Hàn Quốc

9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc

Ai cũng biết kim chi là món ăn kèm không thể thiếu trong ẩm thực Hàn Quốc. Bởi từ các nhà hàng BBQ đến các siêu thị thông thường, các quán ăn nhỏ hay bữa ăn gia đình, kim chi đều là món ăn xuất hiện rất phổ biến. Khi nhắc đến kim chi, hầu như mọi người đều liên tưởng đến món kim chi có màu đỏ tươi và được làm từ cải thảo. Tuy nhiên, bạn có biết món ăn lên men nổi tiếng này còn có thể được làm với các loại rau khác và thậm chí là không hề cay. Dưới đây có thể kể đến 9 loại kim chi đặc trưng mà bạn sẽ tìm thấy khi đặt vé máy bay đi Hàn Quốc.

  1. Baechu Kimchi (kim chi cải thảo Napa)

Baechu Kimchi hay kim chi cải thảo Napa là một loại kim chi thường được làm vào mùa đông tại Hàn Quốc bằng cách xát muối cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị lên từng lớp lá cải thảo, sau đó bảo quản trong lọ hoặc hộp kín. Trước đây, kim chi không cay cũng không có màu đỏ đậm. Hiện nay, đây là loại kim chi được ưa chuộng nhất và được mọi người gọi chung là kim chi cải thảo.

9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc, khám phá, trải nghiệm, 9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc

Đây là một trong những loại kim chi phổ biến và được yêu thích nhất ở Hàn Quốc

Trong số các loại kim chi, Baechu Kimchi là món ăn kèm không thể thiếu trong các nhà hàng Hàn Quốc và đặc biệt là các nhà hàng chuyên đồ nướng. Ngoài ra, kim chi baechu cũng là nguyên liệu chính tạo nên món lẩu kim chi tuyệt ngon của ẩm thực Hàn Quốc.

Hương vị của kim chi bắp cải có sự khác nhau giữa các vùng. Ở miền Bắc, người ta thường thái nhỏ củ cải, trộn đều với gia vị rồi rải đều lên lá cải muối. Ở khu vực miền Nam, họ thường rải “so” (một thành phần không phổ biến ở miền Bắc) trộn với nước luộc hải sản khá mặn và bột gạo nếp lên toàn bộ bắp cải. Ở những khu vực lạnh giá hơn, kim chi mặn hơn, ngon hơn và có màu sẫm hơn.

  1. Kkakdugi (Kimchi củ cải hình khối)

Kkakdugi, còn được gọi là kim chi củ cải hình khối, là một loại kim chi giòn được làm từ củ cải. Kkakdugi đã tồn tại hơn 200 năm vì nó ra đời vào thời vua Jeong-jo (1752-1800). Ngày nay, kkakdugi là một trong những món ăn phụ được phục vụ nhiều trong các nhà hàng Hàn Quốc. Nhưng vào triều đại Joseon, nó là một món ăn hiếm chỉ được phục vụ cho giới thượng lưu.

9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc, khám phá, trải nghiệm, 9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc

Kkakdugi khi ăn vừa giòn vừa ngon với vị cay ngọt hấp dẫn

Tương tự như kimchi baechu, kkakdugi chứa các thành phần như ớt, tỏi băm nhỏ và tôm lên men muối. Kimchi kkakdugi có vị ngọt dễ chịu nên thường được ăn kèm với các món ăn đậm đà hương vị như súp xương bò Hàn Quốc (Seolleongtang), thịt bò, súp sườn (Galbitang), mì lát Hàn Quốc (Kalguksu),… Mặc dù củ cải có quanh năm nhưng mùa đông củ cải Hàn Quốc sẽ ngọt hơn. Đó cũng là lý do tại sao nhiều món ăn phụ của Hàn Quốc vào mùa đông được làm từ củ cải.

  1. Gat kimchi (kim chi lá mù tạt)

So với baechu và kkakdugi, gat kimchi hay kim chi lá mù tạt là loại kim chi ít được phổ biến ở bên ngoài Hàn Quốc. Mặc dù không rõ loại kim chi này ra đời năm nào nhưng nó có nguồn gốc từ tỉnh Nam Jeolla. Đặc biệt hơn, gat kimchi được sinh ra trên đảo Dolsan, nơi nổi tiếng với việc trồng mù tạt xanh. Do đó, nhiều người Hàn Quốc còn gọi Đảo Dolsan là “Dolsangat”.

9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc, khám phá, trải nghiệm, 9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc

Gat kimchi là một món ăn phụ phổ biến ở tỉnh Jeolla

Gat kimchi được làm từ các nguyên liệu cơ bản như: mù tạt xanh, bột gạo nếp và bột cá cơm lên men. Gat ở đây có nghĩa là lá mù tạt. Đây là một loại rau phổ biến ở Hàn Quốc chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như vitamin A, C và K. Lá mù tạt cũng có có mùi vị rất đặc trưng và kích thích vị giác. Thời gian để muối món kim chi này thường mất khoảng 1 tháng. Nếu sử dụng đủ muối, món ăn có thể được bảo quản cho đến mùa xuân hoặc thậm chí là mùa hè. Gat kimchi ngon nhất khi ăn với hải sản sống hoặc ganjang gejang, cua ướp nước tương.

  1. Nabak Kimchi (Kimchi nước)

Là một trong các loại kim chi đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc, Nabak kimchi được làm bằng cách cắt các lát củ cải theo hình vuông, ướp muối, thêm rau và gia vị cắt nhỏ. Cuối cùng người ta sẽ ngâm tất cả các nguyên liệu này trong nước gia vị. Món kim chi này càng ít cay thì càng ngon. Tại xứ Hàn, Nabak Kimchi cũng là loại kim chi phổ biến và có vào tất cả các mùa quanh năm.

9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc, khám phá, trải nghiệm, 9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc

Đây là một trong những loại kim chi ít cay nhất của người Hàn

Để có món nabak kimchi hoàn hảo nhất, khi làm cần phải rắc đều muối lên bắp cải và củ cải, nếu không món ăn sẽ bị mặn quá. Các nguyên liệu khác sẽ được cắt nhỏ để nước dùng không bị đặc và dính. Kim chi Nabak thường được ăn với tteokguk (súp bánh gạo) hay món ăn truyền thống trong năm mới của người Hàn Quốc được gọi là Seollal.

  1. Oi Sobagi (Kimchi dưa chuột)

Oi Sobagi là loại kim chi phổ biến nhất vào mùa xuân và mùa hè ở Hàn Quốc. Chúng được làm bằng cách lên men dưa chuột nên rất giòn và mang đến cảm giác vô cùng sảng khoái khi thưởng thức. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các loại kim chi khác, Oi Sobagi không phải bảo quản và lên men trong thời gian dài. Thay vào đó, nó được ăn chỉ trong vài ngày, vì vậy bạn có thể thưởng thức hương vị tươi ngon nhất của dưa chuột.

9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc, khám phá, trải nghiệm, 9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc

Trông thật hấp dẫn và ngon miệng phải không nào?

Để làm Oi Sobagi, người Hàn Quốc thường xẻ đôi quả dưa chuột theo chiều dọc, không cắt một đầu. Sau đó nhồi với hẹ thái nhỏ và hành tây, hành lá băm nhỏ, tỏi băm và ớt đỏ. Để các nguyên liệu không bị rơi ra ngoài, họ cũng dùng dao rạch nhiều đường trên quả dưa chuột. Người Hàn Quốc thường ăn Oi Sobagi với súp thịt bò hoặc jajangmyeon.

  1. Yeolmu Kimchi (Kim chi củ cải mùa hè)

Mặc dù mỏng và nhỏ nhưng củ cải non mùa hè là một trong những loại rau phổ biến nhất để làm kim chi vào mùa xuân và mùa hè tại Hàn Quốc. “Yeolmu” ở đây dùng để chỉ các loại củ cải non có rễ kèm theo. Củ cải xanh non khác với củ cải trưởng thành vì chúng thường khá mềm. Kim chi Yeolmu sẽ được làm với những nguyên liệu đơn giản như muối thô, nước mắm và ớt đỏ. Trong ẩm thực Hàn Quốc, loại kim chi này là một sự bổ sung tuyệt vời cho món bibimbap và mì lạnh cay bibim-guksu.

9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc, khám phá, trải nghiệm, 9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc

Kim chi Yeolmu rất phổ biến và được yêu thích trong những tháng mùa hè

  1. Bossam Kimchi (Kimchi bọc)

Bạn có thể đã nghe nói về Bossam, một món ăn phổ biến được làm bằng cách gói thịt lợn luộc trong lá cải thảo lớn. Còn Bossam kimchi có nghĩa là kim chi bọc. Đây là món kim chi truyền thống có nguồn gốc từ một vùng ở Hàn Quốc được gọi là Gaeseong.

9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc, khám phá, trải nghiệm, 9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc

Nếu có cơ hội hãy thưởng thức món kim chi độc đáo này nhé!

Loại kim chi này được làm bằng cách thêm gia vị vào các thành phần khác nhau như củ cải, rau, hải sản, thái lát theo kích thước cố định và gói chúng bằng một lá bắp cải thảo lớn. Sau đó, món ăn này được bảo quản và ủ trong hộp trắng. Bossam kimchi phổ biến khắp Hàn Quốc vì nó rất dễ làm và cũng được dùng làm món cuốn độc đáo.

  1. Dongchimi (Kimchi nước củ cải)

Trong triều đại Silla (57 TCN) và triều đại Goryeo (918-1392), kim chi củ cải được tách thành dạng không nước và dạng nước. Điều này đánh dấu sự ra đời của dongchimi, một loại kim chi củ cải nhiều nước. Thành phần chính của nó bao gồm củ cải muối xắt thành miếng nhỏ, lê ngọt Hàn Quốc và nước. Bạn cũng có thể thêm những lát bắp cải để món ăn thêm giòn.

9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc, khám phá, trải nghiệm, 9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc

Phần nước kim chi trong dongchimi cho cảm giác vô cùng sảng khoái và hấp dẫn nên được dùng để làm mì lạnh

Mặc dù các thành phần làm kim chi có vẻ không nhiều, nhưng sự kỳ diệu của quá trình lên men đã mang lại một hương vị thơm và vô cùng ngọt ngào cho dongchimi. Một điểm đặc biệt khác của dongchimi là nước kim chi của nó có thể được dùng làm nước dùng cho món mì lạnh. Một số hộ gia đình và nhà hàng phục vụ mul naengmyeon – món mì lạnh mỏng, dai làm từ kiều mạch và tinh bột khoai tây – được làm từ nước dùng dongchimi . Thậm chí còn có một món ăn được gọi là “dongchimi guksu”, dịch theo nghĩa đen là “mì dongchimi”.

  1. Chonggak Kimchi (Kimchi củ cải nguyên củ)

Kim chi Chonggak được làm bằng cách ngâm những củ cải non dày hơn ngón tay một chút. Sau đó, thêm nhiều loại gia vị khác nhau cho củ cải mà không cần bỏ lá và thân. Thông thường, khi ăn ở các nhà hàng Hàn Quốc, bạn sẽ thấy củ cải muối vàng, nhưng hiếm khi thấy món kim chi Chonggak này. Vì Chonggak Kimchi thực sự mất nhiều thời gian để làm, hơn thế củ cải cũng mất nhiều thời gian để lên men hoàn toàn nên không thích hợp cho các nhà hàng.

9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc, khám phá, trải nghiệm, 9 loại kim chi đặc trưng của ẩm thực hàn quốc

Kim chi Chonggak đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc

Loại kim chi này cho đến nay vẫn rất phổ biến trên khắp Hàn Quốc nhưng hương vị sẽ khác nhau giữa các vùng. Ở tỉnh Chungcheong, hương vị của loại kim chi được điều chỉnh đơn giản bằng cách thêm mắm tôm. Ở tỉnh Gyeongsang và tỉnh Jeolla, kim chi làm từ nước mắm trộn với bột gạo là phổ biến nhất. Để bảo quản kim chi chonggak được lâu, người ta thường dùng cá cơm muối và bột gạo.

Hàn Quốc là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trên thế giới. Bởi không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, đây còn là nơi sở hữu nền ẩm thực Hàn Quốc vô cùng đa dạng và đặc sắc. Vì thế, nếu bạn cũng là một tín đồ đam mê ăn uống hay muốn tìm hiểu nhiều hơn về ẩm thực đất nước này, còn chờ gì nữa mà không liên hệ book vé máy bay Korean Air đi Hàn Quốc ngay từ bây giờ. Để được hỗ trợ chuyên nghiệp nhất, bạn có thể gọi điện đến Tổng đài vé đi Hàn Quốc hoặc đến trực tiếp tại đại lý vé.

Đăng bởi: Nguyễn Mạnh Quang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก