Khám Phá Trải Nghiệm

Văn hóa Chăm trong cộng đồng dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa Chăm–Katê tại Ninh Thuận lần I được tổ chức năm 2000, thu được những kết quả khả quan trong việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và đáp ứng một phần nhu cầu sáng tạo cũng như hưởng thụ văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy sản xuất, ổn định an ninh chính trị; góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

văn hóa chăm trong cộng đồng dân tộc việt nam
“Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng báo Chăm Ninh Thuận lần thứ II – 2012”sẽ được tổ chức trong trung tuần tháng 9 năm 2012 tại Ninh Thuận. Để bạn đọc có thêm thông tin về Ngày hội này, báo Du lịch đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tấn, Vụ trưởng, Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP.HCM, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Ngày hội về những vấn đề liên quan… PV: Thưa ông xin ông cho biết mục đích ý nghĩa của việc tổ chức “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng báo Chăm Ninh Thuận lần thứ II – 2012”? Ông Nguyễn Văn Tấn: Như các bạn đã biết, người Chăm ở Việt Nam có đời sống tinh thần phong phú, các lễ hội phong phú và đặc sắc. Dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, từng có một nền văn minh rực rỡ cùng với những đóng góp cho sự đa dạng văn hóa Việt Nam. Theo số liệu thống kê dân số, người Chăm hiện có khoảng 146 ngàn người, cư trú trên địa bàn các tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP.HCM. Nơi có người Chăm đông nhất là Bình Thuận, khoảng 60 ngàn người. Ngày 17/01/2012 Bộ trưởng Bộ VHTTDL có Quyết định số 152/QĐ-BVHTTDL giao Kế hoạch công tác năm 2012 cho Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP.HCM tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận lần thứ II-2012 tại Ninh Thuận. Các hoạt động trong Ngày hội là những hoạt động VHTTDL nhằm đẩy mạnh sự đoàn kết, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động VHTTDL vùng đồng bào Chăm. Đó cũng là các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước năm 2012. Thông qua các hoạt động của Ngày hội là dịp tôn vinh những giá trị truyền thống cũng như hiện đại của đồng bào Chăm với cộng đồng 54 dân tộc anh em và du khách quốc tế. Ví thế, yêu cầu của Ngày hội phải thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm, đa dạng, phong phú, độc đáo, sáng tạo và truyền thống, lành mạnh, tiến bộ. Ngày hội phải do các nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công,… là người dân tộc Chăm thực hiện, có sự tham gia của các chức sắc tôn giáo tiêu biểu cho hoạt động văn hóa của dân tộc Chăm. Đây là dịp để các nghệ sĩ, nghệ nhân, chức sắc tôn giáo dân tộc Chăm gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Các hoạt động trong Ngày hội phải tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, tiết kiệm và thu hút đông đảo đồng bào tham gia, giao lưu, hưởng thụ, sáng tạo nghệ thuật…, tạo nên hình ảnh đẹp về dân tộc Chăm trong hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn và cả nước. PV: Xin ông cho biết khái quát nội dung sẽ diễn ra trong Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận lần II – 2012 và những cái mới của Ngày hội này so với lần I ? Ông Nguyễn Văn Tấn: Theo kế hoạch, Ngày hội sẽ diễn ra trong 2 ngày, 3 đêm tại 4 địa điểm là Khu du lịch Tháp Pô Klongirai ; sân vận động thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu và tại 2 làng nghề truyền thống là làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng nghề gốm Bầu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đối tượng tham gia gồm các tỉnh, thành phố nơi có nhiều đồng bào Chăm sinh sống như: Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai, An Giang và TP.HCM. Các hoạt động chính bao gồm: Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn trang phục truyền thống dân tôc Chăm: Đó là trình diễn nghệ thuật dân tộc Chăm do các đoàn tham gia dàn dựng chương trình ca múa nhạc dân tộc…sử dụng tiếng phổ thông (Việt) và tiếng Chăm. Trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Chăm sẽ giới thiệu trang phục đời thường, lễ hội, lễ cưới của dân tộc Chăm ; Lễ hội dân gian: Các đoàn sẽ giới thiệu lễ hội truyền thống dân tộc Chăm của địa phương mình một cách khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các yếu tố tích cực và loại bỏ yếu tố tiêu cực, lạc hậu, không còn phù hợp với đời sống văn hóa hiện nay ; Thi đấu thể thao dân tộc: Các đoàn sẽ tham gia các hoạt động thể thao truyền thống, trò chơi dân gian với các môn bóng đá mini, chạy việt dã, đẩy gậy, kéo co, đội Bình nước, dệt thổ cẩm Chăm, nặn gốm; Giới thiệu văn hóa ẩm thực: Các địa phương sẽ giới thiệu đồ ăn, thức uống, cách bảo quản, chế biến, thưởng thức gắn với phong tục, tập quán văn hóa ẩm thực của người Chăm ở địa phương. Hội thảo khoa học về văn hóa Chăm hội nhập và phát triển: Nhằm mục đích vừa làm rõ những nét riêng, độc đáo của văn hóa Chăm vừa tìm ra những nét giao thoa, tiếp biến giữa văn hóa Chăm và văn hóa các dân tộc khác trong cộng đồng, tạo nên một bức tranh đa dạng, đầy màu sắc phong phú của văn hóa dân tộc. Ngoài ra, còn có các hoạt động khác như: trưng bày và thi giới thiệu sách, triển lãm thành tựu, đất nước con người và kinh tế xã hội của người Chăm tại địa phương. Tại Ngày hội sẽ có triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam” và chương trình Giao lưu văn hóa – tham quan Ninh Thuận. Điểm nhấn của Ngày hội VHTTDL vùng đồng bào dân tộc Chăm lần thứ II năm 2012 sẽ là chương trình lễ khai mạc với nhiều chi tiết mục văn nghệ đặc sắc, hấp dẫn, tái hiện lại những phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm trên nền kỹ thuật sân khấu hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét riêng, bản sắc nguyên sơ của văn hóa Chăm. Đặc biệt, nhằm đảm bảo các yêu cầu về văn hóa, chính trị, xã hội, BTC quyết định không thuê công ty tổ chức sự kiện thực hiện. Tất cả các ý tưởng được thể hiện qua kịch bản tổng thể, kịch bản khai mạc, bế mạc,… đều do Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP.HCM và Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận cũng trực tiếp thực hiện thăm dò cẩn trọng và tham khảo ý kiến của các ngành, các giới nhằm có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng của kịch bản.
  Báo Du lịch

Đăng bởi: Trần Diệp

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก