Khám Phá Trải Nghiệm

Tìm hiểu nét độc đáo của mâm cỗ Tết của người Việt

Tết nguyên đán, một trong nhiều dịp lễ để con cháu thể hiện lòng thành kính với ông bà bố mẹ, gia đình sum vầy. Đây còn là khoảng thời gian để mọi người vui vẻ nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng tích cực sau một năm khó nhọc, ước nguyện cho năm mới bình an, vạn sự như ý. Những ý nghĩa của ngày Tết được bộc lộ qua nhiều phong tục như lì xì, xin lộc đầu năm, trang trí nhà cửa… Và đặc biệt, nó còn thể hiện rõ nét trong văn hóa ẩm thực của người Việt.

Ẩm thực là một phần quan trọng mà chẳng thể thiếu của tiết trời mùa xuân, nên người Việt từ xưa đến giờ luôn gọi 2 từ thân thương là ăn Tết thay vì lễ Tết. Những mâm cỗ trong thời điểm này cũng vì thế mà được bày biện và chế biến với vô số đồ ăn ngon mang rõ nét truyền thống của dân tộc. Dù là người dân khắp ba miền của tổ quốc, dù giàu hay nghèo, thì mọi thứ gia đình đều cố gắng chuẩn bị mâm cơm cúng hoặc đãi khách vô cùng công phu và tỉ mỉ.

tìm hiểu nét độc đáo của mâm cỗ tết của người việt

Ẩm thực ngày Tết của người Việt mang rõ nét truyền thống dân tộc

Mâm cỗ Tết – Nơi chứa đựng những giá trị tâm linh và tinh thần

Có thể nói rằng đây chính là thời điểm rất phù hợp để bất kỳ một vị du khách nước ngoài nào muốn tìm hiểu thêm về văn hóa và truyền thống của Việt Nam. Bởi lẽ người dân nước ta rất coi trọng tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên và đó là dịp thể hiện vô cùng đậm nét. Cụ thể là việc bắt đầu từ 23 tháng Chạp là ngày cúng để đưa ông Táo về chầu trời sau một năm, 25 tháng Chạp cúng đưa ông bà, ngày 30 Tết sẽ là cúng rước ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình con cháu (hay còn gọi cúng tất niên) và cúng giao thừa, cho tới lễ cúng trong 3 ngày Tết chính là Mùng 1, Mùng 2 và Mùng 3.

tìm hiểu nét độc đáo của mâm cỗ tết của người việt

Mâm cơm luôn đầy đủ màu sắc cũng như hương vị, cân bằng cho nhau một cách hài hòa

Và trong mỗi ngày như vậy, người ta sẽ sửa soạn một mâm cỗ khác nhau sao cho phù hợp với ý nghĩa riêng cho từng ngày. Nhưng dù sao đi nữa, ẩm thực trong ngày Tết đều mang ý nghĩa tỏ lòng thành kính của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên, những người đã khuất, khấn vái mời ông bà về sum vầy với gia đình đôi ba ngày Tết, cũng như cầu mong tổ tiên phù hộ mang tới may mắn dành cho con cháu, xua tan điều xấu, vận xui trong năm mới.

Bên cạnh đó thì mâm ngũ quả cũng chính là một điểm độc đáo trong ẩm thực của ngày Tết. Mỗi vùng miền sẽ có một cách bài trí mâm ngũ quả khác nhau. Với người miền Bắc sẽ bày lên mâm các loại quả như quất, quýt, bưởi cam, chuối hay phật thủ… Trong khi đó, người miền Nam sẽ bày mâm ngũ quả theo ý nghĩa đậm chất dân gian, mộc mạc với ý nghĩa theo tên gọi của những loại quả đó, điển hình như là mãng cầu (cầu), dừa xiêm (dừa), đu đủ (đủ), xoài (xài). Nhiêu đó cũng đã đủ để thấy rằng những bản sắc truyền thống từ bao đời nay vào dịp Tết Nguyên Đán được người Việt gìn giữ và bảo vệ từ bao đời nay.

tìm hiểu nét độc đáo của mâm cỗ tết của người việt
tìm hiểu nét độc đáo của mâm cỗ tết của người việt

Mâm ngũ quả góp phần làm ra một mùa xuân sum vầy, trọn vẹn

Ẩm thực ngày Tết của hai miền Nam Bắc

Người miền Bắc

Người miền Bắc rất cẩn thận và nghiêm ngặt trong việc trang bị mâm cỗ tết, Mâm cơm phải có 4 bát 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa và 4 phương. Thông thường thì 4 bát sẽ bao gồm: chân giò hầm măng khô, canh bóng thả, mọc nấm và miến. 4 đĩa sẽ gồm: Bánh chưng, thịt gà, nem rán và giò lụa. Khi dùng bữa sẽ sử dụng các món được bày biện trên đĩa trước rồi dùng các món được bày biện trong bát. Ngoài ra, với những gia đình khá giả hơn hoặc đông người hơn thì họ sẽ làm mâm cơm lớn hơn với 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa.

tìm hiểu nét độc đáo của mâm cỗ tết của người việt

Mâm cơm cúng của người miền Bắc luôn xuất hiện chiếc bánh chưng (Ảnh: Internet)

Với món tráng miệng của người dân miền Bắc cũng khá là đa dạng với nhiều loại đồ ăn vặt, có thể liệt kê ra như: Mứt hoa quả, ô mai, hồng khô, quà bánh,.. Đặc biệt hơn, món chè kho nấu từ đậu xanh và đường hay  chè con ong là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết ở miền Bắc.

Người miền Nam

Với tính tình hào sảng nhưng lại bình dị của người dân miền Nam cũng đã ảnh hưởng phần nào tới mâm cơm ngày Tết. Họ không quá tuân thủ nghiêm khắc các quy tắc khi làm mâm cúng mà tùy theo điều kiện của từng gia đình một. Tuy nhiên không thể nói là mâm cơm ngày tết của họ không có điểm riêng, Mâm cỗ đó không thể thiếu các món như: Thịt kho hột vịt, canh khổ qua nhồi thịt, lạp xưởng, bánh tét, củ kiệu… Và món tráng miệng sẽ là các loại mứt trái cây hoặc là các loại hạt, điển hình như là: mứt dừa, mứt mãng cầu, mứt bí, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt bí,…

Tuy rằng mâm cơm cúng của người miền nam không tuân theo bất kì quy luật nào, nhưng thực sự chất cơm cúng của họ luôn áp dụng được triết lý âm dương ngũ hành, nhằm để bộ lộ sự sinh sôi cũng như cân bằng năng lượng trong cơ thể mỗi người.

tìm hiểu nét độc đáo của mâm cỗ tết của người việt

Mâm cơm cúng của người Nam luôn có thịt kho hột vịt, củ kiệu, khổ qua và bánh tét

Mặc dù mâm cỗ hai miền Nam Bắc không trùng lặp nhưng đều mang ý nghĩa kết nối các thành viên trong gia đình và mong muốn 1 năm sum vầy, như ý. Hy vọng, bài viết về nét độc đáo trong ẩm thực ngày Tết của người Việt mà Getgo đem lại sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc mỗi khi Tết đến, Xuân về.

Xem thêm: BÚN THANG – MÓN ĂN ĐẬM ĐÀ DƯ VỊ HÀ THÀNH

Đăng bởi: Bích Trâm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก