Gia Lai

Ứng dụng ghép mặt FacePlay – Hiểm họa đang giăng bẫy nhiều người dùng

Ứng dụng ghép mặt FacePlay là sản phẩm của hãng phần mềm BigHead Bros (có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc).

Ứng dụng này ban đầu có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS, nhưng không hiểu vì lý do gì hiện tại phiên bản FacePlay trên nền tảng CH Play dành cho Android đã bị xóa bỏ, chỉ còn phiên bản dành cho iOS

android, ứng dụng ghép mặt faceplay – hiểm họa đang giăng bẫy nhiều người dùng

Ứng dụng ghép mặt FacePlay gây bão

FacePlay là ứng dụng di động gây sốt trong những ngày qua, nhưng người dùng nên cẩn thận để tránh mất tiền lẫn thông tin cá nhân.

Thời gian gần đây, FacePlay là một trong những ứng dụng phổ biến, được đông đảo người dùng tải và sử dụng nhờ sự tiện lợi cũng như tính năng ghép mặt vào video dài.

FacePlay cho phép người dùng ghép gương mặt vào những đoạn video sẵn có do ứng dụng cung cấp. Những video này đa dạng, từ những video cổ trang Trung Quốc đến những đoạn video nổi tiếng trên mạng xã hội.

android, ứng dụng ghép mặt faceplay – hiểm họa đang giăng bẫy nhiều người dùng

Ứng dụng FacePlay âm thầm thu thập – đánh cắp thông tin cá nhân

FacePlay sẽ thu thập nhiều thông tin trên smartphone của người dùng như hình ảnh về gương mặt, từ đó giúp ứng dụng có thể nhận diện và xử lý gương mặt trên video được hiệu quả và chính xác hơn.

Phiên bản FacePlay trên iOS sẽ yêu cầu khá nhiều quyền hạn dường như không cần thiết đối với một ứng dụng xử lý video, bao gồm quyền xác định vị trí của người dùng, thông tin liên lạc (email, số điện thoại…), lịch sử giao dịch… Việc FacePlay thu thập những thông tin nhạy cảm này có thể khiến người dùng đối mặt với nguy cơ mất thông tin cá nhân khi dùng ứng dụng.

android, ứng dụng ghép mặt faceplay – hiểm họa đang giăng bẫy nhiều người dùng

Ở thời điểm hiện tại, FacePlay vẫn được chấp thuận xuất hiện trên kho ứng dụng AppStore của Apple và vẫn chưa cảnh báo thực sự nào về việc ứng dụng thu thập thông tin cá nhân của người dùng.

Người dùng vẫn có thể sử dụng FacePlay để tạo ra những đoạn video hài hước nhưng chấp nhận các rủi ro gặp phải khi dùng ứng dụng.

Chiêu trò móc túi người dùng của ứng dụng FacePlay

Khi cài đặt ứng dụng, FacePlay chỉ cho phép người dùng sử dụng thử miễn phí trong 3 ngày kèm rất nhiều quảng cáo, nhãn bản quyền video sau xử lý và tốc độ xử lý rất chậm.

Để giải quyết vấn đề này, cách duy nhất là nâng cấp lên phiên bản trả phí. Nhưng đây cũng chính là con đường mà nhà phát triển đã vạch ra sẵn để đưa người dùng “vào bẫy” nếu không chú ý kỹ.

Thay vì cung cấp ứng dụng dưới dạng mua đứt, FacePlay chỉ cung cấp dưới dạng đăng ký dùng thử với thời hạn nhất định theo tuần hoặc năm.

android, ứng dụng ghép mặt faceplay – hiểm họa đang giăng bẫy nhiều người dùng

Mỗi tuần, số tiền mà người dùng phải thanh toán sẽ là 139.000 đồng, trong khi mỗi năm là 1,059 triệu đồng.

Quan trọng hơn, số tiền hiển thị trong phiên bản trả phí được công ty che đi hai số 0, khiến người tiêu dùng tưởng nhầm là mua với giá 1.390 đồng hoặc 10.590 đồng tương ứng theo tuần và theo năm.

android, ứng dụng ghép mặt faceplay – hiểm họa đang giăng bẫy nhiều người dùng

Nhiều người tưởng số tiền chi ra nhỏ nên cứ thanh toán mà không biết số tiền cuối cùng phải trả cho nhà phát triển FacePlay cao hơn gấp… 100 lần.

Chưa hết, ứng dụng có tính năng tự động gia hạn đăng ký phiên bản trả phí, có nghĩa là nếu đăng ký thuê bao sử dụng 1 tuần với giá 139.000 đồng, thì sau khi hết thời gian sử dụng sẽ tự động đăng ký thêm một tuần nữa mà không cần hỏi ý kiến họ. Điều này khiến số tiền trong thẻ tín dụng của người dùng cứ thế “không cánh mà bay”.

Sử dụng ứng dụng FacePlay có nguy cơ bị ghép mặt vào clip đen nhờ công nghệp Deepfake.

Các ứng dụng ghép mặt hầu hết đều dựa vào trí tuệ nhân tạo Deepfake để phân tích, tổng hợp hình ảnh của bạn sau đó ghép chồng lên các kho ảnh/ video có sẵn trong ứng dụng để tạo ra bức ảnh hoặc video chân thực nhất.

android, ứng dụng ghép mặt faceplay – hiểm họa đang giăng bẫy nhiều người dùng

Hay deepfake được hiểu một cách đơn giản là cơ chế sử dụng trí tuệ nhân tạo để học hỏi hình dạng, thói quen… của ai đó nhằm giả mạo danh tính của họ. Với deepfake, chúng ta có thể bị tung clip giả mạo, bị giả giọng nói, thậm chí là bị giả danh tính.

android, ứng dụng ghép mặt faceplay – hiểm họa đang giăng bẫy nhiều người dùng

Theo TSI, tháng 9/2020, Deeptrace – một công ty có trụ sở tại Amsterdam chuyên phát hiện và theo dõi các cuộc tấn công sâu trên mạng báo cáo 96% những vụ lừa đảo trên mạng Internet là nội dung khiêu dâm giả mạo. Công nghệ deepfake không chỉ đem lại niềm vui, nụ cười trên mạng xã hội, mà đã trở thành công cụ hạ bệ, xâm hại nhân phẩm.

Hãy tưởng tượng viễn cảnh xa hơn, khi deepfake đủ sức tạo ra những tổ chức lừa đảo có đủ khả năng truy cập vào mọi chiếc điện thoại có chức năng nhận diện khuôn mặt, đột nhập vào những ngôi nhà tự động, giả được giọng nói để truy cập vào mọi thiết bị và tài khoản. Chúng ta có thể bị tước đoạt mọi thứ: Tài sản, danh tính, sự riêng tư… bởi những kẻ giấu mặt trên Internet.

Xóa ngay ứng dụng FacePlay nếu như không muốn trở thành nạn nhân

Thời điểm hiện tại, các ứng dụng ghép mặt vào video vẫn xuất hiện trên AppStore/ CH Play và chưa có cảnh báo chính thức về việc thu thập thông tin cá nhân của các ứng dụng này. Tốt hơn hết, người dùng nên cảnh giác để tránh rơi vào những rắc rối không mong muốn.

android, ứng dụng ghép mặt faceplay – hiểm họa đang giăng bẫy nhiều người dùng

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể chống lại những nguy cơ bị giả mạo bằng các cách như:

– Dán camera điện thoại, laptop bằng băng dính đen khi không sử dụng.

– Hạn chế sử dụng những ứng dụng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo tính bảo mật thông tin.

– Vô hiệu hóa điện thoại ngay khi bị mất.

– Lưu trữ đầy đủ thông tin quan trọng để làm bằng chứng cho bản thân.

– Hạn chế sử dụng VPN (mạng riêng ảo) vì bạn có thể bị lộ thông tin hoặc không có tên trong hệ thống chính quy khi truy vết.

Đừng quên rằng, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của những kẻ mạo danh trên mạng.

Đi Gia Lai – tổng hợp.

Đăng bởi: Quý Trịnh

YOLO! Khám phá các huyện ở Gia Lai

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก