Gia Lai

Gia Lai có gì chơi?

Gia Lai – vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió với thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ. Vẻ đẹp cảnh quan, nhịp sống và con người của mảnh đất này luôn hấp dẫn và để lại dấu ấn khó phai cho những ai từng đặt chân đến. Gia Lai có gì chơi? Dưới đây là danh sách những điểm du lịch nổi tiếng ở Gia Lai, khi tới đây bạn đừng nên bỏ lỡ những điểm du lịch hấp dẫn này nhé.

Khu Du Lịch Biển Hồ (hồ T’Nưng) – Gia Lai

Phố núi Gia Lai luôn biết chiều lòng người bởi vẻ đẹp của vạn vật, mọi thứ ở đây đều có một vẻ đẹp tĩnh mịch lại không thiếu sự nhộn nhịp. Và hồ T’Nưng – hiện lên với màu xanh ngắt của nước hồ đã kịp tạo nên ấn tượng của du lịch Gia Lai.

gia lai có gì chơi?

Khu Du Lịch Biển Hồ (hồ T’Nưng) – Gia Lai

Hồ T’nưng là nơi nguồn nước sinh hoạt quan trọng cung cấp cho Pleiku. Người ta ví Biển Hồ là viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt đẫm lệ” của phố núi Pleiku và là nơi khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho giới văn nghệ sĩ. Cái tên Tơ Nưng còn được gọi là T’Nưng hay Tơ Nuêng theo tiếng địa phương, nghĩa là “biển trên núi” bởi đây là hồ nước ngọt tự nhiên được hình thành trên miệng núi lửa đã ngưng phun trào từ trăm triệu năm qua.Khi có gió to, mặt hồ thường tạo sóng nên mới gọi là biển hồ.

Người ta vẫn truyền tai nhau truyền thuyết Biển Hồ Tơ Nưng rằng, ngày xưa nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo, tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng. Bỗng một hôm, núi lửa rung chuyển vùi lấp cả làng xuống vực sâu. Những người may mắn sống sót, khóc thương làng mình và người thân mãi không nguôi, nước mắt đọng thành biển hồ T’nưng.

gia lai có gì chơi?

Khu Du Lịch Biển Hồ (hồ T’Nưng) – Gia Lai

Con đường vào biển Hồ với những rặng thông ở hai bên rồi những bậc thang tam cấp đá đưa chúng tớ xuống gần hồ hơn. Ở khoảng cách gần, được ngắm nhìn làn nước trong xanh, phẳng lặng trong âm thanh kì diệu của thiên nhiên: tiếng thông reo trong gió, được đứng dưới tán cây xanh cổ thụ uy nghi soi bóng xuống mặt hồ. Chiều tới, ở hồ có hoạt động như câu cá hay nếu muốn mua quà kỉ niệm thì bạn dừng chân ở cổng, ở đó có hàng bán tranh khắc rất kỳ công cùng những xe hoa quả rất hấp dẫn đó!

Cuối năm 2018, tỉnh Gia Lai cho sửa lại tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đá cẩm thạch trắng, cao 15m. Biển Hồ trở thành một điểm du lịch văn hóa tâm linh sinh thái hút khách du lịch.

Biển Hồ Chè – Gia Lai

Trên Tây Nguyên, những con đường đất sỏi, đầy nắng và gió, tuy không được mùi hương của những bông hoa tam giác mạch ở tây bắc hay của những màu sắc của dã quỳ ở Đà Đạt. Gia Lai lại mang một vẻ đẹp sức sống của những cây chè ở Biển Hồ chè.

gia lai có gì chơi?

Biển Hồ Chè – Gia Lai

Nằm trên bờ Bắc Biển Hồ, gọi là Biển Hồ chè bởi đó là sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn. Đồi chè ở đây chỉ cách thành phố Pleiku khoảng 13 km, nằm trên địa phận huyện Chư Pah. Đây cũng chính là đồn điền chè đầu tiên của người Pháp ở Gia Lai, hình thành từ những năm 20 thế kỷ trước.

Biển Hồ chè thích hợp cho chuyến đi của bạn vào mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, có 2 thời điểm thích hợp để bạn có thể ghé thăm đồi chè trong năm là:

Cuối tháng 12: Đây chính là khoảng thời gian thích hợp, vì lúc này hoa dã quỳ nở rộ khắp các con đường đất đỏ Tây Nguyên, bạn cũng có thể ghé thăm nhà tù và những con đường đất đỏ nơi đây.

Tháng 2-3 hàng năm: đây là thời điểm mà những ngọn đồi cafe đang vào mùa hoa, một màu trắng xóa chắc chắn sẽ làm bạn mê mẩn.

gia lai có gì chơi?

Biển Hồ Chè – Gia Lai

Điều tuyệt vời nhất tạo nên vẽ đẹp của Biển Hồ này đó chính là những dãy núi hủng vĩ men theo những con đường đất đỏ như đang ôm lấy cả đồi chè xanh mát. Vả chính vẻ đẹp ấy khiến cho những ai đến đây như lạc vào chốn thiên đường – nơi không còn cái nắng, cái gió, cái khô cần của vùng đất Tây Nguyên.

Được núi non bao bọc, chạy theo những con đường, bao la thiên nhiên của đất trời. Những con đường rợp bóng mát đánh tan cái nắng nóng trên mảnh đất tây nguyên khô cằn này.

Bạn sẽ bị “thu hút” bởi màu xanh tươi của một vườn chè bát ngát trong nắng sớm, dưới cái ánh nắng chói chang, biển chè vẫn xanh mênh mông và bạt ngàn, trên lá còn đọng lại những hạt sương sớm mai rơi rớt, nghiêng mình đổ xuống những chiếc lá nằm phía dưới tạo nên những phím nhạc nhịp nhàng mà không ai có thể nghe rõ.

Đến với đồi chè, dường như cái nắng hạ chỉ là yếu tố tạo nên sự mát lạnh của cánh đồng chè chiếm trọn được tình cảm của những du khách ghé thăm. Bởi nơi đây trải dài là những màu xanh ngút ngàn. Bạn sẽ cảm thấy mát mắt, mát lòng và bỗng dưng những muộn phiền ngày qua được xua tan hết, chỉ còn những cảm xúc dịu êm và thư giãn.

Vào mùa thu hoạch, nhìn những bàn tay khéo léo của người trồng chè ngắt những ngọn chè xanh mơn mởn mới thấy rằng thu hoạch thủ công bởi chính bàn tay con người lại là một nét đẹp văn hóa truyền thống, gần gũi với chính sản phẩm do mình ấp ủ trồng từng ngày, con người được hòa nhập cùng thiên nhiên.

Núi lửa Chư Đăng Ya – Gia Lai

Nằm ẩn mình giữ rừng xanh đại ngàn hùng vĩ, ngọn núi lửa Chư Đăng Ya luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách và là món quà kỳ diệu mà tạo hóa đã dành tặng cho phố núi Gia Lai.

gia lai có gì chơi?

Núi lửa Chư Đăng Ya – Gia Lai

Du lịch Gia Lai bên cạnh thác Phú Cường, chùa Minh Thành, Biển hồ T’Nưng thì một trong những điểm đến nổi bật nhất mà tín đồ xê dịch khó lòng bỏ lỡ chính là núi lửa Chư Đăng Ya. Từng hoạt động dữ dội cách đây hàng triệu năm, ngày nay Chư Đăng Ya đã trở thành một điểm du lịch tuyệt đẹp, từng lot top 50 ảnh phong cảnh đẹp nhất thế giới năm 2020 do Agora bình chọn. Đến với Chư Đăng Ya hẳn bạn sẽ không khỏi thổn thức bởi nét đẹp trù phú với sắc đỏ mỡ màng của đất đỏ bazan và vẻ hoang sơ quyến rũ.

Núi lửa Chư Đăng Ya nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 30 km về hướng Đông Bắc. Ngọn núi này nằm tại địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Tên gọi Chư Đăng Ya của điểm du lịch nổi tiếng này được nói theo tiếng của đồng bào J’rai, ý nghĩa của tên gọi này chính là “củ gừng dai”.

Vẻ đẹp của Chư Đăng Ya mang nét bình dị của vùng đất Tây Nguyên nắng gió tuy hoang sơ, mộc mạc nhưng lại quyến rũ đến vô cùng.Nhìn từ trên cao, núi lửa Chư Đăng Ya có hình phễu lớn, với cảnh sắc thiên nhiên đa dạng. Bao quanh núi lửa là những cây cổ thụ, cây bụi và những thửa ruộng hoa màu tươi tốt.

gia lai có gì chơi?

Núi lửa Chư Đăng Ya – Gia Lai

Chư Đăng Ya đẹp nhất là khi vào mùa hoa dã quỳ, lúc này không gian của ngọn núi sẽ được bao phủ bởi sắc vàng rực rỡ từ những triền đồi đến tận miệng núi lửa. Cảnh sắc Chư Đăng Ya lúc này trở nên diễm lệ và ấn tượng hơn hẳn những thời điểm khác trong năm.

Núi lửa Chư Đăng Ya đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, đến nay dấu tích nham thạch còn sót lại biến vùng đất này trở nên vô cùng màu mỡ. Người dân bản địa đã tận dụng sự màu mỡ của đất để gieo trồng rất nhiều loại nông sản như dong riềng, ngô, bí khoai. Chính hoạt động canh tác này cũng mang đến cho Chư Đăng Ya một vẻ đẹp rất ấn tượng, những ruộng ngô, khoai sắn mang đến cho nơi này một khung cảnh thanh bình với những khoảng màu thú vị.

Chính bởi vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ hiếm có mà hiện nay Chư Đăng Ya không đơn thuần chỉ là nơi canh tác, sản xuất lương thực của đồng bào địa phương mà đã trở thành một điểm du lịch rất nổi tiếng.

Núi lửa Chư Đăng Ya thật sự là một thiên đường cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ của đại ngàn Tây Nguyên. Về với Chư Đăng Ya là trở về với thiên nhiên, để nhìn ngắm núi xanh, những vùng trời trở biếc, nơi ta có thể chìm đắm vào khoang không khoáng đạt của tự nhiên, thả bớt những lo toan để được tiếp thêm năng lượng trước khi trở về với phố xá chật hẹp và bon chen. Đến Gia Lai hãy nhớ đến với Chư Đăng Ya bạn nhé!

Thác Phú Cường – Gia Lai

Thác Phú Cường – ngọn thác được mệnh danh là “đệ nhất thác ở Gia Lai” sở hữu một vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ giữa Tây Nguyên đại ngàn, khiến bao người đắm say và mê mẩn khi đặt chân đến đây.

gia lai có gì chơi?

Thác Phú Cường – Gia Lai

Cụm thác Phú Cường gồm một thác chính với dòng nước chảy xiết, nhanh và mạnh, tựa như một cột nước khổng lồ từ trên cao đổ xuống, ngoài ra còn có các thác nhỏ hơn ở xung quanh, dòng nước nhỏ hơn, mềm mại tựa như dải lụa trắng buông lơi giữa trời.

Vẻ đẹp của thác Phú Cường tráng lệ và hùng vĩ khiến du khách cảm thấy mình thật bé nhỏ giữa khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn.

Dòng thác chảy mạnh, tung bọt trắng xóa cả một góc trời. Vào những ngày nắng, ánh mặt trời phản chiếu làm xuất hiện những chiếc cầu vồng bảy sắc xinh đẹp khiến cho khung cảnh trở nên thật thơ và thật trữ tình.

gia lai có gì chơi?

Thác Phú Cường – Gia Lai

Nếu muốn đến gần để quan sát vẻ đẹp của thác, du khách cần đôi chút sự phiêu lưu và mạo hiểm, có một con đường mòn nho nhỏ dẫn sâu vào trong lòng vách núi, hãy men theo nó, bạn sẽ đến thật gần với con thác, đưa tay hứng lấy dòng nước chảy mạnh từ trên cao sẽ cảm nhận được sức mạnh của mẹ thiên nhiên vĩ đại.

Có một điều cực kỳ đặc biệt mà bạn chưa biết là thác chảy trên nền của một ngọn núi lửa đã dừng hoạt động từ cách đây hàng triệu năm, và ngày nay là khu mỏ đá Phú Cường. Nơi đây đang được khai thác thành khu du lịch sinh thái để phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên.

Là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất, thác Phú Cường luôn có mặt trong danh sách những nơi nhất định phải ghé thăm khi du lịch Gia Lai.

Chùa Minh Thành – Gia Lai

Sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo, chùa Minh Thành là ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Gia Lai. Chùa Minh Thành là một điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách và là một niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku.

gia lai có gì chơi?

Chùa Minh Thành – Gia Lai

Chùa Minh Thành tọa lạc tại địa chỉ số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku chưa đến 2 cây số. Chùa nằm trên một ngọn đồi thoai thoải, được bao bọc trong làn sương mờ ảo của phố núi.

Chùa được xây dựng bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo vào năm 1964, tính đến nay đã chùa đã được 55 năm tuổi. Trải qua những biến động của một giai đoạn lịch sử hào hùng, chùa có nhiều phần bị hư hại, tới năm 1997 nhờ công sức của trụ trì và cúng dường thập phương mà chùa được tôn tạo lại, cũng như xây thêm một số công trình mới. Và hiện nay, chùa Minh Thành đã khoác lên mình một diện mạo mới vô cùng đặc sắc, với lối kiến trúc mang đậm vẻ đẹp Phương Đông, là sự giao hòa giữa kiến trúc của thời Lý, Trần và kiến trúc của Nhật Bản, Trung Quốc.

Chùa Minh Thành trở thành điểm du lịch tâm linh được nhiều người ghé thăm khi đi du lịch Gia Lai. Và nhắc đến chùa Minh Thành, người ta nhớ ngay đến một ngôi chùa có lối kiến trúc vô cùng đặc biệt. Đó là sự kết hợp khéo léo tài tình giữa kiến trúc chùa cổ Việt Nam và kiến trúc đền miếu của Nhật Bản.

gia lai có gì chơi?

Chùa Minh Thành – Gia Lai

Khi đến chùa, từ phía xa xa, bạn sẽ trông thấy một bảo tháp xá lợi cao 9 tầng đứng sừng sững uy nghiêm in dấu lên bầu trời xanh. Bảo tháp cao 72 mét, bên trong đặt 4 vị Thiên Thủ Thiên nhãn được chạm khắc tỉ mỉ sống động từng chi tiết. Bảo tháp được sơn son thiếp vàng, nhìn từ xa vô cùng nổi bật, bắt mắt, và đây chính là một trong những công trình kiến trúc cao nhất của thành phố Pleiku. Điểm độc đáo của báo tháp xá lợi là xây theo lối kiến trúc của Nhật Bản, với đặc trưng mái cong rõ nét.

Quần thể chùa Minh Thành được xây dựng theo hình thể mạn-đà-la, có nghĩa là một vòng tròn tượng trưng cho đóa hoa sen nở rộ, đây chính là căn bản của vụ trụ luận Mật giáo.

Khuôn viên chùa rất rộng, toàn thể là một mầu xanh của thiên nhiên cây cối, kết hợp với tượng đá, vật liệu gỗ chạm khắc tinh xảo, mang đến một khung cảnh thanh tịnh, uy nghiêm nhưng không kém phần gần gũi, bình yên.

Không gian chùa ngập tràn màu xanh thiên nhiên vô cùng tươi mát, cây cối xen kẽ với các hồ nước tiểu cảnh được bài trí vô cùng hài hòa tinh tế, những ngày trời trong xanh, mặt hồ in bóng vạn vật vô cùng đẹp đẽ. Những hàng liễu thướt tha rủ bóng xuống mặt hồ, đung đưa trong gió. Những lối đi quanh co giữa hai hàng cây ranh rợp bóng mát, những bức tường cây leo chằng chịt.

gia lai có gì chơi?

Chùa Minh Thành – Gia Lai

Tuy được trùng tu với quy mô lớn, nhưng điểm đặc sắc nhất mà chùa Minh Thành vẫn còn giữ lại đó là vẻ đẹp cổ kính lâu đời của mình, những bức tượng Phật những cột đá rêu phong, ghi dấu ấn thời gian.

Tất cả mang đến một vẻ đẹp vừa thanh tịnh, lại vừa uy nghi tráng lệ cho quần thể chùa Minh Thành. Và chắc hẳn khi đến chùa lần đầu tiên, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trầm trồ trước vẻ đẹp độc đáo này.

Không chỉ là một địa điểm tâm linh nổi tiếng từ lâu của người dân Pleiku, chùa Minh Thành ngày nay đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch đến viếng thăm và chụp hình bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo có 1-0-2. Nếu bạn có dịp ghé phố núi Gia Lai, đừng quên ghi tên chùa Minh Thành vào lịch trình du lịch của mình nhé.

Chùa Bửu Minh – Gia Lai

Đầu thế kỷ XX, tại khu vực Biển Hồ cư dân từ đồng bằng lên lập ngôi làng mang tên “Xóm Cỏ May”. Từ nhu cầu tín ngưỡng của nhiều người, một nơi thờ tự có tên “Sơn Hải Miếu”-tiền thân của chùa Bửu Minh được thành lập. Đến năm 1936, chùa được xây dựng lần đầu với tên gọi là “Chùa Phật Học”, sau đó ngôi chùa tiếp tục được trùng tu và chính thức mang tên là Bửu Minh từ năm 1961 đến nay.

gia lai có gì chơi?

Chùa Bửu Minh – Gia Lai

Cách trung tâm TP. Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah), là một trong những ngôi chùa ra đời sớm ở Gia Lai. Mặt tiền của chùa hướng Tây, nhìn về Biển Hồ nước, phía sau là Tiên Sơn… Đây chính là vị trí địa lý và phong thủy hài hòa cho sự ra đời của ngôi chùa. Trong gần một thế kỷ, chùa Bửu Minh trải qua 5 lần thay đổi thầy trụ trì, từ năm 1989 đến nay là Thượng tọa Thích Giác Tâm (Thầy Giác Tâm).

Để đáp ứng nhu cầu về chùa lễ phật và tu học ngày càng đông của bà con phật tử xa gần, thầy trụ trì đã dành hết tâm huyết để thực hiện việc đại trùng tu và xây dựng mới ngôi chùa với quy mô kiến trúc kiên cố. Trước khi bắt tay vào xây dựng, thầy đã có hơn 10 năm dày công nghiên cứu tìm hiểu nhiều loại hình kiến trúc chùa ở các vùng miền trong nước nhất là chùa cổ còn tồn tại ở miền Bắc và miền Trung nước ta, cũng như một số kiến trúc chùa tiêu biểu của Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc để rút ra ý tưởng cho công trình này.

gia lai có gì chơi?

Chùa Bửu Minh – Gia Lai

Cảnh quan của chùa Bửu Minh ở Gia Lai là tổng thể của cả kiến trúc chùa tháp đẹp mắt và cảnh núi non hữu tình khiến du khách khi tới đây sẽ cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm và an yên trong tâm hồn.

Với cảnh chùa tuyệt đẹp cùng với nét kiến trúc độc đáo, chùa Bửu Minh Gia Lai chính là điểm đến lý tưởng để bạn tìm về với không gian bình yên, tĩnh tại. Trải qua trăm năm phong sương, ngôi chùa ngày càng cổ kính, hòa quyện với thiên nhiên nên thơ trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua tại phố núi Gia Lai.

Quảng trường Đại Đoàn Kết – Gia Lai

Quảng trường Đại Đoàn Kết, hay cọn gọi là quảng trường lớn, vị trí ở trung tâm thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai với khuôn viên rộng lớn 12 héc ta. Quảng trường được mệnh danh là trái tim của Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung. Nơi đây đã trở thành điểm đến tham quan, du lịch và cả sự thổn thức và tự hào vô bờ.

gia lai có gì chơi?

Quảng trường Đại Đoàn Kết – Gia Lai

Trung tâm quảng trường phố núi Pleiku với tượng Bác Hồ cao khoảng 10.8 mét, đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh cao 4.5 mét, trọng lượng khoảng 16 tấn. Tượng được làm bằng đồng nguyên chất, khung xương được làm bằng thép không gỉ, là tượng đúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam và dĩ nhiên cũng là lớn nhất thế giới. Tượng đài này đã được thực hiện trong 2 năm bởi nhà điêu khắc Nguyễn Bá Đua tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) theo công nghệ gò ép hiện đại.

Phía sau tượng Bác là dãy phù điêu mô phỏng hình hoa sen được cách điệu bằng đá uốn cong, như rừng núi Tây Nguyên bất tận. Bên cạnh đó là những nét chạm khắc điêu luyện về cuộc sống sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu thường nhật của đồng bào nơi đây. Việc xây dựng tượng đài Bác Hồ tại nơi đây có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn. Đó chính là biểu tượng thiêng liêng và vô giá không chỉ đối với người dân Pleiku mà còn đối với người dân khắp cả nước.

Cùng với quần thể các bảo tàng từ Bảo tàng Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, Bảo tàng Cổ vật Gia Lai, tượng anh hùng Núp… quảng trường trái tim phố núi Pleiku đã tạo nên không gian đậm chất văn hóa – lịch sử cho Việt Nam. Vòng ra sau bức phù điêu, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng ngọn núi nhân tạo có hình dạng của núi Hàm Rồng – một ngọn núi cao linh thiêng ở Pleiku. Hơn nữa, giữa khuôn viên của Quảng trường Đại Đoàn Kết rộng lớn ấy là 54 khối đá bazan hình trụ tạo thành tháp đá 3 lớp cao dần lên, đầy sức sống của 54 dân tộc anh em của nước ta.

gia lai có gì chơi?

Quảng trường Đại Đoàn Kết – Gia Lai

Quảng trường lớn Pleiku là nơi kể lại những câu chuyện văn hóa – lịch sử qua những lễ hội truyền thống cho nhiều thế hệ. Nhất là khi xuân về, Tây Nguyên lại rộn rã tiếng cồng chiêng mừng xuân. Những giai điệu biến tấu độc đáo ấy khi vang lên lay tỉnh cả đất trời. Vì vậy lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Không chỉ là nơi tham quan, dạo chơi cho bạn mỗi khi đến. Mà trong những dịp lễ, đặc biệt là khi xuân về, Quảng trường lớn này lại rộn rã tiếng cồng chiêng mừng xuân. Những giai điệu biến tấu độc đáo ấy sẽ đi sâu vào trong tâm hồn mỗi người con khi ghé thăm.

Vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội tận hưởng cái không khí tết hòa trộn giữa sự nhộn nhịp và yên bình tại mảnh đất núi non trùng trùng điệp điệp. Người người, nhà nhà cùng đến đây để ngắm nhìn những bông pháo hoa được bắn tung tóe trên bầu trời.

Cuộc sống thanh bình nhẹ nhàng trôi ở Pleiku, không quá tấp nập và sôi nổi như người dân Hà thành hay Sài thành. Mà có thể bởi lẽ đó mà Quảng trường Đại Đoàn Kết lại trở thành điểm thu hút du khách đến thăm Pleiku để trải nghiệm sự mới mẻ với những niềm vui và niềm hạnh phúc xuất phát từ những điều đơn giản nhất – lòng tự hào dân tộc. Ắt hẳn chúng ta đều sẽ tìm được những cảm giác thoải mái, yên bình tại nơi này.

Thủy điện Yaly – Gia Lai

Nhà máy thủy điện Yaly nằm bên dòng sông Sê San, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chư păh, tỉnh Gia Lai. Đây là công trình thủy điện ngầm lớn nhất Việt Nam, không những thế, hồ chứa nước nơi đây còn là một phong cảnh tuyệt vời. Chính vì thế, nơi này đã trở thành một trong những điểm du lịch Gia Lai khá hấp dẫn với du khách xa gần khi có dịp đến Gia Lai.

gia lai có gì chơi?

Thủy điện Yaly – Gia Lai

Nằm giữa núi đồi Tây Nguyên hùng vĩ, tại bậc thang thứ ba và là bậc thang lớn nhất trong hệ thống 9 bậc thang thủy điện trên sông Sê San, nhà máy thủy điện Yaly là một hệ thống công trình hiện đại và đồ sộ. Ngày nay, cũng là một thắng cảnh mới, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên hoang dã và những thành quả từ bàn tay và khối óc con người như đập dâng, đập tràn xã lũ, cổng giữ nước, hồ chứa nước…

Con đường từ quốc lộ 14 vào nhà máy được trải nhựa đen nhánh, phẳng lỳ, nằm giữa những khu dân cư đông đúc, những cánh rừng cao su xanh ngắt,…đẹp như tranh vẽ.

Dọc theo con đường quanh co đèo dốc từ ngoài cổng công trình, giữa những ngọn núi chập chùng và những dòng thác trắng xóa là bạt ngàn hoa anh đào hồng thắm. Nếu không có các hệ thống biến áp, van áp lực, ống thóat nước…đặt hai bên đường, trên các vách đá… bạn sẽ tưởng mình đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

gia lai có gì chơi?

Thủy điện Yaly – Gia Lai

Dòng sông Sesan xanh biếc, đẹp như một dải lụa, uốn lượn qua các khe núi hẹp, nhấp nhô giữa các mỏm đá, cuồn cuộn sóng giữa đôi bờ rậm rạp cây xanh…

Điều đặc biệt, khi bạn đến tham quan thủy điện Yaly sẽ đường khám phá con đường hầm dài khoảng 500m từ cổng nhà máy đến địa điểm đặt máy phát điện. Tại đây, với những chùm đèn rực rỡ như sao ở hai bên hông và trêm mái vòm tỏa sáng, lung linh, huyền ảo.

Với vẻ đẹp thiên nhiên khá độc đáo của mình, hồ thủy điện Yaly đã trở thành một điểm đến mang sắc thái rất riêng của Gia Lai mà không phải ở đâu cũng có.

Nếu bạn đến khám phá công trình thủy điện Yaly, bạn nên kết hợp ghé làng dân tộc Cha Rai, hay đi thuyền bên dòng sông Sê San và chiêm ngưỡng cảnh rừng núi Tây Nguyện đẹp hùng vĩ để có trải nghiệm thật trọn vẹn nhé!

Nhà rông Kon Sơ Lăl – Gia Lai

Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách Pleiku khoản hơn 50km, huyện Chư Pah vẫn được biết đến như một trong những vùng đất còn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, nhà rông làng Kon Sơ Lăl với kích thước kỷ lục luôn được xem là niềm tự hào đối với mọi người con Tây Nguyên.

gia lai có gì chơi?

Nhà rông Kon Sơ Lăl – Gia Lai

Kiêu hãnh là thế song sự ra đời của công trình này lại bắt nguồn từ một kỷ niệm đau buồn. Kon Sơ Lăl từng là một bản làng Ba Na cổ sống yên vui giữa những cánh rừng ngút ngàn trên dãy Trường Sơn Đông. Thế nhưng, giữa năm 2015, tai họa trên trời bỗng ập tới. Trong một cơn giông lốc, sấm sét đã vô tình đánh trúng mái nhà rông của làng. Ngọn lửa bùng lên dữ dội, lan ra khắp xung quanh, khiến Kon Sơ Lăl chìm trong biển lửa.

Sau khi lửa tắt, nhìn lại khung cảnh tro tàn, dù xót xa nhưng dân làng vẫn phải rời đi. Hiện nay, toàn bộ 600 nhân khẩu đã tái định cư ở một khu vực mới, cách làng cũ chừng 3km. Đó chính là nơi ngôi nhà rông kỷ lục được xây đắp từ những cột gỗ đầu tiên.

Nhà rông mới của làng Kon Sơ Lăl – Gia Lai có diện tích lên tới 320m2, độ cao 20m, tương đương với một ngôi nhà 4 tầng. Công trình được làm hoàn toàn bằng gỗ, tre, mái tranh… do bà con đóng góp. Trong đó, 12 cây cột trụ là 12 thân cây gỗ dầu, gỗ bình linh, có đường kính bằng hai vòng tay người lớn. Tất cả đều được ngâm dưới lớp bùn ao hồ tới gần 2 năm để ngăn ngừa sự tấn công mối mọt.

Về bản chất, thiết kế nhà rông của người Tây Nguyên vốn không có vỉ kèo. Khung nhà được buộc hoàn toàn bằng mây, tre lạt nhưng vẫn đảm bảo được sự kiên cố cần thiết. Đặc biệt, nói về độ hoành tráng của công trình, chúng ta không thể không đề cập tới phần mái lợp dày đến 20cm. Hai mặt mái nghiêng, ốp vào nhau như hình lưỡi rìu khổng lồ. Nhờ thế, không khí bên trong nhà luôn dịu mát, dễ chịu, phù hợp cho những buổi tụ hội của dân làng trong tiết trời oi nóng của Gia Lai.

Để đảm bảo cho phần nóc nhà vững chãi trước giông gió đại ngàn, bà con Kon Sơ Lăl đã sử dụng vô số tre, gỗ đan chéo tạo thành giá đỡ dẻo dai áp dưới mái. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng đây lại là công đoạn đòi hỏi sức khỏe và sự kiên gan khó tưởng. Ngoài độ cao, những người xây dựng đôi khi còn phải đối mặt với sức gió khủng khiếp cùng ánh nắng gay gắt. Suốt nhiều tháng trời, chẳng rõ bao nhiêu mồ hôi đã rơi xuống để “trái tim” của buôn làng được tái sinh.

gia lai có gì chơi?

Nhà rông Kon Sơ Lăl – Gia Lai

Nổi danh nhờ kích cỡ khổng lồ nhưng có lẽ điều khiến người ta ngỡ ngàng nhất khi ghé thăm nhà rông Kon Sơ Lăl – Gia Lai lại chính là câu chuyện về vị kiến trúc sư “ba không” đứng sau cả công trình. Không biết chữ, không biết đếm số và không xuất thân từ trường lớp chuyên nghiệp, trưởng bản già Sôn đã thực hiện việc đo đạc, đánh dấu chỉ với một sợi dây. Ngoài dùng mắt áng chừng, ông còn linh hoạt vận dụng thêm nguyên tắc đối xứng. Đây cũng chính là lý do, dù kỹ thuật xây dựng thô sơ, đơn giản nhưng công trình khi hoàn thành vẫn cực kỳ vững chắc.

Nếu có dịp về với Gia Lai nắng gió mùa hè này, bạn nhất định đừng lỡ dịp check-in tại nhà rông Kon Sơ Lăl. Ngoài chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, chúng ta chắc chắn sẽ có cơ hội khám phá thêm nhiều điều thú vị xung quanh đời sống văn hóa, sinh hoạt của bà con nơi đây.

Làng du lịch Chư Sê – Gia Lai

Du lịch Gia Lai hiện nay là một trong những hành trình khá hấp dẫn du khách, bởi vùng đất Tây nguyên này có nhiều điều thú vị để du khách trải nghiệm khám phá. Và khi đến Gia Lai, hầu như du khách đều dành thời gian để nán lại ở huyện Chư Sê.

gia lai có gì chơi?

Làng du lịch Chư Sê – Gia Lai

Huyện Chư Sê thuộc tỉnh Gia Lai, nằm cách thành phố Pleiku 40 km. Huyện Chư Sê trước đây có 2 thị trấn rất nên thơ là: thị trấn Chư Sê và thị trấn Nhơn Hòa. Sau này, trước sự phát triển vượt bậc của kinh tế, huyện Chư Sê đã dần nâng tầm diện mạo, thay da đổi thịt. Hệ thống đường xá tốt hơn, thuận lợi cho việc mở đường chào đón du khách thập phương.

gia lai có gì chơi?

Làng du lịch Chư Sê – Gia Lai

Đến du lịch tại huyện Chư Sê, du khách thứ nhất có thể tham quan các cảnh trí vừa thiên nhiên vừa hiện đại, với hơn 12.000 ha café, 20.000 ha cao su, cùng diện tích đất trồng cho các loại nông sản khác, như: đỗ, khoai, bông, ca cao, thuốc lá… Thứ hai, du khách còn có thể đến tham quan ngọn thác như trong truyện thần thoại, có thực ở Việt Nam, đó chính là ngọn thác Phú Cường. Thác Phú Cường tọa lạc trên xã Dun, thị xã Chư Sê. Đây là ngọn thác có chiều cao đáng ngước nhìn, khoảng vào 45m. Nhìn từ trên xuống, thác nước Phú Cường đâm thẳng xuống lòng sâu như một thanh gươm đầy uy lực. Nhìn từ dưới lên, thác Phú Cường như những đám mây bị ai đó kéo tuột xuống hạ giới. Đến tham quan thác Phú Cường, du khách mới thực sự hiểu hết vẻ đẹp hoang sơ của tỉnh Gia Lai. Tại đây, không chỉ có ngọn thác hung vĩ mà còn có một dòng suối La Peet mượt mà đổ ra sông Ayun đầy kiêu hãnh. Xung quanh đó còn có các khu du lịch đậm chất núi rừng, đảm bảo không khiến du khách yêu thiên nhiên không phải thất vọng.

Có thể nói, huyện Chư Sê là một điểm du lịch Gia Lai lưu giữ bao điều thú vị. Điểm đến này luôn thích hợp cho du khách đến tham quan khám phá và thưởng ngoạn ở mọi thời điểm du lịch trong năm, chứ không chỉ riêng dịp hè hay các kỳ nghỉ lễ.

Làng du lịch Chư Păh – Gia Lai

Mây xanh, hoa lá bung nụ cùng nhau hòa quyện giữa bầu trời huyện Chư Pah, Gia Lai. Trên cao nhìn xuống, những cánh đồng cỏ xanh nhưng những tấm lụa sặc sỡ, vắt ngang qua đỉnh núi Chư Đăng Ya – một thắng cảnh nổi tiếng của vùng Tây Nguyên.

gia lai có gì chơi?

Làng du lịch Chư Păh – Gia Lai

Chư Pah tháng 4 nắng vàng. Trên cao mây bồng bềnh, phủ trắng cả những quả đồi xanh ngát. Đến Chư Pah, không ghé cánh đồng chè là sự thiếu sót của du khách. Ở Gia Lai, nếu cánh đồng chè Chư Pah “khiêm nhường” chọn vị trí cảnh đẹp thứ 2 thì không đồi chè nơi nào “dám” chọn vị thế số 1. Cánh đồng chè ở đây được phân ô, chia luống thắng tắp. Những bông hoa muồng vàng nở rộ, điểm xuyến như tô vẽ, khắc họa nên một bức tranh tuyệt đẹp.

Vẻ đẹp lãng mạn là khi sương sớm bao phủ, lún phún trùm một khoảng không rộng lớn cánh đồng chè. Cảnh vật yên tĩnh, trầm lắng mà lãng mạn. Du khách đến Chư Pah, còn lắng mình vào sự tĩnh tâm từ chùa Bửu Minh mang lại. Chùa nằm gọn giữa bốn bề cánh đồng chè bao phủ, một cảm giác thư thái, yên bình không đâu có được.

gia lai có gì chơi?

Làng du lịch Chư Păh – Gia Lai

Chư Pah không chỉ có núi lửa Chư Đăng Ya mà còn có thác Công chúa nổi tiếng. Nước trên các ghềnh đá, mềm mại tuôn trào, nhẹ nhàng và bồng bềnh như làn tóc thiếu nữ. Gềnh đá được thiên nhiên sắp đặt như có chủ ý, xếp tầng tầng như nấc thang tuyệt đẹp. Xung quanh cây rừng tỏa bóng, soi mình tỏa xanh cả góc trời. Yên bình và dịu dàng. Thác Công chúa e ấp, diễm lệ và kiêu sa. Tất cả hòa quyện tạo thành thác Công chúa nổi tiếng, làm nức lòng du khách. Vì vẻ đẹp ấy, mà tại Gia Lai, chỉ mỗi mình Chư Pah có tên thác là “Công chúa”.

Du khách đến Chư Pah được đắm chìm vào cảnh lãng mạn của hồ Tân Sơn, khám phá nhà rông truyền thống của người bản địa và chứng kiến sự hùng vỹ, bao la của đập thủy điện Ya Ly. Vùng đất nhiều cảnh đẹp đã tạo nên con người Chư Pah mến khách, đôn hậu và rất nhẹ nhàng. Đến Chư Pah của Gia Lai, bạn sẽ không bao giờ tiếc nuối. Vậy hãy xách ba-lô lên và đi thôi.

Đèo Mang Yang – Gia Lai

Đèo Mang Yang là một đèo nằm ở huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai, trên quốc lộ 19, một tuyến quốc lộ nối Bình Định và Gia Lai. Người dân Gia Lai vẫn quen với tên gọi khá huyền thoại đèo Mang Yang là Cổng Trời (Mang tiếng Jrai có nghĩa là cổng (cửa), Yang tức là trời).

gia lai có gì chơi?

Đèo Mang Yang – Gia Lai

Quãng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cảm giác như lên tới trời xanh. Có lẽ vì đặc điểm này mà đèo này rất thích hợp với tên gọi đó. Trong chiến tranh Việt Nam, đây là nơi diễn ra trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang, dẫn đến chiến thắng Đắk Pơ ngày 24 tháng 6 năm 1954 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nếu ai từng lên phố núi Pleiku theo quốc lộ 19 và vào hai mùa mưa nắng đặc trưng của cao nguyên này, chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước hai vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây.

Nếu đến vào mùa nắng, bạn sẽ như lạc vào rừng cúc quì vàng rực rỡ dọc đoạn đường lên đến đỉnh trời. Nếu là mùa mưa, bạn càng không khỏi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi. Cảnh quan của đèo Cổng Trời vừa hùng vĩ vừa nên thơ đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Du lịch Gia Lai, du khách hãy một lần đến với Pleiku, đến thăm đèo Mang Yang để khám phá vẻ đẹp đầy huyền bí, để thưởng thức trọn vẹn kiệt tác của tự nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Núi Hàm Rồng – Chư H’Drông – Gia Lai

Núi Hàm Rồng là một ngọn núi lửa đã phun trào từ hàng triệu năm trước. Với độ cao 1.028m, đây được ví như nóc nhà của thành phố Pleiku. Được biết, núi Hàm Rồng là một di sản địa chất quý của tỉnh, thế nhưng những cảnh vật ở đây vẫn rất còn hoang sơ và chưa bị khai thác nhiều.

gia lai có gì chơi?

Núi Hàm Rồng – Chư H’Drông – Gia Lai

Núi Hàm Rồng nằm trên quốc lộ 14B, cửa ngõ vào thành phố và cách trung tâm thành phố Pleiku 11km về phía nam. Núi còn được gọi với cái tên khác là núi Chư Hơ Đông hay núi Hòn Rồng.

Hàm Rồng mang đầy đủ những đặc tính của một núi lửa dương, nổi bật trên mặt đất, miệng núi lửa lõm sâu xuống dưới, mặc dù trên núi không hề có ao hồ gì nhưng cây cối ở đây quanh năm vẫn luôn tươi tốt. Trong thời chiến, ngọn núi này từng là căn cứ quân sự của Mỹ nhưng đến thời bình thì đây được chọn làm nơi thu phát sóng viễn thông của cả tỉnh.

Nhìn từ xa, ta có thể thấy núi có nhiều hình thù khác nhau, lúc thì là hình thang, có lúc thì lại thấy một nửa hình tròn, còn nếu nhìn từ trên cao thì núi giống như một cái phễu khổng lồ.

gia lai có gì chơi?

Núi Hàm Rồng – Chư H’Drông – Gia Lai

Nếu có cơ hội được lên tới đỉnh núi, bạn sẽ có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố, những khu vườn cà phê, cao su, chè, tiêu…trải dài trên các đỉnh đồi. Với độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, không khí trên đỉnh núi rất trong lành, trên đây mây giăng phủ kín đỉnh, sương khói mờ mờ tạo nên một khung cảnh rất lãng mạn. Không chỉ vậy, hai bên ven đường lên đỉnh núi rất đẹp với màu vàng của hoa dã quỳ.

Với những con đường quanh co, uốn lượn, đây là một địa điểm lý tưởng cho những chuyến đi “phượt” của các bạn trẻ. Nơi đây không chỉ đẹp về cảnh mà cũng là nơi gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về tình sử của nàng Chư H’Drông xinh đẹp – con của một vị tù trưởng hùng mạnh và Rơ Ran Ly – chàng trai thật thà, siêng năng, con của một gia đình nghèo khó.

Hiện nay, các cơ quan, ban ngành tỉnh Gia Lai đang xem xét phát triển thêm nhiều loại hình du lịch trên ngọn “núi lửa” này, điều đó sẽ giúp cho ngành du lịch tỉnh có cơ hội phát triển thêm nữa. Theo dự đoán của các nhà khoa học, rất có thể núi Hàm Rồng Gia Lai sẽ được công nhận là kỳ quan núi lửa, nếu điều đó thành hiện thực thì nơi đây sẽ thu hút đông đảo các khách du lịch cả trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.

Hồ Ayun Hạ – Gia Lai

Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chưa A Thai – huyện Ayun Pa, cách thành phố Pleiku 70km về phía Tây. Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã HBông huyện Chư Sê.

gia lai có gì chơi?

Hồ Ayun Hạ – Gia Lai

Hồ nằm trên sông Ayun, ở phía hạ nguồn, nên có tên là Ayun Hạ cùng tên với công trình đại thủy nông. Hồ nằm giữa đôi bờ rừng nguyên sinh, uốn khúc theo thung lũng, chân đồi, lúc co lại như vòng eo, khi phình rộng ra tạo thành dáng hình kỳ lạ hữu tình của một vùng nước non xanh lồng lộng mây trời. Hồ Ayun Hạ có chiều dài hơn 20 km, chạy dọc theo nhiều làng dân tộc thiểu số Bahnar và Jơrai, tiếp giáp tận huyện Mang Yang, nơi rộng nhất hơn 2 km, độ sâu giữa lòng hồ có nhiều nơi hơn 20 mét.

Hồ Ayun Hạ đã làm sống lại 13.500 ha đất canh tác, phần nhiều từ 1 vụ biến thành 2 vụ lúa, có dịp đi thăm suốt dọc kênh nằm giữa những cánh đồng bát ngát lúa 2 vụ ken đầy xanh tốt mà ở đó nhiều đời nay đồng bào các dân tộc chỉ trồng cấy 1 vụ nhờ mùa mưa hàng năm, mới thấy được công trình có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với người dân nơi đây, công trình thuỷ lợi Ayun Hạ hoàn thành đã đem lại hiệu quả cao ổn định đời sống no đủ cho đồng bào các dân tộc, hạn chế nhiều sự chặt cây, phá rừng.

gia lai có gì chơi?

Hồ Ayun Hạ – Gia Lai

Hồ Ayun Hạ ngoài tác dụng cung cấp nước tưới cho 13.500 ha lúa nước, còn là hồ cung cấp nguồn thuỷ năng lớn ở khu vực, nhày máy thuỷ điện Ayun Hạ đã được xây dựng vừa chính thức hòa điện vào lưới điện quốc gia đầu năm 2001, với 2 tổ máy đi vào hoạt động có công suất 3.000kwh. Với bề mặt thoáng của hồ rộng 37km2, dung tích 253 triệu m3 nước, hồ Ayun Hạ còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và thành phố Pleiku. Ngoài ra, mặt hồ còn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao dưới nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ.

Du khách hãy đến với Ayun Hạ vào mùa nắng Tây Nguyên, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này, mặt nước hồ thật trong xanh, không khí mát mẻ bởi rừng cây vây quanh. Có những con thuyền máy bên đập dâng của lòng hồ sẵn sàng đưa du khách rong chơi tận hưởng thú du lịch sinh thái trên mặt hồ rộng giữa đôi bờ lồng lộng bóng cây rừng nguyên sinh. Từ thành phố Pleiku, Gia Lai đi theo quốc lộ 14, đến ngã ba huyện Chư Sê, rẽ trái sang đường quốc lộ 25, tất cả chỉ 1 tiếng đồng hồ ngồi trên ô tô, bạn sẽ đến trung tâm huyện Ayun Pa với bình nguyên đồng lúa nước bao la, từ đó bạn dễ dàng thấy ngay hồ Ayun Hạ.

Nếu có thời gian lưu lại bên bờ rừng nguyên sinh yên lành, thỉnh thoảng nghe tiếng chim muông hót gọi nhau, bạn cũng có thể mua và thưởng thức con cá tươi ngon của hồ Ayun Hạ. Cá chép, cá mè, cá lăng, cá trắm cỏ… và đặc biệt, cá thát lát có rất nhiều trong hồ rộng mênh mông này. Hãy một lần đến với hồ Ayun Hạ, đừng quên nhé, nếu bạn có dịp lên tỉnh miền núi Gia Lai của Tây Nguyên hùng vĩ.

Thác Xung Khoeng – Gia Lai

Thác Xung Khoeng là một trong những thác nước hùng vĩ bậc nhất ở Gia Lai, vẻ đẹp của ngọn thác nổi tiếng này đã khiến rất nhiều tín đồ xê dịch mê mẩn và nhất định phải tìm đến để ngắm nhìn vẻ tráng lệ, hoang sơ.

gia lai có gì chơi?

Thác Xung Khoeng – Gia Lai

Mặc dù nằm gần khu dân cư nhưng thác Xung Khoeng Gia Lai vẫn giữ được nét hoang dã và vẻ đẹp đậm chất Tây Nguyên của mình. Thác có độ cao 40m tựa như một tấm lụa trắng vắt ngang lưng chừng núi. Xung quanh thác được bao phủ bởi vách núi, cỏ cây, đặc biệt là những cây cổ thụ lớn tạo bóng mát cho hồ nước dưới chân thác.

Khung cảnh ở thác được bao phủ bởi đá, riêu và những thảm cỏ cây xanh mướt, tạo cho nơi này một vẻ đẹp hoang dã đầy ấn tượng. Cảnh sắc ở ngọn thác nổi tiếng của Gia Lai này thay đổi theo mùa, vào mùa khô lượng nước từ ngọn suối Ia Drăng đổ về thác khá ít nên để lộ mặt thác rộng với những tảng đá rêu phong xếp chồng lên nhau, loang lổ màu xưa cũ trông rất đẹp mắt.

Đến mùa mưa khi lượng nước từ suối Ia Đrăng đổ về dồi dào, thác Xung Khoeng thay màu áo mới với vẻ hùng vĩ và có chút dữ dội. Dòng nước trong suốt đổ về khiến cho mặt thác trở nên rộng hơn và tạo nên những làn sóng tung bọt trắng xóa.

gia lai có gì chơi?

Thác Xung Khoeng – Gia Lai

Cảnh sắc thác nước vào mùa mưa rất kỳ diệu, nhìn gần bạn sẽ thấy rõ từng tia nước trắng xóa đập vào những tảng đá nhô ra khỏi mặt nước, tạo nên những bọt trắng tựa bông tuyết vậy. Nhìn xa, bạn sẽ thấy cả ngọn thác như được bao phủ bởi một lớp khói mờ ảo, tạo nên khung cảnh kỳ diệu vô cùng, ngọn thác tựa như một dải lụa lớn vắt ngang lưng chừng núi.

Thác Xung Khoeng có nhiều điểm đặc biệt hơn hẳn những ngọn thác khác của Gia Lai, một trong số đó chính là bề mặt thác rất lớn và trải rộng bằng phẳng chứ không bề gập ghềnh. Ngoài ra, nước chảy về con thác rầm rì suốt ngày đêm nhưng nơi này không hề ồn ã, thay vào đó là vẻ bình yên rất thơ mộng.

Dừng chân ở Gia Lai và tận hưởng những khoảnh khắc hòa mình cùng thiên nhiên tươi đẹp của thác Xung Khoeng, hẳn sẽ là trải nghiệm khiến bạn phải lưu luyến mãi. Nếu như có cơ hội du lịch Gia Lai , thì bạn nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội chinh phục ngọn thác nổi tiếng ở Chư Hơ Rông nhé.

Thác Chín Tầng – Gia Lai

Thác Chín tầng ở Gia Lai là một trong những địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích và trong mắt họ đây chính là “chốn bồng lai tiên cảnh” giữa đại ngàn Tây Nguyên. Đến với thác 9 tầng, du khách sẽ được hòa mình trong cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hoang sơ, kỳ vĩ và tận hưởng bầu không khí dễ chịu của đại ngàn.

gia lai có gì chơi?

Thác Chín Tầng – Gia Lai

Thác Chín tầng Gia Lai là con thác thuộc xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai. Cách trung tâm huyện Ia Grai khoảng 16km và cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 27 km về phía Tây Bắc. Tuy nhiên vì thác nằm sâu trong núi, nên khá vất vả cho du khách khi tìm đường tới đây.

Đường đến thác Chín tầng Gia Lai được bao quanh bởi những nương cà phê ngút ngàn. Đặc biệt nếu đến thác Chín tầng vào đúng mùa hoa cà phê nở rộ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh phong cảnh vô cùng tuyệt đẹp với màu trắng của hoa cà xen lẫn với màu xanh xanh của rừng núi. Có thể nói thác Chín tầng Gia Lai thực sự là một món quà vô giá mà Mẹ tự nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.

Thác Chín tầng được bắt nguồn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống với dòng nước chảy mạnh đập vào vách đá, tạo nên những âm thanh vang vọng và đặc biệt giữa núi rừng đại ngàn. Đặc biệt, dòng thác Chín tầng còn được bao bọc bởi một hệ sinh thái rừng khá nguyên sơ và đa dạng, càng khiến cho khung cảnh nơi đây trở nên hùng vĩ và bí ẩn hơn bao giờ hết.

Dọc theo dòng thác là những vách đá gồ ghề, phân thành 9 tầng cao thấp khác nhau. Riêng hai tầng cuối cùng có độ cao khoảng 10 – 15m và dựng đứng tạo nên dòng chảy mạnh mẽ, nước cuộn xoáy. Cũng vì đặc điểm này mà con thác này được gọi là thác Chín tầng.

Nếu nhìn từ bên hông của con thác, du khách sẽ thấy thác Chín tầng giống như một cầu thang trải dài được phủ kín bởi nước trắng xóa. Còn khi nhìn trên cao, thác Chín tầng lại giống như một con rồng đang uốn mình để chuẩn bị tung vút lên bầu trời.

gia lai có gì chơi?

Thác Chín Tầng – Gia Lai

Là cảnh đẹp thiên nhiên giữa chốn đại ngàn, đến với thác Chín tầng du khách sẽ được thả hồn mình cùng mây trời và non nước. Không khí ở thác vô cùng mát mẻ và trong lành. Đặc biệt vào những ngày mùa hè, khi đến với thác Chín tầng, không khí ngột ngạt và oi bức của cái nắng sẽ bị xua tan hết để thay vào đó là cảm giác yên bình đến dễ chịu.

Vì thác được chia thành nhiều tầng cấp khác nhau, do đó ở mỗi tầng thác thường sẽ có những hố nước sâu trong vắt. Bằng mắt thường du khách có thể nhìn thấy rõ từng đàn cá nhỏ đang bơi lội tung tăng trong dòng nước. Còn khi có ánh nắng mặt trời vắt qua, thác Chín tầng lại xuất hiện những ánh cầu vồng rực rỡ sắc màu vô cùng lung linh và huyền ảo.

Khi dừng chân tại thác Chín tầng, du khách có thể nghỉ tại những phiến đá lớn dọc theo con thác để được hưởng những luồng hơi nước mát rượi khi có cơn gió thoảng qua.

Khám phá thác Chín tầng du khách cũng đừng quên mang theo thức ăn nhanh và nước uống hoặc thực hiện các món nướng như: thịt nướng, bắp nướng,… để vừa được thưởng thức đồ ăn ngon vừa được ngắm nhìn núi rừng. Hoặc nếu có thể, hãy mang theo đàn hoặc các dụng cụ chơi nhạc để được vui đùa cùng bạn bè và hòa vào bản ca của núi rừng cũng là một ý tưởng không tồi đâu nhé!

Công Viên Đồng Xanh – Gia Lai

Khu du lịch Đồng Xanh rộng 8 ha, ngập tràn màu xanh cây cỏ và các tư liệu văn hóa – lịch sử không chỉ của Gia Lai mà của cả Tây Nguyên hùng vĩ.

gia lai có gì chơi?

Công Viên Đồng Xanh – Gia Lai

Đi theo quốc lộ 19 từ Thành phố Pleiku xuống Quy Nhơn, con đường bỗng rộng hẳn ra. Ùa vào tầm mắt của khách là cánh đồng lúa thênh thang chẳng khác nào đồng lúa ở miền Nam. Đó là cánh đồng An Phú. Bạn sẽ nhìn thấy con đường đất đỏ dài chừng hơn trăm mét dẫn tới khu du lịch Đồng Xanh.

Bước chân vào đây, chúng ta ngay tức khắc cảm thấy lòng nhẹ nhàng. Thiết kế khung cảnh nơi đây khá công phu, tinh tế với những điểm nhấn là thế giới thu nhỏ về văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Tượng hai chú voi làm bằng đá, tượng trưng cho việc người Tây Nguyên rất giỏi trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng để trở thành con vật trong nhà, được đặt ngay ở phía cổng chính. Bước qua cổng vào là hai chiếc cầu có mái vòm, đã nhìn thấy một hồ nước trong xanh. Thấp thoáng xa xa là guồng nước và chiếc cầu giả làm bằng tre để khách có thể ra giữa hồ ngắm cảnh. Hai con đà điểu trong góc hồ ngơ ngác nhìn khách. Những chú ngỗng bơi trong hồ tạo nên nét duyên dáng như chào mời chúng ta. Bên phải là một hồ sen, gặp mùa sen nở, thì cảnh quan lại càng hữu tình hơn…

gia lai có gì chơi?

Công Viên Đồng Xanh – Gia Lai

Từng viền cỏ trên lối đi, từng hàng cây trên thảm cỏ được chăm chút cẩn thận. Cây ở Đồng Xanh tượng trưng của núi rừng Tây Nguyên được chọn lựa đem về. Hai hàng cau vua cao cả trên chục mét vươn cao, chen bên dưới là các loại hoa nở đủ màu. Một góc khác là những tượng nhà mồ hững hờ trên lối đi, khiến du khách có cảm giác như đang bước vào thế giới tâm linh của người Tây Nguyên.

Đồng Xanh cũng là nơi lưu giữ nhiều gỗ hóa đá thuộc loại lớn và có niên cao. Ngay lối vào, chúng ta sẽ thấy cây cổ thụ hóa đá hơn một triệu năm tuổi lớn nhất Việt Nam, được tìm thấy tại miệng núi lửa đã ngưng hoạt động ở xã Chư A Thái, huyện Ajunpa. Cây hóa đá cổ nhất Việt Nam dài hơn 12 mét, một phần được mang về đây hai khúc, đầu và thân cây, mỗi khúc nặng khoảng 7-8 tấn. Những thớ đá nổi rất đẹp và kỳ ảo. Ở những góc trưng bày khác cũng có những khúc gỗ hóa đá, nhưng không gây ấn tượng bằng cây gỗ hóa đá triệu năm tuổi kia.

gia lai có gì chơi?

Công Viên Đồng Xanh – Gia Lai

Theo lối đi có hàng cây ken dài, bên dưới có những chiếc ghế đá, lá rụng rơi dày, đôi khi những chú chim bồ câu dạn dĩ bay lượn quanh. Vào sâu bên trong, chúng ta lại thấy một hồ nước khác. Một ngôi chùa mô phỏng Chùa Một Cột ở Hà Nội được dựng lên. Gần đó là tượng Vua Nước (Pờ Tau La) và Vua Lửa (Pờ Tau Pui) – hai vị vua linh thiêng của các dân tộc Tây Nguyên.

Trong không gian xanh còn có những ngôi nhà rông, nhà sàn của người dân các dân tộc Xê Đăng, Jơ Rai, Bahnar – nhưng là những ngôi nhà đã được bê tông hóa.

Đến với khu du lịch Đồng Xanh, chúng ta sẽ được thưởng thức những buổi biểu diễn do chính các nhóm nhạc của người dân tộc địa phương biểu diễn cùng các nhạc cụ như đàn Tơ – rưng, cồng, chiêng. Dĩ nhiên, không thể thiếu ngọn lửa đêm cháy bập bùng và ché rượu cần làm say lòng du khách.

Khách đến Đồng Xanh có thể ngả lưng trên thảm cỏ xanh để quên đi mệt mỏi, hay ngồi giữa cầu thả câu… Đồng thời trước lúc chia tay, khách có thể mua sắm được nhiều quà do bàn tay người dân các dân tộc Tây Nguyên làm ra, làm đẹp lòng du khách.

Công Viên Diên Hồng – Gia Lai

Lần đầu tiên đến với Gia Lai và cũng là lần đầu đến công viên Diên Hồng, du khách không thể tránh được cảm giác ấn tượng bởi màu sắc bởi Tây Nguyên đều được tập hợp về đây: từ nét văn hóa đời sống của bà con dân tộc, nhà Rông, cồng chiêng… đến vẻ đẹp núi rừng hoa cỏ.

gia lai có gì chơi?

Công Viên Diên Hồng – Gia Lai

Từ ngoài cổng vào, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi hồ nước xanh thăm thẳm với rất nhiều cây xung quanh bờ. Đi bộ khoảng 300m, đến khu vực chính của công viên – Làng Du lịch Hồ Diên Hồng. Đây là nơi dừng chân khá lý tưởng cho du khách đến tham quan, công tác và là điểm hẹn khá ấn tượng cho những người trẻ muốn gặp gỡ, hàn huyên chuyện trò.

Ngay bên trái lối đi là khu đón tiếp khách, nhà nghỉ. Đi bộ về phía tay phải, ven theo hồ là khu vực ăn uống, cà phê giải khát trên nhà thuyền. Đã đến đây bạn đừng quên thưởng thức tách cà phê Tây Nguyên thơm ngon, đậm đà. Nếu không thích lên nhà thuyền thì bạn vẫn có thể ngồi bên lối đi, ngắm mặt hồ xanh biếc và nghe tiếng chim chóc hòa ca.

Bên cạnh công viên là khu nhà hàng nhỏ nhắn, xinh xắn nằm ngay bên hồ được thiết kế ấn tượng mang đặc trưng kiến trúc Tây Nguyên, đến đây du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị của núi rừng Tây Nguyên. Với cả một khoảng xanh giữa lòng thành phố với phong cảnh hữu tình, là điểm tham quan lý tưởng của du khách vào dịp cuối tuần.

Đồi cỏ hồng Đăk Đoa – Gia Lai

Đak Đoa là một địa phương được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan đẹp như rừng thông hơn 50 tuổi, những ngọn núi trùng điệp, những thác nước hùng vĩ,… Đak Đoa còn sở hữu đồi cỏ hồng khoe sắc vào mỗi dịp cuối năm rộng khoảng 500ha. Đó chính là thung lũng cỏ hồng Glar ở xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

gia lai có gì chơi?

Đồi cỏ hồng Đăk Đoa – Gia Lai

Gia Lai không chỉ có cà phê, cơm lam, hay phở khô đâu nhé. “Đặc sản” cỏ hồng được người dân và các bạn trẻ yêu thích đến nỗi UBND huyện Đak Đoa đã tổ chức tuần lễ “Đồi cỏ hồng Đak Đoa” nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh nhà.

Du khách đến đây ngoài việc… thưởng cỏ và chụp ảnh, còn sẽ được chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn địa phương. Tuần lễ cỏ hồng sẽ kéo dài trong 5 ngày, từ 25 – 30/11hàng năm.

gia lai có gì chơi?

Đồi cỏ hồng Đăk Đoa – Gia Lai

Cỏ hồng là một loại cỏ dài, được nhiều người biết đến với tên gọi khác là cỏ đuôi chồn. Vào mỗi dịp đầu đông, thời tiết trở lạnh, những bông hoa cỏ sẽ đổi sang một màu hồng tím vô cùng hút mắt. Những cánh đồng cỏ trải dài càng tạo nên một khung cảnh nên thơ, mơ mộng.

Có 3 địa điểm ngắm cỏ hồng đẹp nhất ở Gia Lai: một là thung lũng cỏ hồng ở xã Glar, huyện Đak Đoa, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 20km; địa điểm thứ hai là ở Núi Đá, thành phố Pleiku; và địa điểm thứ ba là hai bên rừng thông trên đường đi cửa khẩu Lệ Thanh, huyện Đức Cơ.

Giữa một không gian bao la sắc hồng của cỏ, sắc xanh của núi rừng, bầu trời thiên thanh, cùng âm thanh rì rào của rặng thông reo vui trong gió, tất cả cùng tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà không mỹ từ nào có thể diễn tả thành lời. Bạn hãy đến để tự cảm nhận bằng mọi giác quan của mình nhé.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hết thắc mắc “Gia Lai có gì chơi” rồi phải không? Nếu bạn đến với Gia Lai thì hãy ghé thăm những địa điểm du lịch trên đây để khám phá vẻ đẹp của mảnh đất này nhé. Bạn sẽ không phải thất vọng đâu. Chúc các bạn có một chuyến đi du lịch tại Gia Lai thật vui vẻ và nhiều ý nghĩa.

Đăng bởi: Như Nguyên

YOLO! Khám phá các huyện ở Gia Lai

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก