Khám Phá Trải Nghiệm

Tìm hiểu Lăng Nguyễn Hữu Hào

Tọa lạc ở phía Tây Nam của thành phố, Lăng Nguyễn Hữu Hào là một công trình lịch sử còn lại cho tới ngày nay. Nơi đây là một địa danh nổi tiếng mang dấu ấn thời vua chúa ngày xưa. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về địa điểm này thì cùng happydaytravel.com tham khảo trong bài viết bên dưới.

1. Đôi nét về Lăng Nguyễn Hữu Hào

Mục lục bài viết

Địa chỉ: đường Hoàng Văn thụ, Phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Giờ mở cửa: tự do

Giá vé: miễn phí

Lăng Nguyễn Hữu Hào là nơi an nghỉ của ông Nguyễn Hữu Hào – người thân sinh của hoàng Hậu Nam Phương vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Đối với người dân Đà Lạt thì lăng mộ này là một quần thể tráng lệ cần được giữ gìn và bảo tồn theo thời gian. Ngày trước ông là Long Mỹ Quận Công tức là quốc trượng dưới thời Hoàng Đế Bảo Đại, một chức quan lớn.

Lăng mộ giờ đã trở thành một trong những di tích kiến trúc văn hóa dân tộc quý giá. Tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây của thành phố Đà Lạt, khu vực đồi núi cây cối rậm rạp bao quanh, khá âm u và bị thời gian vùi lấp. Ngày xưa còn hương khói đủ đầy giờ khá vắng vẻ và ít người biết đến, chủ yếu có người bản địa tới thăm và thắp nén hương, dọn dẹp.

tìm hiểu lăng nguyễn hữu hào

Lăng Nguyễn Hữu Hào

Quận công Nguyễn Hữu Hào là ai?

Nhiều người tò mò về người được xây lăng mộ đồ sộ ở đây là vị nào? Câu trả lời đó là ông Nguyễn Hữu Hào vốn là một địa chỉ giàu có nhất ở miền Nam. Con gái ông vô cùng xinh đẹp đặt tên là Nguyễn Hữu Thị Lan. Năm 13 tuổi Nguyễn Hữu Thị Lan đi sang Pháp du học tại một trường công giáo, sau khoảng 7 năm trở về quê nhà và kết hôn cùng vua Bảo Đại, trở thành Nam Phương hoàng hậu.

Vào năm 1939 khi thân phụ mất, hoàng hậu đã cho xây dựng lăng mộ cho ông Nguyễn Hữu Hào ở một khu đồi yên ắng. Khu mộ ngày đó rất nổi tiếng và quy mô.

Lăng có vị trí đắc địa, cao điểm long mạch

Khu lăng này được xây dựng liên tục trong 4 năm tới tận ngày 10/9/1941 mới hoàn thiện. Lăng mộ được huy động rất đông người làm việc, nguyên vật liệu được chọn lựa cẩn thận để xây mộ phần chắc chắn và uy nghi. Công trình kiến trúc cho tới tận bây giờ vẫn tráng lệ, đồ sộ nổi bật dấu ấn lịch sử và mang nét thời đại phong kiến xưa cũ.

Nằm ở vị trí được đánh giá là đắc địa, cao điểm long mạch, cổng trước hướng về phía trung tâm thành phố Đà Lạt. Bao quanh là khu rừng già xanh rì, vạn vật yên bình, hài hòa với thiên nhiên, không khí trong lành. Nguyên ngọn đồi cao có thể nhìn thấy thành phố xa xa, khung cảnh bốn bề rất đẹp. Lăng nằm trên con đường Vạn Thành – Tà Nung đẹp nổi tiếng với khung cảnh sơn cước thanh bình.

Lăng tựa như đóa hoa sen đang nở rộ giữa khu rừng tĩnh mịch. Khu vực cổng vào là một trụ biểu có 4 trụ thẳng đứng thiết kế hoa văn và hình chó ngao, và 2 bên có đề tự cặp câu đối do Nam Phương Hoàng Hậu viết thương tiếc thân phụ.

tìm hiểu lăng nguyễn hữu hào

Đường đi lên lăng mộ

2. Hướng dẫn đường đi tới Lăng Nguyễn Hữu Hào

Du khách xuất phát từ chợ Đà Lạt chạy xe theo hướng đường Nguyễn Văn Cừ. Tiếp tục chạy xe qua đường 3 tháng 2 qua vòng quay chỗ khách sạn Sài Gòn-Đà Lạt. Rẽ về phía đường Hoàng Văn Thụ rồi đi thẳng qua thác Cam Ly. Sau đó qua vòng xoay theo hướng làng hoa Vạn Thành, du khách sẽ thấy cổng của lăng mộ ông Nguyễn Hữu Hào rồi cất xe đi bộ vào bên trong nhé.

3. Sự bí ẩn của Lăng mộ Nguyễn Hữu Hào 

Công trình kiến trúc này mang đậm sắc màu phương Đông và đặc trưng của triều đại nước Nam dưới thời trị vì của vua Bảo Đại. Tổng thể công trình đồ sộ, bốn mái vát cong giống hình đóa hoa sen đang nở vừa thanh khiết vừa đẹp uy nghi, gợi tới sự trang nghiêm, khiến người ngắm có cảm nhận hồi tưởng lại mình đang quay về thời vua chúa xưa kia.

Lăng Nguyễn Hữu Hào được xây dựng trên đồi thông rộng chừng 16ha, view hướng có thể nhìn thấy vẻ đẹp hùng vĩ của thác Cam Ly. Cách trung tâm thành phố 2km không quá xa nhưng lại tách biệt sự nhộn nhịp phố thị chỉ thấy rừng núi hoang sơ.

tìm hiểu lăng nguyễn hữu hào

Khung cảnh ở lăng Nguyễn Hữu Hào

Lối lên lăng xây thành một đường thẳng là đường đi duy nhất độ dốc thoai thoải gồm có 158 bậc tam cấp và chiếu nghỉ. Sân tế rộng được lát xi măng bằng phẳng, có lan can xây bao quanh làm rào chắn. Tiếp đi thẳng phía trước sẽ là 13 bậc thềm rồi tới khu vực nhà mồ. Bên trong lăng có 2 ngôi mộ xây hình chữ nhật cao chừng 30cm nằm cạnh bên nhau, vật liệu bằng đá xanh nguyên khối. Đó là phần mộ của ông Nguyễn Hữu Hào và Nhị phẩm phu nhân Lê Thị Bình.

Trên lăng mộ bằng đá khắc nhiều hoa văn cầu kỳ chi tiết về giới quý tộc biểu hiện của sự giàu có, quyền uy. Mặt nền dưới đất làm cao lên khoảng 30cm. Tòa lăng này được thiết kế theo lối kiến trúc cung đình Huế. Trên đỉnh mái nhà có cây thánh giá vì quốc công theo đạo Công giáo. La phông mộ được xây theo kiểu giàn hoa, mái phía trên được lợp ngói lưu ly màu xanh cổ kính.

Công trình này xây dựng bằng gạch tô đá rửa và hoàn toàn không sử dụng gỗ, chủ yếu dùng bê tông cốt thép tạo độ chắc chắn chịu lực tốt và bền bỉ lâu dài. Bước và không gian bên trong lăng gợi điều gì đó bí ẩn bị thời gian vùi lấp, có sự lạnh lẽo và uy nghi. Ngày nay thì các du khách quan tâm tới triệu đại vua Bảo Đại cũng sẽ tìm về địa danh này tham quan và tìm hiểu thêm. Có điều không quá đông người nên khu này bao quanh vắng vẻ, đìu hiu.

tìm hiểu lăng nguyễn hữu hào

Lăng giờ vắng vẻ

4. Các địa điểm gần Lăng Nguyễn Hữu Hào

  • Thác Cam Ly 
  • Nhà thờ Con Gà 
  • Fresh Garden
  • Làng hoa Vạn Thành 
  • Chợ Đà Lạt

Những công trình kiến trúc xa xưa còn để lại sẽ được gìn giữ cho tới tận mai sau để con cháu biết về lịch sử dân tộc. Lăng Nguyễn Hữu Hào là một địa danh nổi tiếng, hy vọng sẽ được nhiều người biết tới và ghé thăm. Bạn muốn biết thêm các địa danh lịch sử nữa thì ghé Happy Day Đà Lạt nhé.

Đăng bởi: Khánh Nguyễn Hoàng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก