái còn có mái che ban công, hàng mái dài giữa các tầng chạy ngang cả tòa nhà, mái trên tháp, mái ống khói, các mái tam giác trên nóc nhà…

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Ngày 26/8/2016, trụ sở Bộ Ngoại giao được chính thức công nhận là Di tích quốc gia. Ảnh: brittany.ph.103

Ngoài trụ sở Bộ Ngoại giao, Bảo tàng Lịch sử (trước là bảo tàng Louis Finot) cũng là một kiến trúc Pháp ở Hà Nội tiêu biểu thuộc phong cách kiến trúc Đông Dương.

Phủ Chủ tịch

Phủ Chủ tịch nằm ở Số 2 Hùng Vương, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội. Tòa nhà được kiến trúc sư Auguste Henri Vildieu thiết kế và hoàn thành năm 1906. Nó là một trong những dinh thự lớn nhất được Pháp xây ở Đông Dương, ban đầu là nơi ở của Tổng đốc Đông Dương.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Phủ Chủ tịch tại Thủ đô Hà Nội lọt top 13 dinh tổng thống đẹp nhất thế giới do tờ Architectural Digest bình chọn. Ảnh: wiki

Dinh thự được xây dựng lộng lẫy đến mức học giả William Logan cho rằng nó, cùng với các kiến trúc biệt thự Pháp ở Hà Nội, là “một niềm đam mê quá mức của Toàn quyền Đông Dương muốn xây dựng một thủ đô thuộc địa phản chiếu vinh quang của nước Pháp”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nổi tiếng với việc không bao giờ vào sinh sống và làm việc trong Phủ mà chỉ tiếp khách tại đây.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Phủ Chủ tịch trở thành một trong những di tích lưu niệm về Hồ Chí Minh được Nhà nước xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng trong tổng thể Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: edwfree

Hiện dinh thự vẫn được sử dụng làm nơi đón tiếp quan chức và tổ chức các sự kiện của nhà nước nên bên trong phủ giới hạn công chúng vào tham quan. Tuy nhiên, du khách có thể tham quan khuôn viên yên bình cùng ngôi nhà sàn nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bưu điện Hà Nội

Tòa nhà Bưu điện Hà Nội tọa lạc ở số 75 Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nó được coi là một trong những công trình kiến trúc Pháp ở Hà Nội mang tính biểu tượng của thành phố. Lấp ló sau tháp Rùa, hình ảnh chiếc đồng hồ nằm trên nóc tòa nhà Bưu điện Hà Nội đã ghi dấu trong trái tim của nhiều thế hệ người dân Thủ đô.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Phố Đinh Tiên Hoàng ngày nay xưa có tên là đại lộ Francis Garnier, là vị trí của chùa Báo Ân. Năm 1888 người Pháp sau khi tiếp quản đã phá chùa để xây nhà bưu điện. Ảnh: tunglam_397

Được kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế và xây dựng từ 1894 đến 1899, Sở Bưu điện Hà Nội mang phong cách kiến trúc tân cổ điển. Năm 1946, Sở Bưu điện Hà Nội là địa điểm diễn ra nhiều trận đánh quan trọng giữa bộ đội và tự vệ Hà Nội với lính Pháp. Một phần kiến trúc của cụm công trình này đã bị phá hủy.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Bưu điện nằm cạnh Hồ Gươm, nơi được người Pháp quy hoạch làm không gian trung tâm của Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX. Ảnh: hiimdustin

Tòa nhà chính của Bưu điện Hà Nội hiện tại mới được xây dựng năm 1976. “Có những ý kiến cho rằng tòa nhà chính xây sau này mang hình dáng hơi cứng, không ăn nhập với đường nét mềm mại của phần kiến trúc Pháp cũ bên cạnh. Tuy nhiên, sự tiếp nối ấy lại phản ánh rất rõ dòng chảy của lịch sử Hà Nội, từ thời Pháp thuộc, qua hai cuộc chiến tranh, sang thời bao cấp rồi tới ngày nay.” – nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến đánh giá.

Đại học Tổng hợp Hà Nội

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, là một trong các kiến trúc Pháp ở Hà Nội nằm ở số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Nó từng là mái nhà chung của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ nhất cả nước. Ngày nay, nằm ở địa chỉ này là hai trường ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Dược Hà Nội.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Năm 1993 chính phủ Việt Nam sát nhập ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội I và ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội thành Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: geology

Trường đại học do kiến trúc sư Ernest Hébrad, tác giả công trình trụ sở Bộ Ngoại giao trên đường Tôn Thất Đàm, thiết kế năm 1923. Công trình tuân chủ chặt chẽ kiến trúc Trường Đại học đầu thế kỷ 20 theo trường phái Tân Cổ Điển.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Tòa nhà luôn là đích ngắm tự nhiên cho mọi khuôn hình, góc máy. Ảnh: vnexpress

Tòa nhà có chiều cao thông đến tận mái vòm, các vách kính trang trí vừa lấy sáng, vừa như một tác phẩm nghệ thuật trong xử lý chi tiết, tạo nên một không gian đậm chất “thánh đường khoa học”.

Giảng đường Ngụy Như Kon Tum được coi là mẫu mực kinh điển về giải pháp xử lý độ dốc, điểm nhìn và âm học trong thiết kế kiến trúc. Điểm nhấn đặc biệt là phần nội thất với bức tranh minh họa nổi tiếng của Victor Tardieu, mô tả sinh động cuộc sống của người Hà Nội đầu thế kỷ XX với 200 nhân vật đại diện cho xã hội thời bấy giờ.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Thông qua công trình Tòa Đại học Đông Dương này, Hébrad đã khởi phát một trường phái Kiến trúc Đông Dương nổi tiếng. Ảnh: geology

Trường cấp 3 Chu Văn An

Trường THPT Chu Văn An nằm ở số 10 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, tiền thân là Collège du Protectorat (trường Trung học Bảo hộ) cũng là kiến trúc Pháp ở Hà Nội chính quyền Pháp xây dựng năm 1908. Trường được xây dựng trên đất làng Thuỵ Khuê, ven Hồ Tây nên người dân vẫn gọi là Trường Bưởi.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Nơi đây là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam. Ảnh: we25

Tổng diện tích trường THPT Chu Văn An hơn 42.000 m2 với 13 tòa nhà. Công trình kiến trúc cổ kính và đẹp nhất của trường là Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu công trình có tên là Biệt thự Schneider (La villa Schneider), theo tên của chủ biệt thự là một chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Nhà bát giác có hướng nhìn ra hồ Tây với kiến trúc độc đáo, họa tiết cầu kỳ, mang đậm phong cách Pháp, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh THPT Chu Văn An. Ảnh: we25

Rất nhiều văn nghệ sĩ cũng từng học tại ngôi trường đẹp nhất Hà Nội này như nhà thơ Xuân Diệu, nhà thơ Tú Mỡ, nhà văn Nguyễn Công Hoan, dịch giả Nguyễn Hiến Lê, hoạ sĩ Dương Bích Liên, nhà thơ Vũ Đình Liên, nhà văn Hoàng Ngọc Phách, nhà thơ Nguyễn Đình Thi, nghệ sĩ nhân dân Trần Tiến, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, nhạc sĩ Thanh Tùng…

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Đến nay, kiến trúc ngôi trường đã có hơn 110 năm lịch sử. Ảnh: laphamhanoi

Khách sạn Metropole

Khách sạn sang trọng Grand Métropole Hotel, nay là Sofitel Legend Metropole Hanoi là một trong không nhiều các công trình Pháp xây dựng ở Việt Nam còn sót lại. Nó là khách sạn năm sao đầu tiên và lâu đời nhất ở Hà Nội nằm ở số 15 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Góc cà phê ngoài trời lãng mạn như Paris. Ảnh: themarcystop

Trong suốt nửa đầu thế kỷ XX, khách sạn là nơi gặp gỡ của giới thượng lưu Hà Thành. Tại đây có một nhà hàng Pháp mang phong cách Paris chính hiệu, phục vụ rượu ngon có tiếng. Năm 1920, khi Hà Nội chưa có rạp chiếu bóng, bộ phim đầu tiên mang tên Thần cọp đã được chiếu tại Hotel Grand Cafe của Metropole để phục vụ du khách.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Báo Indochinoise nhận định: “Grand Hotel Metropole Palace là khách sạn đồ sộ nhất Đông Dương”. Ảnh: traveloka

Khách sạn là kiến trúc Pháp ở Hà Nội thể hiện nét cổ điển qua lớp sơn tường trắng, những khung cửa xanh, những hoạ tiết bằng sắt tinh xảo. Các phòng khách sạn vẫn giữ sàn gỗ cứng nguyên bản và trần nhà cao duyên dáng.

kiến trúc Pháp, du lịch Hà Nội, điểm đến ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Kiến trúc Pháp ở Hà Nội
Khách sạn Metropole mang hương vị Pháp giữa lòng Hà Nội. Ảnh: baomoi

Điều đặc biệt của tất cả các công trình này là dù đều đã có trăm năm tuổi, chúng vẫn được sử dụng với đúng mục đích xây dựng ban đầu. Những tòa nhà phong sương vẫn tiếp tục đồng hành cùng Hà Nội trong một thời đại mới, viết thêm những trang sử mới, chất chứa nặng sâu kí ức và tình cảm người dân Thủ đô. Vì thế, có dịp đến Hà Nội đừng quên ghé chơi các công trình thời Pháp thuộc bạn nhé!

Rơm

Đăng bởi: Uyên Trân Phạm

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก