Quảng Bình

Quảng Bình Quan - chứng tích lịch sử

“Về Quảng Bình đi anh

Quê em gánh hai đầu đất nước

Nơi bão giông, gió Lào, nắng luộc.

Nhưng tình người mộc mạc, thủy chung”

Vùng đất Quảng Bình không chỉ nổi tiếng là nơi có rất nhiều nhiều hệ thống hang động nổi tiếng như Phong Nha, Thiên đường, Sơn Đoòng, … mà còn là nơi lưu giữ những di tích lịch sử quý giá để đời. Và chúng ta không thể không nhắc đến Quảng Bình Quan được xây dựng từ năm 1639 (thời Chúa Nguyễn). Đây là một trong những thành luỹ quan trọng và vững chắc nhất thời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Trải qua ngần ấy thời gian, nhiều lần bị hư hại nặng, Quảng Bình Quan đã được khôi phục gần như nguyên bản, để bây giờ tồn tại như minh chứng lịch sử một thời đã qua ngay giữa lòng thành phố hoa hồng – Đồng Hới thơ mộng. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng topquangbinh tìm hiểu về Quảng Bình Quan – biểu tượng lịch sử của Quảng Bình nhé!

Lịch sử của Quảng Bình Quan

Về Quảng Bình Quan, sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép: “Cổng dài 2 trượng 1 thước, rộng 2 trượng 5 thước; thành ngoài gác cổng dài 6 thước, cao 3 thước. Năm Minh Mạng thứ 6 (1826) ông cho xây gạch, đá…”

quảng bình quan - chứng tích lịch sử

Toàn cảnh Quảng Bình Quan

Toàn cảnh Quảng Bình Quan

Quảng Bình Quan là một trong ba cửa thành của thành Trấn Ninh kéo dài từ chân núi Đầu Mâu, hệ thống tường thành quân sự gần dài 30km được thiết kế và xây dựng vào năm 1631 bởi nhà chiến lược quân sự tài ba Đào Duy Từ. Hệ thống tường bao được Đào Duy Từ tính toán chi tiết. Được xây dựng cẩn thận, rất kiên cố, kiên cố giúp chúa Nguyễn chống chọi được với cuộc tấn công của quân Trịnh vào Đàng Ngoài.

Trên thực tế, Lũy Đầu Mâu Nhật Lệ có ba cửa quan dài hơn 3.000 trượng, nhưng sử cổ chỉ ghi lại hai. Ba cửa ấy là:

  •  Cửa vào dinh Quảng Bình gọi là Quảng Bình Quan hay được qun thuộc gọi là “Cổng Bình Quan”
  •  Cổng Lý Chính Đại Quan Môn, vua Minh Mạng đổi là Võ Thắng Quan, nhân dân gọi là Cổng Thượng.
  •  Cửa Thủ Ngự ở cửa biển Nhật Lệ (ngày nay chưa thành văn, thất truyền)

Quay trở lại với cuộc chiến Trịnh – Nguyễn. Nhờ Quảng Bình Quan mà đã có gần nửa thế kỷ (1627-1672) diễn ra cuộc chiến đẫm máu của Trịnh – Nguyễn nhưng chúa Nguyễn vẫn có thể kiên cố chống chịu. Chính là thành Trấn Ninh đã giúp chúa Nguyễn chặn đứng và đẩy lùi nhiều cuộc tấn công, trong đó có 7 trận đánh quy mô lớn của quân Trịnh khiến quân Trịnh không thể qua được cửa ải này.

Năm 1825, sau khi lên ngôi, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Vua Minh Mạng là chú ý đến các công trình di tích lịch sử văn hóa. Ông đã sửa chữa và trùng tu nhiều di tích lịch sử, bao gồm Quảng Bình Quan. Ngoài việc trùng tu các hạng mục bị phong hóa, hư hỏng, ông còn cho xây thêm các tháp canh phía ngoài cổng để cổng thêm uy nghiêm.

Đặc biệt các vua nhà Nguyễn còn cho phép  hình ảnh Quảng Bình vào Nghi Đỉnh nổi bật trong Tử Cấm Thành. Chính vì vậy, Quảng Bình Quan được coi là một trong những công trình văn hóa lịch sử tiêu biểu nhất của nước ta thời bấy giờ.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mặt trận Quảng Bình Quan (nay là đường Lê Lợi, huyện Đức Ninh) vẫn có thành xung quanh, một cây cầu hình vòm bắc qua thành được xây bằng gạch. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quảng Bình Quan đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Điển hình như sự kiện sau của tỉnh và thành phố Đồng Hới: Đêm 22-23/8/1945, cư dân Đồng Hới và vùng phụ cận tập trung về Quảng Bình Quan để cùng với nhân dân các vùng tiến đến trung tâm thành phố dành lại chính quyền.

quảng bình quan - chứng tích lịch sử

Quảng Bình Quan ngày xưa

Quảng Bình Quan ngày xưa

Một sự kiện quan trọng không kém ở Quảng Bình Quan, đó chính là giặc Pháp đã xử tử nhiều chiến sĩ cộng sản yêu nước để uy hiếp tinh thần của nhân dân. Thực dân Pháp dùng đồn Quảng Bình làm đồn gác để kiểm soát giao thông của chúng ta.

Năm 1954, trước khi quân địch rút khỏi thành phố Đồng Hới, chúng đã cho nổ tung và phá hủy nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có cầu và cửa Quảng Bình Quan.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ với “Chiến dịch Linebacker II”, chúng muốn  đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá. Đế quốc Mỹ đã không ngừng liên tiếp mở nhiều chiến dịch tấn công Đồng Hới từ trên không và bằng đường biển (hải quân)… Sau một thời gian ngắn, thành phố Đồng Hới bị san bằng. Chiến tranh kết thúc, ngoài việc trùng tu, tái thiết quê hương, nhiều công trình văn hóa được đầu tư, trùng tu, trong đó có Quảng Bình Quan.

Quảng Bình Quan ngày nay

Quảng Bình Quan hiện nay đã được trùng tu lại hiện trạng gần giống nguyên bản để du khách có thể đến tham quan và tìm hiểu di tích lịch sử có giá trị sâu sắc về mặt văn hoá cũng như là đặc trưng của mảnh đất địa linh nhân kiệt – Quảng Bình.

quảng bình quan - chứng tích lịch sử

Quảng Bình Quan ngày nay sau khi được trùng tu

Quảng Bình Quan ngày nay sau khi đã được trùng tu

Hiện di tích lịch sử Quảng Bình Quan nằm ở trung tâm khu phố Hải Đình giữa bốn bề đường: phía tây là đường Đức Ninh, phía đông là đường Mẹ Suốt dẫn ra bến sông Nhật Lệ, phía bắc là đường đi thủ đô Hà Nội và phía nam là đường vào tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quảng Bình Quan cũng có nhiều tên gọi khác nhau, có người nói đó là cổng vào Dinh Quảng Bình, có người nói đó là cổng Bình Quan.

quảng bình quan - chứng tích lịch sử

Quảng Bình Quan về đêm

Quảng Bình Quan giữa lòng thành phố Đồng Hới về đêm

Bên cạnh là một chứng tích lịch sử oanh liệt, hiện Quảng Bình Quan cũng là địa điểm chụp ảnh sống ảo ưa thích của rất nhiều bạn trẻ bởi phong cảnh cổ kính trông rất nên thơ. Không ít du khách khi đến với Quảng Bình Quan đã phải trầm trồ trước vẻ đẹp mộc mạc, trang nhã của một di tích lịch sử có giá trị văn hoá lâu đời.

Quảng Bình Quan đã trở thành một biểu tượng bất tử được người đời nhắc đến khi về mảnh đất đầy nắng và gió – Quảng Bình và sẽ luôn mãi mãi ở trong tim của mỗi người con đất mẹ nơi đây.

Đăng bởi: Đan Nguyễn

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Bình

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก