Khám Phá Trải Nghiệm

Phố Bát Đàn

Phố Bát Đàn dài gần hai trăm năm mươi mét, đi từ tây sang đông nối phố Phùng Hưng với phố Hàng Bồ ở ngã tư phố Hàng Thiếc  – Thuốc Bắc.

Phố Bát Đàn chia làm hai đoạn rõ rệt:  Đoạn thuộc đất thôn Tân Khai, trước kia là đoạn qua đất còn bỏ trống mới được mở mang sau này; đoạn thuộc đất thôn Nhân Nội, một phố cũ có từ xưa, sẵn có nghề buôn bán. Đoạn thuộc đất Tân Khai cũ, mới được xây dựng từ những năm 1920 trở đi. Đầu phố giáp với phố Phùng Hưng và phố Đường Thành là khu đất cũ của ngôi trường tiểu học

phố bát đàn

Phố Bát Đàn xưa – Ảnh: Sưu tầm

Qua phố Đường Thành, phía bên trái số lẻ, có nhiều nhà tư nhân, không buôn bán, xen kẽ là những cửa hàng tương đối lớn. Một dãy nhà tám gian hai tầng là cửa hàng của Nhật, vừa là khách sạn vừa là cửa hàng tạp phẩm (số 67); nhà Đức Lợi (số 61) bán đồ đồng; nhà Oda Yamada Tiểu Điền (số 41) xuất nhập khẩu. Phía bên phải số chẵn: Tô Mỹ (số 68) thợ may Tây; Phùng Gia Lư (số 460) bán đồ đồng; afay (số 40) hàng thêu); Yamada (số 38) tức là cửa hàng tạp phẩm; Hoc Seng Hing (số 36) bán gương soi; Đức Bảo (số 34) bán đồ gỗ; An seng, Hoa kiều làm bánh kẹo. Qua đó ta thấy phố Bát Đàn vì ở gần Cổng Thành nên có những cửa hàng của Nhật, của Hoa Kiều mở phục vụ cho khách hàng là binh lính Pháp; một số cửa hàng của người Việt cũng mở ra để đón những khách hàng đó.

phố bát đàn

Phố Bát Đàn xưa – Ảnh: Sưu tầm

Đoạn phố Bát Đàn thuộc đất thôn Nhân Nội cũ mới thực là phố bán hàng đồ đàn, một nghề đã có sẵn ở đây từ xưa. Vào khoảng những năm hai mươi, ba mười thế kỷ 20 trở đi, chỗ phố đó có thêm một cửa hàng làm đồ da như va li, cặp sách, túi xách, đồ du lịch. Và ở đầu phố giáp Hàng Thiếc có mấy nhà bán thừng, dây gai, võng, chão bện bằng đây và gai.

phố bát đàn

Phố Bát Đàn ngày nay – Ảnh: Sưu tầm

Bên số lẻ giáp Hàng Điếu là đình Nhân Nội (số 33). Phía mặt đường này có sáu nhà bán đồ hàng du lịch (Hưng Long Trịnh Xuân Mão số 27 – Tường Long số 15) và hai ba nhà bán bát đĩa (số 17 và 19), rồi đến bốn nhà bán thừng võng. Bên số chẵn có nhà Nguyên Cát buôn tơ sợi, nhà Phúc Chi in sách truyện, còn thì là những cửa hàng bán bát đĩa, từ số 2 đến số 22 liền một dãy.

phố bát đàn

Phố Bát Đàn ngày nay – Ảnh: Sưu tầm

Người trong phố làm nghề buôn bán hàng đàn là người làng Phượng Dực, Đồng Quan. Đồ đàn là chậu (tư đòn năm đòn tức là các cỡ chậu sành lồng vào nhau), vại chum buôn của Phù Lãng và Thành Hoá. Thuyền Mành từ Thành ra chở chum vại và nước mắm. Về sau phố Bát Đàn buôn cả hàng Trung Quốc, Móng Cái: bát chiết yêu Thành Lạng, ấm đựng nước mầu xanh, đĩa Thành Trúc con phượng. Rồi buôn thêm cả đồ sứ của Nhật.

phố bát đàn

Phố Bát Đàn ngày nay – Ảnh: Sưu tầm

phố bát đàn

Phố Bát Đàn ngày nay – Ảnh: Sưu tầm

Cửa hàng đồ Đàn thường đơn giản: đồ đàn thường bày ngay trên mặt đất, sát tường là mấy giá hàng nhiều tầng bày lọ lộc bình, bát buộc từng dây, ấm sứ. Một số cửa hàng kê thêm chiếc quầy đằng trước bày đồ sứ Nhật đẹp. Các bà đứng ra buôn bán giao thiệp, chồng chỉ trông nom sổ sách cho vợ. Buôn bán nhiều hàng mà không cần nhiều vốn, vì cát hàng đồng chịu đồng trả, lãi nhiều, làm ăn chóng phát đạt.

phố bát đàn

Phố Bát Đàn ngày nay – Ảnh: Sưu tầm

phố bát đàn

Nhân nội Linh từ trên Phố Bát Đàn – Ảnh: Sưu tầm

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930 – 1932 làm cho hàng ế ẩm, nhiều cửa hàng phải đóng cửa. Nhưng đến năm 1936 – 1939 nền kinh tế Hà Nội được phục hưng, việc buôn bán trở lại thinh vượng nhanh chóng. Chiến sự cuối năm 1946 đầu 1947 phố Bát Đàn bị tàn phá nghiêm trọng, nhà cửa đổ hoặc bị hư hại nặng; cả phố chỉ còn sót lại có bốn nóc nhà nguyên vẹn (số 3 – 5 – 7 và 11). Trong thời tạm chiếm hai mặt đường phố mới được xây dựng lại. (Hiện nay gia đình cũ của phố Bát Đàn chỉ còn lại mươi nhà 1 – 3- 5 – 7- 11- 23 – 10 – 12 – 24 – 26).

phố bát đàn
 

Tiệm phở gia truyền trên Phố Bát Đàn – Ảnh: Sưu tầm

Đến với Hà Nội, du khách hãy bỏ ra hẳn 1 ngày để dạo quanh những con phố nơi đây, để hòa mình vào với không khí kẻ chợ, hiểu thêm bản sắc, văn hóa con người Việt Nam.

Đăng bởi: Thiên Ý Chế Thị Thiên Ý

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก