Khám Phá Trải Nghiệm

Rừng Vàm Sát

Rừng Vàm Sát là một khu du lịch sinh thái phát triển bền vững nhất của thế giới tại Việt Nam do tổ chức Du lịch thế giới WTO công nhận.

Rừng Vàm Sát có phong cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, điểm xuyến giữa những dòng sông xanh biếc là hình ảnh kiếm ăn của bầy chim cò. Len lỏi vào trong, du khách sẽ bắt gặp đàn dơi quạ treo mình ẩn bên trong tán lá những ngọn đước cao.

rừng vàm sát

Khu du lịch Vàm Sát với hệ sinh thái phát triển bền vững – Ảnh: Sưu tầm

Nằm trong khu dự trữ sinh quyển Thế giới, rừng ngập mặn Vàm Sát thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, vốn là mảnh đất thiêng có nhiều cây cổ thụ nguyên sinh, tán rộng sum suê, phong phú, thú rừng quý hiếm tập trung sinh sống rất đông. Vàm Sát được bao bọc bởi các con sông Vàm Sát, Dinh Bà, Lò Rèn, Gốc Tre và trên 800ha rừng đước từ 5 – 20 tuổi, hơn 300ha rừng tạp,…

rừng vàm sát

Nằm trong khu dự trữ sinh quyển Thế giới – Ảnh: Sưu tầm

Hiện nay, với hơn 2000ha rừng phục hồi tự nhiên, cùng hệ thống sông, rạch nằm chằng chịt trong rừng, dọc hai bờ kênh rạch, màu xanh của cánh rừng đước, mắm trỗi dậy bạt ngàn. Thấp thoáng trên những con sông nhỏ xuyên rừng, rặng dừa nước tươi tốt đón chào, lá vươn lấp lánh trong nắng vàng tươi.

rừng vàm sát

Sở hữu hệ thống sông rạch chằng chịt – Ảnh: Sưu tầm

Ngoài bộ sưu tập cây rừng ngập mặn phong phú, Vàm Sát còn có hai địa điểm nổi tiếng: Đầm Dơi và Tràm Chim. Thiên nhiên hoang dã đã tạo cho Vàm Sát chỗ nghỉ chân lý tưởng của loài dơi quạ, giữa cánh đầm lấp xấp chỉ mỗi cây đước, dơi quạ có cánh sải dài 1m, bay về sống hơn 10.000 con.

Trong ráng chiều, dơi tìm chỗ ngủ lao xao, phá tan bầu không khí yên tĩnh của cánh rừng. Trên những ngọn cây chà là trong Vàm Sát, chim, cò muôn phương hội tụ ngày đêm, tạo thành tràm chim rộng lớn. Động vật ở Vàm Sát dần trở nên đông đúc, những thú quý như heo, mèo rừng, trăn, kỳ đà, sóc, cá sấu, khỉ góp phần làm đa dạng thêm hệ động thực vật cần bảo tồn nơi đây.

rừng vàm sát

Động vật ở Vàm Sát vô cùng đông đúc và đa dạng – Ảnh: Sưu tầm

rừng vàm sát

Du lịch Vàm Sát đang dần thu hút khách du lịch – Ảnh: Sưu tầm

Môi trường của Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện rất đặc biệt, là một hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Là một vùng ven biển có nhiều cửa sông. Rừng ngập mặn Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa và chất dinh dưỡng từ thượng nguồn và lưu vực của các con sông và dưới sự ảnh hưởng của biển – thủy triều đã hình thành hệ thực vật rừng Sát phong phú về các chủng loại và là nơi cung cấp thức ăn nuôi dưỡng, là nơi cư trú của các loài thủy sinh vật và động vật có xương sống ở cạn.

rừng vàm sát

Là nơi giao thoa của nhiều hệ sinh thái – Ảnh: Sưu tầm

rừng vàm sát

Rừng ngập mặn với lượng phù sa lớn – Ảnh: Sưu tầm

Cả khu rừng ngập mặn Vàm Sát xanh ngút ngàn, chứa trong lòng bao kỳ thú của thiên nhiên sẽ hiện rõ ràng trong mắt khi bạn chinh phục tháp Tang Bồng, được xây cao trên 25m. Từ đỉnh tháp nhìn xuống sẽ thấy Vàm Sát nổi lên như cây nấm xanh giữa đất trời phương Nam hiền hoà.

rừng vàm sát

Chứa bên trong nhiều điều kỳ thú của thiên nhiên – Ảnh: Du khách

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 55km về phía Đông Nam, rừng ngập mặn Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái của Việt Nam vừa được bình chọn là bền vững nhất thế giới (cùng với Bình Châu).

rừng vàm sát

Được công nhận là khu du lịch sinh thái bền vững nhất – Ảnh: Sưu tầm

Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành “lá phổi” đồng thời là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Đồng Nai – Sài Gòn để ra biển Đông.

Đăng bởi: Hoài Phương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก