Trải nghiệm

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Quảng Trị nằm giữa các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình ở phía Bắc và Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam ở phía Nam là khu vực dày đặc di sản thế giới và các khu, điểm du lịch quan trọng trong vùng. Tuyến hành lang Đông Tây vào Việt Nam đi qua Quảng Trị và quốc lộ 1A là các trục giao thông mạch máu của đất nước. Có thể thấy phát triển du lịch Quảng Trị trong mối liên kết với các tỉnh miền Trung và các nước trên hành lang kinh tế Đông Tây cho phép khai thác những lợi thế tương đối của Quảng Trị

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị
Sân bay Tà Cơn năm 1968 (Ảnh – Linh Yoshimura)

Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp với nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông. Địa hình tỉnh Quảng Trị đa dạng: có đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển và hải đảo. Trên chiều dài 75 km bờ biển có hai cửa biển là Cửa Việt, Cửa Tùng và huyện đảo Cồn Cỏ cách bờ gần 30 km.

Trong những năm chiến tranh Quảng Trị là một trong những mảnh đất nóng bỏng vì mưa bom, bão đạn. Ngày nay Quảng Trị là địa phương có nhiều địa danh, di tích cách mạng đáng trân trọng và tự hào. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị là nơi có các trục giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt cũng như đường thủy. Đặc biệt, Quốc lộ 9 nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) là tuyến đường Xuyên Á gần nhất và thuận tiện nhất nối Việt Nam với các nước Đông Dương và ASEAN qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh Quảng Trị nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung mở rộng giao lưu hợp tác, phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ và thu hút đông đảo khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế đến với miền đất thiêng Quảng Trị.

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị
Di tích đường Hồ Chí Minh qua Quảng Trị (Ảnh – Đào Việt Dũng)

Quảng Trị có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng. Du lịch văn hóa lịch sử được tạo bởi hệ thống di tích chiến tranh thời hiện đại hết sức đồ sộ và độc đáo với 436 di tích quan trọng, trong đó có những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như: Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, Hàng rào điện tử Mc.Namara, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, căn cứ Dốc Miếu, Đường 9 – Khe Sanh…

Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển với 75 km bờ biển tạo nên các bãi tắm đẹp, môi trường trong lành như: Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Vĩnh Kim – Vĩnh Thái. Du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh với Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, suối nước nóng Kalu, Khe Gió, thác Ồ Ồ, Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc… Du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc, tâm linhvới Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang, Nhà thờ La Vang, hệ thống dẫn thủy cổ Gio An, văn hóa các dân tộc Pakô, Vân Kiều.

Đi du lịch Quảng Trị vào mùa nào?

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Chỉ cần tránh mùa mưa, còn lại bạn có thể đi du lịch Quảng Trị vào bất cứ thời gian nào trong năm (Ảnh – fanggkw)

Quảng Trị nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng. Nhiệt độ cao nhất trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng khảng 40ºC và ở vùng núi thấp từ 34ºC – 35ºC. Có thể nói khí hậu tỉnh Quảng Trị tương đối khắc nghiệt nên việc cân nhắc khoảng thời gian thích hợp đi du lịch Quảng Trị khá đau đầu.

  • Các bạn nếu muốn du lịch biển Quảng Trị, nên tới mảnh đất này vào khoảng tháng 4-5, lúc này chưa vào chính giữa hè nên thời tiết vẫn còn khá dễ chịu.
  • Với các hình thức du lịch khác như du lịch văn hóa lịch sử hay du lịch tâm linh, các bạn có thể đến Quảng Trị vào bất cứ khoảng thời gian nào phù hợp với lịch trình của mình.
  • Hãy kết hợp khoảng thời gian du lịch Huếdu lịch Quảng Bình phù hợp để có một chuyến đi trọn vẹn.

Hướng dẫn đi tới Quảng Trị

Phương tiện đường bộ

Từ ngoài Bắc để đi tới Quảng Trị bằng đường bộ, thuận lợi nhất các bạn hãy lên các tuyến xe open bus đi Huế bởi những chuyến xe này rất nhiều, chạy liên tục hàng ngày. Để tới được Huế kiểu gì cũng cần đi qua Quảng Trị nên các bạn có thể xuống bất cứ điểm nào phù hợp với hành trình của bạn.

Từ trong Nam, tương tự các bạn có thể sử dụng các tuyến xe open bus đi Quảng Bình để xuống ở Quảng Trị. Các tuyến xe open bus này thường sẽ có chất lượng ổn hơn bởi được chuyên dùng để chở khách du lịch.

Phương tiện đường sắt

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Ga Đông Hà, nơi trả khách nếu các bạn muốn đến Quảng Trị bằng tàu hỏa (Ảnh – Pavel Gore)

Các chuyến tàu khởi hành từ ga Hà Nội sẽ mất khoảng 12 tiếng để đến được Tp Đông Hà, tàu đi từ ga Sài Gòn sẽ lâu hơn chút với thời gian khoảng 20-24 tiếng. Các bạn nên đi các chuyến tàu xuất phát từ ga Hà Nội khoảng 20-22h để có mặt ở Quảng Trị vào buổi sáng, từ Sài Gòn bởi thời gian di chuyển mất khoảng gần 1 ngày nên các bạn muốn có mặt ở Quảng Trị vào lúc nào thì đi chuyến tàu tương ứng với khoảng thời gian đó luôn.

Đi lại ở Quảng Trị

Xe máy

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Quảng Trị là điểm dừng chân của khá nhiều bạn trẻ lựa chọn xuyên việt bằng xe máy (Ảnh – rinle20.10)

Với những tài nguyên du lịch dồi dào như vậy, việc khám phá hết du lịch Quảng Trị thường sẽ mất khá nhiều thời gian, nếu không chủ động được phương tiện đi lại mà sử dụng các tour du lịch sẵn có, thường các bạn sẽ chỉ khám phá được một phần Quảng Trị. Nếu có thời gian và sức khỏe, các bạn hoàn toàn có thể thuê xe máy ở Quảng trị, từ đó tự lập cho mình những lịch trình riêng để khám phá hết vẻ đẹp vùng đất miền Trung này.

Xe buýt

Mạng lưới xe buýt ở Quảng Trị hiện chưa nhiều tuyến, với chỉ 3 tuyến đang hoạt động, các bạn chỉ có thể đến được một số địa điểm du lịch như Nhà thờ La Vang, biển Cửa Tùng, Cửa Việt. Với các địa điểm khác, các bạn cần thay đổi phương tiện di chuyển cho phù hợp.

Lưu trú ở Quảng Trị

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Chưa có nhiều cơ sở lưu trú xịn ở Quảng Trị lắm, hiện đa phần chỉ là những khách sạn đạt chuẩn cơ bản (Ảnh – Hồ Minh)

Hiện Quảng Trị có khoảng gần 200 cơ sở lưu trú với khoảng hơn 2000 phòng, phục vụ được số lượng khách khoảng 10.000 người đến du lịch Quảng Trị. So với các năm trước, các cơ sở lưu trú hiện đều đã được đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường trang thiết bị, đào tạo đội ngũ nhân viên tốt hơn.

Khách sạn ở Quảng Trị

Các khách sạn ở Quảng Trị tập trung chủ yếu ở Tp Đông Hà. Tuy chưa có khách sạn nào đạt chuẩn 5 sao nhưng trên toàn tỉnh cũng đã có một số khách sạn 4 sao, đủ đáp ứng yêu cầu đối với những nhóm khách đến du lịch Quảng Trị và cần các dịch vụ lưu trú cao cấp. Khoảng 60 cơ sở lưu trú đã được xếp hạng từ 1-3 sao, nhóm cơ sở lưu trú này đã có chất lượng tương đối ổn nên các bạn nếu sắp có kế hoạch du lịch Quảng Trị không cần quá lo lắng.

Nhà nghỉ ở Quảng Trị

Khoảng hơn 100 nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nằm rải rác từ Tp Đông Hà, Thị xã Quảng Trị cho tới các huyện khác trong tỉnh. Các nhà nghỉ này thường được phân bổ gần những địa điểm du lịch Quảng Trị nổi tiếng như Khe Sanh, La Vang, Thành cổ Quảng Trị… Nhà nghỉ phù hợp với những bạn chỉ cần địa điểm để nghỉ ngơi sau một ngày dài lang thang trên đường.

Homestay ở Quảng Trị

Dịch vụ homestay ở Quảng Trị gần như vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, cũng có lẽ do Quảng Trị không có những địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, các huyện vùng cao thì người dân chưa quan tâm tới việc làm kinh tế từ du lịch nên hình thức du lịch trải nghiệm này chưa được đầu tư xây dựng.

Homestay Quảng Trị

Đặt phòng homestay rất đơn giản, bạn có thể tham khảo ứng dụng Vnhomestay: https://vnhomestay.com.vn.

VNHOMESTAY LÀ NỀN TẢNG KẾT NỐI NGƯỜI CÓ NHU CẦU THUÊ HOMESTAY VÀ CHỦ NHÀ

1, Các homestay được hiển thị và chỉ đường trên bản đồ quanh vị trí hiện tại của người dùng hoặc quanh địa điểm người dùng tìm kiếm.
2, Nền tảng không thực hiện việc đặt phòng, khách hàng không phải thanh toán trước, chỉ thực hiện kết nối thông tin cung cầu.
3, Các thông tin du lịch như địa danh, quán ăn, địa điểm vui chơi, mua sắm sẽ hiển thị và được tính khoảng cách với homestay người dùng chọn, để hỗ trợ người dùng tự lập kế hoạch du lịch.

Các địa điểm du lịch ở Quảng Trị

Đảo Cồn Cỏ

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Toàn cảnh đảo Cồn Cỏ (Ảnh – Yamaha Trung Tá)

Cồn Cỏ là một hòn đảo nằm giữa biển Đông, cách đất liền khoảng 30km, có diện tích 2,3km2. Trong kháng chiến trống Mỹ cứu nước, đây là điểm tiền tiêu kiên cường, anh dũng với nhiều lần lập nên chiến công vang dội, được hai lần tuyên dương là đảo anh hùng. Được thiên nhiên ưu đãi, đảo Cồn Cỏ có thảm thực vật, hệ sinh thái biển đa dạng cùng những rặng san hô tuyệt đẹp, đặc biệt ở đây có san hô đỏ lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Đi cùng với san hô là hệ động thực vật, nhuyễn thể, giáp xác phong phú như rong biển, sao xanh, hải sâm và nhiều thủy hải sản có giá trị khác. Môi trường tại đảo trong lành và vẻ đẹp hoang sơ, Cồn cỏ sẽ là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá biển hấp dẫn đối với du khách.

Nghĩa trang Quốc gia Đường 9

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Nghĩa trang đường 9 nhìn từ trên cao (Ảnh – cuong nguyen)

Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9 là một trong những nghĩa trang liệt sĩ có quy mô lớn nhất ở Việt Nam, nằm bên cạnh đường quốc lộ 9, trên một vùng đồi cách trung tâm Tp Đông Hà. Đây là nơi yên nghỉ của khoảng một vạn anh hùng, liệt sĩ phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong chiến tranh Việt Nam.

Thành cổ Quảng Trị

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Một phần của Thành cổ Quảng Trị hiện nay (Ảnh – dong.johnny.95)

Theo tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị). Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc.

Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập.

Trong chiến tranh Việt Nam, nơi đây là một trong những nơi có những trận đánh lớn. Sau chiến dịch Thành Cổ “chiến dịch Xuân – Hè 1972” toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn.

Vĩnh Linh

Bãi biển Cửa Tùng

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Màu nước xanh biếc ở bãi biển Cửa Tùng (Ảnh – langxepaoo)

Bãi tắm Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh từng được người Pháp mệnh danh là “Nữ hoàng của các bãi biển” vì bãi cát mịn với những ngầm đá nhô ra biển tuyệt đẹp. Tuy nhiên trong nhiều năm gần đây nay, bãi tắm này bị xói lở nghiêm trọng, ngày một thu hẹp và đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.

Địa đạo Vịnh Mốc

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bên trong địa đạo Vịnh Mốc (Ảnh – Kiệu Nguyễn Văn)

Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh) là một công trình quân – dân sự trong Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12 m, dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn, tầng thứ hai cách mặt đất 15 m, được dùng làm nơi ở và sinh hoạt của nhân dân và tầng cuối cùng sâu 23 m, được dùng để cất giấu lương thực và vũ khí. Ngay cả tầng sâu nhất, 23 m vẫn còn cao hơn mực nước biển đến 3 m, nên mọi sịnh hoạt trong địa đạo vẫn diễn ra bình thường vào mùa mưa. Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có bảy cửa thông ra biển, sáu cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi.

Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải và Cột cờ giới tuyến. Suốt 20 năm, đây là ranh giới chia cắt 2 miền Nam – Bắc Việt Nam (Ảnh – Cuong Nguyen)

Năm 1954, sau khi để thua trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, Pháp và các bên liên quan công nhận độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam theo Hiệp định Genève. Sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự.

Cũng bình thường như bao mảnh đất khác ở khắp miền đất nước, song đến khi hai miền bị chia cắt trong cuộc chiến (1954 – 1975) thì dòng sông Bến Hải và mảnh đất đôi bờ trở nên nổi tiếng. Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành “nhân chứng lịch sử” trên 20 năm mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước. Cụm di tích gồm tại đôi bờ Hiền Lương: cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cột cờ ở bờ Bắc, nhà Liên hợp, Đồn công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh, cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ Nam, Nhà Bảo tàng Vĩ tuyến 17…

Mũi Trèo

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Mũi Trèo, điểm đến đang rất hot với các bạn trẻ ở Quảng Trị (Ảnh – Huy Truong Nguyen)

Mũi Trèo thuộc xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, nơi này có độ cao từ 25 – 30m so với mặt biển, gồm mô đất, đá nhô ra phía biển. Ở bên dưới là bờ biển với bãi cát đẹp, trải dài khoảng 4km từ xã Vĩnh Thạch đến xã Vĩnh Thái.

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bãi biển dưới chân Mũi Trèo khá thích hợp để cắm trại (Ảnh – ngth.970)

Ngay phía sau Mũi Trèo là khu rừng nguyên sinh rú Bàu rộng 57ha với nhiều loại cây gỗ quý. Vì cảnh quan đẹp, nên địa điểm này thu hút nhiều người dân đến tham quan, dã ngoại, đặc biệt là giới trẻ.

Mũi Lay

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bãi biển dưới chân Mũi Lay (Ảnh – bac101)

Mũi Lay, còn có tên gọi khác là Mũi Lai, là một mũi đá lấn ra biển khoảng 500m thuộc thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch trực thuộc Vĩnh Linh, cách Cửa Tùng khoảng 7km về phía Bắc. Mũi Lay được người dân trong vùng và người đi biển biết tới vì có ngọn đèn biển (hải đăng) Mũi Lay khá cao nằm trên đất liền. Chỗ này cách Mũi Trèo khoảng gần 5km theo các tuyến đường liên xã Vĩnh Kim, khu vực bãi biển dưới Mũi Lay cũng đẹp không kém Mũi Trèo, các bạn nhớ đến cả 2 địa điểm này.

Khu Danh thắng ĐakRông

Khu danh thắng Đakrông nằm ngay Quốc lộ 9 đoạn Km50. Khu danh thắng Đakrông là tên gọi chung để chỉ cụm di tích – danh thắng thuộc địa phận xã Đakrông – huyện Đakrông, bao gồm: Cầu treo Đakrông; Dãy núi Ta Lung, núi Klu; Suối nước nóng Klu – nơi có di chỉ khảo cổ; Bản dân tộc Vân Kiều – bản Xa Lăng và bản Klu; và là điểm khởi đầu 14A – con đường huyền thoại Trường Sơn, Quốc lộ 9 đoạn Km50.

Cầu treo ĐakRông

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Cầu treo Đak Rông bắc qua sông Thạch Hãn (Ảnh – Yamaha Trung Tá)

Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, gần biên giới Việt – Lào hợp với sông Rào Quán, chảy dọc theo Đường 9, xuôi về Ba Lòng rồi đổ ra Cửa Việt theo sông Thạch Hãn. Đoạn chảy qua Cầu treo Đakrông được xem là đoạn sông đẹp nhất, nước chảy uốn lượn, quanh co, men theo dưới những chân núi cao dựng đứng hai bên bờ. Cầu treo Đakrông được xem là điểm trung tâm của khu di tích – danh thắng, tạo điểm nhấn cho bức tranh khung cảnh trùng trùng điệp điệp của núi rừng miền Tây Quảng Trị

Suối nước nóng Klu

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Suối nước nóng Klu (Ảnh – Tung Tăng TV)

Suối nước nóng Klu chảy từ thượng nguồn ngọn núi Đồng Cho, không quá cao nhưng vừa đủ để tạo nên một dòng chảy lôi cuốn lạ kỳ. Theo người Vân Kiều, Klu có nghĩa là “dừng lại nghỉ ngơi”, bởi lẽ đó mà dòng suối này có nhịp nước vừa phải, rất vừa để tắm. Những ngày hè nóng bức, ta có thể chọn vùng nước mát để thỏa sức vẫy vùng. Những người muốn ngâm mình trong dòng nước nóng hay vào mùa đông lạnh giá, Klu lại “chiều lòng” bằng một thứ quà khác lạ, mạch nước nóng vừa đủ ấm để ngâm mình sảng khoái.

Gio Linh

Bãi biển Cửa Việt

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bãi biển Cửa Việt (Ảnh – hoangphuc910)

Bãi biển Cửa Việt nằm ở thôn Tân Lợi, xã Gio Việt, huyện Gio Linh cách Tp Đông Hà 15km về phía Đông Nam, cách đường xuyên Á khoảng 1km về phía Bắc. Bãi biển trải dài khoảng hơn 1km từ cửa Tùng đến mũi Hàu. Biển Cửa Việt nổi tiếng với những bãi cát trải dài phẳng mịn, ven những hàng phi lau xanh tốt.

Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Đài tưởng niệm trong Nghĩa trang Trường Sơn (Ảnh – Hoang Vu Le)

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ Việt Nam, trên tuyến đường Trường Sơn – còn đường gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới phân đôi đất nước thời chiến tranh Việt Nam. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị.

Đồi cát vàng Nhĩ Hạ

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Đồi cát vàng Nhĩ Hạ (Ảnh – Chi Ho)

Nằm cách quốc lộ 1A, 10 km về phía Đông, đồi cát vàng thuộc địa phận thôn Nhĩ Hạ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong số rất ít đồi cát còn sót lại, có màu sắc rất đặc biệt – màu vàng óng ánh tuyệt đẹp. Đồi Cát vàng có độ cao tầm 40m, nằm cách bãi tắm Gio Hải khoảng 3km và Khu du lịch bãi tắm Cửa Việt khoảng 6km về phí Tây. Một điều đặc biệt là do đồi cát vàng nằm giữa đồng bằng nên đứng trên đỉnh đồi chúng ta có thể quan sát được hầu như phong cảnh xung quanh. Vào những buổi sáng sớm có thể ngắm bình minh của biển, hay những lúc chiều tà chúng ta đều có thể ngắm được cảnh hoàng hôn của núi.

Căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Di tích lịch sử Dốc Miếu (Ảnh – Huỳnh Linh)

Dốc Miếu – nằm ở quốc lộ 1A thuộc địa phận Gio Linh. Năm 1947. Dốc Miếu là nơi Pháp đã đóng chốt quân sự để án ngữ quốc lộ 1A, và được gọi là Ba Dốc. Cồn Tiên (xã Gio Sơn)- Dốc Miếu (xã Gio Phong) là hai đầu của hàng rào điện tử Macnamara, nên thường được đi cùng với nhau khi nói đến trong chiến tranh Việt Nam Dốc Miếu là căn cứ đầu tiên của Mỹ, gần vùng phi quân sự nhất, được xem là “con mắt thần” của Hàng rào điện tử McNamara.

Sau năm 1954, chính quyền Miền Nam và Mỹ xây dựng Dốc Miếu thành một cứ điểm quân sự lớn nhất Gio Linh với kinh phí lên đến 800 triệu USD, biến Dốc Miếu trở thành một căn cứ quân sự quan trọng về pháo binh để đánh vào các mục tiêu của miền Bắc Việt Nam.

Hải Lăng

La Vang

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang (Ảnh – LEMINH PAUL)

Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang tọa lạc ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng. Đây là một trung tâm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam. Nhà thờ được Giáo hoàng Gioan XXIII tôn phong là vương cung thánh đường qua Sắc chỉ Magnonos ngày 22 tháng 8 năm 1961.

Bãi biển Mỹ Thủy

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bãi biển Mỹ Thủy (Ảnh – Trần Minh Sang)

Bãi biển Mỹ Thủy thuộc xã Hải An, huyện Hải Lăng cách Quốc lộ 1A khoảng 14 km về phía Đông. Đây là bãi biển có bãi cát trắng dài, phẳng mịn và sạch, nước trong xanh, mang trong mình đầy vẻ nguyên sơ với sự duyên dáng đến kỳ lạ.

Trằm Trà Lộc

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Trằm Trà Lộc là một nơi rất thích hợp để du lịch sinh thái (Ảnh – Ying Yoh)

Trằm Trà Lộc thuộc địa phận làng Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, cách QL 1A (ngã tư La Vang) 5km theo hướng Đông Nam. Trằm theo cách gọi của nhân dân địa phương là bàu nước, còn có tên là bàu Giàng, với diện tích mặt nước khoảng 10 ha, xung quanh là rừng nguyên sinh và thảm thực vật rộng 100 ha, Trằm ở giữa một vùng tiếp giáp đồi cát và vùng đồng bằng ruộng trũng. Đây là nơi hội tụ các mạch luồng, mạch nước từ trong các cồn cát tiết ra, dẫn về theo vô số các lạch nhỏ.

Đặc biệt, bên trong khu vực Lùm Giàng, phía Tây bắc Trằm Trà Lộc trước đây đã từng có một đền tháp Chăm tồn tại nhưng ngày nay chỉ là phế tích, rải rác đây đó là một vài mảnh gạch vỡ còn sót lại. Phía trước ngôi miếu Bà Giàng vẫn còn hiện hữu một bệ Yoni bằng đá sa thạch. Người Việt ở làng Trà Lộc đến định cư, lập làng ở vùng này (cuối thế kỷ XV) khi mà ngôi tháp đã bị đổ nát. Họ xây cất lên đó một ngôi miếu để thờ phụng lại chính thần linh xưa của người tiền chủ. Và chính họ cũng đã mô phỏng lại “chân dung” của vị thần Siva – biểu tượng bằng Linga – với ít nhất là hai “chỏm hình cầu” bằng vôi gắn vào giữa Yoni để thờ phụng với mục đích cầu mong sự tốt đẹp cho mùa màng, sự sinh sôi nãy nở cho muôn vật, muôn loài.

Hướng Hóa

Sân bay Tà Cơn

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Sân bay Tà Cơn, Hướng Hóa (Ảnh – Isaak Vanthomme)

Sân bay Tà Cơn là tên gọi để chỉ một cụm cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966 – 1968, là mắt xích quan trọng của tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Ðịa danh này gắn với chiến dịch Khe Sanh năm 1968. Hiện nay, di tích nằm trên địa phận thôn Hòa Thành, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa cách đường Trường Sơn (đường 14 nối từ Khe Sanh vào Hướng Lập) hơn 400m.

Cửa khẩu Lao Bảo

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, cửa ngõ để du khách tới Quảng Trị theo đường 9 (Ảnh – tuan_csdn)

Cửa khẩu Lao Bảo là một cửa khẩu của Việt Nam trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, thuộc huyện Hướng Hóa. Đối diện với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ở bên kia đường biên giới là cửa khẩu Den Savanh của Lào. Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9 từ Đông Hà sang Lào, cách thành phố Đông Hà khoảng 80 km, và ngay cạnh sông Sepon. Đối diện với Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo qua đường biên giới là Khu thương mại biên giới Den Savanh của Lào. Hai khu này là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Nhà tù Lao Bảo

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Khu di tích nhà tù Lao Bảo (Ảnh – Huong Nguyen)

Nhà tù Lao Bảo nằm ở Thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hoá, được xây dựng ở giữa một thung lũng cách phía nam Quốc lộ 9 khoảng 2km, cách Đông Hà khoảng 80km, cách Khe Sanh khoảng 22km. Trước đó, đây là một vùng hoang vu, phía Tây là sông Sê Pôn, phía Đông là núi đá cao chót vót, phía Bắc là đồn Trấn Cao thời Nguyễn.

Trong chiến tranh Đông Dương, nhà tù Lao Bảo giữ một vị trí rất quan trọng. Đây là một trong năm nhà tù lớn nhất của Đông Dương, thực dân Pháp dùng nơi đây để giam cầm những người bản xứ chống lại họ, những người cộng sản hoạt động ở Quảng Trị như: Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dục, Trần Hoành, Lê Thế Hiếu, Trần Ngang, Đoàn Lân, Trần Công Ái…, miền Trung Việt Nam như Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, thậm chí còn giam giữ cả những người Lào.

Thác Chênh Vênh

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Thác Chênh Vênh nhìn từ bầu trời (Ảnh – nhatminh)

Thác Chênh Vênh thuộc địa phận xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Từ thành phố Đông Hà, men theo quốc lộ 9, lên Khe Sanh, rẽ vào đường Hồ Chí Minh nhánh Tây khoảng 27km, thác Chênh Vênh nằm ngay dưới chân đèo Sa Mù, là địa điểm nghỉ ngơi, cắm trại, dã ngoại lý tưởng.

Động Prai

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Thạch nhũ trong động Prai (Ảnh – Hưng Thơ)

Động Prai nằm ở phía Tây Trường Sơn, thuộc địa phận thôn A Xốc, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo 90 km, cách thị trấn Khe Sanh 70km, cách thành phố Đông Hà 150 km về phía Tây Bắc.

Theo người dân ở đây cho biết, Động Prai được phát hiện từ lâu. Vào thời chiến tranh ác liệt, người dân và bộ đội từng vào hang để tránh bom đạn của kẻ thù. Từ khi kết thúc chiến tranh đến nay, vẻ đẹp của hang Brai chỉ được biết đến qua lời “truyền miệng”. Lâu lắm, mới có vài du khách “phượt” hoặc dân bản địa tự lần mò vào hang để khám phá. Đường vào hang Prai khá thuận lợi. Chỉ cần ven theo dòng Sêbănghiêng – dòng sông chảy ngược nổi tiếng khoảng 1km là đến ngọn núi Prai. Leo núi tầm 100 mét là đến cửa hang…

Động Prai càng vào sâu càng rộng; thạch nhũ đồ sộ, tráng lệ nhiều màu sắc với hình thù độc đáo; có bãi đá rộng nguyên sơ; không khí trong lành, mát mẻ. Động Prai có cấu trúc của một hang động điển hình, là loại hang khô, và có đoạn ngập nước; được tạo thành từ những núi đá vôi; bên trong có nhiều măng đá, tảng đá mòn, các hồ đá bìa… với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Càng vào trong hang càng rộng, có nhiều khối thạch nhũ đồ sộ với tuổi thọ hàng trăm năm.

Thác Tà Puồng – Động Tà Puồng

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Thác Tà Puồng (Ảnh – Nguyễn Hoàng)

Từ cầu Se-bang-hieng, đi ngược đường Hồ Chí Minh theo đường mòn và dọc theo suối khoảng 20 phút tới động ướt Tà Puồng.

Đoạn đường tới động Tà Puồng các bạn vừa phải lội suối, vừa phải băng rừng, vừa phải leo dốc cao mới đến được cửa động. Động có cửa rộng, trần cao, lòng rộng, một bên là dòng sông ngắn chảy ra, một bên cát bồi thành bãi rộng, lòng sông có đoạn rộng 4-5m, độ sâu không đồng đều, có nơi lội qua, có nơi sâu 2-3m phải bơi dọc sông để vào sâu. Khối lượng thạch nhũ động Tà Puồng không nhiều nhưng thiên nhiên ưu ái kiến tạo nên nhiều hình thù rất đặc sắc, độc đáo.

Từ cửa động Tà Puồng, men theo suối về hạ nguồn khoảng 10 phút, sẽ đến thác Tà Puồng. Thác nước có độ cao 30-35m, có lưu lượng nước lớn, duy trì quanh năm. Nước chảy mạnh đến nỗi, dù đứng cách xa chân thác nhưng vẫn cảm nhận được những tia nước va vào đá bắn vào người mát lạnh.

Thác Ồ Ồ

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Thác Ồ Ồ (Ảnh – Trường THCS Tân Long)

Thác Ồ Ồ thuộc xã Tân Long, huyện Hướng Hóa. Đến với thác du khách sẽ được trải mình vào dòng nước mát lạnh quanh năm, không khí thiên nhiên trong lành mát mẻ. Thác cao khoảng 40m, có 3 tầng, đường lên các tầng thác khá thuận lợi với các bậc thang đá.

Dưới chân thác là làng văn hóa Xi Núc của người Vân Kiều với đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán đặc sắc vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

Cam Lộ

Chùa Cam Lộ

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Chùa Cam Lộ (Ảnh – dai le vinh)

Cách thành phố Đông Hà 10km, giáp đường Hồ Chí Minh, đọan đi qua Cam Lộ, bên dòng sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị, ngôi chùa Cam Lộ uy nghiêm hùng vĩ với kiến trúc hài hòa, trầm mặc trên vùng đất đã từng gánh chịu nhiều khốc liệt của chiến tranh. Chùa Cam Lộ hiện đang giữ kỷ lục “Ngôi bảo tháp Giác Nhiên thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam”.

Chợ phiên Cam Lộ

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Chợ phiên Cam Lộ (Ảnh – Lâm Mai Vĩnh)

Chợ Phiên Cam Lộ, huyện Cam Lộ được nhóm họp vào các ngày mồng ba, mồng tám, mười ba, mười tám, hai ba và hai tám âm lịch hàng tháng. Chợ Phiên không chỉ thuần túy là một thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là một không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Cách thức trao đổi hàng hóa trong một không gian có cả chợ lẫn đình. Trải qua bao nhiêu biến thiên dâu bể song chợ Phiên Cam Lộ vẫn còn giữ được nét văn hóa vốn có của nó và duy trì hình thức sinh hoạt chợ phiên. Cứ tới các ngày họp chợ, các sản vật, hàng hoá từ những làng quê, phố phường… theo các ngả đường bộ, đường sông vẫn đổ về tấp nập và vẫn kẻ bán người mua sầm uất, nhộn nhịp như ngày xưa.

Chợ Phiên Cam Lộ ngày xưa được ví như một Tiểu Trường An. Được thành lập từ năm 1621, là trung tâm thương mại lớn nhất nhì của vùng đất Thuận Hóa từ thế kỷ 17, 18. Khi ấy chợ Phiên đã là chợ “quốc tế” với trên bến dưới thuyền, một thị trường thông thương từ Cửa Việt lên chợ Phiên Cam Lộ nối thẳng sang Lào. Thị trường nội địa đã tạo mối liên kết đặc biệt để chợ Phiên trở thành trung gian giữa Cửa Việt và Lao Bảo ngày nay. Thời đó, phụ nữ đi chợ Phiên thường mặc áo dài, vừa thể hiện sự duyên dáng vừa là nét văn hóa của người bán và người mua, đi chợ cũng là đi lễ hội.

Bãi biển Gia Đẳng

Bãi tắm Gia Đẳng thuộc xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Đây từ lâu vốn gắn bó với làng làm nước mắm Gia Đẳng, mới được khai thác thành bãi tắm cho khách được vài năm. Biển Gia Đẳng nước xanh trong, sóng nhẹ. Các dịch vụ đơn giản cùng cuộc sống gắn bó với người dân làng chài lưới.

Các món ăn ngon ở Quảng Trị

Bắp hầm

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bắp hầm là món quà sáng phổ biến ở Quảng Trị (Ảnh – phuonghuynh_1911)

Để có được món bắp hầm ngon này người ta phải chọn những hạt bắp nếp căng tròn bóng bẩy sáng loáng vàng tươi để hầm. Đãi thật sạch và ngâm sau một đêm, sáng sớm còn rất sớm, người ta vớt ra khi những giọt sương đêm chưa kịp rụng, bỏ vào nồi và đun nhẹ lửa bằng củi khô. Đợi khi bắp vừa chín tới thì bật nồi cho những thứ gia vị đã chuẩn bị sẵn từ trước, như đậu xanh luộc, đường, muối, tiêu, thêm một ít mè (vừng) trộn đều vào nhau. Món này thường được bán vào buổi sáng khắp mọi nơi ở Quảng Trị.

Bánh bột lọc Mỹ Chánh

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bánh bột lọc Quảng Trị (Ảnh – kimanh.mt)

Thứ bánh rẻ tiền, nguyên liệu dễ tìm, chẳng có gì đặc biệt nhưng lại mang hương vị riêng biệt – là một trong những món ngon Quảng Trị. Bánh làm từ củ sắn mài nho nhỏ với nhân bên trong có thể là thịt lợn, thịt gà, tôm, đậu xanh. Nổi tiếng nhất ở Quảng Trị là bánh lọc Mỹ Chánh. Vỏ bánh không bị chua hay nồng mà rất thanh. Nhìn từng chiếc bánh nhỏ xinh, trong suốt để lộ hình tôm đỏ hồng bên trong hấp dẫn không tả.

Bánh khoái Quảng Trị

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bánh khoái là món ăn thường gặp nhiều ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị hay Thừa Thiên Huế (Ảnh – Hải Hóm Hỉnh)

Bánh khoái Quảng Trị được làm từ bột gạo, có chỗ cho thêm nấm rơm, hải sản, tuy nhiên, phổ biến nhất thì chỉ đơn giản với nhân tôm thịt giá đậu mà thôi. Bành khoái nhỏ nhắn bằng bàn tay, vừa ăn, vỏ bánh dày và giòn rụm.

Điểm quan trọng không thể thiếu khi ăn bánh khoái là các loại rau kèm và nước chấm. Rau thì tùy từng nơi, dù thế nào cũng đủ các loại chính: cải non, chuối chát và trái vả xắt lát. Còn nước chấm, mà người Quảng Trị gọi là “nước lèo” mới thật hấp dẫn. Chế biến theo công thức riêng từ ruốc, gan và nạc heo xay nhuyễn, lạc vừng giã nhỏ, tỏi, ớt bột… nêm nếm khéo léo, thứ nước chấm này làm cho bánh khoái thật sự tròn vị.

Bánh ướt Phương Lang

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bánh ướt Phương Lang ăn kèm thịt heo Quảng Trị (Ảnh – Fb Cà Mèn)

Cũng giống như bánh ướt ở các vùng khác trong cả nước, nguyên liệu chính làm bánh ướt ở Phương Lang chính là gạo. Gạo sau khi được vo sạch sẽ được ngâm nước trong một đêm. Sáng sớm hôm sau, thợ làm bánh sẽ tiến hành công đoạn xay gạo thành bột nước, rồi tráng trên hơi nước sôi. Cách tráng bánh rất đơn giản: dùng một miếng vải có độ dày vừa phải, tráng một lớp bột lên trên đó, sau đó để trên nồi hơi đậy nắp vung nồi nước sôi lại. Sau một lúc thì lấy bánh ra. Bánh phải được tráng không quá dày mà cũng không được quá mỏng. Sau khi tráng xong, bánh sẽ được xếp chồng lên nhau. Để bánh nguội rồi dùng hoặc có thể sử dụng liền. Khi dùng bánh, người bán sẽ tách từng cái bánh ra cuốn lại và cho lên dĩa.

Thịt trâu lá trơng

Trâu lá trơng là một trong những món ăn ngon và nổi tiếng ở tỉnh Quảng Trị, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam lựa chọn vào top “20 món ăn Việt Nam mới lạ”

Thịt trâu khá phổ biến ở khắp các vùng miền của đất nước Việt Nam, nhưng ở Quảng Trị, thịt trâu được chế biến và ăn kèm với một loại lá thường mọc ở vùng rừng núi Quảng Trị là lá trơng. Lá trơng sờ vào thấy cứng, có gai nhọn nhỏ ở phần rìa lá và gân sau của lá. Loại lá này có mùi thơm rất riêng biệt và chút cay nồng, thường dùng cuốn với thịt trâu ướp nướng, trâu hấp hoặc thái mỏng với món thịt trâu xào. Thịt được chọn chế biến các món ăn này phải là thịt trâu non (mềm, ngọt).

Bún chắt chắt Mai Xá

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bún hến mai xá (Ảnh – Trang Thùy Trương)

Đây là một đặc sản của làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh). Món này thường được gọi là bún hến nhưng vị ngon nổi tiếng lại đến từ chắt chắt – một loài thuộc họ hến nhưng nhỏ và màu đậm hơn. Vì nhìn ngoài, 2 loại này khá giống nhau nên người ta ăn bún chắt chắt mà lại cứ ngỡ mình ăn bún hến.

Chắt chắt phi thơm hành, gia vị đến săn lại rồi đổ nước vào, thêm vài miếng gừng là xong nồi nước dùng ngon lành. Cho bún vào tô, thêm nhúm rau thơm lên trên và chan nước dùng vừa làm. Khi ăn, giã thêm chén muối ớt tươi cùng gừng, sao cho thật cay, thật nhuyễn để bên cạnh thưởng thức chung.

Bún nghệ

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bún Nghệ ở Thành cổ Quảng Trị (Ảnh – Còi Còi)

Nguyên liệu chính của món này là lòng heo, bún, nghệ tươi giã nhỏ. Lòng mua về làm sạch bằng nước cốt chanh hay dấm cùng muối và rượu trắng để đỡ mùi. Sau khi làm sạch thì cắt miềng vừa ăn ướp cùng gia vị. Nghệ tươi cạo vỏ đập đập, băm nhỏ. Lòng sau khi ướp thấm thì đưa vào xào cùng với hành tím, tỏi cho săn lại rồi bỏ nghệ băm nhỏ vào xào đến lúc chín thì cho bún vào xào tiếp, nêm gia vị và hành ngò vào. Ở Quảng Trị thường xào bún lòng nghệ bằng thau nhôm hoặc nồi nhôm to rồi để trên bếp lửa liu riu bán dần dần cho khách. Phần bún cháy dưới đáy nồi rất ngon, nó vừa giòn, vừa thấm gia vị ăn rất mê. Bún nghệ ở Quảng Trị thường được bán rong vào đầu giờ chiều. Các mẹ các chị có thể gánh hoặc để sau chiếc xe đạp cũ kỹ, nhưng ko quên chở theo một bếp lửa than liu riu và trên đó là nồi bún lòng xào nghệ đang bốc khói nghi ngút và thơm lừng.

Cháo bột lọc rong biển

Cháo bột lọc rong biển không chỉ xuất hiện trong bữa cơm các gia đình mà còn là món ăn chính trong các bữa tiệc tại Quảng Trị. Một tô cháo thường bao gồm bột lọc (người dân địa phương gọi là bột sắn), sườn hầm mềm, chả cua quết, trứng cút… và rong biển. Một số nơi còn nấu với tôm để nước dùng thêm ngọt. Bột lọc được nấu chín tới nên dai nhưng vẫn giữ được độ mềm vừa phải. Cái dai của bột lọc hòa quyện với cái giòn giòn, sật sật của rong biển rất hợp. Nếu ăn kèm cháo với một chén nước mắm tiêu ớt thì không còn gì sánh bằng.

Cháo cá vạc giường

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Cháo cá vạc giường, bạn cũng có thể biết nó dưới cái tên bánh canh cá lóc (Ảnh – huong.lv)

Cháo cá vạc giường còn được gọi người dân địa phương thường gọi là cháo bánh canh. Đây là món ăn mà người dân Quảng Trị thường mời khách khi tới nơi này. Cái tên cháo cá vạc giường bởi sợi bột của cháo có hình khối dài như giống chiếc vạc giường.

Đặc trưng của món cháo là cá lóc. Cá được chọn nấu cháo phải thật tươi, còn sống. Điều đặc biệt là người ta giữ lại ruột cá, chứ không bỏ đi. Cá lóc sau khi được làm sạch xong, để nguyên con luộc vừa chín tới, sau đó tách thịt ra ướp kỹ cùng với các gia vị khác như muối, tiêu, ném, ớt, nước mắm… để thịt thêm phần đậm đà. Ném là một gia vị đặc trưng quan trọng không thể thiếu của món ăn này. Hạt ném có màu trắng, tròn, kích thước bằng hạt sen. Phần xương cá lóc được cho vào nồi đun nhừ để làm nước dùng. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt của nước dùng, vị đậm đà mặn mà của cá đã thấm gia vị, vị dai ngon của sợi bột, cùng vị cay nồng của tiêu, ớt.

Cháo bột vịt

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Cháo bột vịt Quảng Trị (Ảnh – ngoc_huyen1994)

Cháo bột vịt được nấu bằng bột lọc, bột gạo hoặc bột mì. Điều đặc biệt khiến món cháo này trở nên hấp dẫn đó là: Cháo thường được nấu với vịt cỏ – một loại vịt chắc thịt và ít mỡ. Thịt vịt sau khi được chặt nhỏ và ướp các gia vị như nước mắm,tiêu, ném, ớt, gừng, bột ngọt… khoảng 1 tiếng là có thể nấu được.

Một tô cháo bột vịt thường có nước dùng rất thơm ngon và đậm đà. Cháo sẽ ngon hơn khi ăn kèm với hành, tiêu và một chén nước mắm gừng. Du khách thưởng thức món ăn này sẽ được cảm nhận được vị ngon của sợi bột nóng dai, cùng thịt vịt mềm, chắc thịt mà không kém phần đậm đà, thơm ngon cùng vị cay nồng mặn mà của nước mắm và tiêu gừng ớt đính kèm.

Bánh đúc rau câu

Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Quảng Trị

Bánh đúc rau câu, món ăn chỉ có ở Quảng Trị (Ảnh – Huân Trần Đức Khoa)

Bánh đúc rau c

Đăng bởi: Đỗ Thị Thúy Nga

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Trị

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก