Gia Lai

Cánh đồng chè Bàu Cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời Pháp

Nếu có dịp đến Gia Lai du lịch mà bạn bỏ qua một địa điểm này thì đó là thiếu sót rất lớn, cánh đồng chè Bàu Cạn gắng liền với hàng trăm năm với vùng đất Chư Prông hiện tại.

Có nhiều khác biệt so với Biển Hồ chè và cánh đồng chè Bàu Cạn mà khi bạn đặt chân đến mới có thể cảm nhận rõ sự khác biệt rõ rệt đó.

Đánh giá địa điểm:

4.1/5

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Con đường vào đồn điền chè Bàu Cạn rất nên thơ. Ảnh: Vnexpress.

Lật lại trang sử đồn điền chè Bàu Cạn

Đồn điền chè Bàu Cạn được người Pháp thành lập vào năm 1923 trước khi đô thị Pleiku được thành lập. Nghĩa là cánh đồng chè này già hơn phố núi Pleiku tận 6 năm tuổi.

Người Pháp đã thành lập Công ty nông nghiệp chè và cà phê tỉnh Kon Tum – Compagnie Agricole Des Thés Et Cafés Du Kon Tum và thương hiệu CATECKA (viết tắt) về loại chè danh tiếng nơi đây ra đời.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Nguồn lợi lớn từ đồn điền chè Bàu Cạn làm giàu cho những ông chủ người Pháp. Ảnh: Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh

Thời vàng son đó còn ghi dấu về một sân bay tư nhân sớm nhất ở cả khu vực Bắc Tây Nguyên khi vào cuối thập niên 50 của thế kỷ XX.

Nguồn lợi nhuận lớn của đồn điền đã để một ông chủ đồn điền người Pháp quyết định mua máy bay cá nhân cùng đường bay riêng được xây dựng.

Không chỉ tự mình bay quanh đồn điền để kiểm tra việc sản xuất mà ông chủ này cuối tuần nào cũng tự lái máy bay về Sài Gòn nghỉ ngơi.

Trước năm 1961, khi chưa có sân bay Cù Hanh (sân bay Pleiku bây giờ), các máy bay muốn hạ cánh xuống Pleiku đều phải nhờ đến sân bay Gia Tường của đồn điền Bàu Cạn.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Chè Bàu Cạn có lịch sử lâu đời hơn cả đô thị phố núi Pleiku. Ảnh: sưu tầm.

Ngay vùng đất Bàu Cạn ngày nay vẫn còn những vết tích ghi dấu về một thời “ăn nên, làm ra” của đồn điền chè trên cao nguyên này. Từ những căn biệt thự, nhà ở đến cả một nhà máy thủy điện được xây dựng.

Ngày đó, phân khu quy hoạch của đồn điền chè Bàu Cạn rất hợp lý và khoa học cho đến tận hôm nay. Dựa theo bản đồ quy hoạch thời Pháp vẫn còn lưu giữ tại sở chè Bàu Cạn có thể khái quát nên lịch sử hình thành đồn điền chè.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Một phần bản đồ quy hoạch thể hiện rất chi tiết khu vực sở trà Bàu Cạn ngày nay. Ảnh: Hoàng Ngọc

Vì sao vùng đất này có tên là Bàu Cạn?

Thế nhưng, địa danh Bàu Cạn gắn với vùng đất này không phải có từ thời Pháp thuộc mà lại chính do những cư dân nơi đây đặt nên…

Thời điểm đó, trước khu vực đồn điền này có một vùng trũng nước mà cư dân nơi đây thường gọi là bàu và vào mùa mưa rộng đến 3ha. Cứ giữa mùa khô, bàu cạn dần, người dân vẫn thường đến bắt cá, ếch, nhái…

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Sau năm 1960, bàu nước cạn dần và đến năm 1963 thì khô hẳn. Thế nên, những công nhân ở đồn điền vẫn thường gọi là Bàu Cạn. Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh

Khi người pháp lập đồn điền, khu nhà ở của quản lý và công nhân được dựng gần bàu nước. Sau năm 1960, bàu nước cạn dần và đến năm 1963 thì khô hẳn.

Thế nên, những công nhân ở đồn điền vẫn thường gọi là Bàu Cạn và trở thành cái tên không không chỉ gắn với cả vùng chè bạt ngàn mà còn là địa danh hành chính được thành lập sau này.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Căn nhà dành cho các thầy ký từ thời Pháp vẫn còn nơi đây. Ảnh: Lao Động.

Người phu chè ở Bàu Cạn

Lịch sử cây chè trên cao nguyên là câu chuyện dài, nhiều dư vị. Dưới những tán chè xanh trăm tuổi là bao điều chưa kể hết. Có những gia đình 4 thế hệ gắn với cây chè nơi này. Thế hệ đầu tiên trồng chè từ thời Pháp.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Có nhiều gia đình đã gắn bó đến 4 thế hệ làm phu chè ở đồn điền chè Bàu Cạn. Ảnh: sưu tầm.

Đến thế hệ thứ 4 là bạn tôi bằng cách nào đó vẫn đang góp phần đánh thức hương chè khi chuyển hướng sang kinh doanh sản phẩm chè từ các đồn điền trăm năm trên xứ cao nguyên sương mù.

Do vậy, việc khảo cứu có hệ thống để hiểu thấu đáo, tường tận hơn về lịch sử ngành trà, con người, vùng đất… đã làm nên một không gian nông nghiệp vô cùng thi vị cho cao nguyên Pleiku.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Diện tích đồn điền chè Bàu Cạn rộng khoản 250 ha. Ảnh: Vnexpress.

Diện tích chè của người Pháp trồng thời điểm cao nhất (năm 1968) là khoảng 600 ha, đến nay còn khoảng 250 ha.

Diện tích còn lại là tái canh các giống chè mới, trồng cà phê và chuối xuất khẩu. Hiện nay, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của Công ty so với diện tích quy hoạch trên bản đồ tăng khoảng hơn 100 ha.

Đường đến thăm cánh đồng chè Bàu Cạn

Nằm chếch về phía Tây Nam thành phố Pleiku, qua ngọn núi lửa cổ triệu năm Hàm Rồng, xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là một phần của cao nguyên Pleiku.

Gần trăm năm trước, cây chè đã bén duyên với mảnh đất này và giờ đây danh tiếng của loại chè Bàu Cạn đang được đánh thức trên thương trường quốc tế.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Cánh đồng chè Bàu Cạn trải dài theo tỉnh lộ DT 663 hướng vào trung tâm thị trấn Chư Prông. Ảnh: sưu tầm.

Cánh đồng chè Bàu Cạn nằm cách phố núi Pleiku khoảng 30 km, khoảng nửa giờ chạy xe, nằm cách ngã ba Hàm Rồng – núi Hàm Rồng khoảng 20 km rẻ hướng quốc lộ 19.

Đường đến chè Bàu Cạn rất thuận tiện với cảnh làng quê đặc trưng miền núi Tây Nguyên dọc theo tuyến đường.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Chè Bàu Cạn trở nên đẹp hơn vào mùa hoa muồng vàng nở. Ảnh: sưu tầm.

Cùng với khí hậu và thổ nhưỡng đặc thù của vùng đất đỏ cao nguyên, giới chủ người Pháp đã đưa cây chè đến vùng đất B’lao (Lâm Đồng) và 2 đồn điền Biển Hồ, Bàu Cạn (Gia Lai).

Thế kỷ trước, hương chè cao nguyên Việt Nam đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Giờ đây, vẫn còn cả trăm héc-ta chè cổ thụ lưu dấu nơi mảnh đất này.

Những ấn tượng với đồn điền chè Bàu Cạn

Trải dài trên một cao nguyên bằng phẳng và trên độ cao 700m so với mực nước biển, Bàu Cạn mang những nét chung của cao nguyên Pleiku.

Vùng đất đỏ bazan màu mỡ, nguồn nước dồi dào cùng khí hậu ôn hòa đã trở thành điểm dừng chân của các tư sản Pháp trong “cơn sốt” lập đồn điền.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Cánh sắc đồn điền chè Bàu Cạn vẫn không khác cách đây cả trăm năm là bao. Ảnh: Hoàng Quốc Vĩnh

Cây chè nhanh chóng “bén duyên” và mang lại nguồn lợi nhuận lớn nuôi sống nhưng nông phu chè bản xứ. Không chỉ sinh trưởng tốt, cây chè ở đây đã cho ra những sản phẩm chất lượng bởi nguồn đất khác biệt ngay dưới ngọn núi lửa cổ triệu năm Hàm Rồng cùng khí hậu mát mẻ.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Vùng này rộng khoảng trên chục héc-ta nằm thoai thoải bên phía Tây, đối diện với triền dốc đang trải thảm bởi cỏ dại mượt mà, bên dưới là hồ Ia Mua nước xanh ngắt một màu, rộng khoảng 27 ha.

Buổi sáng, mặt trời đã nhô cao, vài nhóm thanh niên dừng xe ven đường tranh thủ chụp ít kiểu ảnh với cảnh vật đẹp tựa bức tranh sơn thủy hữu tình.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Rất nhiều người vào chụp ảnh hoa muồng vàng ở chè Bàu Cạn. Ảnh: sưu tầm.

Nhìn ngắm không gian thoáng đãng với đồi chè lá non óng ánh chạy tít tắp ngút tầm mắt. Một du khách khi ghé chè Bàu Cạn buộc miệng nhận xét:

“Có cảm giác vùng này giống với khung cảnh thiên nhiên của các nước châu Âu; nếu như ở triền thung lũng này có vài ngôi biệt thự nhìn ra phía hồ, khi lên hình người ta khó nhận ra đây là khung cảnh ở xứ cao nguyên Việt Nam”.

Bàu Cạn còn rất nhiều bàu còn nước

Vùng sinh thái nơi đây có nét đặc thù, ấm áp và lượng mưa nhiều hơn các vùng khác. Ngày xưa có những cánh rừng già hàng trăm héc-ta bao phủ phía Tây Nam với hệ động thực vật phong phú, biến nơi này trở thành nơi vui thú săn bắn của người Pháp.

Khi hình thành đồn điền trà, người ta đã ngăn đập 2 con suối lớn là Ia Púch và Ia Mua nước chảy quanh năm để hình thành nhà máy thủy điện đầu tiên ở cao nguyên, có hồ chứa nước rộng 13 ha và hồ tưới Ia Mua có đập kiên cố trên tỉnh lộ 663.

Ngoài các hồ nhân tạo, nơi đây có các hồ tự nhiên mà người miền Trung gọi là bàu. Địa danh Bàu Cạn xuất phát từ một hồ nước rộng khoảng 3 ha nằm trước Văn phòng Công ty Chè Bàu Cạn, cách quốc lộ 19 khoảng 100 m.

Trước năm 1960, bàu này vẫn còn nước. Sau này nước khô cạn tạo thành một khoảng đất rộng nhưng không thể trồng trọt được nên người dân địa phương gọi là “mẫu cô đơn”.

Tiếp đến là Bàu Nai (12 ha) cách đường 663 khoảng 2 km nằm giữa Thanh An và Ia Phìn. Nơi đây ngày trước có cánh rừng rậm nhiều nai về sinh sống.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Bàu 14 (rộng 14 ha) nằm cách Văn phòng Công ty 8 km về hướng Tây Nam cạnh suối Ia Púch…

Bên cạnh đó, trên dòng Ia Púch còn có một thác nước cao khoảng 20 m còn gọi là thác Bàu Cạn. Lúc chưa ngăn dòng, đây là thác nước tự nhiên rất đẹp, thu hút nhiều du khách đến thưởng ngoạn.

cánh đồng chè bàu cạn là đồn điền chè danh tiếng từ thời pháp

Với hệ sinh thái đa dạng, có bàn tay con người khai phá lâu đời, đặc biệt là hệ thống hồ, bàu vừa tự nhiên vừa nhân tạo đang hiện hữu tạo cho Bàu Cạn một diện mạo độc đáo.

Lượn quanh các hồ, bàu vào ngày nghỉ để cắm trại, thưởng ngoạn và câu cá, dã ngoại với đồn điền chè lâu đời nhất Bắc Tây Nguyên. Tìm hiểu tự nhiên và địa chỉ lịch sử của đồn điền xưa với những phong trào đấu tranh của công nhân sở Trà Bàu Cạn dưới thời Pháp thuộc.

Nơi đây bạn có thể dừng lại bên các vườn chè, cà phê trong mùa thu hoạch để cùng tham gia thu hái và chế biến với người nông dân, công nhân nơi đây, trải nghiệm thực tế đầy vất vả nhưng vô cùng thú vị.

Biên tập: Đi Gia Lai

				 					Nguồn tham khảo: - Về tấm bản đồ thời Pháp tại sở trà Bàu Cạn (Hoàng Ngọc - GLO) - Đánh thức danh tiếng trăm năm Bàu Cạn (Nguyễn Minh Tân - LĐO) - Bàu Cạn - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn (Hoàng Linh Việt - GLO) - Sử dụng ảnh từ bài "Hoa muồng vàng nở rộ bên đồi chè" (Huỳnh Phương - VNE) 				 			

Đăng bởi: Thông Lương Văn

YOLO! Khám phá các huyện ở Gia Lai

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก