Kỹ Năng

Tâm lý đám đông là gì? Những tác động của hiệu ứng đám đông

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về cụm từ “tâm lý đám đông”, vậy bạn có hiểu được ý nghĩa của cụm từ này hay không? Hiệu ứng đám đông xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta không để ý. Tâm lý đám đông giống như một con dao hai lưỡi, có cả mặt tốt và mặt xấu vì vậy bạn cần phải hiểu thật rõ nó để không bị “dắt mũi” theo dư luận.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu rõ hơn về hiệu ứng này và xem thử những tác động của nó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống xung quanh ta. Cùng với GiaTriCuocSong.Org đi tìm hiểu ngay nhé.

Tâm lý đám đông là gì? 

kỹ năng, tâm lý đám đông là gì? những tác động của hiệu ứng đám đông

Tâm lý đám đông là gì?

Hiệu ứng đám đông (Informational Social Influence) được hiểu là trạng thái tâm lý khi các nhóm người cùng nhau làm một hành động nào đó. Phần lớn, các hành vi này đều xuất phát từ sự tò mò, hiếu kỳ muốn biết xem việc gì đang xảy ra. Tâm lý đám đông khiến nhiều người đổ xô vào đó mà không hề biết nguyên nhân, nguồn gốc của sự việc, họ làm theo một cách vô thức hay còn gọi là “bắt chước”.

Tâm lý học đám đông tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, ở mọi nơi từ nhà ở đến ngoài đường và tại nơi làm việc. Ví dụ, bạn đi ra đường và từ xa nhìn thấy một nhóm người đang làm gì đó, bạn không rõ nhưng nhanh chóng chạy xe đến đo và chạy tới để xem. Và kết quả đó có thể là một vụ tai nạn, một vụ đánh ghen hay chỉ đơn giản là một nhóm người đang làm một việc gì đó. Đây chính là tâm lý đám đông và bạn đang bị nó thu hút. Những người khác cũng giống bạn, họ cũng nhìn thấy nơi đó có nhiều người và hành động vô thức là chạy tới xem mà không biết rõ chuyện gì đang xảy ra.

Nguồn gốc của “Tâm lý đám đông”

kỹ năng, tâm lý đám đông là gì? những tác động của hiệu ứng đám đông

Nguồn gốc của “Tâm lý đám đông”

Thứ nhất, nguồn gốc đơn giản nhất của hiện tượng đám đông bắt nguồn từ sự tò mò, hiếu kỳ của con người, mong muốn biết được điều gì đang diễn ra nhưng lại thiếu thông tin xác thực về sự việc đó. Hiệu ứng đám đông có tốc độ lây lan với tốc độ chóng mặt vì vậy mà thông tin được truyền đi nhanh mà không biết đúng hay sai. Lấy ví dụ đơn giản như bạn thấy mọi người chụm lại chỉ trích một ai đó và bạn cũng hùa theo mà không cần biết cụ thể sự việc như thế nào.

Nguyên nhân thứ hai đó là con người chạy theo xu hướng, trend mới mẻ đang hót trên mạng xã hội. Ví dụ, có một vụ việc đang nổi lên vụ ngôi sao nổi tiếng ngoại tình. Có người cho rằng điều đó là đáng lên án và những người đồng tình sẽ hùa vào like, thả tim, bình luận đó. Nhưng có người xem việc này là bình thường và cũng có một phe hùa theo như vậy. Những cuộc tranh cãi “ảo” này có thể thu hút hàng triệu người bình luận. Đây cũng chính là hiệu ứng đám đông.

Thứ ba, tâm lý đám đông xuất hiện có thể là do chúng ta sợ đi ngược lại với mọi người, sợ sai, sợ bị chê cười vì vậy mà họ lựa chọn làm theo số đông mặc dù đôi khi trong lòng không muốn như vậy. Lựa chọn theo đám đông cũng là một cách an toàn bởi đơn giản là “đa số luôn thắng thiểu số” khiến cho chúng ta hùa theo hào nhoáng của đám đông mà không cần biết đúng sai.

Tác động của hiện tượng tâm lý đám đông

kỹ năng, tâm lý đám đông là gì? những tác động của hiệu ứng đám đông

Tác động của hiện tượng tâm lý đám đông

Về mặt tích cực

Hiệu ứng đám đông giúp lan tỏa những thông điệp tốt trong xã hội. Những hành động tốt đẹp, nhân ái đáng được tuyên dương và nhờ có hiệu ứng đám đông mà những hành động này được lan tỏa nhanh hơn. Ví dụ như hành động cứu người, chia sẻ khó khăn, làm từ thiện…

Trong kinh doanh, hiện tượng đám đông được các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả để thu hút khách hàng. Các cửa hàng thường sẽ tổ chức một đợt khuyến mãi lớn và có rất nhiều người xếp hàng, chen chúc nhau để mua. Khi nhìn thấy hình ảnh này, bạn cũng bị thu hút và kích thích nhu cầu mua sắm mặc dù ngay từ đầu bạn chưa có ý định gì đối với món đồ đấy. Đây là một chiến lược marketing cực kỳ hiệu quả được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng để tổ chức lễ khai trương, sale lớn.

Bạn đọc quan tâm

Trong cuộc sống hằng ngày, hiệu ứng này cũng có thể giúp bạn có những thói quen tích cực. Ví dụ như bạn thấy nhiều người tập thể dục buổi sáng và bắt chước làm theo. Hay trong công việc, nhìn thấy tất cả mọi người đều hăng say làm việc, bạn cũng sẽ tập trung theo họ.

Tâm lý đám đông đôi khi có ích và giúp chúng ta tránh được những sự cố đáng tiếc. Ví dụ như tòa nhà bị cháy, bạn nhìn thấy mọi người kéo nhau chạy mà không biết nguyên do và bạn cũng sẽ giống như mọi người, chạy khỏi đó dù chưa biết chuyện gì. Điều này giúp bạn tránh được những sự việc không đáng có sau đó.

Về mặt tiêu cực

Ngược lại, hiện tượng đám đông cũng có thể là mặt xấu và gây nên hậu quả vô cùng lớn. Đầu tiên, việc bạn bắt chước đám đông đang có những suy nghĩ lệch lạc có thể gây nên những suy nghĩ lệch lạc sau đó. Ví dụ, bạn hùa theo mọi người chửi rủa ai đó trên mạng xã hội mặc dù không hề biết nguyên nhân sự việc.

Khi hùa theo đám đông một thời gian, chúng ta sẽ luôn cho rằng mọi ý kiến của số đông đều đúng. Điều này làm nhận thức cá nhân bị sai lệch và nghi ngờ vào quyết định của bản thân. Bên cạnh đó, con người dần dần hình thành nên những thói quen xấu chỉ biết làm theo người khác, biến mình thành người thiếu bản lĩnh, dễ bị lôi kéo, kích động.

Trong kinh doanh cũng vậy, “tiếng lành đồn gần tiếng dữ đồn xa”, đôi khi chỉ vì một cá nhân mà làm ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp. Ví dụ, một khách hàng không hài lòng về dịch vụ của Công ty sau đó đăng lên mạng, sau đó theo hiệu ứng đám đông, nhiều người vào hùa theo và nhận xét xấu về công ty đó. Điều này có thể khiến một số doanh nghiệp phá sản.

Giải pháp nào cho hiệu ứng đám đông

kỹ năng, tâm lý đám đông là gì? những tác động của hiệu ứng đám đông

Giải pháp nào cho hiệu ứng đám đông

Như đã nói thì hiện tượng đám đông cũng có mặt tốt, mặt xấu chính vì vậy quan trọng nhất đó là nhận thức của chính bạn. Cần trau dồi kiến thức và trải nghiệm thực tế để có những hiểu biết sâu sắc, phân biệt được đúng sai trước mọi vấn đề trong cuộc sống.

Tin vào nhận thức của mình và tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân. Không phải lúc nào người khác cũng đúng và bản thân đều sai nên hãy tự tin nói lên quan điểm của mình trước mọi vấn đề dù nó có đi ngược lại với mọi người.

Cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của đám đông, chúng ta không xem thường nó nhưng cũng đừng đề cao sự đánh giá của dư luận.

Lời kết

Tâm lý đám đông đã xuất hiện từ trong lịch sử loài người chứ không chỉ riêng trong xã hội hiện đại ngày nay. Chúng ta không thể loại bỏ hiện tượng này ra khỏi cuộc sống nhưng chúng ta biết cách để không bị nó “ dắt mui”. Điều quan trọng nhất vẫn là xây dựng cho bản thân một nhận thức tốt và luôn tự tin vào những cảm xúc, suy nghĩ của mình.

Đăng bởi: Tiến đạt Lê Trần

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก