Kỹ Năng Phái Mạnh

Vì sao nhiều người muốn đi du học?

Học đại học Việt Nam hay đi du học hơn, vấn đề với giáo dục nước ta?

Nhiều người vẫn bỏ tiền du học không phải chỉ vì kiến thức mà là môi trường, văn hóa, cơ hội và trải nghiệm cá nhân. Những thứ mà không có ngôi trường trong nước nào có thể có được.

chúng mình đăng tải góc nhìn của tác giả Nguyễn Trọng Nhân, mời các độc giả cùng theo dõi.

giáo dục, nghề nghiệp, nhận định, vì sao nhiều người muốn đi du học?

Vì sao nhiều người muốn đi du học?

Hôm kia mình coi cái clip của bạn tên “A Síng Đi Đại Hàn.” Anh ta nhận xét về đại học trong nước như sau.

  1. “Mình thấy nhiều bạn thần thánh hóa giáo dục nước khác mà quên là giáo dục Việt Nam cũng tốt lên rất nhiều.”
  2. “Nếu bạn đến đây [du học] để có nền giáo dục tốt hơn thì mình không nghĩ là nó quá tốt.”
  3. “Những sinh viên người Việt rất giỏi. Được giáo sư khen.”

Rồi hôm nay, ở Đà Nẵng tình cờ có một vụ thi hộ của trường hàng đầu ở thành phố đó và tạo khá nhiều xung đột. Thật hư ra sao thì không rõ, nếu thật thì đó cũng là một câu trả lời cho bạn “A Síng Đi Đại Hàn” ở trên.

Mình không phải là một người tốt nghiệp đại học trong nước nên sẽ không có cái nhìn toàn diện. Nhưng từ góc độ phân tích thì những vấn đề đang tồn tại chính là lý do vì sao những gia đình có điều kiện kinh tế đều muốn con mình du học.

Hạn chế của nền giáo dục trong nước

Sau đây là những yếu tố với giáo dục trong nước đã góp phần tạo nên làn sóng du học này.

“Hành vi không chuyên nghiệp” trong giáo dục.

Nếu ở những Mỹ, Úc hay Châu Âu thì chuyện thi hộ hoặc gian lận là điều không tưởng thì ở Việt Nam, nó lại được coi là một điều thường xảy ra. Nó phổ biến tới mức mỗi lần kỳ thi tới, cụm từ “Tìm người thi hộ” được thấy rộng rãi trên mạng xã hội và không ai cảm thấy bất bình trước điều đó.

Học nhiều môn không liên quan và làm khó hiểu.

Bấy nhiêu cũng đủ làm nản lòng bất cứ sinh viên nào. Bản thân mình cũng không hiểu là tại sao phải học mấy cái này, trừ khi học chuyên chính trị hoặc kinh tế.

Cơ sở vật chất xuống cấp.

Nếu muốn thấy minh chứng thì có lẽ cái toilet là rõ nhất. Khi học tập trong môi trường như vậy thì con người sẽ cảm thấy chán nản và không có hứng thú để tiếp tục. Nhất là các bạn nữ, vốn nhạy cảm với mấy cái này.

Môi trường và văn hóa không cởi mởi.

Mình luôn cho rằng người Việt Nam lấy chỉ trích và dìm hàng để làm cơ sở. Điều này không có gì sai, nhưng nó vô tình tạo tư duy GATO không cần thiết và không khuyến khích sự sáng tạo. Nó thực sự nguy hiểm không chỉ có người học, vì mỗi lần có chính kiến riêng mà đi ngược với người khác thì không như bị đưa vào tầm ngắm.

Khi cộng tất cả những thứ đó lại, chúng ta dần hiểu vì sao du học là giải pháp. Người ta coi nó là một cách để giải thoát những vấn nạn đó.

Sinh viên Việt Nam có thể giỏi, nhưng sẽ vô nghĩa nếu không có đủ cơ sở vật chất và điều kiện để họ phát huy. Đừng nhầm lẫn tài năng cá nhân với chất lượng của hệ thống. Đây có lẽ là điều bạn “A Síng Đi Đại Hàn” đang mắc phải.

Thừa nhận là có nhiều sinh viên Việt Nam giỏi, anh ta là một ví dụ, vì tốt nghiệp từ những trường hàng đầu và đang phát triển ở cấp cao hơn. Nhưng điều đó không hề thay đổi thực tế về hệ thống giáo dục hiện tại.

  1. Việt Nam không có bất cứ trường đại học nào trong top 1000.
  2. Hàn Quốc dân số nhỏ hơn nhưng có 12 trong top 1000.
  3. Australia tuy chỉ có 25 triệu dân nhưng lại có đến 11 trường trong top 1000.

Xếp hạng không phải là tất cả nhưng nói lên rất nhiều về vị trí hiện tại. Sinh viên Việt Nam có thể giỏi và được khen nhưng xét tổng quát thì tập thể giáo dục thì không.

Chương trình học thì gần như giống nhau. Kinh tế vĩ mô dù ở Mỹ hay Nhật đều không khác. Thuyết danh mục hiện đại ở đâu cũng tương tự. Thậm chí, không có trường nào cập nhật kiến thức nhanh bằng Google và rẻ bằng Udemy.

Nhưng người ta vẫn bỏ tiền du học không phải chỉ vì kiến thức mà là môi trường, văn hóa, cơ hội và trải nghiệm cá nhân. Những thứ mà không có ngôi trường trong nước nào có thể có được.

Thứ mà trường đại học ở Mỹ, Canada, Úc, Anh, Châu Âu, Nhật và Đài Loan có là uy tín lẫn thương hiệu quốc gia. Cha mẹ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi biết con mình được ở nơi hiện đại, nơi họ có thể nói lên suy nghĩ và theo đuổi mong muốn và nơi gian lận là điều không tưởng. Giá trị nằm ở đó chứ không phải kiến thức.

Cho nên, đại học Việt Nam cần phải làm rất nhiều để cạnh tranh lại.

Đăng bởi: Khánh Huyềnn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก