Đắk Lắk

Ăn gì khi đến Đắk Lắk?

Khi nhắc tới Đắk Lắk nhiều người chỉ nhớ tới núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, đất đỏ bazan màu mỡ, lễ hội đua voi tưng bừng… mà bỏ quên một nét văn hóa cũng đặc sắc không kém, đó chính là các món đặc sản. Ăn gì khi đến Đắk Lắk? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn ngon nổi tiếng của Đắk Lắk khi có dịp ghé thăm vùng đất này nhé!

Thịt nai – Đắk Lắk

Khám phá ẩm thực và thử qua những món ăn tại Đắk Lắk, chắc chắn thực khách khó lòng cưỡng lại những món ăn ngon làm từ thịt nai. Thực tế dù vị giác của mỗi người là khác nhau, cảm nhận món ăn của mỗi người cũng khác nhau, và đương nhiên độ ngon của từng món ăn cũng tùy thuộc vào mỗi ý kiến của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, những món ăn chế biến từ thịt nai đều cho mọi người đều cảm nhận chung là ngon. Đặc biệt, muốn thưởng thức thịt nai thơm ngon, đa dạng trong cách chế biến thì Đắk Lắk nên là điểm dừng chân mà thực khách cần nán lại.

Thịt nai – Đắk Lắk

Du lịch Đắk Lắk không chỉ là những hành trình khám phá cảnh quan núi rừng hùng vỹ đầy ấn tượng, còn là những chuyến đi nhiều trải nghiệm khó quên về hương vị ẩm thực địa phương, trong đó có những món ăn ngon từ thịt nai. Đắk Lắk nổi tiếng với món thịt nai không phải vì thịt nai nơi đây là ngon nhất, mà bởi vì 2 lý do chính: một là do thịt nai rất khó tìm ở vùng đất này, nên thịt nai trở thành đặc sản và được chế biến hết sức tỷ mỷ, công phu; hai là do hương vị trong cách chế biến thịt nai của người Đắk Lắk rất khác biệt, giản dị nhưng tinh tế bởi thế mà thịt nai Đắk Lắk luôn làm ấm lòng người thực khách bốn phương.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Thịt nai – Đắk Lắk

Món ăn tại Đắk Lắk chế biến từ thịt nai rất phong phú. Thực khách có thể thưởng thức thịt nai với 7 cách chế biến khác nhau, món nào cũng có hương vị đặc trưng và giá trị khác nhau, bao gồm 7 món: thịt nai nướng, thịt nai xào, thịt nai nhúng mẻ, sườn nai rán, giấm nai lúc lắc, cháo bao tử nai và khô nai. Đối với các món như: sườn nai rán, giấm nai lúc lắc, cháo bao tử nai thì đòi hỏi thời gian và công đoạn thực hiện nhiều hơn, tuy nhiên đa phần người dân ở đây cũng như thực khách phương xa luôn ưa chuộng hơn một tí đối với các món chế biến từ nai có phần nguyên thủy, đơn giản trong cách thực hiện nhưng giữ được trọn vẹn nhất và tôn lên được vị ngon nhất của thịt nai, đó chính là các cách chế biến: nướng và làm khô.

Thịt nai nướng – Đắk Lắk

Đầu tiên, chúng ta thử thưởng thức qua món thịt nai nướng trứ danh của Đắk Lắk nhé. Với món nướng như thế này, người ta sẽ chọn các mảng thịt nai tươi ngon nhất, mang đi thái mỏng rồi ướp gia vị, gồm: gừng nướng, mỡ nước, tiêu, xì dầu, bột ngọt, muối, đường. Khi gia vị đã thấm vào thớ thịt, ta mang đi nướng trên lửa củi hoặc lửa than, trở đều tay khi nướng cho thịt chín đều ở 2 mặt. Đặc biệt, một miếng thịt nai nướng ngon là một miếng thịt không dai vì chín quá mà cũng không bở vì quá tái. Khi ăn, chúng ta sẽ dùng thịt nai nướng lấy từ bếp nướng xuống, không cần chấm thêm với nước chấm, cũng không cần kết hợp thêm với nguyên liệu nào khác.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Khô nai – Đắk Lắk

Tiếp theo là món khô nai. Món ăn này hầu như chinh phục được tất cả các thực khách từ già đến trẻ, bởi sự vui miệng của nó khi ăn cũng như hương vị dễ chịu đọng lại trong cổ họng. Để làm được khô nai, người ta tiến hành dùng thịt nai tươi để thái lát mỏng, rồi mang tẩm ướp với nhiều gia vị truyền thống, trong đó không thể thiếu ớt mè trắng, ngũ vị hương, sả, đường, muối, xì dầu. Công đoạn ướp phải tuân thủ trong thời gian từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ, như thế thì thịt mới thấm và săn chắc. Tiếp đó lấy từng miếng thịt nai đem nướng trên than hoa, sau cùng dùng vật cứng dần miếng thịt cho đến khi miếng thịt mềm và bung lên từng thớ thịt nhỏ.

Có thể thấy, chỉ với nguyên liệu là thịt nai nhưng bằng nhiều cách chế biến khác nhau, vùng đất của ẩm thực rừng núi này đã mang lại cho thực khách những trải nghiệm thú vị. Và quả thực, những món ăn từ thịt nai như thế xứng đáng được gọi là đặc sản vùng miền.

Bánh Canh Hà Lan – Đắk Lắk

Bạn đã từng thưởng thức qua một tô bánh canh Hà Lan , sẽ không thể nào quên được mùi vị rất đặc trưng thơm ngon, được chính con người ở đất Hà Lan chế biến .

ăn gì khi đến đắk lắk?

Bánh Canh Hà Lan – Đắk Lắk

Hà Lan là tên một địa danh khá nổi tiếng ở Dak Lak, nằm trên quốc lộ 14 đoạn gần thị xã Buôn Hồ, cách Buôn Ma Thuột chừng 35km về phía đông bắc hướng đường đi Gia Lai. Tên của địa danh này có lẽ được gọi trệch từ tiếng Ê Đê, nguyên dạng là Chư Hlang, có nghĩa là “núi cỏ tranh”.

Vùng đất ở đây tương đối màu mỡ, kinh tế phát triển khá mạnh ,nên được nhiều người dân ở các vùng miền chọn nơi đây là quê hương thứ hai của mình .Cũng chính thế mà nét ẩm thực nơi đây là sự giao thoa nhiều nét văn hóa vùng miền khác nhau .Trong đó có món Bánh Canh bột lọc Hà Lan khá nổi tiếng .

Cũng là món bánh canh như ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng biết cách nấu bánh canh Hà Lan và có thể cho ra hương vị lạ miệng, đặc trưng như ở nơi đây. Tô bánh canh dọn ra lúc nào cũng khiến người ta thèm thuồng, muốn thưởng thức ngay với vị cay của tiêu, ớt, mùi thơm của hành, vị ngọt của nước dùng, thịt bằm vo tròn…

Bánh Canh Hà Lan – Đắk Lắk

Muốn làm được món bánh canh ngon phải qua rất nhiều khâu chế biến vô cùng công phu tỉ mỉ. Đầu tiên là khâu chọn gạo, phải chọn đúng loại gạo chọn lọc ở chính vùng Tây Nguyên. Gạo phải được ngâm thật kỹ đúng với khoảng thời gian nhất định để khi xay nhuyễn, lọc lấy phần tinh bột vừa mềm vừa mịn.

Tiếp đó là khâu nhào bột, phải nhào khéo léo kết hợp thêm một ít bột mì, tạo thành những sợi bánh canh đặc trưng, không quá dai mà cũng không quá mềm, không quá to mà cũng không quá nhỏ, vừa phải, dẻo thơm.

Bánh Canh Hà Lan – Đắk Lắk

Khác với bánh canh vùng khác, sợi bánh to, màu trắng trong và dai hơn thì bánh canh Hà Lan lại đặc biệt với sợi bánh có màu hơi đục, mềm, lớn hơn cọng bún một chút. Khi ăn, sợi bánh dẻo, ngọt, béo hòa quyện với nước dùng thấm dần vào miệng.

Tô bánh canh dọn ra còn cả đầu hành, hành lá, ngò rí, tạo thêm màu sắc bắt mắt. Bánh canh Hà Lan đã trở thành món ăn gây thương nhớ, khiến không ít thực khách phương xa mãi nhớ nhung, dù chỉ một lần nếm thử khi có dịp du lịch.

Gà nướng Bản Đôn – Đắk Lắk

Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân giã của đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên, hiện nay món ăn này đã trở thành một đặc sản không thể bỏ qua đối với du khách khi đến thăm mảnh đất Tây Nguyên.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Gà nướng Bản Đôn – Đắk Lắk

Để làm món ăn này, nguyên liệu quan trọng nhất là thịt gà. Để có những con gà nướng thơm ngon, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi, chọn gà. Đó phải là gà thả vườn chính hiệu, chủ yếu ăn thức ăn rơi vãi, côn trùng…Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn 1kg mỗi con. Nếu gà lớn thì thịt sẽ dai, gà nhỏ quá lại có mùi hôi…

Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con. Gà sau khi được làm sạch, để nguyên con, mổ dọc theo ức rồi bẻ dẹt ra, ướp muối ớt, nước sả và thêm ít mật ong rừng. Điệu đặc biệt là sả chỉ được giã nhỏ rồi lọc lấy nước chứ không ướp cả xác, nước sả càng nhiều, thịt nướng càng thơm ngon.

Gà ướp khoảng 30 phút đến một tiếng thì được kẹp vào thanh tre rồi quay đều trên lửa than. Cứ vài phút xoay trở một lần cho đến khi gà chín chuyển sang màu vàng, tươm mỡ béo ngậy. Chỉ nhìn thôi cũng đủ ứa nước miếng.

Gà nướng Bản Đôn – Đắk Lắk

Để ăn gà nướng Bản Đôn chuẩn vị thì phải chấm với muối ớt hoặc muối sả. Dù là loại muối nào cũng phải được giã với ớt rừng xanh. Loại ớt này ăn giòn thơm, rất hấp dẫn. Nếu ăn gà nướng kèm với những thanh cơm lam chín dẻo mềm thì lại càng ngon hơn.

Trong những buổi chiều se lạnh ở núi rừng, được quây quần bên bếp lửa giữa nhà sàn, vừa nhẩn nha thưởng thức món gà nướng thơm ngon đậm đà, vừa nghe tiếng thác reo… Đó thực sự là bữa ăn đậm chất núi rừng.

Gà nướng kiểu này có vị ngon rất đặc biệt vì vị ngọt của thịt được giữ gìn triệt để, không hề bị pha trộn, ảnh hưởng bởi những mùi vị xa lạ do gia vị đem lại như trong những món ăn của người Kinh. Nó khiến người ăn có thể cảm nhận được hết hương vị tự nhiên của thịt. Nhất là nó lại được chế biến từ thịt của giống gà đồng bào dân tộc thiểu số, giống gà này người ta hay gọi là gà quạ vì có thường có màu lông đen nhẻm, chân cũng đen và thường chỉ nặng dưới 1kg/con khi đã trưởng thành.

Cơm lam Bản Đôn – Đắk Lắk

Cơm lam có nguồn gốc từ những chuyến đi rừng dài ngày của đồng bào miền núi. Ngày nay, món dân dã này đã trở thành đặc sản đối với nhiều khách tham quan du lịch.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Cơm lam Bản Đôn – Đắk Lắk

Về Buôn Đôn (Đắk Lắk), bạn có thể thưởng thức nhiều món độc đáo như canh chua cá lăng, thịt rừng, rượu Ama Kông… Trong đó, không thể không nhắc đến món cơm lam gà nướng.

Muốn làm được món cơm lam ngon không dễ. Đầu tiên là khâu chọn tre, nứa. Chọn ống tre đúng độ tuổi mới tạo ra hương vị thơm đặc biệt độc đáo của núi rừng. Muốn cơm lam ngon phải có loại nếp ngon, nhất là nếp được trồng trên rẫy.

Gạo nếp vo sạch, ngâm nước vài giờ rồi vớt ra trộn một ít muối. Cho gạo vào ống tre, đổ thêm nước vừa đủ, dùng lá chuối nút lại. Có nhiều cách nấu: hấp trong nước, nướng, hay dựng ống quanh đống lửa. Khoảng hơn một tiếng đồng hồ chế biến thì cơm chín. Đợi cho nguội, người dùng bóc lớp vỏ còn lại sẽ lộ ra cơm lam dẻo thơm được bao bọc bởi lớp vỏ lụa trắng ngà của ruột tre, nứa. Đơn giản thế nhưng rất độc đáo.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Cơm lam gà nướng – Buôn Đôn

Cơm lam Buôn Đôn được ăn kèm món gà thả vườn nướng lửa than rừng chính hiệu chấm muối ớt sả. Hương vị của món cơm lam và thịt gà hòa vào nhau làm cho ta có một cảm giác thật ưng ý. Nếu thích, bạn có thể thưởng thức rượu cần Y Miên tại chỗ. Ăn cơm lam, thịt gà ta, uống rượu cần hợp hơn bia hay các loại rượu khác. Ngồi tại Buôn Đôn, vừa nhâm nhi các món đặc sản, vừa ngắm cảnh và nghe tiếng rì rầm của dòng Sêrêpok cuộn chảy giữa đại ngàn cao nguyên quả thật là một điều thú vị.

Cá lăng sông Serepok – Đắk Lắk

Buôn Mê Thuột, thành phố cao nguyên nắng gió là quê hương của rất nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Trong đó không thể không kể đến cá lăng. Cá lăng Buôn Mê Thuột là món đặc sản mà ai cũng muốn được thưởng thức một lần khi đến vùng cao nguyên nắng gió này.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Cá lăng sông Serepok – Đắk Lắk

Cá lăng Buôn Mê Thuột là một món quà đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người dân vùng cao nguyên nắng gió này. Cá lăng là loài cá sống ở môi trường nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, sinh sống nhiều trên con sông Sêrêpốk (phụ lưu của sông Mê Kông, bắt nguồn từ Đăk Lắk và chảy qua Campuchia). Con sông Sêrêpôk có dòng chảy cuồn cuộn quanh năm nên cá lăng ở đây có thịt chắc hơn cá ở các vùng khác. Ngoài ra, cá lăng Buôn Mê Thuột hấp dẫn thực khách bởi hương vị ngọt, béo, thơm rất đặc trưng. Du lịch Buôn Mê Thuột nếu chưa được một lần thưởng thức món ăn tuyệt vời này thì thật là thiếu sót đấy nhé.

Cá lăng Buôn Mê Thuột thơm ngon chất lượng như vậy nên các món ăn được chế biến từ loại cá này đều là những món ăn ngon cực phẩm nhất định phải thử. Cá lăng Buôn Mê Thuột nướng hay là lẩu cá lăng đều là những món ăn đặc sản, hảo hạng khi đến với vùng đất cao nguyên này. Cac món ăn ngon từ cá lăng phải kể đến là.

Cá lăng nướng

ăn gì khi đến đắk lắk?

Cá lăng nướng – Đắk Lắk

Cá lăng nướng là một món đặc sản từ cá lăng Buôn Mê Thuột. Món ăn có hương thơm hấp dẫn với từng thớ thịt cá ngọt đậm đà chắc chắn sẽ lấy lòng bất kỳ ai nếm thử.

Để chế biến món ăn này, trước hết người ta cần rửa sạch cá, để khô, lọc da và xương, cắt miếng vừa ăn rồi tẩm ướp với nước mắm, mì chính, mẻ, riềng, nghệ…. cho ngấm. Sau đó người ta quết một lớp dầu đậu phộng lên từng miếng cá rồi bắt đầu nướng trên than hồng. Trong quá trình nướng người đầu bếp phải liên tục khéo léo lật vỉ nướng để cá được chín đều và không bị cháy.

Khi những miếng cá lăng chín đều, chảy mỡ xèo xèo và từng miếng cá chuyển đều sang màu vàng thì hương thơm quyến rũ của thịt cá sẽ dậy lên và lan tỏa, khiến cho bất cứ ai cũng không thể kìm lòng. Món cá lăng nướng khi hoàn thành có thể ăn kèm với bún, cuốn cùng bánh tráng cùng các loại rau, gia vị như khế, chuối, dứa,… Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của cá lăng hòa quyện cùng vị dai của bánh tráng, vị thanh mát, tươi non của các loại rau quả và vị đậm đà của nước chấm chanh, tỏi,… chắc chắn sẽ khiến cho bạn phải trầm trồ, xuýt xoa và nhớ mãi không quên.

Lẩu cá lăng Buôn Mê Thuột – Đắk Lắk

ăn gì khi đến đắk lắk?

Lẩu cá lăng Buôn Mê Thuột – Đắk Lắk

Món cá lăng Buôn Mê Thuột nấu lẩu cũng là một món đặc sản với cá lăng vùng Đăk Lắk vô cùng hấp dẫn.

Đặc biệt là trong một ngày nắng nóng khô khan, chẳng gì tuyệt vời hơn khi được ngồi xì xụp bên nồi lẩu cá lăng nóng hổi. Chờ khi nồi lẩu sôi, thả cá vào cùng với các loại rau gia vị ăn kèm như cần tây, cải xanh, bạc hà, thì là,…. Vị thơm ngọt, bùi bùi của thịt cá hòa quyện cùng vị chua thanh mát của các loại gia vị tạo nên một hương vị hài hòa, tuyệt phẩm; thử một miếng nhớ mãi không quên.

Ngoài ra, lẩu cá lăng Buôn Mê Thuột còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt và mang giá trị cao về mặt dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất bổ cho cơ thể và có cả tác dụng giảm cân rất hiệu quả.

Cá lăng Buôn Mê Thuột không chỉ ngon mà còn chứa đựng cả tâm huyết và tấm lòng của con người nơi đây. Ngoài ra, còn một vài món ăn ngon khác từ cá lăng như cá lăng nấu măng rừng, kho măng chua hay nấu riêu,… Đến với Buôn Mê Thuột, bạn đừng bỏ qua món ăn này nhé!

Cà đắng – Đắk Lắk

Nếu có một lần đặt chân đến Đắk Lắk thì bạn nhất định phải tìm ăn món cà đắng, quả cà màu xanh sọc trắng, be bé nhỏ bằng quả cà pháo và có vị đắng rất lạ. Ấy vậy mà người dân nơi đây ai nấy đều rất ghiền các món ăn làm từ thứ quả này

ăn gì khi đến đắk lắk?

Cà đắng – Đắk Lắk

Cà đắng là một loại cà dại, trước đây mọc hoang khắp các vùng rừng núi Tây Nguyên. Ngày nay, cà đắng đã được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà như một loại cây lương thực. Cà đắng ra trái quanh năm, trái cà đắng lớn hơn cà pháo, ruột có nhiều hạt, vị đắng rất đặc trưng, nơi cuống quả có nhiều gai nhọn. Theo kinh nghiệm của bà con nơi đây, ăn cà đắng sẽ giúp cơ thể con người không bị thống phong, thấp khớp hay đau nhức xương.

Cà đắng ăn sống hay nấu chín đều có những hương vị rất ngon và rất đặc trưng. Nếu muốn tận hưởng hết những hương vị đăng đắng đặc biệt của loại quả này, có thể ăn quả cà sống như một loại rau. Nhưng cà đắng nấu chín lại có những hương vị rất đặc trưng khi kết hợp với các loại thực phẩm khác.

Cà đắng – Đắk Lắk

Cà đắng có thể om nhừ cùng thịt bò hoặc cá khô, ếch đồng cùng với lá lốt và ớt hiểm xanh rất nổi tiếng ở đây. Một món có thể dễ dàng tìm thấy trong các quán ở Đắk Lắk là gỏi cà đắng cá khô.

Cà đắng được xắt mỏng ngâm qua nước muối loãng cho ra bớt nhựa đắng rồi để ráo, cá khô phải rang giòn sau đó trộn cùng gia vị vừa ăn.

Điều đặc biệt trong món này là cà đắng phải trộn cùng với quả ớt hiểm xanh rất cay và thơm vị núi rừng, kết hợp cùng với lá ngò gai thì mới đúng điệu. Khi làm không được trộn lâu sẽ làm cà đắng ra nước không ngon, cá khô cũng sẽ bị ngấm nước và mất giòn. Các món ăn ngon  từ cà đắng phải kể đến là.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Cà đắng nướng dằm ớt xanh – Đắk Lắk

Cà đắng nướng dằm ớt xanh: Đặt vỉ sắt lên than hồng, xếp kín cà với nhau, vừa nướng vừa lấy đũa gảy cho cà chín đều. Cà chín để nguội bóc vỏ rồi đâm ớt xanh, lẫn muối, bột ngọt, tiêu nướng xay nhỏ… dằm nát cà trộn vào. Món này được làm buổi sáng đem theo để dùng bữa trưa khi cơm đã nguội hoặc nấu với canh hẹ cho thêm ít tôm khô nữa thì rất ngon.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Cà đắng om ếch đồng – Đắk Lắk

Cà đắng om ếch đồng: Cá suối với lá giang là món ăn được xếp vào hàng hảo hạng kể cả trước kia cũng như bây giờ. Luộc lá giang lấy nước vừa chua thì nêm gia vị và cho cà vào om, khi cà mềm thì xào thịt ếch cho chín hoặc chiên cá vừa vàng đổ lẫn vào. Om nhỏ lửa khoảng 10 phút nữa cho nước sệt sệt thì nêm muối, bột ngọt nhắc xuống. Cứ mỗi miếng thịt ếch hoặc miếng cá cặp với một quả cà mà ăn, nhai chầm chậm thôi để thưởng thức vị đắng đến thâm trầm kèm thêm vị ngọt thanh thao của cà lẫn vị béo của thịt ếch. Món này có thể ăn với cơm, với bún hoặc lấy nước chấm bánh mì.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Cà đắng hầm chân giò heo – Đắk Lắk

Cà đắng hầm chân giò heo: Chân giò heo được thui qua lửa rơm cho hơi vàng, đem ra cạo sạch chặt thành từng khúc nhỏ và phi tỏi mỡ đảo qua. Đổ nước hầm khi thịt gần nhừ thì cho cà đắng và ít măng tươi hoặc măng khô vào hầm đến chín rục quả cà, gần nhắc xuống thì thái nhỏ ít lá nhíp (một loại rau rừng họ dương sỉ) hoặc hành lá và băm vài quả ớt xanh nêm vào, chỉ cần ngửi khói bốc lên thôi đã nghe đói bụng. Ăn món này có thể một lúc cảm nhận được 4-5 vị khác nhau, vị đắng của cà, vị ngọt của xương heo, cay của ớt và nhiều mùi vị thơm ngon khác.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Gỏi cà đắng – Đắk Lắk

Gỏi cà đắng: Bỏ từng trái cà lên thớt, dùng cái dao to bản, sống dày đập mạnh một cái, toàn trái cà sẽ dập nát rồi ngâm vào dấm chua 10 phút thì vớt ra để ráo. Nướng hoặc chiên cá khô cho chín xé vụn cho vào cà, nêm thêm ít gia vị như muối, bột ngọt, rau thơm thái nhỏ trộn đều. Khi ăn nếu có ít đậu phộng rang dã nát rắc vào nữa thì càng ngon, càng bùi hơn.

Gắp một miếng cà cho vào miệng, vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả, có lẽ chính là vị hoang dã của núi rừng mà người ăn sẽ không thể nào quên được.

Chính vì sự đặc biệt đó mà người dân nơi đây thường làm món cà đắng để đãi khách từ nơi khác đến, cho dù không phải ai cũng có thể ăn được vì vị đắng của cà. Những ai ăn được thì từ thích chuyển thành ghiền luôn. Mà quả cà đắng thì không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài miền núi Tây Nguyên.

Gỏi lá – Đắk Lắk

Nếu một lần đến phố núi mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây nguyên. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây nguyên mới có.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Gỏi lá – Đắk Lắk

Đúng như tên gọi, món ăn toàn lá là lá, nào là lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, lá mơ, hành, rau húng… đến các loại lá ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì… và rất nhiều loại lá chỉ có ở Tây Nguyên mà không phải ai cũng biết. Gỏi lá đúng chất, chuẩn vị thì có tới 40 – 50 loại lá. Giữa một mâm đầy lá là thức ăn ăn kèm như thịt ba chỉ luộc, vài lát cá chép, tôm luộc, bì lợn trộn cùng bột nếp rang và không thể thiếu đĩa muối, đĩa tiêu nguyên hạt.

Nhưng có lẽ thứ quyết định độ ngon của món gỏi lá chính là nước chấm đặc và có màu vàng nghệ. Nước chấm ăn gỏi lá được làm từ gạo nếp lên men ủ cùng tôm khô, thịt ba chỉ rồi đem xay nhuyễn. Sau đó được đun liu riu trên chảo dầu đã phi thơm hành khô thêm mẻ, sa tế, gia vị. Và đặc biệt nữa là không được nếm thử, người đầu bếp sẽ dựa vào mùi thơm bốc lên từ chảo nước chấm để biết đã chín đều độ hay chưa.

Gỏi lá – Đắk Lắk

Khi ăn món này phải lấy các loại lá đúng cách chứ không phải cứ bốc loại lá nào cũng được. Đầu tiên là lá cải hoặc lá mơ được dùng làm lá cuốn rồi thêm lá chua và vài loại lá khác tùy vào ý thích của người ăn. Lá được cuốn thành cái phễu nhỏ thêm miếng thịt ba chỉ, tôm, bì lợn và không thể quên muối, tiêu hạt, chút nước chấm. Vị đậm đà của thịt của tôm, vị chua nhẹ của nước chấm, vị cay của tiêu hạt kết hợp với sự thanh mát của các loại lá sẽ mang đến cảm nhận khó phai cho người ăn.

Mỗi lần cuốn với những loại lá khác nhau là mỗi cảm nhận khác nhau, điều mà không nhiều món ăn có được. Vì thế mới nói, đến Tây Nguyên chưa ăn gỏi lá thì chưa nên về là thế.

Chả Cá Thát Lát – Đắk Lắk

Nhiều người biết đến hồ Lắk (Đắk Lắk) là hồ nước ngọt lớn nhất trong cả nước. Với diện tích bình thường khoảng 500 ha, đến mùa mưa mặt nước hồ Lắk mở rộng ra từ 700 – 800 ha. Đây cũng là vựa cá lớn nhất Tây Nguyên, với đủ các loài cá nước ngọt, đặc biệt là cá thác lác.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Chả Cá Thát Lát – Đắk Lắk

Thiên nhiên ban tặng cho hồ Lắk nguồn cá thác lác dường như vô tận, đánh bắt hoài năm này qua năm khác mà không hết. Nhiều người dân đánh cá ở hồ Lắk giải thích, nguồn nước và thức ăn dồi dào từ thượng nguồn núi Chư Yang Sin hùng vĩ đổ về đã góp phần nuôi dưỡng “bể cá” hồ Lắk.

Chính vì vậy mà cá thác lác ở đây vừa lớn, vừa ngon. Lóc bớt xương đối với cá to, cá nhỏ để nguyên đem băm hoặc xay nhuyễn “hô biến” thành món chả vừa dai, vừa thơm ngon bội phần. Chả cá thác lác hồ Lắk được chế biến khá đơn giản. Những bà nội trợ có kinh nghiệm cho rằng, chả cá thác lác mà nhiều gia vị là… hỏng, chỉ cần thêm vào thịt cá xay nhuyễn một ít tiêu, nước mắm là đủ. Thịt cá thác lác hồ Lắk tự mình đủ “nói lên” độ ngon ngọt của mình!

Chả Cá Thát Lát – Đắk Lắk

Có thể chế biến cá thác lác theo nhiều kiểu nhưng chỉ có đem chiên vàng, nấu lẩu hoặc đơn giản hơn là nấu canh với cải cay thì mới thưởng thức hết hương vị đậm đà của nó. Nhiều người cao hứng bảo, đây là món “chả cá thu Tây Nguyên”!

Cá thác lác hồ Lắk giờ đây trở thành đặc sản của Đắk Lắk. Nhiều nhà hàng ở TP Buôn Ma Thuột “khoe” có món chả cá thác lác hồ Lắk là món “ruột”. Nhưng có điều kiện, du khách nên về tận hồ Lắk (cách Buôn Ma Thuột 60 km) thưởng thức món chả cá thác lác tươi nguyên mới thấy hết hương vị đậm đà của món ăn khoái khẩu này. Ghé vào một quán nhỏ ngay bên bờ hồ lộng gió, gọi một dĩa chả cá thác lác chiên điểm xuyết một ít rau thì là, vài lát cà chua mỏng, sau đó là một nồi lẩu chả cá chua ngọt… là quên đường về!

Canh bồi măng lửa rau ngót rừng – Đắk Lắk

Buôn Đôn không chỉ lừng danh với những câu chuyện săn bắt, thuần dưỡng voi rừng một thời mà còn được biết đến là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nguyên dược liệu, rau rừng đa dạng từ rừng khộp. Từ đó tạo nên sự phong phú trong ẩm thực của cộng đồng các dân tộc anh em Êđê, M’nông, Lào nơi đây. Trong đó có thể kể đến là món “Canh bồi măng lửa rau ngót rừng”.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Canh bồi măng lửa rau ngót rừng – Đắk Lắk

Canh bồi măng lửa rau ngót rừng là một trong những món ăn truyền thống của người dân ở khu du lịch Buôn Đôn. Để làm được món canh này đúng “chuẩn vị Buôn Đôn” đòi hỏi người chế biến phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết và có bí quyết nấu.

Nguyên liệu làm món “Canh bồi măng lửa rau ngót rừng” bao gồm măng lửa, rau ngót rừng, một ít gạo đã được ngâm, lá yao, lá keo rừng, xương sườn heo và gia vị cần thiết như củ nén (hành tăm) muối, ớt, bột ngọt.

Tất cả các nguyên liệu làm sạch, để tiết kiệm thời gian nấu, phần xương sườn thịt heo được đem hầm trước cho nhừ. Phần gạo ngâm được giã nhuyễn với lá yao (một loại lá tạo màu được dùng trong các món canh bồi của cộng đồng người Tây Nguyên) – đây là một trong những nguyên liệu giúp cho món này lên màu đẹp mắt. Khi phần thịt trong xương đã đến độ chín cũng là lúc bắt đầu bỏ măng lửa đã luộc sẵn vào, tiếp đó cho rau ngót rừng. Khi thấy măng với rau ngót chín cho phần bột gạo đã hòa tan với nước.

Canh bồi măng lửa rau ngót rừng – Đắk Lắk

Để nồi canh chín đều và không bị vón cục khâu này đòi hỏi người nấu phải chú ý điều chỉnh lửa vừa phải và liên tục khuấy đều tay, đồng thời nêm gia vị. Điều quan trọng nhất khi làm món này phải làm sao cho có độ cay của ớt mới ngon. Đồng thời trước khi bắc nồi canh xuống không quên bỏ thêm lá keo rừng để tạo mùi thơm đặc trưng – đây chính là bí quyết để nấu món này ngon. Thường món canh bồi rau ngót rừng này được ăn với cơm nóng hoặc dùng không như món súp thông thường.

Canh bồi măng lửa rau ngót rừng, có vị ngọt của xương hòa quyện với măng, mùi thơm của lá keo rừng và vị cay nồng của ớt… tạo cho tôi cảm giác vừa ngon, vừa lạ miệng. Món ăn này không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên nơi đây mà còn thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Nhiều nguyên liệu kết hợp lại với nhau tạo nên một món ăn ngon, đậm vị mang bản sắc riêng.

Trước đây các món ăn truyền thống của người dân chỉ phục vụ các bữa ăn trong gia đình, tuy nhiên do thị hiếu của khách du lịch nên giờ đây những món ăn dân dã đó đã trở thành đặc sản hấp dẫn thu hút khách du lịch mỗi khi có dịp đặt chân lên mảnh đất Buôn Đôn.

Món vêch – Đắk Lắk

Văn hóa Tây Nguyên không chỉ có cồng chiêng, sử thi, nhạc cụ và những làn điệu dân ca, mà một phần rất quan trọng không thể thiếu, còn ở nghệ thuật ẩm thực, trong đó đặc sắc nhất là “Vêch” – món ăn đặc biệt mà đồng bào Ê Đê thường kỳ công thực hiện để dâng Yàng (thần linh) trong những dịp lễ trọng đại.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Món vêch – Đắk Lắk

“Vêch” là một món súp tổng hợp đặc trưng Tây Nguyên, nguyên liệu chính gồm ruột non của con bò, gan, đuôi bò, sách bò; gia vị hơn chục loại, gồm củ nén, sả, ớt, củ riềng, tiêu xanh, lá é, hoa đu đủ đực, lá ngót rừng, hạt điều, đậu phộng, hạt kơ nia

Món “Vêch” này, nếu được ướp trước từ tối cho gia vị lên men, khi nấu chỉ nửa tiếng là xong. Món “Vêch” đạt yêu cầu sẽ tổng hòa các vị đắng, cay, thơm, bùi, béo, dùng kèm thân chuối xắt mỏng, đọt cóc chua, lá sung, lá ổ qua non… Ăn đến no vẫn không chán, và nhớ hoài không quên…

ăn gì khi đến đắk lắk?

Món vêch – Đắk Lắk

Một số người có thể không thích cái mùi của “Vêch”, nên món này khá là khó nuốt, nhưng đã là người con của Ê Đê phải biết ăn “Vêch”. Món “Vêch” xào măng nướng chỉ dùng trong bữa ăn sáng, chiều của người dân. Nó có vị hơi đắng nơi đầu lưỡi của vêch bò, sau đó là vị ngọt thanh của măng rừng, vị cay của ớt. Măng có mùi vị rất thơm, không như măng luộc.

Mùi thơm của vêch bò, củ nén, của măng nướng như mời gọi. Người không quen ăn cay có thể chảy cả nước mắt, nhưng nồi cơm gạo rẫy mới thơm thơm, hết bay lúc nào không biết.

Ai đã có dịp đi du lịch Tây Nguyên nắng gió mà được thưởng thức món “Vêch” sẽ nhớ mãi không quên bởi món ăn dân dã, thơm ngon này

Nộm mít hến Quảng Điền – Đắk Lắk

Nộm mít non ruột hến có lẽ là món ngon để lại ấn tượng khó quên với ai từng đến Quảng Điền (Krông Ana)

ăn gì khi đến đắk lắk?

Nộm mít hến Quảng Điền – Đắk Lắk

Mít là loại cây ăn trái được trồng phổ biến, không chỉ ăn trái chín mà trái già, trái non đều làm món ngon được. Mít già làm món hông (hấp), mít non kho với cá, luộc chấm nước mắm. Ấn tượng nhất có lẽ là nộm mít non với ruột hến. Món ăn này vừa có vị ngon ngọt của sông nước phù sa vừa có chút nắng gió lồng lộng của cao nguyên đặc sánh trong từng sợi mít.

Tận đáy sông Krông Ana có loài hến làm được nhiều món ăn ngon. Người ta dùng thanh tre nhỏ nối với một giỏ, miệng giỏ là vòng tre hoặc sắt, thân giỏ làm bằng lưới nhỏ để trôi cát khi bắt hến. Người bắt hến ngâm mình dưới nước, cầm thanh tre miết miệng dụng cụ kia vào đáy sông đi ngược chiều nước chảy (cào hến).

Hến cào được đem về ngâm cho nhả hết cát, sạch ruột. Sau đó, người ta luộc hến, đãi trong nước để lấy ruột hến. Nước luộc hến nấu canh rất ngọt. Chỉ cần nắm rau muống, chén ruột hến và ít rau thơm là đã có nồi canh hến ngon ngọt vị phù sa.

Muốn làm nộm mít hến ngon phải chọn trái mít non. Vạt bỏ lớp gai mít rồi bổ dọc trái mít luộc chín, xắt lát thật mỏng rồi băm nhỏ. Um ruột hến thật thấm và trộn đều vào mít băm nhỏ, chan thêm dầu ăn phi hành chín, thêm hành, ngò, húng quế bày ra đĩa là đã có món nộm mít hến thơm ngon khó quên.

Nộm mít hến Quảng Điền – Đắk Lắk

Nộm mít hến ăn với nước mắm ớt tỏi và không thể thiếu bánh tráng nướng. Nộm mít hến ăn bằng muỗng không ngon mà phải dùng bánh tráng thay muỗng. Mỗi lần ăn là thưởng thức tổng hòa vị ngọt, dai của hến cùng vị ngọt mềm của mít lẫn trong bánh tráng giòn rụm. Cái vị ngon tạo cảm giác như đang trầm mình trong mềm mại phù sa đồng ruộng bất chợt gặp lồng lộng gió núi, khoáng đạt mà hiền hòa.

Những ngày cuối đông Quảng Điền vào mùa gieo sạ, cánh đàn ông con trai tranh thủ lúc nghỉ trưa cào mớ hến dành lại hôm sau làm nộm mít hến. Chiều chiều họ nhâm nhi nộm mít hến với ly rượu gạo gọi là giải mỏi sau một ngày làm đồng mệt nhọc.

Cá bống thác kho riềng – Đắk Lắk

Du lịch Đắk Lắk không chỉ chinh phục khách du lịch với những đồi núi bạt ngàn hay những thác nước tuyệt đẹp. Nơi đây còn là vùng đất của nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị của núi rừng Tây Nguyên. Một trong những món ăn tuyệt vời phải kể đến đó chính là cá bống thác kho riềng.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Cá bống thác kho riềng – Đắk Lắk

Ẩm thực ngon của Đắk Lắk không thể thiếu được món cá bống thác kho riềng. Cá bống thác là một loại cá đặc biệt sống ở vùng thác đổ khác với những loài cá bống sống ở ao, hồ miền xuôi. Với điều kiện sống ở thác nước đổ nên cá bống ở đây thân trắng, thịt săn chắc bằng ngón tay.

Mùa săn cá bống thác bắt đầu vào khoảng tháng ba nắng gió Tây Nguyên, khi thác nước chảy nhẹ hơn cũng là khi bà con dân tộc nơi đây lên dọn nương rẫy cho ngày mùa mới. Và ở những buổi lên rẫy họ chỉ cần mang theo chiếc xoong nhỏ cùng ít gạo, còn thức ăn họ sẽ thác dùng rổ luồn vào trong khe đá bắt cá bống thác.

Những con cá bống trắng ngần được mang lên làm sạch nhớt rồi bỏ thêm một ít muối cho cứng lại, tiếp tục họ sẽ đào một ít riềng giã nhỏ. Bắc chảo nóng cho thêm ít dầu ăn rồi cho cá bống thác vào chiên vàng, rồi cho riềng giã nhỏ ở trên vào, đợi sôi lại cho thêm gia vị gồm hành, ớt, tiêu, đường, bột ngọt là có món cá bống thác kho riềng thơm ngào ngạt.

Cá bống thác kho riềng – Đắk Lắk

Với những người dân tộc nơi này, bữa cơm với cá bống thác kho riềng sau một ngày làm việc vất vả đạm bạc mà nhãn nhã. Họ thường tìm đến những gốc cây kơnia tỏa bóng mát để thưởng thức cơm lúa rẫy chín tới, cá bống thác kho thơm nồng. Cơm và cá quyện với nhau mang hương vị đậm đà của Tây Nguyên, và càng ngon hơn khi bên cạnh có thêm chén canh cà tím dại mọc ven suối. Một bữa cơm dân dã, giản dị nhưng ngon lành hơn bao giờ hết.

Nếu có dịp lên Đắk Lắk, bên cạnh thưởng ngoạn những cảnh đẹp thì đừng quên tìm và thưởng thức món cá bống thác kho riềng. Chắc chắn món ăn đậm đà hương vị Tây Nguyên sẽ khiến du khách nhớ mãi!

Rau dầm tang – Đắk Lắk

Biết bao đời nay, Tây Nguyên luôn được mẹ rừng chở che bao bọc. Người Tây Nguyên được hưởng trọn biết bao nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú từ rừng. Từ thực phẩm cho đến thịt rừng. Đến tận bây giờ, người mẹ thiên nhiên ấy vẫn ban tặng cho Tây Nguyên những món ăn trong bữa cơm hằng ngày. Từ những thức ăn dân dã đã nâng lên thành thứ đặc sản không thể thiếu. Rau dầm tang – ngọt bùi hương vị Tây Nguyên núi đồi.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Rau dầm tang – Đắk Lắk

Cứ đến tháng sáu vào cái mùa khô nóng bức, rau dầm tang lại ẩn mình dưới những dòng suối. Loại rau này chờ đợi cho đến tận mùa mưa mới lại cựa mình vươn dậy. Những mầm rau màu xanh biếc, vươn dài, hứng lấy khí trời sau khi tích tụ được đầy đủ những dưỡng chất của đất mẹ. Thứ rau đặc sản của Tây Nguyên nhưng vẫn luôn luôn xuất hiện trong bữa cơm gia đình của đồng bào dân tộc nơi đây. Loại rau này có vẻ ngoài mềm mỏng, nuột nà hơn những thứ rau khác, vẻ đẹp mà có lẽ không một loại rau rừng nào có được. Cọng rau mảnh khảnh và cũng rất dễ gãy, lá thì như lá rau răm nhưng lại mang trong mình một hương vị riêng, ngọt bùi khó cưỡng, khó tả vô cùng.

Rau dầm tang không được dùng để ăn sống như bất kì loại rau rừng nào khác. Rau này phải được nấu lên, đặc biệt là nấu nhừ cùng với nhiều loại thực phẩm khác. Những loại thực phẩm được nấu cùng với loại rau này là măng le, củ mài, và các loại nấm. Khi nếm thử món rau đặc sản này, ta sẽ cảm thấy vị bùi bùi nơi đầu lưỡi, nhưng nhai kĩ lại thấy thấm ngọt ở nơi cổ họng. Nhiều thực khách lên tham quan quan và ăn thử thứ rau này còn nhận xét rằng loại rau này giống như cây cải ở dưới miền xuôi vậy. Một khi nếm thử món rau dầm tang sẽ nếm được đầy đủ hương vị ngọt bùi của núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn.

Rau dầm tang – Đắk Lắk

Rau chính là món quà của thiên nhiên ban tặng cho bà con Tây Nguyên. Rau dầm tang – ngọt bùi hương vị Tây Nguyên núi đồi quả thật rất chính xác. Loại rau này cũng được xem như là một loại gia vị độc đáo, nấu với bất cứ rau, thịt, thú rừng đều rất ngon. Tùy theo từng món ăn, hương vị khác nhau mà lượng rau được cho vào cũng nhiều hoặc ít. Nếu bạn nấu canh cá suối, thì chắc chắn rằng muốn món canh được thơm ngon thì chỉ cần thái nhỏ khoảng 1 nắm rau bỏ vào là tuyệt vời vô cùng. Ngoài ra rau dầm tang có thể xào rất ngon, luộc chấm muối vừng, muối lạc…Mỗi cách chế biến loại rau đặc biệt này sẽ giúp du khách thưởng thức thơm ngon hơn.

Rau dầm tang ăn kèm thịt hầm. Nếu bạn lại muốn thưởng thức một nồi thịt hầm thơm lừng, béo ngậy thì hãy cho thật nhiều loại rau này thì món ăn sẽ được như ý hơn. Một bí mật cho các bạn nhé, loại rau này là một nguyên liệu không thể thiếu trong các món muối chấm của bà con đồng bào dân tộc nơi đây. Hương vị của món muối chấm này còn được các nhà hàng cao cấp, khách sạn đặt hàng mang về dưới xuôi. Không chỉ vậy các nghệ nhân ẩm thực đánh giá rất cao món chấm có loại rau này bởi hương vị rất riêng và độc đáo. Có thể thấy rằng, rau dầm tang chính là một phần không thể thiếu đối với bà con Tây Nguyên và đang vươn ra trở thành đặc sản đặc trưng của vùng đất này.

Đến tận bây giờ, nếu bạn có dịp ghé thăm Tây Nguyên vào các mùa mưa thì vẫn thấy trên các nẻo đường, sườn đồi Buôn Ma Thuột, những người đàn ông, đàn bà cầm những bó rau, những chiếc thúng, chiếc sạp chứa rau dầm tang để bán dạo. Tiếng họ rao nghe thật ấm lòng, gợi nhớ một mảnh đất tuyệt vời biết bao. Hãy cùng chia sẻ món ngon đặc sản này đến mọi người để mọi người cùng thưởng thức món rau dầm tang Tây Nguyên bạn nhé!

Lẩu rau rừng – Đắk Lắk

Đến với Tây Nguyên bạc ngàn rừng cây, ngoài thắng cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ còn cảm nhận được vẻ đẹp Tây Nguyên qua từng chiếc lá. Đó không chỉ là hương vị mà thiên nhiên dành tặng cho con người nơi đây mà còn là hương vị của quê hương, xứ sở thông qua các món đặc sản từ những chiếc lá ấy của đồng bào Tây Nguyên – Lẩu lá rừng

ăn gì khi đến đắk lắk?

Lẩu rau rừng – Đắk Lắk

Món “lẩu” rau rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn. Để có thức ăn hàng ngày, họ đã vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, “lẩu” lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa và rất có sức hút với du khách.

Gọi là lẩu nhưng giống món canh hơn, với nhiều loại lá rừng được chọn lọc nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại. Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng.
Muốn có lẩu ngon thì phải biết chọn hái lá, trong rừng có nhiều cây cối như thế nên chỉ có những người sành về lá rừng mới đi hái được, những người không quen thì không ai dám đi cả bởi có loại ăn được, có loại không, nhỡ không may hái trúng phải lá độc thì rất nguy hiểm.

Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Lẩu rau rừng – Đắk Lắk

Các loại lá để nấu lẩu có thể kể đến như là lộc vừng ăn chát nhưng điều vị tốt, lá đinh lăng có tác dụng hoạt huyết, dai sức, sâm đất thì mát, giải nhiệt rất tốt, lá kim căng thì giúp ăn ngon ngủ tốt, ngoài ra còn rất nhiều lá khác như hồng ngọc, diếp cá, rau sướng, mã đề, quế, húng, thuyền đất… cũng có nhiều tác dụng như giải độc, cân bằng cơ thể.

Dường như hương vị của núi rừng, của đại ngàn xanh ngát đã thấm vào từng chiếc lá để bạn có thể cảm nhận một cách đầy đủ nhất về một hương vị rất Tây Nguyên.

Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Cùng với các loại lá thì mắm thịt và nem thính được cuốn vào lá, vị cay cay nồng của lá tươi cộng với vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính cho ta nhiều cảm giác lạ. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản.

Gỏi gà lõi chuối (Ana Mtay) – Đắk Lắk

Ngoài món cà đắng, lẩu rau… nức tiếng thì món gỏi gà lõi chuối (Ana Mtay) của đồng bào Êđê khiến ai một lần thử qua đều nhớ mãi.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Gỏi gà lõi chuối (Ana Mtay) – Đắk Lắk

Cây chuối được bà con trồng khắp nơi trong vườn, mọi bộ phận của cây chuối đều có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã hấp dẫn. Lá chuối dùng gói bánh, nướng thực phẩm; hoa làm gỏi, chiên giòn; quả để ăn hoặc làm bánh, nấu chè. Đặc biệt, thân cây chuối ở phần gốc non cũng được bà con sử dụng để làm gỏi gà.

Bà H’rung Niê (buôn Ea Kiêng, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar) chia sẻ, mỗi lần làm món gỏi gà lõi chuối bà phải đốn mất mấy cây chuối. Cả thân cây chuối non, lột bỏ hết lớp xanh, lớp bắp trắng, chỉ lấy mỗi cái lõi be bé bên trong để làm gỏi.

Cách làm món này khá nhanh và đơn giản: Sau khi lấy lõi non trắng nõn bên trong cây chuối, có thể chẻ nõn chuối theo kiểu nào tùy thích, hoặc xắt thành từng đoạn dài khoảng 5 cm hoặc thái khoanh tròn. Lõi chuối xắt ra được bỏ thau nước sạch đã vắt vài lát chanh ngâm cho nhựa ra bớt, giúp chuối không bị đen rồi xả nước thật nhiều lần cho chuối nhả bớt chất chát, vớt ra rổ cho ráo nước. Làm một chén nước sốt chua ngọt gồm: Chanh, đường, muối và ớt, tỏi đâm nhuyễn.

Chuẩn bị mọi thứ xong, cho chuối ra thau, đổ nước sốt vào trộn đều. Gà luộc xé nhỏ đổ vào trộn đều rồi xúc gỏi lên đĩa. Nếu không muốn ăn thịt gà xé nhỏ, khi gà luộc chín chặt thành miếng xếp lên đĩa. Khi đã nêm gỏi vừa ăn thì xắt nhuyễn rau răm, giã đậu phộng rang cho vào gỏi để tăng thêm hương vị.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Gỏi gà lõi chuối (Ana Mtay) – Đắk Lắk

Trên đĩa gỏi, từng cọng thân chuối trắng nõn, điểm xuyết màu xanh của rau răm, màu vàng ươm của da gà trông thật hấp dẫn và bắt mắt. Vị mềm dẻo, thơm ngon của thịt gà vườn hòa quyện với vị giòn, ngọt nhạt và chát của lõi gốc chuối non khiến người thưởng thức không thể nào quên.

Theo lời kể của già Ama Tuê (buôn Drah, xã Cư Né, huyện Krông Búk) thì gỏi gà lõi chuối là món ăn được bà con vô cùng ưa thích và không thể thiếu trong các ngày lễ của buôn làng.

Bò nhúng me – Đắk Lắk

Khi đi du lịch trên những vùng núi Tây Nguyên trùng trùng điệp điệp núi đồi, ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp thì du khách còn thưởng thức những món đặc sản thơm ngon. Đến với Đắk Lắk, có lẽ người ta sẽ chẳng thể bỏ qua món bò nhúng me.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Bò nhúng me – Đắk Lắk

Đối với mỗi vùng miền thì đều sở hữu những nguyên liệu rất riêng để làm nên những món đặc sản. Nhưng có lẽ đối với món bò nhúng me thì lại khác. Nguyên liệu tưởng chừng như rất đơn giản, dễ tìm nhưng lại không mấy đâu có thể có được.

Món ăn này được chế biến với nguyên liệu chính là thịt bò. Thịt bò phải được mua và lựa từ lúc con bò được làm thịt để giữ được độ tươi của thịt. Không chỉ vậy, thịt phải lựa những chỗ mềm thịt để dễ chín và ăn không quá bị dai. Nếm miếng thịt bò mà có thể cảm nhận ngay được độ ngọt, vị gây gây đặc trưng của loại thịt này thì mới là đúng chuẩn.

Bên cạnh thịt bò còn có sốt me Đắk Lắk. Loại sốt này cũng rất đặc biệt, vị thơm, vị chua cũng khác hẳn sốt mua dưới miền xuôi. Người tinh tế sẽ cảm nhận thấy được rằng sốt me Đắk Lắk còn có vị thơm, béo ngậy khó cưỡng chứ không chỉ có vị chua đơn thuần. Một bí mật thú vị về công thức của loại nước sốt này đó chính là được chế biến từ 5 loại quả khác nhau nhưng me vẫn là chủ yếu. Chính thứ sốt đặc biệt này mà đi đâu cũng không thể tìm thấy được. Người ta nếm món này một lần rồi thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên được mùi vị của nó.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Bò nhúng me – Đắk Lắk

Có lẽ điểm nhấn của món ăn đó chính là các loại rau. Không phải là những lá rau thơm đơn thuần, đây là những lá rau thơm được hái trên rừng. Để thưởng thức được món ăn bò sốt me chuẩn vị, bà con phải dậy từ tờ mờ sớm. Khi những giọt sương vẫn còn đọng lại trên lá. Lúc này, rau mới tươi, mới ngon lại đậm vị núi rừng. Điều đặc biệt hơn, dưới xuôi ta cũng không thể bắt gặp được loại rau này. Rau rừng Đắk Lắk còn tạo được điểm nhấn bởi hương thơm và độ giòn. Ăn rau mà lại cảm thấy giòn sần sật, ban đầu người ăn sẽ có cảm tưởng giống lá đinh lăng nhưng khi nhai kĩ sẽ cảm thấy không bị hăng và dễ ăn hơn rất nhiều.

Nguyên liệu là một phần nhưng cách chế biến được món ăn này mới thực sự là điểm mấu chốt. Thịt bò tươi ngon được tẩm ướp ngập trong nước sốt me Đắk Lắk chua chua, sệt sệt lại đậm đà. Cho tất cả vào chảo, thêm chút bơ tạo độ thơm, một chút tỏi cho dậy lên hương vị, đun chín. Tất cả vị ngọt của thịt bò cùng vị chua của me tạo nên món ăn thật khó cưỡng.

Bạn cũng có thể thưởng thức cùng với rau thơm Đắk Lắk, ăn với rau sống hoặc kèm với nấm kim châm. Điều đặc biệt hơn, hãy gọi thêm ổ bánh mỳ nóng giòn, chấm vào sốt me thì mới có thể cảm nhận được hết vị ngon của món ăn này.

Đi lên Đắk Lắk ngắm núi đồi trập trùng thì đừng quên thưởng thức món bò nhúng me – ấm lòng những ngày đông. Vào cái tiết trời se se lạnh thế này, ngồi nhâm nhi chút bò nhúng me, thêm chút rượu cay nồng thì còn có gì có thể tuyệt vời hơn.

Bún đỏ – Đắk Lắk

Bún đỏ là tên gọi theo màu của sợi bún, sợi bún ở trên này giống sợi bánh canh của người miền Trung nhưng to hơn, chắc phải cỡ chiếc đũa, ăn dai giòn. Ban đầu chúng có màu trắng tinh nhưng cho vào nồi nước dùng được nầu từ gạch cua, xương heo và nhất là cho thêm hạt điều để “nhuộm” thì chuyển sang màu đỏ rất bắt mắt.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Bún đỏ – Đắk Lắk

Đến Buôn Ma Thuột mà chưa một lần nếm thử bún đỏ Đắk Lắk – món ăn là niềm tự hào của riêng người dân ở đây thì coi như chưa đi hết thành phố này. Bún đỏ là tên gọi theo màu của sợi bún, sợi bún ở trên này giống sợi bánh canh của người miền Trung nhưng to hơn, chắc phải cỡ chiếc đũa, ăn dai giòn. Ban đầu chúng có màu trắng tinh nhưng cho vào nồi nước dùng được nầu từ gạch cua, xương heo và nhất là cho thêm hạt điều để “nhuộm” thì chuyển sang màu đỏ rất bắt mắt.

Món bún đỏ khá giống với bún riêu cua nhưng gạch cua được làm từ thịt cua, thịt lợn và tóp mỡ xay nhuyễn, thêm rau cải, rau cần với ít giá và không thể thiếu mấy quả trứng cút luộc.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Bún đỏ – Đắk Lắk

Bún đỏ ở đây bình dị, phổ biến nhưng lại không đi đâu ăn được vào buổi sáng vì người ta chỉ bán tầm 3, 4 giờ chiều đến tận đêm, người ta nói đùa rằng muốn ăn bún đỏ cũng phải canh giờ. Bún đỏ không những ngon, đẹp mắt mà còn rẻ, rất sinh viên, tầm 15 – 20 nghìn là đủ ấm bụng. Đi ngang bất kỳ một hàng bún đỏ nào, từ các con đường lớn như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cừ, đến các con đường nhỏ hơn, trong hẻm, chợ, trên vỉa hè bên đôi quang gánh hay quanh một chiếc xe đẩy đều dễ thấy cảnh người ăn tấp nập.

Bún đỏ Đắk Lắk là món chỉ tìm thấy ở thành phố Buôn Ma Thuột hơn nữa tìm ăn cũng chẳng khó. Hầu hết những những chố bán thức ăn nhanh, bún, miến, cháo, phở là kiểu gì cũng có bún đỏ, nhưng bún đỏ ngon và nhiều hàng nhất thì phải đi đến đường Phan Đình Giót – Lê Duẩn hay vào các chợ như chợ Tân An, chợ EaTam là chuẩn nhất.

Bún chìa – Đắk Lắk

Nếu có dịp đến với thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột, ngoài các đặc sản như cá lăng, goi lá… bạn đừng quên thưởng thức món bún chìa thơm ngon đậm đà nhé.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Bún chìa – Đắk Lắk

Bún chìa (hay còn gọi là bún giò chìa) là một món ăn dân dã đặc biệt của thành phố Buôn Ma Thuột. Bún có nước dùng khá giống với bún bò Huế nhưng khác ở nguyên liệu. Nếu như bún bò Huế chỉ sử dụng phần thịt bò thì bún chìa dùng phần tảng thịt phía chân sau của con lợn. Thịt được chọn lọc kĩ càng, sau đó đem về rửa sạch rồi ninh cho chín nhừ trong nồi nước dùng.

Khi đã đủ độ mềm, chúng sẽ được vớt ra để nguội. Giò chìa có hình dáng như đùi gà, xớ thịt vừa giai lại vừa mềm, phía bên trong là sụn đặc biệt là không mỡ. Đặc biệt, cả con lợn chỉ có 2 chiếc giò chìa.

Khi có khách đến gọi món bún chìa, chủ quán sẽ lấy từng khúc giò chìa đem thả vào nồi nước dùng cho nóng, sau đó cho vào tô bún đã có sẵn chút mắm ruốc, rồi cho hành lá, hành tây và chan nước dùng nóng hổi vào bát.

Sau một hành trình dài khám phá hay di chuyển, được thưởng thức một tô bún chìa Buôn Mê Thuột, tận hưởng cái hương vị đậm đà, thanh dịu nồng nàn, những khúc giò chìa được ninh nhừ, béo ngậy sẽ khiến thực khách dường như quên hết mọi mệt nhọc..
Món bún chìa Buôn Ma Thuột sẽ dùng kèm với rau sống để cân bằng vị giác, giúp thực khách cảm thấy ngon miệng hơn và không bị ngấy.

Nước dùng của bún chìa có vị cay nồng nhưng rất thanh, những miếng giò chìa được chấm cùng với chén mắm ớt của quán thì sẽ còn ngon, đậm đà và hấp dẫn hơn nữa.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Bún chìa – Đắk Lắk

Nhiều thực khách sau khi thưởng thức món bún chìa, bên cạnh sự tán thưởng hương vị thơm ngon của món ăn thì người ta thường nói vui với nhau rằng, bún chìa thực sự là món ăn thích hợp với những người “phàm ăn”, bởi tô bún quá đầy đặn và hấp dẫn nhưng giá lại cực rẻ.

Thời điểm ăn bún chìa Buôn Ma Thuột ngon nhất, là những buổi chiều tối, trong tiết trời se lạnh đặc trưng của phố núi. Thưởng thức bún chìa những buổi tối lạnh, vừa ăn vừa ngắm nhìn phố phường về đêm, nói với nhau dăm ba câu chuyện là cái thú vui của rất nhiều người dân xứ cao nguyên này.

Bún chìa là món ăn được người dân Buôn Ma Thuột rất ưa thích, nên khi đến đây du khách có thể dễ dàng bắt gặp những quán bún chìa tấp nập người ra vào dù đã gần nửa đêm. Người Buôn Mê ăn bún chìa vào bất cứ dịp nào, mỗi khi thấy thèm là họ sẽ ghé quan làm một tô bún đầy hụ, đây là món ăn có quanh năm chứ không phân biệt bất kể mùa nào.

Du lịch đến Buôn Ma Thuột, du khách có thể dễ dàng tìm và thưởng thức bún chìa vì món ăn này được bán rất phổ biến. Hương vị thơm ngon của bún chìa, chắc chắn sẽ khiến du khách hài lòng và phải thèm thuồng mỗi khi nhớ đến.

Nhộng sâu muồng – Đắk Lắk

Đến Đắk Lắk mùa này chúng ta không chỉ cảm nhận cái nắng, gió hanh của mùa khô mà còn được dịp thưởng thức món đặc sản đặc biệt – có một không hai của vùng đất Tây Nguyên trù phú. Đó chính là con nhộng “sâu muồng”.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Nhộng sâu muồng – Đắk Lắk

Con sâu muồng là loài côn trùng ăn lá muồng, nhưng ít ai biết nhộng của chúng còn được sử dụng như một món ăn đặc trưng của người đồng bào Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Món ăn đặc biệt này đã không còn xa lạ đối với người dân nơi đây. Khi những cơn mưa đầu tiên rơi xuống cũng là lúc cây muồng đâm chồi nở lộc cũng là thời điểm sâu muồng phát triển.

Những chú bướm bắt đầu di chuyển và tìm chỗ đẻ trứng lên lá cây muồng. Và rồi những ấu trùng ấy chỉ trong một thời gian ngắn biến thành những chú sâu muồng, sau khi đã ăn lá muồng dần dần chúng chuyển biến thành những con nhộng bám dưới tán lá muồng hay bất cứ lá gì có thể bám được. Đến Đắk Lắk vào khoảng thời gian đầu tháng 3 đến tháng 5 dọc các con đường trên quốc lộ hay trên các rẫy cà phê, tiêu không khó để bắt gặp những cây muồng bị ăn trụi lá và trên đó chi chít hàng nghìn chú sâu với nhiều màu sắc. Điều này đã trở thành nét đặc trưng của nơi đây.

Khi cầm nhộng sâu muồng trên tay, bạn sẽ có cảm giác những con nhộng “ngọ nguậy” bên trong. Vỏ ngoài của nhộng khá cứng như một “tấm áo giáp” để bảo vệ nhộng bên trong. Người dân ở đây có thể vừa bắt sâu hoặc tìm nhộng sâu đem về. Nếu là sâu bắt về thì bà con nơi đây sẽ bỏ thêm ít là muồng để sâu ăn trong chừng nửa ngày là sẽ tiến hóa thành nhộng sâu.

ăn gì khi đến đắk lắk?

Nhộng sâu muồng – Đắk Lắk

Cách chế biến món nhộng sâu muồng Tây Nguyên rất đơn giản: sau khi bắt nhộng về, người dân sẽ đem đi rửa bằng nước sạch, tiếp đến là ướp nhộng với các gia vị đặc trưng cùng với tiêu, tỏi băm và ớt xiêm xanh. Khi gia vị ngấm, người ta sẽ đem nhộng xào chung với lá chanh và một ít lá thơm, khi nhộng ngả sang màu vàng là nhộng đã chín.

Mùi thơm lừng của các gia vị khiến món ăn càng trở nên hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ thấy vị của nhộng rất béo nhưng không hề ngấy chút nào. Món nhộng này có vị ngọt đặc trưng, vị bùi, nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy được hương vị của lá cây muồng trong từng thớ thịt của chúng.

Khi ăn nhộng giòn giòn bởi vỏ kén chứ không mềm như nhộng tằm ngoài Bắc. Bà con nơi đây thường ăn kèm nhộng với bánh tráng nướng nóng hổi, giòn rụm. Hoặc bạn cũng có thể luộc, kết hợp thành gỏi hay cho vào giấy bạc đem nướng cũng rất ngon. Nếu bạn đủ can đảm hơn thì cũng có thể lựa chọn cách ăn sống chúng – cũng đem lại một hương vị đầy mới lạ.

Thật chẳng ngoa khi nói Tây Nguyên như “cái nôi” của những món ăn độc đáo và lạ mắt. Nếu một lần được thử món ăn thú vị này hẳn bạn sẽ không sao quên được đâu! Món nhộng sâu muồng này giờ đây không chỉ là món ăn dân dã của bà con Ê đê tại Đắk Lắk nữa mà nó đã trở thành niềm tự hào của ẩm thực Tây Nguyên độc đáo.

Ăn gì khi đến Đắk Lắk? Trên đây là tất tần tật những món ăn truyền thống ngon, độc đáo của Đắk Lắk mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn khi đến mảnh đất này. Nếu bạn có dịp đến Đắk Lắk thì đừng quên thưởng thức những món đặc sản Đắk Lắk nổi tiếng nhất mà chúng tôi giới thiệu trên đây nhé.

Đăng bởi: Thầy Thọ

YOLO! Khám phá các huyện ở Đắk Lắk

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก