Kinh Doanh

Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả từ A - Z 

Bạn đang muốn khởi nghiệp kinh doanh?
Bạn muốn sở hữu một nhà hàng cho riêng mình?
Bạn không biết cách kinh doanh nhà hàng như thế nào cho hiệu quả?

Đừng lo lắng! Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách lập một kế hoạch kinh doanh nhà hàng vô cùng hiệu quả, giúp bạn nâng cao doanh số trong một thời gian ngắn nhanh chóng.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Lập bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng là một bước rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhà hàng của bạn. Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp công ty bạn:

– Kiểm tra tính khả thi của ý tưởng kinh doanh.

– Kế hoạch kinh doanh đảm bảo thực hiện kế hoạch quản lý hiệu quả.

– Công ty của bạn có thể hình dung được lộ trình thực hiện từng mục tiêu và dễ dàng quản lý hơn.

– Công ty của bạn có thể có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường một cách đầy đủ và chính xác.

– Giám sát các hoạt động kinh doanh cụ thể, chi tiết và hiệu quả hơn, từ quản lý nhân viên cho đến các kiểm kê, bán hàng.

– Giảm thiểu rủi ro và hao hụt chi phí cho doanh nghiệp.

– Kế hoạch kinh doanh có thể thu hút các nhà đầu tư.

lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, kế hoạch kinh doanh nhà hàng, kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả, khởi nghiệp, kinh doanh, android, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả từ a - z

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhà hàng

Các bước lập một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả

Để có thể lập một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả, bạn hãy thực hiện theo những bước sau:

1. Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ

Bạn cần nghiên cứu thị trường để xác định cơ hội thâm nhập vào thị trường của mình, cách thâm nhập vào thị trường như thế nào cho hiệu quả bằng cách giải quyết những vấn đề:

– Thị trường tổng quan: Việc này cho bạn có cái nhìn tổng quan về xu hướng thị trường ẩm thực hiện nay, những biến động cũng- cầu, những món ăn được yêu thích và ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Những mô hình nhà hàng nào đang thu hút được sự chú ý, xu hướng ăn uống của thực khách…Nếu bạn nắm bắt được những thông tin thì nó sẽ là hỗ trợ đắc lựa trong quá trình bạn lên ý tưởng cũng như thực đơn cho nhà hàng của mình.

– Đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn đưa ra những hướng phù hợp với nhà hàng của mình, biết được đối thủ của bạn là ai, họ đang kinh doanh nhà hàng ra sao, điểm mạnh điểm yếu của họ, những lợi thế mà bạn có được so với đối thủ cạnh tranh.

– Nhu cầu khách hàng: Tìm kiếm nhu cầu khách hàng là phần quan trọng trong nghiên cứu thị trường. Nhu cầu ăn uống hiện nay không chỉ dừng ở những món ăn mà còn ở sự trải nghiệm, thương thức. Với mỗi khách hàng khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau. Vậy nên việc tìm hiểu khách hàng là ai, nhu cầu của họ, thói quen, sở thích hay những hành vi ảnh hưởng tới lựa chọn của khách hàng…những điều này sẽ giúp bạn có sư điều chỉnh kế hoạch kinh doanh hướng đúng tới nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng.

– Xác định thị trường mục tiêu: Đối với những người đang có ý định mở kinh doanh thì phải xác định mục tiêu của việc kinh doanh của mình. Phân đoạn thị trường hay phân nhóm khách hàng để tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu ở từng phân khúc sẽ giúp bạn lựa chọn được thị trường nào, khách hàng nào phù hợp với mô hình nhà hàng bạn muốn hướng đến cũng như có thể phục vụ một cách tốt nhất.

2. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng

Sau khi đã tìm hiểu, nghiên cứu về thị trường cũng như các đối thủ thì bạn cần chọn ra mô hình kinh doanh phù hợp cho nhà hàng của mình. Hiện nay có rất nhiều mô hình cũng như ý tưởng kinh doanh khác nhau như quán ăn bình dân, sang trọng, lẩu nướng, buffer.. mỗi loại có những đặc thù riêng. Một số yếu tố bạn có thể lưu ý để chọn ra phong cách kinh doanh của mình như sở thích, chuyên môn, thị trường đang xu hướng thế nào , nguồn vốn…

Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra được mô hình kinh doanh cho mình bởi đây là bước quan trọng quyết định sự thành công của nhà hàng. Nếu lựa chọn sai mô hình, bạn sẽ mất rất nhiều công sức và tiền bạc để gây dựng lại. Bạn có thể tham khảo khoá học kinh doanh trên Unica để có thể lựa chọn được mô hình, ý tưởng kinh doanh phù hợp hơn cho mình.

3. Xác định nguồn vốn của bạn

lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, kế hoạch kinh doanh nhà hàng, kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả, khởi nghiệp, kinh doanh, android, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả từ a - z

Một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của nhà hàng đó là nguồn vốn, bạn cần xác định bạn có nguồn vốn là bao nhiêu để đáp ứng được những ý tưởng, mục tiêu mà bạn đặt ra để có những điều chỉnh phù hợp.

– Cơ cấu vốn: Bao nhiêu % là vốn chủ sở hữu, bao nhiêu % vốn vay… ngoài ra bản kế hoạch tài chính cần được tính toán kỹ lưỡng dựa trên nguồn vốn có thực, chi phí, doanh thu, lợi nhuận và khả năng chịu lỗ.

– Xác định nhu cầu vốn dựa trên bảng dự toán chi phí mở cửa hàng bao gồm: tiền thuê mặt bằng, tiền sửa chữa, thiết kế lắp đặt trang thiết bị nhà hàng chi phí làm thủ tục pháp lý, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí marketing, các chi phí tiện ích như điện, nước,…

Ngoài ra bạn cũng phải có một khoản tiền mặt dự phòng dành cho các chi phí phát trinh ngoài dự kiến như thời gian có thể chịu lỗi, điểm hòa vốn, khoản dự trữ để đảm bảo khả năng duy trì/chịu lỗ trong thời gian đầu mới mở nhà hàng.

4. Vị trí nhà hàng

– Vị trí nhà hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của nhà hàng. Bạn cần lựa chọn vị trí nhà hàng dựa trên khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn, tần suất và mật độ tập trung, di chuyển của người dân, đảm bảo ánh sáng, không khí thoáng mát để giúp khách có cảm giác thoải mái và những yếu tố liên quan khác như chỗ để xe, các vị trí phòng bếp, phòng ăn,…sao cho thuận lợi và phù hợp nhất.

– Diện tích mặt bằng phải đảm bảo không gian phục vụ thoải mái cho khách, các khu bếp, kho, khu vệ sinh phải được bố trí thuận tiện.

– Điều tra địa điểm tiềm năng để mở quán, lập bảng so sánh về lợi nhuận và chi phí giữa các địa điểm khác nhau. Khi bạn thương lượng chi phí thuê địa điểm, hãy chắc chắn rằng chi phí này bao gồm cả việc sửa sang lại cửa hàng, và nhớ thêm vào hợp đồng điều khoản cho phép bạn trang trí lại hoặc thay đổi nội thất.

5. Lựa chọn phong cách trang trí cho nhà hàng

Quyết định phong cách thiết kế của nhà hàng sẽ giúp bạn tạo nên một phong cách riêng gây ấn tượng với khách hàng và cũng có thể là một lợi thế cạnh tranh vô cùng hiệu quả cho nhà hàng của bạn. Hãy đảm bảo phong cách thiết kế mà bạn chọn sẽ mang đến không gian ẩm thực như màu sắc hài hòa, số lượng bàn ghế hợp lý để không tạo cảm giác chật chội,… Bạn có thể tự lên ý tưởng, setup cho nhà hàng của mình hoặc nhờ tới sự trợ giúp của các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp

6. Thiết kế Menu nhà hàng

Công việc tiếp theo đó là lên Menu cho nhà hàng của mình, tùy vào phong cách nhà hàng và đối tượng khách hàng mà nhà hàng hướng đến quyết định việc bạn chọn Menu phù hợp. Bạn cần quan tâm đến các vấn đề như:

– Lên danh sách món ăn phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu

– Xác định món chính mang dấu ấn riêng của nhà hàng

– Nguồn nhập thực phẩm cần uy tín và đảm bảo vệ sinh

– Giá bán hợp

– Cân bằng, điều chỉnh thực đơn hợp lý theo mùa

– Cách trình bày Menu phù hợp, đẹp mắt

Bạn nên chú trọng vào điểm thiết kế menu, làm nổi bật những món ăn đặc sắc mà hàng của bạn đang muốn đẩy mạnh, có khả năng mang lại daonh thu cao…

7. Trang bị cơ sở vật chất

Để tạo nên thương hiệu là một nhà hàng đạt chuẩn thì bạn cần phải đảm bảo trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như bàn ghế, hệ thống ánh sáng, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp. Đầu tư các trang tiết bị tốt, đảm bảo chất lượng từ bạn đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, thay thế sau này. Một số trang thiết bị bạn có thể tham khảo như

– Trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến như bếp, lò nướng, máy chế biến, các dụng cụ như nồi, chảo, dao, thớt, kệ đựng gia vị,…

– Trang thiết bị, dụng cụ pha chế tại khu vực quầy bar như máy pha chế, dụng cụ định lượng, các loại ly,…

– Trang thiết bị phục vụ cho việc bảo quản thực phẩm như tủ lạnh, quầy kệ đựng thực phẩm,…

– Trang thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy tính tiền, máy POS (POS PC, POS Android, POS mini cầm tay,…), máy in hóa đơn, két đựng tiền…

8. Kế hoạch tuyển dụng và quản lý nhân viên

lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, kế hoạch kinh doanh nhà hàng, kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả, khởi nghiệp, kinh doanh, android, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả từ a - z

Lêm kế hoạch tuyển dụng và quản lý nhân viên cho cửa hàng, nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng bởi vậy bạn cần đào tạo họ về phong thái cũng phong cách phục vụ, nếu nhân viên phục vụ chu đáo, tốt sẽ rất dễ lấy được cảm tình của khách hàng.

Bạn cần lên kế hoạch chu đáo về tuyển dụng, đào tạo cũng như quản lý nhân sự. Bạn nên biết số lượng nhân sự cần thiết cho mỗi vị trí và phân chia rõ ràng công việc của mỗi người, quy định về thời gian làm việc, thái độ phục vụ…Bên cạnh đó bạn cần xây dựng quy trình tuyển dụng rõ ràng, chế độ đãi ngộ, lương thưởng một cách hợp lý tránh các trường hợp gian lận, thất thoát, vừa tạo động lực làm việc cho họ

9. Lên kế hoạch quản lý và điều hành nhà hàng

Trong quá trình kinh doanh nhà hàng bạn cần phải theo dõi cũng như kiểm soát toàn bộ tình hình như kho nguyền vật liệu, dữ liêu khách hàng… như vậy bạn cần có một bản kế hoạch. Điều này rất quan trọng nhưng rất hay xảy ra sai xót, vì vậy khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng bạn nên đưa ra những phương án về quản lý ra sao cho tối ưu và hợp lý nhất.

Ngày nay, với sự ra đời của công nghệ thông tin các phần mềm quản lý giúp cho người kiểm soát được tất cả thông tin tránh thất thoát cũng như sai xót, tiết kiêm thời gian, chi phí cho cửa hàng.

10. Xin giấy phép kinh doanh trước khi kinh doanh nhà hàng

Hãy đảm bảo nhà hàng của bạn có đầy đủ các giấy tờ pháp lý như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,…để không gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu nhà hàng và quá trình kinh doanh của bạn trên thị trường.

11. Chiến lược marketing và quảng bá nhà hàng

Cuối cùng nhà hàng của bạn cần lên kế hoạch triển khai các kế hoạch marketing, kế hoạch truyền thông hiệu quả để quảng bá nhà hàng của mình tới khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng. Bạn có thể phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên các kênh như Facebook, zalo…Ngoài những kênh truyền thông hiện đại thì bạn cũng đừng bỏ qua marketing truyền miệng bởi đây là một phương thức cực kỳ hiệu quả trong kinh doanh ẩm thực. Bên cạnh đó, chuẩn bị các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng là cách để bạn thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng.

lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, kế hoạch kinh doanh nhà hàng, kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả, khởi nghiệp, kinh doanh, android, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả từ a - z

Triển khai các kế hoạch marketing để quảng bá nhà hàng

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn có thể tự mình lập một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả nhất. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một kế hoạch kinh doanh mang lại doanh số cao nhất cho nhà hàng của mình.

Chúc bạn thành công!

Đăng bởi: Đình Hiếu Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก