Gia Lai Tây Nguyên

Tượng nhà mồ Gia Lai nét văn hóa bản địa đặc sắc Tây Nguyên

Tượng nhà mồ là một thế giới sống động, mỗi tác phẩm được tạo nên là một “cuộc trò chuyện” giữa người sống và người đã khuất. Bởi thế khi ngắm tượng nhà mồ, có người tỏ ra thích thú, ý vị nhưng cũng có kẻ cau mặt, nghĩ ngợi…

Tất cả những trạng thái cảm xúc ấy cho thấy sự bí ẩn, độc đáo của loại hình nghệ thuật này.

Tượng nhà mồ Gia Lai – Bước ra từ nhà mồ

Ai cũng công nhận tượng gỗ dân gian Tây Nguyên hết sức đặc sắc và độc đáo. Có điều, không biết tư duy hình tượng nghệ thuật của nó bắt đầu từ đâu và phải chứng thực như thế nào?

Chúng tôi mang câu hỏi đó đến với các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian và nhiều nghệ nhân có thâm niên trên địa bàn Tây Nguyên để tìm câu trả lời.

tượng nhà mồ gia lai nét văn hóa bản địa đặc sắc tây nguyên

Chỉ có ở tượng nhà mồ thì yếu tố dân gian (là sắc thái tình cảm, tín ngưỡng, tâm linh) mới được thể hiện sinh động và rõ nét nhất.

Tất nhiên, khái niệm tượng gỗ dân gian ở đây còn là những họa tiết, phù điêu, hình tượng biểu đạt trên một số công trình, vật dụng sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên như:

  • Cầu thang lên ngôi nhà dài của dân tộc Ê Đê
  • Cột kèo trong nhà rông Bahnar, Xê Đăng
  • Chim chóc, muông thú dùng để trang trí nội thất
  • Đặt trong khuôn viên gia đình của người Jrai, Raglai, S’tiêng, Chu Ru, K’Ho và Cơ Tu.

Tuy nhiên, tượng mồ, lễ vật dâng cúng cho “thế giới bên kia”, mới chính là đỉnh cao nghệ thuật của tượng gỗ dân gian Tây Nguyên.

tượng nhà mồ gia lai nét văn hóa bản địa đặc sắc tây nguyên

Nhiều nghệ nhân tạc tượng trên địa bàn Tây Nguyên cũng đồng ý với cách nhìn nhận, thẩm định trên. Tượng nhà mồ là sắc thái tinh thần tiêu biểu nhất, đại diện cho loại hình nghệ thuật tượng gỗ dân gian có mặt từ lâu đời trên vùng đất này.

Bản thân nó hàm chứa nhiều giá trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong nhận thức, thực hành văn hóa của các tộc người bản địa. Nghề tạc tượng, mà chủ yếu là tượng nhà mồ đã có từ rất lâu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Tạc tượng không phải để chơi, thậm chí là trao đổi mua bán như ngày nay, mà để đồng hành và làm vui lòng người đã khuất thông qua nghi lễ bỏ mả trang trọng.

tượng nhà mồ gia lai nét văn hóa bản địa đặc sắc tây nguyên

Người tạc tượng nhà mồ không coi đó là nghề và càng không xem đó làm địa hạt sáng tạo nghệ thuật như mọi người vẫn nghĩ, mà trước hết nó thể hiện quan niệm nhân sinh rõ ràng: Cuộc sống muôn thuở của con người luôn có vui-buồn, khổ đau-hạnh phúc và hoan lạc…

Tất cả những cảm xúc ấy không chỉ hiện hữu nơi trần thế, mà ở “thế giới bên kia” cũng vậy, nó vẫn tiếp diễn như mạch sống vĩnh hằng.

Bởi thế, khi đến một khu nhà mồ nào đó của đồng bào Tây Nguyên, người ta nhìn vào từng bức tượng và những thông điệp được “mã hóa” trên đó là có thể nhận biết “người nằm xuống” là ai, có tình cảm và khát vọng gì?

Dĩ nhiên, mối dây liên hệ sâu thẳm ấy chỉ có người trong cuộc mới hiểu hết.

Tượng nhà mồ – Đối thoại với người đã chết

Cứ nhìn những bức tượng mẹ bồng con với đôi tay quấn quýt, nét mặt rạng ngời niềm vui hạnh phúc; hay một người đàn ông lưng trần, vai mang xà gạc, hoặc ngồi đăm chiêu, suy tư với tẩu thuốc trên môi… được đặt trong khu nhà mồ, ta sẽ hiểu đó chính là “phiên bản” được lưu lại của người đã mất.

“Phiên bản” ấy không chỉ là ký ức lắng đọng nhất của người sống dành cho người đã khuất, mà còn chứa đựng cả ý nguyện, khát vọng của những số phận đã chia lìa với cõi nhân gian.

tượng nhà mồ gia lai nét văn hóa bản địa đặc sắc tây nguyên

Trước khi bắt tay tạc một bức tượng, nghệ nhân nào cũng phải nắm bắt trọn vẹn tình cảm, tâm tư của thân chủ. Họ và người thân đã mất muốn gì hay nói đúng hơn là cuộc “trò chuyện” giữa 2 phía được gói ghém, ký thác qua hình tượng diễn ra theo tình cảm, xu hướng nào của đời sống con người.

Ví như bức tượng mẹ bồng con được miêu tả ở trên, nghệ nhân Kpăh Thin đoán chắc rằng người quá cố là một phụ nữ gặp bất hạnh lúc sinh nở, khiến không được “mẹ tròn, con vuông” nên người thân đặt tượng cho người đã khuất không ngoài mục đích tái tạo sự viên mãn, hạnh phúc cho người sống lẫn người đã mất.

Và cái sự tái tạo cuộc sống theo hướng tích cực, nhân văn ấy thông qua những bức tượng nhà mồ của người Tây Nguyên là cả một năng lực thật sự làm nên vốn văn hóa đặc sắc và độc đáo của họ trong nhận thức về sự sống-chết, hữu hạn-vô hạn, hiện thực và mơ tưởng.

Tượng nhà mồ nét văn hóa bản địa đặc sắc

Giờ đây, loại hình nghệ thuật dân gian này không chỉ có trong nhà mồ, mà còn bước ra hòa nhập vào đời sống đương đại để mọi người dễ dàng cảm nhận và thưởng lãm.

tượng nhà mồ gia lai nét văn hóa bản địa đặc sắc tây nguyên

Qua nhiều liên hoan văn hóa-văn nghệ cũng như nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, trong đó có hội thi tạc tượng gỗ dân gian được tổ chức thường xuyên tại các tỉnh trong khu vực là điều kiện, cơ hội cho các nghệ nhân phô diễn tài năng của mình, đồng thời qua đó đem vốn văn hóa ấy giới thiệu, quảng bá rộng rãi với công chúng khắp nơi.

Bài Đình Đối – Biên tập: Đi Gia Lai.

Đăng bởi: Trần Tâm

YOLO! Khám phá các huyện ở Gia Lai

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก