Yên Bái

Yên Bái có gì chơi?

Mảnh đất Yên Bái được biết đến là một trong những nơi sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên bậc nhất cả nước. Nơi đây thu hút rất nhiều du khách bởi những ngọn thác tuyệt đẹp, những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, những hang động còn nguyên sơ, những bản làng với khung cảnh thanh bình, yên ả,… Bên cạnh đó, những điểm vui chơi, giải trí tại Yên Bái cũng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều phút giây thư giãn đầy thú vị. Yên Bái có gì chơi? Cùng khám phá ngay những địa điểm du lịch nổi tiếng dưới đây để giúp bạn sắp xếp được lịch trình hợp lý trong hành trình du lịch Yên Bái sắp tới nhé.

Hồ Thác Bà – Yên Bái

Nằm ở phía Tây Bắc tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.

yên bái có gì chơi?

Hồ Thác Bà – Yên Bái

Nằm trong địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên, Hồ Thác Bà rộng gần 23.500 ha với hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu tình. Đi thuyền trên hồ Thác Bà, bạn không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ Thác mà còn được hoà mình cùng thiên nhiên hào phóng, thả hồn mình vào mênh mông trời nước, điệp trùng núi đảo tưởng chừng như vô tận. Thắp một nén nhang tại đền Mẫu, trút bỏ những tính toan bộn bề cuộc sống, cầu cho cõi lòng thanh thản nơi cửa Phật từ bi để tiếp tục cuộc hành trình đưa bạn khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như: Động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông …

Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Đứng trên đỉnh Cao Biền mà đón ánh ban mai hay đợi hoàng hôn buông trên hồ Thác thì không có gì thú hơn. bạn được thoả sức phóng tầm mắt mà nhìn ngắm, mà cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, nét lung linh huyền ảo sắc nước gương trời của một vùng đất là nơi giao thoa giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc bộ, cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất… Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa bạn sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại… và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ.

Được công nhận là Di sản thắng cảnh văn hoá từ tháng 9/1996, thắng cảnh hồ Thác Bà bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý như nằm trên trung lộ Hà Nội- Lào Cai, những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan… Các lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt văn hoá riêng có của từng tộc người vẫn đang là sự lôi cuốn bạn thăm thú, tìm kiếm và khám phá Thác Bà.

Hồ Chóp Dù – Yên Bái

Hồ Chóp Dù được biết đến như một địa điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời tại Trấn Yên. Hồ nước này mang một vẻ đẹp đầy thơ mộng và trữ tình. Đến đây, du khách có thể khám phá thiên nhiên, nghỉ ngơi, vui chơi và tận hưởng bầu không khí mát mẻ, trong lành và chiêm ngưởng phong cảnh nguyên sơ nhưng đầy chất lãng mạng của nó.

yên bái có gì chơi?

Hồ Chóp Dù – Yên Bái

Nằm ngang lưng núi, hồ Chóp Dù có diện tích khoảng 16 ha, xung quanh hồ là cảnh quan sinh thái đa dạng với nhiều dòng suối nhỏ xen lẫn trong khu rừng tự nhiên. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng rất thích hợp cho hoạt động chèo thuyền ngắm cảnh, câu cá giải trí,…

Hồ Đầm Hậu – Yên Bái

Cách thành phố Yên Bái hơn 10km về phía Nam, ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, Hồ Đầm Hậu còn được gọi là Hồ 99 ngách ngay cạnh nút giao IC 12 đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

yên bái có gì chơi?

Hồ Đầm Hậu – Yên Bái

Hồ Đầm Hậu quanh năm đầy nước, du khách đến đây, có thể chèo thuyền khám phá những ngóc nghách, những đảo lớn nhỏ hay vào vùng trung tâm hồ hòa mình cùng với thiên nhiên và cảm nhận bầu không khí trong lành, tìm cho mình một chỗ để có thể buông câu giúp tinh thần con người thoải mái. Trèo lên thân đập, phóng tầm mắt nhìn quanh hồ sẽ thấy một màu xanh mướt của những đảo cây in bóng xuống mặt nước lung linh huyền ảo thật kỳ thú. Và sau hành trình khám phá quanh hồ, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực tươi ngon từ nguồn thủy sản sẵn có của vùng hồ.

Khu du lịch sinh thái Hồ Đầm Hậu với diện tích 280ha, bao gồm: khu sân golf, khu rừng phong cảnh và khu du lịch nghỉ dưỡng. Sau khi hoàn thành, Hồ Đầm Hậu sẽ là một điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao đầy hấp dẫn cho mỗi du khách khi ghé thăm Yên Bái.

Suối Giàng – Yên Bái

Xã Suối Giàng nằm ở Văn Chấn trên độ cao 1.371m so với mực nước biển, nằm sâu trên dãy núi Fansipang hùng vĩ. Đây là quê hương của loại chè Shan Tuyết cổ thụ với hơn 300 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Khí hậu ở Suối Giàng bốn mùa se lạnh, tựa như Sapa, Đà Lạt. Chỉ mất chút ít thời gian thả hồn cùng những dải lúa cong cong theo vạt núi, từng nương ngô, nương cải xanh non trong sương bay bảng lảng là thấy mình như đứng trên mây.

Từ trên cao nhìn xuống là biển lúa rộng mênh mông vàng óng Mường Lò, vựa lúa lớn thứ hai của khu vực Tây Bắc và thị xã Nghĩa Lộ thanh bình cùng nhịp sống của 13 dân tộc anh em. Tại đây, du khách có thể lên những cây chè cổ thụ trên trăm tuổi, hái những búp chè xanh non cùng thiếu nữ Hmông mến khách, hay đi dạo dưới rừng Pơ mu hoặc phiêu du cùng thác Tập Lang rì rầm nước chảy

yên bái có gì chơi?

Suối Giàng – Yên Bái

Suối Giàng nổi tiếng với những cây chè tuyết Shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đường kính lên tới 100cm. Chè tuyết nơi đây phát triển tự nhiên trong tiểu vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, chẳng cần phân bón mà vẫn đâm chồi nảy lộc xanh biếc. Lộc non sao lên, pha nước sôi, hương vị bốc lên thơm ngây ngất, uống vào thấy đượm vị ngọt lâu trên đầu lưỡi. Nhiều gia đình dân tộc Mông ở đây cũng nhờ những gốc chè này mà làm nên cơ nghiệp, cải thiện sinh hoạt trong cuộc sống. Họ coi đó là cây chè của đất trời ban tặng cho người Mông của xứ sở này.

Thác Háng Tề Chơ – Yên Bái

Háng Tề Chơ là tên của một bản làng đồng bào dân tộc Mông nằm tại xã Làng Nhì, Lục Yên. Nơi đây quanh năm được bao phủ bởi mây mù và cũng hiếm khi có dấu chân người ngoại bang đặt tới nếu như không sở hữu một con thác tuyệt đẹp và đầy hùng vĩ.

yên bái có gì chơi?

Thác Háng Tề Chơ – Yên Bái

Nằm giữa đốc núi dựng dứng, thác Háng Tê Chơ ngày đêm tuôn chảy, bọt tung trắng xóa giống như một tấm lụa trắng bạc trải dài, tiếng nước vỗ vào đá ầm ầm nghe như bản hùng ca đầy tráng lệ giữa núi rừng. Có lẽ chính vì vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết này mà thác Háng Tê Chờ được mệnh danh là “đệ nhất thác” của vùng Tây Bắc. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Bái của những tín đồ đam mê du lịch thì ngọn thác này chính là địa điểm thú vị đang chờ bạn đến khám phá.

Động Hương Thảo Tự – Yên Bái

Động Hương Thảo Tự mang một vẻ đẹp hoang sơ, thanh tịnh. Đặt chân đến cửa động một bầu không khí mát lạnh và hương thơm của cỏ cây lan toả xung quanh tạo cho ta một cảm giác như vừa thoát khỏi cõi trần tục. Vào sâu trong động, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên tạo với những nhũ đá muôn hình vạn trạng.

Hương Thảo Tự là nơi thờ tự tín ngưỡng của bà Vũ Thị Ngọc và cũng là nơi tập kết binh lính và lương thực. Động mang một vẻ đẹp hoang sơ, thanh tịnh. Đặt chân đến cửa động, một bầu không khí mát lạnh và hương thơm của cỏ cây lan toả xung quanh, tạo cho ta một cảm giác như vừa thoát khỏi cõi trần tục. Vào sâu trong động, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên tạo, với những nhũ đá muôn hình vạn trạng.

Chùa Hạ trong lòng núi đá vôi, rộng chừng vài trăm m2 có khu ngoài và khu trong. Khu ngoài là cửa vào nơi nghỉ ngơi, sửa sang lễ vật, đi sâu vào khu trong như đi vào Thuỷ cung Mê lộ. Có bàn thờ thập bát Long thần (18 vị thần dưới nước), có cung thờ An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu, lại có tượng hình Trọng Thuỷ buồn rầu đi tìm vợ. Tất cả đều bằng đá thiên tạo tự nhiên.

Chùa Trung, ở lưng chừng núi, trước cửa động là một nhóm chuông bằng đá lớn buông xuống gõ vang âm như tiếng trống đồng. Vào trong động với những khu rộng bằng phẳng, vòm động cao tới 10 – 15m, buông xuống hàng vạn nhũ đá thiên hình vạn trạng, bấm đèn pin soi lên, có những tinh thể óng ánh như những vì sao. Có những hình tượng bằng nhũ đá, như nàng Vọng Phu, hang Tâm Tình, Thánh Gióng cưỡi ngựa. Ở một góc cao, có đường lên trời là một hốc đá lộ thiên, buông ánh sáng huyền ảo. Một rễ cây si buông xuống từ độ cao 15 – 20m, gọi là động Từ Thức lên tiên. Và hàng chục hình tượng, sư tử,voi, trâu, thần tiên, tạo bằng đá khổng lồ huyền ảo trong ánh đèn pin và đèn nến.

Chùa Thượng, có một hệ thống hang động, với các cảnh đẹp như được gắn vào các sự tích lịch sử như: Đền thờ bà Âu Cơ đẻ trăm trứng, động Bầu sữa mẹ Âu Cơ, cung thái mẫu vua Hùng Vương thứ 6, động Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giao chiến. Đặc biệt, là khu động đền thờ Hai Bà Trưng, rộng chừng 300m2 được thiên tạo bố trí một cách kỳ lạ: trước mặt, là hai con voi trắng khổng lồ bằng đá, có vòi, có tai với những chân to hơn thật, đầu voi có hình người cưỡi tư thế lao về phía trước. Dưới chân voi, có “hồ” Thần Nông được be bờ thiên tạo uốn lượn rất nghệ thuật. Hồ rộng chừng 2m2, sâu chừng 20cm nước trong vắt.

Đền Mẫu Đông Cuông – Yên Bái

Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, xung quanh có đại ngàn bao phủ, phía trước đền là dòng sông Hồng. Với dáng dấp kiến trúc của đền chùa truyền thống, góc mái ngói cong và hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền được làm bằng gỗ tứ thiết, được sơn son thiếp vàng hình rồng cuốn trang nghiêm.

yên bái có gì chơi?

Đền Mẫu Đông Cuông – Yên Bái

Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đến Chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miến Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sông Hồng đối diện với ngôi Đền Chính về hướng Nam cách 150m đường chim bay thuộc cụm di tích Đền Đông Cuông).

Đền có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết Đền có muộn nhất vào đời Lê. Được phát triển từ một Miếu cổ thờ Đông Quang (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thời Trần). Theo Đại Nam nhất thống chí, đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương, huý là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hoá thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân. Đền và khu vực đền có liên quan đến Đền Ngọc Tháp và Đền Hùng (Phú Thọ).

Đền Đuông Cuông có kết cấu hình chữ đinh gồm hai tòa đại bái và hậu cung cấm.

Tòa đại bái: Trước sự ngưỡng mộ của chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân xa gần. Tòa đại bái mới được xây dựng trên nền móng cũ (1995-2002) gồm 3 gian 2 trái làm kiểu quá giang gối đầu, tường cao 5m, nền lát gạch hoa, mái rằng hoành gỗ, cột xi măng giả gỗ cốt thép, toàn mái lợp ngói vẩy Hương Canh… vôi ve nhã nhặn, có diện tích sử dụng 270,5m2 Tam quan cửa thoáng – 10 cửa sổ 02 cửa hậu.

Tòa hậu cung cấm: Gồm một gian trên thượng cung cấp sàn cách mặt nền 1,80m là nơi đặt hai pho tượng, tượng Mẫu và tượng cao quan Đại Vương người Tày Khao ở đây gọi là Quang Hoàng Báo được nối liền với gian giữa của tòa đại bái có tổng diện tích 42m2 dựng kiểu mái xiên đổ xi măng lợp ngói mũi hài Hương Canh – chịu lực ở tường. Qua bố trí kết cấu khung và ở tòa cung cấm là dạng đình ở trên mang dáng dấp kiến trúc của thời Nguyễn với lối sử dụng cổ truyền có hiệu quả. Đây là nét điển hình nghệ thuật kiến trúc cổ dân gian mà tới hôm nay dù xây dựng có công nghệ kỹ thuật hiện đại song vẫn ứng dụng kiểu hệ thống cổ truyền này, chỉ có điều biến dạng vị trí đi với một tên gọi khác “con sơn” mà ta thường bắt gặp.

Đền Mẫu Thác Bà – Yên Bái

Đền Thác Bà hay còn gọi Đền Mẫu Thác Bà, với 1.800m2 nằm trên núi Hoàng Thi ở độ cao 70m so với chân núi, đền quay theo hướng Đông Bắc dựa lưng vào núi, nhìn ra sông Chảy. Vượt qua 365 bậc đá, đến trước cửa sân đền, phóng tầm mắt ra xa, có thể bao quát toàn cảnh công trình thủy điện đầu tiên của cả nước và ngắm nhìn một vùng trời nước mênh mông, hữu tình của hồ Thác Bà.

yên bái có gì chơi?

Đền Mẫu Thác Bà – Yên Bái

Đền Mẫu Thác Bà gắn với địa danh Thác Bà và vùng đất châu thổ sông Chảy, châu Thu Vật xưa phát triển thịnh vượng về kinh tế, văn hoá. Đền thờ mẫu và các vị thần thánh khác. Ở đây hội tụ mọi hình thái văn hoá dân gian lễ hội phong phú của người Việt Nam, đền được nhân dân khắp vùng phủ Yên Bình xưa, cũng là nơi nhân dân quanh vùng Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái gửi gắm niềm mong ước về cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Đền Mẫu tọa lạc bên hữu ngạn sông Chảy, mặt hướng ra sông theo hướng Đông Đông bắc. Sau nhiều lần tôn tạo, phục dựng nhưng đền vẫn giữ được dáng vẻ cổ xưa. Cảnh quan do con người và tạo hoá đắp đổi, tuy khiêm nhường về mặt vật chất nhưng công trình thực sự vẫn toát lên linh khí của đền xưa chốn cũ với dáng vẻ vừa mộng lại vừa thực, vắng mà không quạnh, lặng mà không đìu hiu, tĩnh động luôn hoà quyện, cổ kính song vẫn hiện đại.

Về kiến trúc, Đền Mẫu Thác Bà gồm có 5 gian đại bái, 3 gian trung cung và 3 gian hậu cung. Chính giữa gian Đại bái là bức cuốn thư “Thác Bà linh từ”. Ở cung chính tâm: trên cùng thờ Tam Phủ: Đức Ngọc Hoàng, quan Nam Tào (bên phải) quan Bắc Đẩu (bên trái); Tiếp đó là vị trí thờ Ngũ Vị Tôn Ông (Tức 5 ông quan lớn trấn giữ 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc và phương chính giữa) với ông Hoàng Bảy (bên phải) và ông Hoàng Mười (bên trái), hai bên là hai đôi câu đối. Cung bên phải là bàn thờ Ban Trần Triều có tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo. Cung bên trái thiết lập phủ “Chúa Sơn Lâm” có 2 tượng cô hầu và 12 cô Sơn Trang. Tại gian giữa “Tứ phủ Chầu bà” thờ 4 chầu cai quản 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc theo đúng tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Gian hậu cung thờ Mẫu Thác Bà và Tam Tòa Thánh Mẫu. Trong đền còn nhiều những hiện vật quý giá mang giá trị lịch sử, văn hoá. Qua các triều đại, đền được 5 lần sắc phong.

Đền Đại Cại – Yên Bái

Đền Đại Cại nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Chùa tháp Hắc Y – Đại Cại thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên. Theo dân gian và sử sách ghi lại, đền Đại Cại có từ thời Hậu Lê do nhân dân xã Lâm Hạ, tổng Lâm Trường Hạ, Châu Lục Yên, phủ Yên Bình, trấn Tuyên Quang xây dựng để thờ bà Vũ Ngọc Anh (tên tựa là Ngọc Nữ Huỳnh Dung) con gái một vị quan nhà Lê. Bà là một nữ tướng văn võ song toàn dưới thờ hậu Lê, được triều đình phong chức Tổng binh, sau này được nhà vua phong sắc nữ tướng. Bà Vũ Ngọc Anh có nhiều công lao trong việc xây dựng nên hệ thống thành nhà Bầu rộng khắp chống lại giặc nhà Mạc và cũng là người dậy dân và binh lính trồng lương thảo, khai hoang ruộng nước, trồng bông dệt vải, lập ra các chợ cho nhân dân trong vùng. Hàng chục cánh đồng ở châu Lục Yên, châu Thu Vật (Lục Yên – Yên Bình – Yên Bái ngày nay) đều có công sức tạo dựng của bà. Sau khi Bà mất, nhân dân lập Đền Đại Cại thờ Bà. Ngoài ra, đền có thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyển có công lớn trong việc chống quân nhà Mạc.

yên bái có gì chơi?

Đền Đại Cại – Yên Bái

Quần thể di tích lịch sử Hắc Y – Đại Cại nằm dưới chân núi Vua áo đen, tọa lạc bên tỉnh lộ 134, trước mặt là suối Ðại Cại, bên bờ trái sông Chảy thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, cách thành phố Yên Bái 90km về phía Đông Bắc, cách thị trấn Lục Yên 10 km về phía Tây. Quần thể di tích bao gồm Đình Bến Lăn, Chùa tháp đất nung Hắc Y, đền Ðại Cại và thành nhà Bầu bao bọc quanh bãi đua ngựa huấn luyện kỵ binh. Ðền Ðại Cại, Đình Bến Lăn có kiến trúc đẹp, có đủ các đồ thờ tự như bát nhang đồng, ngai thờ sơn son thếp vàng, đề có trạm trổ tứ quý làm từ gỗ tứ quý như chò chỉ, vàng tâm, lõi thọ, đinh hương. Ðặc biệt, những tảng đá kê cột đình, cột đền được chạm trổ hình mặt trăng, hoa sen, lá đề, mỗi tảng nặng hơn 100 kg. Ðền có chiêng đồng, chuông đồng, đền đã có 3 sắc phong thần của Vua (Vua Cảnh Hưng năm thứ 44 đề ngày 26/1/1784; của vua Tự Đức năm thứ 10 đề ngày 3/10/1858 và vua Duy Tân năm thứ 3 đề ngày 11/8).

Đền Gò Chùa – Yên Bái

Đền Gò Chùa, xã Đại Phác (nay thuộc xã An Thịnh), huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX. Khởi thủy, đền thờ Công chúa La Bình – Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Đền Gò Chùa nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng – tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Đại Phác xưa (nay xã An Thịnh) và trong vùng, là nơi con người ký thác những mong ước, khát vọng về đời sống trần thế của mình, đạt tới sức khỏe và tài lộc (Phúc-Lộc-Thọ).

yên bái có gì chơi?

Đền Gò Chùa – Yên Bái

Theo các cụ già trong xã cho biết: Đền Gò Chùa xây dựng từ lâu đời, có thể khoảng thế kỷ XIX, đền thờ Công chúa La Bình. Trên đỉnh đồi có đền và chùa nên nhân dân gọi là “Gò Chùa”. Theo đó nhân dân gọi là “đền Gò Chùa”. Đối chiếu với lịch sử văn hóa, xã hội huyện Trấn Yên cuối thế kỷ XIX, đền Gò Chùa rất có thể xây dựng khoảng thời gian từ năm Tự Đức thứ 23 (1870) đến năm Thành Thái thứ 6 (1894), vì thời gian này cuộc sống của nhân dân Trấn Yên rất ổn định, an lành, ấm no, giặc dã không có, trong khi đó Quan tri huyện Trấn Yên Lê Huy Chiêu rất quan tâm đến việc xây dựng đền, đình để tạo phúc và giúp dân có nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, cầu đảo.

Theo truyền thuyết Công chúa La Bình là con của Sơn Tinh và Mỵ Nương, cháu ngoại của Vua Hùng thứ 18. Nàng là cô gái tuyệt sắc, có nhiều tài nghệ, thường theo cha đi chu du khắp rừng núi, hang động. Đi tới đâu nàng cũng quyến luyến với phong cảnh, làm bạn với cây cỏ, chim thú. Các vị sơn thần ở các núi non đều rất quý mến Nàng, Nàng cũng đã bảo ban giúp đỡ và dạy dân biết khai phá đất, trồng lúa nước, dạy dân dệt vải, biết chữa bệnh… Dân làng trong vùng vì thế cũng được sống yên ổn, ấm no. Hay tin đó, Ngọc Hoàng rất khen ngợi Tản Viên và La Bình, phong Nàng là Bà Chúa Thượng Ngàn (Thượng Ngàn Công Chúa), cai quản 81 cửa rừng cõi An Nam. Ngọc Hoàng Thượng đế còn ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ.

Đền Gò Chùa tọa lạc trên đỉnh đồi, thuộc thôn Chè Vè, xã Đại Phác, tổng Yên Phú, huyện Trấn Yên, (nay là xã An Thịnh, Huyện Văn Yên). Đền có kiến trúc hình chữ đinh hay còn gọi là chuôi vồ; cột gỗ, 4 hàng chân cột; mái lợp cọ, lịa ván gỗ xung quanh; 3 gian đại bái, hậu cung; diện tích khoảng 50-60m2. Câu đầu, đầu xà, nhang án… trạm trổ hình rồng và các hoa văn cầu kỳ, đẹp, tinh xảo mang đậm dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật thời Nguyễn. Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng giêng là ngày hội đầu năm theo phong tục tập quán, lễ hội được diễn ra trong một ngày để đón các du khách thập phương đến tham quan và dâng hương cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an.

Năm 1948-1949, sau khi bộ đội đánh chiếm đồn Đại Bục, Đại Phác, đồn Gióm, giặc Pháp điên cuồng ném bom xuống làng bản, khu dân cư, những trận ném bom đó đền Gò Chùa bị cháy, sập mái. Sau đó nhân dân tu sửa, nhưng một số cột, xà bị cháy xẹm. Từ năm 1950-1952, tập trung sức người, sức của chuẩn bị chiến dịch Tây Bắc, nên nhân dân không tổ chức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, đền không có người trông coi, mưa bão làm mái dột, sau đó đền bị sập đổ, hư hỏng, đồ thờ, sắc phong bị thất tán. Từ đó, đền Gò Chùa không được phục dựng, để có nơi thờ Thánh Mẫu, cầu cúng trong mỗi dịp lễ tết, nhân dân trong làng Chè Vè, xã An Thịnh dựng một ban thờ nhỏ trên nền đền xưa. Năm 2012, do nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài địa phương ngày càng lớn, đền đã được nhân dân xây dựng mới như hiện nay. Hiện vật xưa của đền chỉ còn lại bia đá, nhưng đã bị vỡ nhiều mảnh, một số mảnh bị mất.

Đền Gò Chùa có từ lâu đời, gắn với nền văn minh sông Hồng, góp phần tạo nên vùng đất “Linh thiêng”, luôn đồng hành với dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến. Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, đền không còn kiến trúc nguyên gốc, tín ngưỡng thờ Mẫu có lúc suy, lúc thịnh nhưng đền Gò Chùa luôn gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và lịch sử hình thành, phát triển vùng đất An Thịnh từ xa xưa và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Đền Hóa Cuông – Yên Bái

Trong những năm gần đây, đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã thực sự trở thành điểm đến của đông đảo du khách thập phương trong hành trình tâm linh cầu tài, cầu lộc đầu xuân.

yên bái có gì chơi?

Đền Hóa Cuông – Yên Bái

Đền Hóa Cuông tọa lạc trên sườn ngọn đồi nhỏ, tại thôn 5, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1780 và trùng tu vào năm 1802. Đền do bà con nhân dân trong vùng khởi dựng thờ Đức Cao Sơn Thượng Đẳng Thần – người có công khai khẩn đất đai, lập làng bản, dạy dân cày cấy.

Tương truyền rằng ngài là Lạc tướng thời Hùng Vương, có công giúp vua dựng nước, đánh giặc giữ yên bờ cõi. Các triều vua sau đã phong sắc Thượng Đẳng Thần Bảo quốc hộ dân. Trong đền còn tôn tượng và rước chân nhang thờ Mẫu Hóa Cuông, theo truyền thuyết là sự hóa thân của tiên thiên Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mẫu nghi thiên hạ (Mẹ của muôn dân) và tôn thờ tam tòa Thánh Mẫu theo truyền thống thờ đạo Mẫu của người Việt. Cùng với việc thờ thần, thờ mẫu, đền còn thờ Đức Phật Tổ Như Lai Thích Ca Mâu Ni, Đức vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Tam phủ ông Hoàng, Ngũ vị tôn ông và Trần triều Hưng Đạo Đại vương Quốc công tiết chế…

Tương truyền rằng đền được tiền nhân xây dựng bằng vật liệu gỗ, mái lợp cọ, nằm bên thượng nguồn suối Hòa Cuông. Trong một đêm mưa to, gió lớn, nước suối dâng cao, đã chuyển dịch ngôi đền đứng trên dải sa bồi. Người xưa thấy lạ, thấy linh ứng đã tôn cao dần lên và chính là ngôi đền Hóa Cuông ngày nay. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, đền đã nhiều lần được nhân dân gìn giữ, tôn tạo. Tuy khiêm nhường về vật chất nhưng ngôi đền được tọa lạc trên khoảng đất đẹp, lưng dựa vào dải đồi uốn lượn dáng rồng thiêng, tiền môn được ba cây xanh cổ thụ tán lá xum xuê che phủ sân đền.

Đền hướng về phía Đông Nam. Ngòi Hóa Cuông như dải lụa xanh ôm ấp, uốn lượn chín khúc rồng bay ngày đêm tưới mát cho gần hai ha đất canh tác. Xa xa, hai bên tả hữu được hai ngọn đồi tạo thế “tả thanh long, hữu bạch hổ” về chầu. Trong lòng đất nơi đây còn ẩn chứa địa tầng văn hóa ngàn năm gắn với nền văn hóa sông Hồng rực rỡ của thời đại vua Hùng và Thục Phán An Dương Vương dựng nước Văn Lang, Âu Lạc. Cây cầu bắc sang đền, dưới là dòng nước trong xanh, một địa thế độc nhất vô nhị ở vùng sơn cước Trấn Yên này.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, đền Hóa Cuông là nơi họp bàn của Ủy ban Cách mạng lâm thời xã Mễ Lâm (huyện Trấn Yên). Tại đây, nhiều quyết định quan trọng xây dựng phương hướng, lãnh đạo nhân kháng chiến chống lập tề và khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân đã được đưa ra. Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xâm lược, đền là nơi sơ tán mở lớp học vỡ lòng cho bà con các dân tộc trong vùng.

Trải qua gần 400 năm, đền Hóa Cuông đã được các triều đại phong kiến Việt Nam phong ba đạo sắc phong thời Nguyễn, 4 bức hoành phi, 5 câu đối và một cỗ kiệu ngai và giao cho nhân dân đời đời hương khói phụng thờ.

Đình và đền Quy Mông – Yên Bái

Khách thập phương đến với các lễ hội tâm linh Yên Bái để cầu lộc cầu tài, cầu bình yên vào những dịp đầu xuân năm mới, ngoài các điểm đến quen thuộc như: đền Đại Cại (Lục Yên), đền Tuần Quán, chùa Ngọc Am (thành phố Yên Bái), đền Đông Cuông và Nhược Sơn (Văn Yên)… còn có đền Quy Mông tọa lạc bên dòng sông Hồng thuộc xã Quy Mông huyện Trấn Yên.

yên bái có gì chơi?

Đình và đền Quy Mông – Yên Bái

Di tích đình và đền Quy Mông, thuộc thôn Hợp Thịnh, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, di tích đình và đền Quy Mông còn có tên gọi khác là đình và đền Tướng Quân. Đình, đền Quy Mông tọa lạc trên quả đồi hình báp úp có phong thủy đẹp và bề thế, nằm cách UBND xã Quy Mông 1,7 km về phía Tây, cách thành phố Yên Bái 30 km về hướng Tây Bắc.

Di tích đình và đền Quy Mông được xây dựng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hiện còn lưu giữ 11 sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn. Trải qua năm tháng, đình và đền Quy Mông được nhân dân địa phương trùng tu và xây dựng lại. Hiện nay, khu di tích này còn giữ được dáng vẻ nguyên sơ, cổ kính của công trình kiến trúc theo phong cách kiến trúc gỗ cổ Việt Nam. Đình và đền Quy Mông đã có từ hàng trăm năm nay. Theo bản Phó y sao ngày 6 tháng Giêng năm Tự Đức thứ 2 năm 1850 được lưu giữ tại di tích đã ghi rõ đình, đền Quy Mông thờ rất nhiều nhân thần.

Tại đình Quy Mông thờ Đệ Nhất Quốc Chủ Thông, Đại Vương Tản Viên Sơn Thần là một nhân thần huyền sử, một trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam, các sự việc liên quan được ghi chép khá nhiều trong các thư tích cổ, cả chính sử cũng như dã sử thờ Đệ Nhị Cao Sơn Đại Vương là một trong 3 vị Tản viên Sơn thánh, vị thần này được thờ cúng ở nhiều nơi tại các đình làng ở vùng Bắc bộ, Cao Sơn Đại Vương tên thật là Hiền sống ở thời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương), Cao Sơn cùng với Quý Minh là em họ của Tản viên Sơn Thần có công điều binh khiển tướng giúp Hùng Duệ Vương đánh thắng quân Thục.

Thờ Đệ Tam Trấn Quốc Đại Vương; Đệ Tứ Phiên Quốc Đại Vương; thờ 18 vị văn võ lang quân và Đệ Nhất Thần Nông Thị Chi. Tại Đền Quy Mông thờ Vọng Mẫu Đông Cuông, thờ Bà Vương Mẫu Quế Hương công chúa và thờ bà Nguyễn Thị Hoa là nhân vật trong lịch sử cùng 2 em gái khai phá lập ấp từ Ngòi Rào đến Ngòi Thia gồm các xã: Quy Mông, Yên Thành (Trấn Yên) và các xã Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, Yên Phú, Đại Phác, An Thịnh huyện Văn Yên.

Hiện trong đình, đền còn lưu giữ được nhiều các di vật quý, có giá trị về mặt khảo cổ như: hoành phi, câu đối, ngai thờ, ô, lọng, đặc biệt còn lưu giữ 11 sắc phong và 1 bản phó y của các triều đại nhà Nguyễn, trong đó, tại Đình lưu giữ 9 sắc phong: Đệ Nhất Quốc Tản viên Sơn Thần có 4 đạo sắc, đạo sắc thứ nhất vào năm Duy Tân Tam niên (1909), đạo sắc thứ 2 vào năm Duy Tân ngũ niên (1911), và 2 đạo sắc vào năm Khải Định cửu niên (1924); Đệ Nhị Cao Sơn đại vương trung đẳng thần gồm có 3 đạo sắc, đạo sắc thứ nhất vào năm Thành Thái nguyên niên (1899), đạo sắc thứ 2 vào năm Duy Tân tam niên (1909), đạo sắc thứ 3 vào năm Khải Định cửu niên (1924); Đệ tam Trấn Quốc Đại vương trung đẳng thần có 2 đạo sắc, đạo sắc thứ nhất vào năm Duy Tân ngũ niên (1911), đạo sắc thứ 2 vào năm Khải Định Cửu niên (1924). Tại Đền hiện lưu giữ 2 sắc phong cho Quế Hương công chúa vào năm Duy Tân Ngũ niên (1911) và năm Khải Định cửu niên (1924). Xuân thu nhị kỳ hàng năm đình và đền Quy Mông thường tổ chức các lễ hội với các trò chơi dân gian hấp dẫn giàu truyền thống văn hóa dân tộc.

Đình Khả Lĩnh – Yên Bái

Đình làng Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đình là nơi thiêng liêng có giá trị tinh thần rất lớn đối với người dân địa phương. Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng của dân làng, đặc biệt là vào những dịp lễ tết diễn ra lễ hội, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, du xuân, cầu bình an cho một năm mới.

yên bái có gì chơi?

Đình Khả Lĩnh – Yên Bái

Theo ghi chép, đình Khả Lĩnh thờ một vị quan tải lương nhà Mạc – người đã có công khai phá, vỡ đất, dựng ấp, lập làng. Khi tướng quân mất, để tưởng nhớ công ơn khai hoang của ngài, dân làng đã lập đình thờ và tôn tướng quân là Thành Hoàng – Thượng Đẳng Thần Cao Sơn Đại Vương. Cũng vào năm đó, hạn hán kéo dài, người dân trong làng đổ đi khắp nơi tìm nguồn nước, khi đến một cánh đồng rộng thấy có một mô đất hình mỏ cò, cỏ mọc xanh tươi, từ đâu, bỗng có đôi cò trắng bay tới, lượn quanh rồi vút lên trời cao. Thấy lạ, dân làng cho đó là điềm lành nên làm lễ tạ và xin được đào giếng. Quả nhiên, khi vừa đặt những nhát cuốc đầu tiên thì thấy dưới lòng đất một dòng nước trong vắt chảy ra, tưới mát cả một vùng. Mảnh đất hạn hán bao ngày bỗng xanh tươi trở lại, cây cối đâm chồi nảy lộc. Từ đó, dân làng gọi đây là giếng Mỏ Cò và người dân coi giếng nước như là giếng thần, nên nước giếng chỉ để phục vụ cho việc tế lễ. Mạch nước này cho mùa màng bội thu, cho bưởi Khả Lĩnh bao đời ngon ngọt.

Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân, nhân dân vùng bưởi Khả Lĩnh lại nô nức mở hội xuân đình Khả Lĩnh để tưởng nhớ công ơn vị Thành Hoàng – Thượng Đẳng Thần Cao Sơn Đại Vương đã có công khai đất, mở làng. Và những mâm lễ dâng cúng bao giờ cũng có hương hoa bưởi và quả bưởi đẹp nhất được dân làng lựa chọn để dâng lên Thành Hoàng làng.

Đền Suối Tiên – Yên Bái

Đền Suối Tiên (hay còn gọi là đền Suối Tiên Linh Từ) có diện tích gần 6.000m2, thuộc thôn 2, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Cách trung tâm huyện Lục Yên 13 km về phía Tây, trên đường Lục Yên – Yên Bái.

yên bái có gì chơi?

Đền Suối Tiên – Yên Bái

Theo sử sách, đền Suối Tiên xây dựng khoảng năm 1928 – 1929. Di tích đền Suối Tiên, với khuôn viên gần 6000m2, nằm trong không gian đậm nét văn hóa dân gian các dân tộc Lục Yên, gắn với những truyền tích huyền thoại xa xưa và hệ thống di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Đại Kại – Hắc Y và khu khảo cổ tháp Chùa Thượng Miện thời Lý – Trần.

Truyện kể rằng, Trần Nhân Tông – vị vua thứ 3 triều Trần có lòng hướng phật, một lần ngài lên vùng Lục Yên vì hay tin trên đó có nhiều đình, đền, chùa, miếu mạo, cảnh đẹp sơn thủy hữu tình. Khi đến nơi, vào thăm chùa Thượng Miện, thái tử sững sờ nghe thấy giọng tụng kinh trong như nước suối, trái tim thái tử như bị sét đánh khi thấy người đang ngồi tụng kinh là một ni cô đẹp như tiên nữ giáng trần, tên gọi là Thắm. Với khuôn mặt thanh tú, dáng vẻ xinh tươi, đặc biệt là kiến thức hiểu biết hơn người, nên được sư trụ trì và mọi người yêu quý. Thái tử bước đến làm quen, đến bên lúc đầu còn như thăm dò, e ngại, sau tâm đầu ý hợp như đã từng quen biết nhau. Họ tâm sự với nhau về Phật pháp, về nhân tình thế thái, nhất là giặc phương Bắc đang rục rịch muốn sang xâm lược nước Đại Việt. Nàng khuyên Thái tử về kinh thành nghe lời vua cha nhận lên ngôi để giúp dân đánh bại quân thù. Chàng cầu xin nàng hoàn tục theo chàng về kinh để kết duyên vợ chồng.

Thái tử cho xây một ngôi chùa có 4 tòa tháp to, 8 tháp nhỏ (chỉ 4 phương, 8 hướng) đặt tên là Bảo Tháp tự. Đúng vào ngày lành tháng tốt, thái tử cho làm lễ hội lớn ăn mừng khánh thành chùa và cũng để chia tay với quan dân địa phương, chàng cùng nàng tạm biệt bà con vùng sơn cước, qua sông theo đường bộ cưỡi ngựa về kinh thành. Khi đến dãy núi bên kia sông đối diện với chùa Hắc Y và thành Đại Cại thì đột nhiên trời tối sầm lại, gió bấc thổi mạnh và mưa xối xả. Thái tử ngoảnh lại thì không thấy nàng đâu nữa, trong ánh chớp xanh lóe sáng, chàng nhìn thấy dưới suối có đôi cá to, trông giống như cá chép ở miền xuôi, đang sánh đôi cùng nhau, ngược dòng nước ngầm từ trong hang núi chảy ra rồi biến mất. Trong cơn mưa, gió đã ngừng thổi, thái tử nghe văng vẳng giọng nói của cô gái: “Chàng xá tội cho thiếp, vì thiếp là tiên nữ không thể kết duyên cùng chàng được. Thiếp cùng Thần Hắc Y là người thượng giới được vua cha Ngọc Hoàng phái xuống trần gian giúp nước Đại Việt an dân, cứu nước, diệt giặc hung tàn. Chàng đã nhận lời làm vua, việc của thiếp đã hoàn thành, nay Ngọc Hoàng gọi về thiếp không trái lệnh được. Tạm biệt chàng, chỉ mong chàng làm được những việc đã hứa với thiếp. Thiếp và Thần Hắc Y sẽ có mặt giúp cho chàng và nước Đại Việt chiến thắng kẻ thù”.

Sau này, khi đã lên ngôi vua, đánh tan giặc Nguyên Mông, Trần Nhân Tông trở lại thăm vùng Tân Lĩnh, Tô Mậu, giúp cho quan, dân, binh địa phương xây dựng, chỉnh trang đô thị, thành lũy thật nguy nga, tráng lệ. Tô Mậu, nơi vua và tiên nữ ly biệt cho xây dựng một ngôi miếu nhỏ (sau là đền Suối Tiên) con suối mà ni cô biến thành cá gọi là suối Tiên, ngọn núi có dòng nước ngầm chảy ra suối Tiên gọi là núi Thắm (tên của ni cô). Vua đặt lệ, cứ vào rằm tháng Giêng hàng năm, để tưởng nhớ, ghi công Thần Hắc Y và tiên nữ thì mở hội tại thành Đại Cại, cho rước cá Bỗng (còn gọi là cá rầm xanh) từ ao Vua bên thành Đại Cại sang làm lễ thả từng đôi một ở suối Tiên cùng trong dịp mở hội. Nhiều vị tướng tài ba lên giúp Châu Lục Yên như Lão tướng quân Trần Nhật Duật, quan ngự sử đoàn, Nhữ Hài… Khi được giao chỉ huy xây thành đắp lũy ở Lục Yên châu, quan ngự sử Đoàn Nhữ Hài đã có câu nói nổi tiếng với vua Trần Anh Tông: “Việc xây thành đắp lũy ngoài đã rất quan trọng nhưng xây thành đắp lũy trong lòng dân còn quan trọng hơn gấp nghìn lần”. Sau thời gian khai quật khảo cổ học và nghiên cứu, quần thể đô thị cổ – chùa Tháp Hắc Y đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, đền Suối Tiên được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.

Đặc biệt, trong những năm 1965-1966, các hang động ở khu đền Suối Tiên là nơi cất giấu vũ khí, lương thực phục vụ cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Từ năm 2013, Đền Suối Tiên bắt đầu được xây dựng, tôn tạo và đến nay đã trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng và lễ bái.

Đình Cả Mường A – Yên Bái

Đình Cả Mường A vốn là một trong những ngôi đình cổ, có từ lâu đời ở Yên Bái. Đình nằm quay mặt ra hướng Tây Nam, trên mặt bằng tổng thể chia làm hai khu vực rõ rệt. Khuôn viên đình nhỏ, hẹp. Trước cửa là hai cây hoa đại lớn, tán cây tỏa bóng khắp sân Đình. Khu kiến trúc chính có diện tích 62m2, gồm một tòa nhà bốn gian, được kết cấu theo lối kiến trúc gỗ truyền thống (theo lối chữ Đinh), trong đó có ba gian đại bái và một gian hậu cung.

yên bái có gì chơi?

Đình Cả Mường A – Yên Bái

Tượng và không gian thờ tự gồm:

Tòa hậu cung: Đây là nơi chiếm vị trí cao nhất, gồm ba cỗ thờ Cao Sơn đại vương, được sơn son thiếp vàng.

Đại bái: Gồm ba gian, sát với góc tường phía bên phải, ngay hướng đi vào hậu cung là bàn thờ cụ Phùng Trường Minh và cụ Hoàng Minh Giám. Vị trí chính giữa là ban công đồng.

Theo sử sách ghi chép lại, đình Cả Mường A thờ Cao Sơn đại vương Tản Viên Sơn hay Tam vị thượng đẳng tôn thần, thờ vọng vua Hùng Vương thứ 18 đã có cách đây hơn 4.000 năm lịch sử. Trải qua các thời đại, trước đây ngôi đình Cả Mường A đã được các đời vua cấp 5 đạo sắc phong. Trong các sắc phong đều nêu thần phả của Đình và giao cho nhân dân phải thờ phụng theo Quốc lễ. Đình còn thờ hai thủ lĩnh: thủ lĩnh Phùng Trường Minh dân tộc Dao đỏ và thủ lĩnh Hoàng Minh Giám dân tộc Tày khao. Cả hai thủ lĩnh đều có công đánh giặc Pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đình Cả Mường A được chọn là một trong những điểm tập kết của bộ đội và dân công ta trước khi tiến quân tiêu diệt đồn Pháp ở Đại Bục, Đại Phác, đồn Gióm – Chiến dịch sông Thao năm 1949 và giải phóng Nghĩa Lộ – Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952 nên Đình được xếp vào loại hình Di tích lịch sử – văn hóa.

Đền Thánh Mẫu – Yên Bái

Đền Thánh Mẫu tọa lạc tại thôn 6 xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền cách UBND xã Mậu Đông khoảng 2km, cách thị trấn Mậu A khoảng 8km và cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 40 km về phía Bắc. Đền thờ Thánh Mẫu và các vị thần sông, thần núi, thần thổ địa với mong muốn các vị thần này luôn che chở, bảo vệ và phù hộ cho dân làng khỏi bệnh tật và sự xâm phạm của các thế lực khác. Đền Thánh Mẫu còn thờ vọng đền Đông Cuông. Hàng năm tại Đền Thánh Mẫu diễn ra nhiều lễ hội thu hút rất nhiều du khách thập phương tới dâng hương và du xuân.

yên bái có gì chơi?

Đền Thánh Mẫu – Yên Bái

Theo sách ghi chép lại, xưa kia dân cư làng Quạch xã Mậu Đông nằm bên tả ngạn sông Hồng có ít người sinh sống, cuộc sống quanh năm phụ thuộc vào nông nghiệp, săn bắt và buôn bán ở ven sông. Đây còn nơi giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa của người dân làng Quạch với các nhà buôn từ nơi khác đến. Trong quá trình sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân Mậu Đông phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, do đó tín ngưỡng thờ thần, thánh đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn. Theo quan niệm đó, vào những năm 1930-1931 của thế kỷ XX đồng bào Tày xã Mậu Đông xây dựng đền Quạch, đền thờ Thánh Mẫu và các vị thần sông, thần núi, thần thổ địa với mong muốn các vị thần này luôn che chở, bảo vệ và phù hộ cho dân làng khỏi bệnh tật và sự xâm phạm của các thế lực khác.

Năm 1934 – 1936 và 1940 – 1945 một số người Kinh ở Nam Định và Hà Tây (nay là Hà Nội) lên làng Quạch buôn bán và định cư lâu dài tại đây. Trong quá trình sinh hoạt đời sống hàng ngày đã có sự giao thoa văn hóa giữa dân tộc Tày và dân tộc Kinh. Người Kinh bị ảnh hưởng của văn hóa Tày và người Tày cũng bị ảnh hưởng của nền văn hóa người Kinh và đền Quạch của người Tày là nơi sinh hoạt văn hóa chung của cả cộng đồng. Do đó đền Quạch được đổi tên thành đền Thánh Mẫu và được tọa lạc tại thôn 6 làng Quạch xã Mậu Đông, huyện Văn Yên. Đền thờ Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thoải Phủ.

Theo truyền thuyết, Mẫu Thoải Phủ là vợ của vua Thủy Tề, là Hoàng hậu dưới Thủy cung cai quản việc sông nước. Do đó, tục thờ Mẫu chủ đền ở miền sông nước là một nhu cầu không thể thiếu của người dân làng Quạch. Vì theo tín ngưỡng dân gian người Việt, Mẫu Thoải là biểu tượng thần thánh và có mặt ở tất cả các bến sông, suối… cũng như chế ngự các vị thần mưa, thần gió mỗi khi các vị thần này xâm hại đến hạ giới. Mẫu Thoải còn có phép thần thông biến hóa, xua đuổi và diệt trừ yêu ma, thủy quái mỗi khi chúng đến làm hại ngư dân.

Đền Thánh Mẫu còn thờ vọng đền Đông Cuông. Từ xa xưa, tục thờ vọng – nghĩa là vái lạy từ xa được những người xa quê, ít được về trong những ngày giỗ, tết. Lập bàn thờ vọng là hướng vọng về quê thờ ông bà tổ tiên; cùng nhau xây dựng nhà thờ họ rồi cử người đến bàn thờ chính xin chân hương về thờ. Cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu, người dân làng Quạch còn thờ vọng Đông Cuông. Xưa kia, do cuộc sống khó khăn, giao thông đi lại vất vả nên người dân làng Quạch không có điều kiện đi lễ ở đền Đông Cuông. Khi xây dựng đền Thánh Mẫu, người dân làng Quạch đã lấy chân nhang tại đền Đông Cuông về thờ ở đền Thánh Mẫu. Việc thờ vọng đền Đông Cuông tại đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông đã giúp cho người dân trong làng đi lễ thường xuyên hơn.

Khởi đầu, đền Quạch (nay là đền Thánh Mẫu), xã Mậu Đông được dựng bằng gỗ xoan, lợp cọ; gồm 5 gian, trong đó 3 gian đại bái; 2 gian hậu cung. Nhà quay theo hướng Nam, tường được lịa bằng gỗ. Gian hậu cung có đặt 3 pho tượng bằng gỗ được xếp thành 1 hàng, dưới 3 pho tượng đặt 3 hòm, sơn màu đen. Gian đại bái đặt 1 bát hương, có ngai thờ, không có tượng, hai bên có 2 lọ lục bình bằng gỗ.

Năm 2000, đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông được nhân dân xây dựng lại tại thôn 6, đền rộng 3 gian, mái lợp tôn. Mặt đền quay theo hướng Tây Nam, phía trước mặt là sông Hồng, tổng diện tích của đền khoảng 140m2. Gian trong cùng của đền thờ Mẫu, gian ngoài thờ Tứ phủ ông Hoàng, Đức Thánh trần và ban Sơn trang (Lớp 1: Gồm 3 pho tượng: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải; Lớp 2: Gồm Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ phủ ông Hoàng, Ngũ vị tôn ông; Bên trái của đền là ban Sơn trang, bên phải là ban Trần triều).

Di tích đền Thánh Mẫu, xã Mậu Đông đền có kiến trúc đẹp, có đủ các đồ thờ tự, ngai thờ được sơn son thiếp vàng và tượng thờ đầy đủ..

Đền Bà Áo Trắng – Yên Bái

Qua cầu Yên Bái, đến địa bàn thôn 3, xã Hợp Minh, Thành phố Yên Bái, bên bờ sông Hồng, nơi ngã ba hợp lưu với Ngòi Lâu, đối diện với bến Âu Lâu – Di tích lịch sử cấp Quốc gia, có ngôi đền Bà Áo Trắng thờ Mẫu Đệ Tam – Thoải Phủ linh thiêng cai quản miền sông nước, biển cả.

yên bái có gì chơi?

Đền Bà Áo Trắng – Yên Bái

Theo các nhà nghiên cứu thì tên gọi của Di tích gắn liền với tục thờ mẫu phủ đền: Mẫu Đệ Tam – Thoải Phủ. Tương truyền, Mẫu Thoải Phủ là con gái út của Bắc Hải Long Vương Thủy Quốc Động Đình, rẽ nước biển lên trần dạo chơi. Một ngày kia, vua cha cho đóng cửa biển, nàng công chúa thủy phủ này không còn đường về thủy cung nên đã ở trên trần, đầu thai tu nhân, tích đức.

Từ cô bé, dần trưởng thành, xinh đẹp được phong là công chúa thủy phủ, rồi đức hạnh ngày càng cao siêu được mệnh danh là Mẫu Thủy Phủ, mẹ của người dân miền sông nước. Mẹ có thể cứu con dân miền sông nước, vớt vong, đưa vong lên bờ, không để họ chịu sự lạnh giá. Bà thường hiển linh, phù hộ cho những người đi biển khỏi sóng to, gió lớn nên được nhân dân biết ơn và lập đền thờ ở khắp các cửa ngòi, cửa sông, cửa biển, dân gian gọi bà là mẹ nước. Cùng với mẹ đất (Mẫu Địa Phủ) cai quản đất đai, mẹ rừng (Mẫu Thượng Ngàn) cai quản rừng núi, mẹ trời (Mẫu Thượng Thiên) cai quản trời còn có mẹ nước, còn gọi là Mẫu Thoải Phủ, cai quản miền sông nước, biển cả.

Vì đức độ thương yêu con dân nên bà được tôn phong là Đệ Tam Thánh Mẫu trong đức thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Mẹ có trong nguồn nước chúng ta uống và sinh trưởng. Cây cối tươi tốt, con người khỏe mạnh, nhờ nguồn nước mẹ ban. Mẫu Thoải giúp đỡ mọi người khi qua các vùng sông nước nên mỗi khi bước xuống đò, qua khúc sông rộng, người ta thường lẩm nhẩm cầu khấn, xin Mẫu phù hộ độ trì. Mỗi khi có hạn, Mẫu phái tướng sĩ đi lo việc làm mưa. Còn khi bão lụt, Mẫu lại hóa phép để gió yên, mưa tạnh. Các loài thủy quái, thủy tặc, do có các thần tướng của Mẫu canh chừng nên cũng không thể tùy tiện tác oai, tác quái.

Được biết đây là ngôi đền do dòng họ Hà, họ Nguyễn, họ Lý từ Thanh Hóa, Phú Thọ lên khai phá, lập làng, lập ấp tại xã Lũ Điền xưa kia (nay là phường Hợp Minh) lập nên từ thế kỷ XVII – XVIII. Cùng với việc khai phá, xây dựng vùng đất này, các dòng họ Hà, họ Nguyễn, họ Lý đã xây dựng hệ thống cơ sở tín ngưỡng, thờ tự như đình làng Bình Phượng và đền Lũ Điền (đền Bà Áo Trắng ngày nay).

Lúc đầu khởi dựng, Đền được dựng bằng tre, gỗ thô sơ bên hữu ngạn sông Hồng và rước chân nhang từ đền Hùng về thờ phụng. Qua thời gian, Đền hư hỏng và xuống cấp, đến năm 1936 cụ Hà Đình Đoán (là lý trưởng lúc bấy giờ) và cụ Trần Trung Giảng (là chủ xưởng gạch gần đó – nay là xưởng gạch Hợp Minh) đứng ra huy động nhân dân công đức trùng tu, xây dựng lại đền với quy mô như ngày nay.

Năm 1945, lũ lụt đã làm hư hại một phần gian đại bái và cuốn trôi nhiều đồ thờ tự, trong đó có các đạo sắc phong của Đền. Năm 1972, để đáp ứng nhu cầu thờ phụng của nhân dân và du khách thập phương Đền được nhân dân trùng tu và phục dựng lại ba gian đại bái, với cột gỗ, lợp cọ. Năm 2007, nhân dân địa phương và du khách thập phương đứng ra góp công, xây dựng nhà lại đại bái với ba gian, tường xây gạch, mái lợp ngói. Các thành phần kiến trúc được bố trí lần lượt từ ngoài vào trong, cụ thể: cổng chính, sân đền, miếu cô, miếu cậu, miếu thổ thần, đền chính và nhà khách. Cổng chính được xây bằng gạch vữa. Hậu cung được xây tường, lợp ngói, bảo lưu phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn.

Đền Bà Áo Trắng nhìn về hướng Đông và đền còn có tên gọi khác là đền Lũ Điền. Đó là cách gọi nôm, lấy theo tên vùng đất là xã Lũ Điền, thuộc tổng Giới Phiên, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa xưa. Di tích còn lưu giữ được một số mảng chạm khắc: lá lật, chúc hóa long đã góp phần làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho công trình kiến trúc.

Hiện nay tại di tích đền Bà Áo Trắng còn lưu giữ một số cổ vật, di vật như: lư hương cổ cỡ nhỏ và rương đựng sắc phong được sơn son, thiếp vàng, mang phong cách nghệ thuật triều Nguyễn. Trong lúc đào móng xây dựng miếu cậu, nhân dân đã phát hiện 0,5 kg tiền cổ có hình tròn, lỗ vuông. Qua phân loại sơ bộ đây là tiền cổ Việt Nam, với niên đại từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII.

Đình làng Dọc – Yên Bái

Đình làng Dọc nằm trong vùng Chiến khu cách mạng, thuộc xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Lễ hội đình làng Dọc mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ. Lễ hội được tổ chức 2 kỳ trong năm là vào mùng 3, mùng 4 tháng Giêng âm lịch và ngày 13, 14 tháng Bảy âm lịch.

yên bái có gì chơi?

Đình làng Dọc – Yên Bái

Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX, đến đời vua Khải Định (triều Nguyễn), đình được vua ban sắc phong. Theo lời kể của các bậc cao niên ở đây thì các đời vua khác cũng có sắc phong cho Đình nhưng do chiến tranh, loạn lạc nên các sắc phong này đã bị mất, bị giặc đốt cháy, nay chỉ còn một bản.

Đình làng Dọc gồm năm gian hai chái, kiến trúc chữ “Đinh”. Gian trước được kiến trúc cung thờ – loại kiến trúc tôn giáo; trái phía Đông được chọn làm cửa chính vào Đình. Đình nhìn ra suối nước trong xanh, có mỏ nước ngầm chảy bốn mùa; tương truyền đó là long mạch của Đình và trên mỏ nước đó là phiến đá lớn nơi còn lưu giữ vết chân ngựa của người xưa đến vùng đất này khai khẩn. Sân trước Đình hẹp, kề sát vực suối và mỏ nước ngầm. Trái Đình kề dải, đồi dốc thấp được chọn làm nơi lên xuống, đón khách chiêm bái.

Ngoài thờ thần linh, thờ Thành Hoàng làng, đình làng Dọc còn thờ ông tổ họ Phạm (hai người này được vua Khải Định ban sắc phong) và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Vì thế, lễ hội đình làng Dọc không chỉ mang đậm màu sắc tâm linh mà còn lưu truyền và bảo tồn được nét đẹp cùng những giá trị đặc sắc của văn hoá truyền thống, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm; đây cũng là dịp để những người đang sống tưởng nhớ đến tổ tiên, ông cha đã có công khái khẩn ra mảnh đất này.

Chiến khu Vần – Yên Bái

Chiến khu Vần là một vùng đất khá rộng, nằm ở phía Nam huyện Trấn Yên và Đông Nam huyện Văn Chấn. Trước năm 1945, Chiến khu Vần nằm ở địa bàn của 3 tổng là: Lương Ca, Giới Phiên (thuộc Trấn Yên) và Đại Lịch thuộc Văn Chấn có cự ly dài từ Bắc xuống Nam là 23km và từ Đông sang Tây 18km .

yên bái có gì chơi?

Chiến khu Vần – Yên Bái

Căn cứ cách mạng kiểu chiến khu có quy mô khá rộng trong đó có 2 vùng quan trọng nhất là làng Vần và làng Đồng Yếng.

Làng Vần là thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi có độ cao trung bình từ 200 đến 500m, thung lũng có chiều dài 4,5 km, đường đi lại khó khăn, ngày nay được kết cấu bằng những chân ruộng bậc thang, sau cách mạng được đồng bào khai phá (có độ chênh lệch thấp) nay gọi là Đồng Trò, Đồng Cây Gạo,… có ngòi Vần chạy dọc theo làng. Đây cũng là hợp lưu của 3 con ngòi nhỏ để tạo nên ngòi Vần. Địa thế hiểm trở, xưa chỉ có một con đường duy nhất vào làng và phải qua đèo. Vừa kín đáo lại vừa gần các trung tâm chính trị (tỉnh lỵ hai tỉnh Yên Bái – Phú Thọ) nên khu vực này đã được xứ uỷ Bắc Kỳ chọn làm nơi thuận lợi cho việc lập căn cứ cách mạng dần phát triển hình thành mô hình kiểu chiến khu.

Làng Đồng Yếng cách làng Vần khoảng 4 km về phía Đông và cách Hiền Lương hơn 3 km về phía Tây. Là làng nằm giữa Vần và Hiền Lương. Có vị trí thuận lợi, đồi hình mâm xôi nên Đồng Yếng được đội du kích Âu Cơ chọn làm trung tâm huấn luyện quân sự để phát triển lực lượng vũ trang để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở Yên Bái và Phú Thọ.

Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ – Yên Bái

Khi nhắc tới lịch sử của Căng và Đồn Nghĩa Lộ là nhắc tới địa danh Văn Chấn (nay thuộc Thị xã Nghĩa Lộ) và nhắc tới lịch sử nơi này thời kỳ kháng chiến chống Pháp những năm 40 của thế kỷ XX. Với ý đồ dập tắt phong trào cách mạng, Thực dân Pháp lập các trại “lao động đặc biệt” tập trung những người yêu nước. Sau khi Căng Bá Vân (Thái Nguyên) bị giải thể, Thực dân Pháp đã đưa những người yêu nước bị giam về Nghĩa Lộ.

yên bái có gì chơi?

Di tích Căng Đồn Nghĩa Lộ – Yên Bái

Mùa hè năm 1944 chi phủ Văn Chấn đã huy động các tổng, xã bắt phu nộp vật liệu để xây dựng Căng. Thực dân Pháp còn cử tên Đinh Văn Dung và tên Lăm – Be sở mật thám huyện đến kiểm tra đôn đốc khẩn trương ngày đêm. Tháng 1/1945 thì việc xây dựng hoàn thành. Nhìn toàn cảnh lúc này Căng Nghĩa Lộ như một cái tủ dựng đứng có 3 dãy nhà dài “hai dãy là nơi giam giữ chính phạm nam giới, phía trong giam chính trị phạm nữ giới, phía ngoài là nơi thường trực và bên cạnh là trạm gác của lính khố xanh”. Bao bọc toàn bộ khu Căng Đồn là hàng rào dây thép gai, phía ngoài hàng rào là hầm sâu có cắm chông, bồn góc Căng có chòi cao sừng sững ngày đêm canh giữ cẩn mật…

Đền Phúc Linh – Yên Bái

Đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên có lịch sử lâu đời, là thiết chế tín ngưỡng, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang. Đền Phúc Linh thuộc thôn 18, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên. Đền nằm cách trung tâm huyện Văn Yên 20 km về phía Nam, với diện tích trên 150 mét vuông, được xây dựng khang trang với năm gian nhà gỗ, mái lợp ngói vẩy. Đền được xây dựng trên đỉnh núi cao, một vị trí đắc địa, có tầm quan sát rộng.

yên bái có gì chơi?

Đền Phúc Linh – Yên Bái

Đền Phúc Linh thờ võ tướng Hà Chương – một nhân vật có thật trong lịch sử, một võ tướng tài ba thời Trần đã có công đánh giặc Mông – Nguyên, bảo vệ đất nước. Theo lịch sử truyền lại, vào tháng 2 năm Đinh Hợi (1278), trong khi truy đuổi quân Mông – Nguyên từ Phú Thọ đến địa phận xã Lâm Giang, xã Châu Quế Hạ (thuộc huyện Văn Yên ngày nay), tướng quân Hà Chương chiêu mộ thêm binh sĩ địa phương, lập trận địa, mai phục đánh giặc. Sau một thời gian, quân giặc đã lọt vào trận địa mai phục của ta, bị quân của ngài Hà Đặc – Hà Chương chặn đánh tơi bời. Trong quá trình truy kích giặc, ngài Hà Đặc đã anh dũng hy sinh, còn ngài Hà Chương bị giặc bắt. Lợi dụng đêm tối, giặc sơ hở, ngài Hà Chương lấy cờ xí và y phục của quân giặc trốn về, xin triều đình dùng cờ, y phục đó giả làm quân tiếp viện đến đánh doanh trại của địch. Giặc bị tập kích bất ngờ, không kịp đối phó, bị quân của Hà Chương đánh từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào, quân Mông – Nguyên tan vỡ, rút toàn binh về Vân Nam – Trung Quốc. Trong lúc quyết chiến, ngài Hà Chương cùng nhiều binh sĩ đã anh dũng hy sinh tại Phúc Linh, nay thuộc địa phận thôn 8 – xã Lâm Giang. Thi hài của ngài Hà Chương được quân sĩ và nhân dân đưa sang sông, chôn cất tại cửa thác Nhược Sơn – xã Châu Quế Hạ ngày nay.

Để tưởng nhớ công ơn võ tướng Hà Chương, nhân dân xã Lâm Giang đã thờ phụng ông tại đền Phúc Linh (nơi ông đã hy sinh). Do chiến tranh tàn phá, Đền bị phá hủy và di chuyển đến nhiều địa điểm khác. Năm 2012, do nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân; đồng thời phù hợp với cảnh quan, phong thủy và gần nơi võ tướng Hà Chương hy sinh, đền được di chuyển lên đỉnh núi Phúc Linh – nơi vừa có cảnh quan, vừa đối diện với Ngòi Nhược (đền Nhược Sơn), nơi an táng ông.

Đền Phúc Linh là loại hình thiết chế tín ngưỡng độc đáo, riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh Yên Bái. Do điều kiện lao động, sản xuất, sinh hoạt gắn với sông nước, rừng núi, hang động nên người dân ở đây đã biết dựa vào tự nhiên để làm đền thờ cúng Trời – Đất – thần thánh. Trải qua nhiều năm, đền Phúc Linh đã trở thành một điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong và ngoài địa phương. Các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tâm linh diễn ra phong phú, hấp dẫn, thực hiện đúng quy định của Pháp luật.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền Phúc Linh đã trở thành một điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang; thể hiện mong ước của con người luôn khát vọng vươn tới Chân – Thiện – Mỹ; tôn vinh, tri ân người có công khai phá, lập bản mường, đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước.

Đền Tuần Quán – Yên Bái

Đền Tuần Quán thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Đền có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, ngoài ra Đền còn thờ đức thánh Trần là Trần Quốc Tuấn, người đã có công giúp vua đánh giặc cứu nước. Trước thế kỷ 19, dân gian thường gọi “Miếu Quán Tuần”. Từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay, đền chính thức có tên là “Đền Tuần Quán”.

yên bái có gì chơi?

Đền Tuần Quán – Yên Bái

Toạ lạc bên bờ sông Hồng hiền hoà, Đền Tuần Quán lâu nay không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương, mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách xa gần trong những dịp đầu xuân. Theo tích xưa, Đền thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hoá, nay thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Lịch sử ghi lại: Đền có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, tương truyền bà chính là Quỳnh Hoa công chúa giáng trần, vì đã có công hộ quốc tý dân nên được vua Lê Hiển Tông ban sắc phong là Đức chúa quốc Mẫu Hoàng Ân Phương Dung. Ngoài ra Đền còn thờ đức thánh Trần là Trần Quốc Tuấn, người đã có công giúp vua đánh giặc cứu nước.

Cùng với thời gian, với những biến cố thăng trầm của lịch sử, qua các cuộc chiến tranh đã khiến Đền bị tàn phá nhiều lần, có lúc tưởng chừng như không còn dấu tích. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá tôn nghiêm của dân tộc, năm 1992, Đền chính thức được tôn tạo xây dựng lại khang trang. Năm 2005, Đền được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Từ đây, Đền đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong và ngoài tỉnh, là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hoá trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nét trang nghiêm, tôn kính hoà quyện với thiên nhiên, trời đất càng làm tôn thêm vẻ đẹp thuần khiết, thanh tịnh của ngôi Đền.

Đền Tuần Quán lâu nay không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương, mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách xa gần trong những dịp đầu xuân.

Đền Nhược sơn – Yên Bái

yên bái có gì chơi?

Đền Nhược sơn – Yên Bái

Nằm bên bờ sông Hồng, cách thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái chừng 41 km theo đường tỉnh lộ 151 là tới Khu di tích Lịch sử – Văn hóa Đền Nhược Sơn. Khu di tích này thuộc thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đây là tên gọi của đền mộ Nhược Sơn, thờ ngài Hà Khắc Chương, một nhân vật lịch sử có thật, một võ tướng thời nhà Trần có công đóng góp to lớn trong việc trấn giữ vùng biên cương phía Bắc, chống lại quân xâm lược Nguyên Mông, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta vào cuối thế kỷ XIII. Hàng năm cứ vào ngày 20/9 âm lịch hàng năm, người dân nơi đây tưng bừng tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo bà con và du khách thập phương dâng hương tại đền để tưởng nhớ công lao của Hà Chương và cầu cho cuộc sống được ấm no hạnh phúc.

Khu du lịch sinh thái Ruby – Yên Bái

Khu du lịch sinh thái Ruby nằm trên bờ hồ Thái Bà, thuộc huyện Lục Bình, chỉ cách thành phố Yên Bái khoảng 20 km. Nơi đây cũng là điểm vui chơi, nghỉ dưỡng cực kỳ lý tưởng dành cho du khách khi đến với mảnh đât Tây Bắc này. Khu du lịch Ruby sở hữu một không gian rộng rãi, thoáng mát với nhiều khu biệt thự, sân vườn ngoài trời cực đẹp và trong lành.

yên bái có gì chơi?

Khu du lịch sinh thái Ruby – Yên Bái

Tại đây, du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên, không gian xanh mát, đầy thơ mộng của những hòn đảo nhỏ trên hồ Thác Bà cũng như tham gia trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cực kỳ thú vị khác. Một trong những hoạt động thu hút rất đông du khách đó chính là lướt ván cano, đi du thuyền, câu cá, tắm bãi,chụp ảnh phim trường… Ngoài ra, đến với điểm du lịch Yên Bái này bạn cũng sẽ có cơ hội thưởng thức những món đặc sản trứ danh của Tây Bắc với những sản vật chỉ tìm thấy tại nơi này.

Khu sinh thái suối nước nóng Trạm Tấu – Yên Bái

Tuy cách thành phố Yên Bái hơn 60 km, nhưng khu sinh thái suối nước nóng Trạm Tấu hứa hẹn sẽ là điểm vui chơi, nghĩ dưỡng tuyệt vời dành cho bạn. Suối nước nóng Trạm Tấu có diện tích khoảng 600m2 với làn nước trong veo, xanh vắt có thể nhìn xuống tận đáy. Nhiệt độ trung bình của dòng nước từ 43 – 45 độ C.

yên bái có gì chơi?

Khu sinh thái suối nước nóng Trạm Tấu – Yên Bái

Nơi đây thu hút du khách không chỉ nhờ nguồn nước suối nóng rất tốt cho sức khỏe này mà còn bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của nó. Con suối này nằm giữa những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp, được bao phủ bởi những ngọn núi trùng điệp đầy hùng vĩ. Đặc biệt, vào những buổi sáng sơm, những làng khói bốc lên mờ ảo trên mặt nước, hòa quyện với sương sớm tạo nên cảnh khung cảnh đẹp như chốn thần tiên. Bên cạnh tắm suối, khu du lịch này còn mang đến nhiều hoạt động vui chơi, giải trí thú vị cùng những món ăn tuyệt ngon, chỉ có ở vùng đất Tây Bắc.

Khu Du Lịch Sinh Thái Hồ Thuận Bắc – Yên Bái

Khu du lịch sinh thái hồ Thuận Bắc cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 5km. Tổng diện tích khu du lịch rộng 17ha. Gồm nhiều dịch vụ như ẩm thực, ngủ nghỉ, câu cá thư giãn, chèo thuyền mặt nước hồ rộng 3ha… đặc biệt là thăm trang trại vải rộng khoảng 9ha với gần 3.000 cây toả tán tròn như bát úp cùng với mầu đỏ rực khi vào mùa và vườn xoài Vân Du thơm ngon nổi tiếng.

yên bái có gì chơi?

Khu Du Lịch Sinh Thái Hồ Thuận Bắc – Yên Bái

Một địa chỉ hấp dẫn đối với ngành “công nghiệp không khói” mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua đó là Khu du lịch sinh thái hồ Thuận Bắc. Nằm trên địa bàn xã Minh Bảo, cách trung tâm thành phố Yên Bái chừng 5km, khu du lịch này có tổng diện tích 13,5ha, trong đó mặt hồ là 2,7ha, còn lại là đồi rừng, với 8ha đã được trồng cây ăn quả, lại nằm tách biệt với khu dân cư, đường giao thông thuận lợi. Hiện, Khu du lịch sinh thái Thuận Bắc đã được đầu tư một số hạng mục như: nhà nghỉ, nhà sàn phục vụ nhu cầu ăn uống, trạm điện… Nếu được liên doanh, liên kết đầu tư, đây sẽ là khu vui chơi, giải trí lý tưởng.

Kinh tế phát triển, nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của người dân thành phố ngày càng lớn, trong khi đó thực tế tại Yên Bái chưa có một điểm vui chơi giải trí, thư giãn nào có khả năng đáp ứng được nhu cầu. Bởi thế, nhiều người dân thường phải về tận Hà Nội để vui chơi, thư giãn. Vì vậy, nếu các điểm du lịch như: Khu vui chơi giải trí Nam Cường, hồ Thuận Bắc được đầu tư thành các khu vui chơi giải trí kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ chắc chắn sẽ thu hút được nhiều du khách.

Du khách ngồi trên nhà sàn thưởng thức các món ăn đặc sản mang hương vị đặc trưng của núi rừng, vui với những lời ca, điệu múa của các cô gái Thái. Đến với Yên Bái, đừng quên ghé qua khu du lịch hồ Thuận Bắc nhé!

Công viên Yên Hòa – Yên Bái

Nằm trên đường Nguyễn Thái Học, công viên Yên Hòa chính là địa điểm nghỉ ngơi, thư giãn lý tưởng dành cho du khách khi đến với thành phố Yên Bái. Công viên này sở hữu một diện tích khá rộng, lên đến 4 ha. Đến đây, bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí cực kỳ trong lành, mát mẻ và rất yên tĩnh dưới những tán cây rộng lớn.

yên bái có gì chơi?

Công viên Yên Hòa – Yên Bái

Công viên cũng là nơi tuyệt vời để bạn thực hiện những chuyến picnic, dã ngoại ăn uống đầy thú vị. Ngoài ra, nơi đây còn mang đến nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đầy sảng khoái cho cả người lớn và trẻ em.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải – Yên Bái

Vượt qua đèo Khau Phạ mờ trong sương trắng là tới đất Mù Cang Chải. Từ đây, cứ từ đèo này qua đèo khác, núi này qua núi khác, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự thay đổi của độ cao, hai bên đường là những triền ruộng bậc thang hiện lên hùng tráng giữa bạt ngàn rừng núi Tây Bắc.

yên bái có gì chơi?

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải – Yên Bái

Dừng chân tại Mù Cang Chải, đâu đâu cũng thấy những thửa ruộng bậc thang xếp tầng, xếp lớp trải rộng theo khắp các quả đồi nơi đây. Do địa hình Mù Cang Chải là núi cao, vực sâu, cắt xẻ nhiều nên mỗi “mâm xôi” đều được xen giữa các khe nước lớn nhỏ, trập trùng là những rừng thông bạt ngàn. Cứ như thế: ruộng, rừng, khe, suối… tầng tầng, lớp lớp xếp lên nhau.

Đến với nơi đây, bạn sẽ được nhìn ngắm màu xanh của lúa, hòa quyện với những “dải lụa” của đất đã gợi một vẻ đẹp vừa hiền hòa vừa lôi cuốn mọi ánh nhìn. Còn nếu bạn tới nơi đây khi vào mùa sắp thu hoạch, bạn sẽ thấy lúa ngả sang màu vàng đượm, những thửa ruộng bậc thang bật nên giữa nền trời trong xanh và cỏ cây. Đây chính là khoảnh khắc làm đắm say rất nhiều du khách và đã được chọn là chủ đề của nhiều tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, văn học – nghệ thuật…

Nơi đây còn là nơi có loài hoa Tam giác mach nổi tiếng, vẻ đẹp của loài hoa làm mỗi người ngắm nó cảm thấy xao xuyến trong lòng.

Cánh đồng Mường Lò – Yên Bái

Quốc lộ 32 uốn lượn giữa miền núi non Tây Bắc “thanh sơn, bích thủy”. Núi cao, vực sâu, bạt ngàn cây rừng, lau lách. Rồi như một phép màu, con đường quốc lộ bỗng lọt vào một cánh đồng bằng phẳng biêng biếc sóng lúa Mường Lò. Ngỡ ngàng trước những mượt mà óng ả trong nắng trải tới chân núi xa, quả đúng như câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” nổi tiếng từ lâu.

yên bái có gì chơi?

Cánh đồng Mường Lò – Yên Bái

Cách thành phố Yên Bái 80 km về phía tây, Mường Lò nằm gọn trong lòng thị xã nghĩa Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Mường Lò là cánh đồng lớn thứ hai ở miền núi phía Bắc, chỉ sau Mường Thanh – Điện Biên (còn hai cánh đồng nhỏ hơn là Mường Than – Than Uyên và Mường Tấc – Phù Yên). Người Thái đen đã định cư lâu đời ở nơi đây. Theo câu chuyện sử thi của người Thái kể rằng: Hai anh em Tạo Xuông và Tạo Ngần tìm nơi lập nghiệp. Tạo Xuông đã dừng chân dựng bản làng ở Mường Lò, xây dựng nên vùng đất tổ tiên của người Thái đen ở khắp vùng Tây Bắc vì thấy ở đây đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào.

Câu tục ngữ: “Thái theo nước, Xá theo lửa” nói về tập quán canh tác của người Thái trồng lúa nước, người Xá (Khơ Mú) đốt nương làm rẫy. Còn ông Tạo Ngần lên Mường Then (Mường Thanh ngày nay) xây dựng bản làng người Thái trắng cũng trồng lúa nước là chủ yếu. Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò đã thành danh từ lâu. Hương thơm của hạt gạo nơi này đã bay xa, vượt núi non đến nhiều nơi được rất đông người biết đến.

Xuôi theo quốc lộ 32 với những miên man suy nghĩ về Mường Lò, Yên Bái. Để rồi ngỡ ngàng khi chứng kiến vẻ đẹp của những cánh đồng lúa chín vàng, thoai thoải bậc thang tiến về phía núi. Con suối Nậm Thia vắt ngang qua thung lũng như vẽ một dải lụa mềm uốn lượn giữa sóng lúa vàng. Tôi giật mình trước vẻ đẹp Mường Lò với một bóng người con gái Thái gánh lúa trên vai đang rẽ ngang con suối để rồi sẽ chẳng bao giờ lòng có thể quên.

Đèo Lũng Lô – Yên Bái

yên bái có gì chơi?

Đèo Lũng Lô – Yên Bái

Đèo Lũng Lô nằm trên quốc lộ 37 (đường 379 cũ, nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32B)) tại ranh giới hai huyện Văn Chấn (Yên Bái) và Phù Yên (Sơn La), đông bắc thị trấn Phù Yên 33 km. Đèo dài 15 km từ km349 đến km364, độ dốc 10%. Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3-7/5/1954) qua đèo này. Trong bài thơ “Hoan Hô Chiến Sỹ Điện Biên” ra đời sau khi miền Bắc được giải phóng, Tố Hữu đã viết: Dốc Pha đin, chị gánh, anh thồ, Đèo Lũng lô, anh hò, chị hát. Gần đỉnh con đèo là điểm giáp ranh của cả 3 tính Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La.

Tà Xùa – Yên Bái

Tà Xùa là một xã vùng núi cao, thuộc huyện Bắc yên, tỉnh Sơn La. Tà Xùa là nơi giáp ranh giữa hai huyện là huyện Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái và huyện Bắc Yên của tỉnh Sơn La. Trước đây do chưa có đường xá đi lại nên cuộc sống của người dân xã Tà Xùa khá là khó khăn. Việc di chuyển đến đây cũng không phải điều đơn giản. Tuy nhiên đến khoảng năm 2011, nhà nước đã cho xây dựng đường lên xã. Nhờ đó mà cuộc sống của người dân nơi đây được cải thiện hơn. Và cũng nhờ vậy là Tà Xùa trở thành một điểm đến du lịch được yêu thích đối với các bạn trẻ đam mê trải nghiệm, thích khám phá những vùng đất mới.

yên bái có gì chơi?

Tà Xùa – Yên Bái

Tà Xùa được hợp lại từ ba đỉnh núi hùng vĩ, quanh năm thường được mây ngàn bao phủ, và là ranh giới tự nhiên giữa Sơn La với Yên Bái. Đến Tà Xùa, bạn có thể đi giữa rừng nguyên sinh, những cây cổ thụ rêu phong phủ kín phảng phất mùi thơm của gỗ, những vạt hoa rừng khoe sắc trong gió đông, những biển mây trôi bồng bềnh, phiêu lãng…

Tà Chì Nhù – Yên Bái

Tà Chì Nhù là tên gọi của một đỉnh núi thuộc khối núi Pú Luông của dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Tà Chì Nhù có độ cao 2.979m thuộc địa phận huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Tà Chì Nhù còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người Mông Địa hình của ngọn núi khá phức tạp với nhiều dốc cao, một số đoạn gần như dựng đứng. Khí hậu trên núi vô cùng khắc nghiệt, gió mạnh khiến cho quãng đường chinh phục đỉnh núi tương đối vất vả và nhiêu hiểm nguy rình rập.

yên bái có gì chơi?

Tà Chì Nhù – Yên Bái

Tuy nguy hiểm và vất vả là thề, Tà Chì Nhù lại là một trong những địa điểm được các bạn ưa leo núi rất thích để “cưỡi gió – săn mây” và săn những bức ảnh tuyệt đẹp.

Nhà máy thủy điện Thác Bà – Yên Bái

yên bái có gì chơi?

Nhà máy thủy điện Thác Bà – Yên Bái

Nhà máy thủy điện Thác Bà do Liên Xô giúp đỡ xây dựng là đứa con đầu lòng của nghành thủy điện Việt Nam, là nhà máy thủy điện được xây dựng đầu tiên ở miền Bắc nước ta. Nhà máy đã được xây dựng và lớn trong chiến tranh ác liệt khi nền kinh tế Miền Bắc còn non trẻ. Công tác khảo sát, thiết kế xây dựng được tiến hành từ năm 1959 đến năm 1961. Công trình được khởi công xây dựng ngày 19/8/1964. Sau hơn 10 năm xây dựng, ngày 5 tháng 10 năm 1971, nhà máy đã khởi động tổ máy số 1 và hòa vào lưới điện quốc gia, đây cũng là ngày được chọn là ngày thành lập Nhà máy thủy điện Thác Bà.

Bản văn hóa Ngòi Tu – Yên Bái

Bản Ngòi Tu thuộc xã Vũ Linh, Yên Bình. Là một bản với nhiều dân tộc anh em sinh sống, nhưng phần lớn vẫn là dân tộc Dao (Dao Quần Trắng), bản cách Hà Nội 165km nằm ở khu vực phía Tây-Bắc Việt Nam, theo đường QL2, QL70.

yên bái có gì chơi?

Bản văn hóa Ngòi Tu – Yên Bái

Với những đặc trưng riêng, Ngòi Tu hấp dẫn du khách không những bởi có một vị trí đẹp, 1 phần đất liền và một nửa còn lại tiếp giáp mặt hồ nước mênh mông mà còn bởi nơi đây là sự hội tụ các giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Dao, Cao Lan, Nùng, trong đó chủ yếu là đồng bào Dao quần trắng.

Đến với Ngòi Tu ngoài việc được thưởng thức những món ăn dân dẫ bạn sẽ còn được hòa mình vào phong cảnh hữu tình, say lòng cùng những làn điệu dân ca, những điệu múa : làm chay, xúc tép, rước dâu truyền thống … Với những bạn thích lang thang khám phát còn có thể tham gia trekking núi Yến, núi Cao Biền hoặc đạp xe khắp bản để khám phá văn hóa của người Dao

Tà Sì Láng – Yên Bái

yên bái có gì chơi?

Tà Sì Láng – Yên Bái

Tà Sì Láng là một xã thuộc huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Phía bắc giáp Bản Mù, phía Tây giáp Phù Yên (Sơn La), phía Đông và Nam giáp huyện Văn Chấn. Dân cư ở đây 100% là người H’Mong, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nương. Với đặc điểm địa hình hiểm trở trên độ cao gần 2000m, đường vào Tà Sì Láng cực kỳ khó khăn. Trước đây chỉ có đường dân sinh nhưng nay cũng đã mở rộng khoảng 4-5m, thường xuyên sạt lở và ách tắc vào mùa mưa bão. Độ dốc của con đường cũng thuộc dạng khủng, từ 15-20%. (So với 6-8% độ dốc trung bình của các con đường khác ở Tây Bắc)

Bản Hốc – Yên Bái

Cách Hà Nội gần 200km, Bản Hốc nằm ngay trung tâm của huyện Văn Chấn. Với gần 80% là dân tộc Thái, sống chủ yếu bằng làm nông nghiệp. Nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái.

yên bái có gì chơi?

Bản Hốc – Yên Bái

Đến với Bản Hốc ngoài được khám phá những nét thú vị, đặc sắc của văn hoá dân tộc Thái với những ngôi nhà sàn truyền thống, tìm hiểu những nghề thủ công hay thưởng thức những ly rượu men lá, rượu cần cùng với điệu xoè say đắm đã đi vào câu thơ, lời hát. bạn còn được ngâm mình trong suối khoáng nóng tự nhiên quanh năm có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ hoặc thử sức với những dãy núi đá vôi khám phá hang Dơi, tham gia đốt lửa trại….

Bản Sà Rèn – Yên Bái

Nằm tại Thị xã Nghĩa Lộ, Sà Rèn là một bản làng nằm dọc ven bờ suối Thia, quanh năm róc rách bởi dòng Nậm Thia xanh mát, các bạn chỉ mất khoảng 2 tiếng đi xe ô tô là có thể đến tham quan, trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng bản Sà Rèn, một nơi hoàn toàn chỉ có người Thái đen sinh sống và vẫn còn giữ được những nét văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo.

yên bái có gì chơi?

Bản Sà Rèn – Yên Bái

Bản Sà Rèn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi nơi đây vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ, những khóm tre gắn bó sâu sắc với cuộc sống của người Thái đen được giữ gìn dọc ven bờ suối, những nếp nhà sàn cổ bên trong vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Thái, những con người miền sơn cước đôn hậu, thân thiện, mến khách.

Bản Chao Hạ – Yên Bái

yên bái có gì chơi?

Bản Chao Hạ – Yên Bái

Chao Hạ là một bản người Thái của xã Nghĩa Lợi, Thị xã Nghĩa Lộ. Từ năm 2012, dưới sự đi đầu tiên phong của một vài người dân, Chao Hạ đã chuyển mình nghiêng theo hướng làm du lịch cộng đồng. Đến nay, bản đã là một trong những địa điểm đặc biệt yêu thích của khách du lịch nước ngoài. Đến bản Chao Hạ để du xuân ngắm cảnh núi rừng, trải nghiệm cuộc sống kiểu mới, thấy được hòa mình với thiên nhiên, với cộng đồng dân cư và thưởng thức những “món lạ” nơi đây.

Chợ đá quý Lục Yên – Yên Bái

Chợ đá Lục Yên họp tại một địa điểm khá đẹp nằm ở góc hồ nước lung linh ở Thị trấn Yên Thế, Lục Yên, Yen Bái. Chợ chỉ họp trong khoảng thời gian vài ba tiếng đồng hồ vào buổi sáng hàng ngày. Tùy mùa theo thời tiết mà phiên chợ diễn ra sớm hay muộn, nhưng áng chừng từ sáu rưỡi sáng người bán hàng bắt đầu đến chợ.

yên bái có gì chơi?

Chợ đá quý Lục Yên – Yên Bái

Hàng được bày lên mặt bàn thành từng mớ. Hàng là các loại đá quý, đá bán quý các loại. Có thứ đã qua chế tác, có thứ còn để thô nguyên gốc. Nhưng dù ở dạng nào, những thứ hàng được bán ở cái chợ này đều khoe sắc lung linh. Những người bán hàng cho biết, đá quý được thu gom của những người đi núi về, có thời gian thì chế tác thành mặt đá cho nhẫn, dây chuyền, hoa tai… Có những thứ để làm nguyên liệu cho làm tranh đá quý, được bán bằng cân, bằng lạng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu – Yên Bái

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu thuộc địa bàn 4 xã: Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng của huyện Văn Yên có tọa độ địa lý từ 21051’35’’ đến 21057’00’’ vĩ độ Bắc và từ 104030’50’’ đến 104036’55’’ kinh độ Đông với tổng diện tích quy hoạch 16.950 ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt 7.250 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 9.700 ha.

yên bái có gì chơi?

Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu – Yên Bái

Khu vực Nà Hẩu như một lòng chảo được tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe suối và các hợp thủy. Độ cao trung bình từ 600 – 700m so với mặt biển. Nơi cao nhất 1.788m, nơi thấp nhất 200m. Nhiệt độ bình quân 23,20C, lượng mưa bình quân 1.458,0 mm/năm, độ ẩm 85%. Hàng năm thường xuất hiện gió mùa Đông – Bắc vào tháng 11 và 12 kèm theo sương muối. Những ngày ít nắng, trời âm u, ở những nơi núi cao sương mù bao phủ cả ngày, độ ẩm không khí trong rừng rất lớn. Với điều kiện khí hậu như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển và khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng, thuận lợi cho các loài thực, động vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú, tạo nên cấu trúc rừng rậm, nhiều tầng tán phù hợp với tính năng phòng hộ đầu nguồn.

Trong khu bảo tồn thiên nhiên này, hệ rừng lá rộng thường xanh còn tương đối nguyên vẹn, nhiều khe, suối, thác nước chảy quanh năm. Cấu trúc rừng chưa bị phá vỡ, tầng tán được phân chia rõ rệt: tầng cao nhất là cây gỗ lớn nhô lên không liên tục chủ yếu là các loài như Chò nâu, Giổi, Trám…; tầng giữa là tầng ưu thế sinh thái, tán cây rừng liên tục cao gần ngang nhau, thuộc các loài cây thường xanh như Gội, De, Giẻ…; tầng dưới phân thành nhiều lớp cao thấp khác nhau, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ ưa bóng; tầng thảm tươi chủ yếu là cây bụi, Dương sỉ, Cau rừng…; Hiện rừng tự nhiên vẫn còn trên 30 loài thực vật khác nhau, trong đó có những loài cây gỗ quý hiếm như Lát Hoa, Pơ mu… phát triển chủ yếu ở độ cao 700m trở lên. Hệ động vật trong khu bảo tồn khá phong phú và nhiều loài quý hiếm vẫn được gìn giữ và bảo tồn. Chủ yếu còn các loài thú như Chồn, Cầy hương, Lợn rừng, Rắn… và một số loài chim. Bên cạnh đó, người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc H’Mông và Dao với những nét đẹp văn hóa dân tộc đặc sắc như trang phục và nhà ở… vẫn được gìn giữ khá nguyên bản. Nà Hẩu khá thích hợp cho những nhóm bạn yêu thích trekking, cắm trại hay khám phá thiên nhiên.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Yên Bái có gì chơi” rồi phải không? Nếu bạn đến với Yên Bái thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch trên đây để khám phá vẻ đẹp của mảnh đất này nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tại Yên Bái thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.

Đăng bởi: Hưng Nguyễn

YOLO! Khám phá các huyện ở Yên Bái

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก