Gia Lai

Ăn gì khi đến Gia Lai?

Có dịp ghé mảnh đất Tây Nguyên, đặt chân đến phố núi Gia Lai nắng và gió bạn sẽ cảm thấy xao xuyến chẳng muốn rời. Bởi không chỉ phong cảnh núi rừng hữu tình mang lại cảm xúc cho bạn mà còn có thật nhiều món ăn ngon đặc trưng của nơi này chẳng giống ở đâu khác. Ăn gì khi đến Gia Lai? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá các món ăn ngon nổi tiếng của Gia Lai khi có dịp ghé thăm vùng đất này nhé!

Phở khô (phở 2 tô) – Gia Lai

Không như các loại phở thông thường có phở và nước dùng cùng chung một tô, phở khô Gia Lai luôn được phục vụ với hai tô, một đựng phở, một là nước lèo.

Phở khô (phở 2 tô) – Gia Lai

Nguyên liệu để chế biến món ăn này cũng có nét giống như món phở trộn ở một số tỉnh thành, nhưng điều đặc biệt hơn là hương vị rất đậm đà, được phục vụ riêng bằng hai tô, tô đựng phở khô trộn và một tô nước lèo.

Điểm khác biệt ở đây là bánh phở có vị dẻo dai, sợi nhỏ, làm từ bột gạo nhưng do cách chế biến mà khi trụng vào nước sôi, phở không bị mềm nát và rất dai, thơm ngon. Tô phở được dọn ra với lớp bánh phở trắng, bên trên là một lớp thịt gà, thịt lợn đã băm được xào thơm cùng với hành phi và rau thơm. Quyết định đến độ ngon của bát phở trộn này chính là phần nước lèo. Nước được ninh từ xương ống, thịt bò, thịt gà, gân bò… ninh liu riu trên bếp lửa nên rất ngọt và trong.

Ở Pleiku có hai quán phở khô nổi tiếng nhất là phở khô Ngọc Sơn (quán cũ ở 15 Nguyễn Thái Học, một quán ở đầu dốc cầu Hội Phú) và phở Hồng ở đường Nguyễn Văn Trỗi. Riêng phở khô Hồng nổi tiếng cả ở Sài Gòn, mở được 2 cơ sở và được rất nhiều thực khách Sài thành yêu thích.

Nếu gọi phở khô gà, người ta sẽ bày thịt hoặc lòng gà xé hay xắt nhỏ lên bánh phở ở tô thứ nhất, rưới lên phía trên là thịt heo bằm nhỏ hoặc tóp mỡ. Còn nếu ăn với thịt bò tái, xương heo, bò viên thì các thành phần này nằm trong tô thứ hai. Ngập trong tô nước lèo là thịt bò tái, xương heo, hoặc bò viên, nổi lên trên là hành ngò xắt nhỏ.

ăn gì khi đến gia lai?

Phở khô (phở 2 tô) – Gia Lai

Phở khô Gia Lai cũng có cách ăn riêng, phải đúng kiểu mới cảm nhận được hết cái ngon của món ăn. Bạn có thể gia giảm độ mặn nhạt bằng tương nâu làm từ đậu nành và đường vàng cùng xì dầu tùy vào cảm nhận của mỗi thực khách. Rau ăn kèm với phở khô cũng đơn giản chỉ có xà lách, húng quế và giá.

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ ngon của tô phở khô với sợi phở được làm từ bột gạo nhưng lại có độ dai nhất định, thấm gia vị và không bị nát, quyện trong các nguyên liệu là các loại thịt được chế biến vừa miệng, đậm đà.

Có thể nói nếu bạn đến phố núi Gia Lai mà chưa thưởng thức phở khô thì quả là một thiếu sót bởi món ăn này là đặc sản nổi tiếng bậc nhất làm nên ẩm thực của Gia Lai. Du khách đến đây đều được nghe giới thiệu về món ăn này và tiếng tăm của nó còn được lan truyền sang các tỉnh lân cận như Kon Tum, Đắk Lắk, gây thương nhớ cho bất kỳ ai khi đã một lần thưởng thức.

Gà nướng – cơm lam – Gia Lai

Đến với Gia Lai, những du khách sành về ẩm thực sẽ không thể không kể tên những món ngon đặc trưng như: Phở khô Gia Lai, bún cua, măng khô, bò một nắng – muối kiến… Trong đó, gà nướng – cơm lam được xem như một đặc sản của núi rừng mà người Gia Lai luôn muốn giới thiệu đến du khách. Thậm chí có người còn ví von “chưa ăn gà nướng – cơm lam là chưa biết hết về Gia Lai”.

ăn gì khi đến gia lai?

Gà nướng – cơm lam – Gia Lai

Đa số các tỉnh vùng cao nào cũng có món cơm lam, nhưng mỗi vùng miền lại có một cách chế biến, chọn hương vị và cách ăn khác nhau. Ở Gia Lai, gà nướng – cơm lam là món ăn đặc trưng của người Jrai và hầu hết các quán gà nướng cũng do người Jrai chế biến và phục vụ du khách. Nguyên liệu chính của món ăn này chỉ đơn giản là gà nướng. Nhưng gà ở đây thường là gà được bà con nuôi thả tự nhiên nên thịt đậm vị và thơm hơn. Khác với cách nướng gà thông thường, sau khi gà được tẩm ướp sẽ được kẹp trong một thanh tre, nứa và cắm xung quanh than hồng. Chính vì vậy, bà con nơi đây còn gọi vui là món “gà xếp hàng”. Chỉ bằng hơi than, thịt gà sẽ chín từ từ và đậm vị hơn.

Gà dùng để ngướng ngon nhất là tầm 1kg2 đến 1kg3 và nướng trong vòng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng thì gà nó mới ngon được. Gà này nó khác ở chỗ là mùi nó thơm hơn, ngon hơn, đặc trưng hơn. Nước ướp thì chỉ đơn giản là chanh, sả, tiêu và một số gia vị khác”.

Gà nướng – cơm lam – Gia Lai

Gà nướng được ăn cùng với cơm lam. Loại cơm được nấu trong ống nứa non bằng gạo nếp nương, hạt to, vị thơm ngọt. Nhưng có lẽ như thế chưa đủ làm nên vị đặc trưng này, bởi món ăn này còn đi kèm một món chấm đặc sắc của núi rừng Tây Nguyên: muối lá é. Chỉ với muối hột, ớt và lá é được giã nhuyễn nhưng hương vị đặc trưng mà nó mang lại thì không có nơi nào có được.

Đã từ lâu, với người dân Gia Lai, món gà nướng – cơm lam không còn là món ngon riêng của người đồng bào Jrai, mà đã trở thành món ăn đặc sắc, mang hơi thở riêng của núi rừng Gia Lai.

Gỏi lá – Gia Lai

Để cảm nhận hương vị rất riêng và đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, bạn hãy một lần đến với Phố núi Pleiku thưởng thức món Gỏi lá. Trong Gỏi lá, tất cả cuộn lại như một cái “phễu” với đầy đủ vị chua, chát, đắng, cay,…

ăn gì khi đến gia lai?

Gỏi lá – Gia Lai

Quả đúng như tên gọi gỏi lá, món ăn này nhìn vào chỉ thấy toàn lá và lá… Ước tính, mỗi mâm đúng chất gỏi lá Tây Nguyên nói chung, phố Núi Pleiku nói riêng có tới 30 loại lá khác nhau, thậm chí có nơi có từ 40 đến 50 loại lá. Trong đó có những loại lá quen thuộc như: Cải, tía tô, sung, đinh lăng, mơ, hành, húng… và có cả những loại lá chỉ núi rừng Tây Nguyên mới có.

Tất nhiên, gỏi lá không thể chỉ có lá mà còn có nước chấm được làm từ gạo nếp cho lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ rồi xay nhuyễn. Sau đó người làm nước chấm phi hành thơm cùng mẻ, sa tế, gia vị rồi cho vào hầm tạo nên thứ nước chấm sền sệt, ngon ngất ngây. Cùng với đó, đĩa thức ăn đi kèm quen thuộc đó là thịt ba chỉ luộc thái mỏng, có thêm tôm Biển Hồ, bì lợn luộc và được trang trí nằm gọn giữa một mâm xanh màu lá, liền kề đĩa muối hột, ớt xanh…

Gỏi lá là đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên và là của người Gia Lai này khám phá ra. Những lá này có vị khác nhau và đặc trưng mùi vị cũng khác nhau. Có những lá như lá chua, lá chát và có cả những lá rất đặc trưng của đất Tây Nguyên. Trong đây có cả lá đinh lăng, lá ổi rừng, lá trâm rừng…những lá này khi hòa quyện ăn với gia vị và nước chấm này thì có gia vị khác nhau, vị chua rồi vị chát khác nhau, từ đó tạo nên vị hấp dẫn riêng rất đặc trưng của Tây Nguyên.

Gỏi lá – Gia Lai

Ăn gỏi lá cũng là một nghệ thuật rất riêng. Trước tiên lấy lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn, sau đó cho thêm lá chua và vài lá khác tùy lựa chọn của người ăn, cuốn thành cái phễu nhỏ, bỏ miếng thịt ba chỉ, tôm, bì lợn… vào trong, nhất định phải cho thêm hạt tiêu, ớt xanh, muối hột và một chút nước chấm. Mỗi lần cuốn lá là những loại lá khác nhau, tạo nên những hương vị khác nhau, khi thì chua chua lá xoài, khi thì bùi bùi lá sung, chan chát lá ổi. Vị đậm đà của tôm và thịt, vị cay nồng của hạt tiêu hay chua nhè nhẹ của thứ nước chấm đặc biệt tan dần giữa chất thanh mát của các loại rau, khiến người ăn có được cảm nhận thực sự khó quên.

Gỏi lá không chỉ là món ăn đậm đà, mang hơi thở của núi rừng Tây Nguyên mà còn là nét văn hóa hòa quyện với tâm hồn, tính cách của người dân vùng cao nguyên. Hương vị mặn mà và nồng nàn ấy mãi lan tỏa, mời gọi du khách một lần đến với phố Núi Pleiku, đến với Tây Nguyên để thưởng thức nét ẩm thực có một không hai này.

Bò một nắng – Muối kiến vàng – Gia Lai

Thịt bò là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình. Chỉ từ nguyên liệu thịt bò, nhiều nhà hàng đã chế biến thành nhiều món ăn ngon, mang đậm phong cách ẩm thực của từng vùng miền, các nơi trên thế giới, mang đến cho thực khách những trải nghiệm mới mẻ. Nhưng khi đến với mảnh đất Krông Pa – Gia Lai bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức một món Bò Một Nắng – Muối Kiến Vàng. Ngay cái tên cũng đã đủ hấp dẫn và tò mò rồi phải không?

ăn gì khi đến gia lai?

Bò một nắng – Muối kiến vàng – Gia Lai

Bò một nắng không phải chế biến từ loại bò cao sang như bò Nhật Bản, bò Úc mà đó là biến từ thịt bò cỏ đặc trưng vùng Tây Nguyên. Thịt bò được cắt ra thành lát theo sớ như miếng bò beefsteak và tẩm gia vị rồi phơi qua nắng trong một buổi sáng. Thịt bò không khô cứng nhưng không quá mềm. Người ta khéo léo cắt thịt bò theo sớ nên không bị dai. Bò một nắng trước khi thưởng thức, phải nướng chín, có thể dùng bếp than hoặc bếp điện hoặc thiết bị nướng khác, nhưng ngon nhất vẫn là nướng bếp than. Thịt nướng cũng phải trở thật đều tay để thịt không bị khét.

Sự độc đáo của món bò một nắng là được kết hợp với món Muối ớt Kiến vàng. Người dân tộc thiểu số ở Krông Pa – Gia Lai thường lấy tổ kiến vàng về làm muối ớt. Tổ kiến có vị chua chua, ngây ngấy. Ớt cay xè và mằn mặn của muối quyện với vị chua và ngấy của tổ kiến lại tạo ra món chấm rất lạ.

Bò một nắng – Muối kiến vàng – Gia Lai

Bò một nắng chấm muối ớt kiến vàng ăn rất “bắt”, không dừng lại được, đặc biệt vào những ngày trời chớm Đông, bên chén rượu hàn huyên cùng bạn bè thưởng thức hương vị ngon ngon ngọt ngọt của bò cỏ thì thật tuyệt vời không thể tả được.

Ở Krông Pa – Gia Lai, người dân tộc thiểu số còn có món canh chua ổ kiến vàng. Cách nấu cũng khá đơn giản, cho nguyên ổ kiến vàng vào nồi canh cá suối đang sôi sung sục, chất axít trong bụng kiến sẽ hòa với nước canh tạo nên một vị chua tuyệt vời cho nồi canh cá suối. Kiến có mặt khắp mọi nơi, con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao, đạm từ 42-67% và có 28 loại acid amin, ngoài ra nó còn có nhiều sinh tố và khoáng chất. Thời nhà Minh ở Trung Hoa, người ta dùng kiến để bào chế thành những viên thuốc tráng lực như thuốc bổ ngày nay.

Chỉ khi những ai đến Krông Pa – Gia Lai thưởng thức một lần thì mới biết được hương vị đặc trưng, thơm ngon khó quên của Bò Một Nắng – Muối Kiến Vàng.

Bún cua thối – Gia Lai

Nhắc đến phố núi Gia Lai suy nghĩ in đậm trong tâm trí mọi người đó là những bát phở hai tô nóng hổi với hương thơm ngào ngạt. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng không thể nào bỏ qua món bún cua thối Gia Lai – một trong những đặc sản khó cưỡng bởi tên gọi cũng như hương vị đặc biệt của món ăn.

ăn gì khi đến gia lai?

Bún cua thối – Gia Lai

Sở dĩ có tên gọi “bún cua thối” là bởi vì nước dùng của món bún cua này được chế biến bằng cách cua lọc xong đem ủ một ngày đêm. Vì thế, nước dùng có mùi rất nặng và đặc trưng, nhiều người nếu không quen có thể sẽ không chịu nổi mùi này. Mùi của nước dùng cua nặng đến mức dù ở cách vài nhà thì bạn cũng sẽ dễ dàng ngửi thấy mùi của nó.

Những con cua đồng sau khi được sơ chế sẽ không giã nấu tươi như bình thường mà sau khi giã xong người ta sẽ lọc lấy nước và đem ủ một ngày để hỗn hợp nước cua lên men và có mùi mới đem ra nấu. Màu sắc đặc trưng của nước dùng là màu đen.

Ngoài cua đồng là nguyên liệu chính thì còn có: bún, thịt ba chỉ, măng, da heo được chiên giòn (có nơi là bánh phồng tôm), ớt, chanh, mắm nêm, rau sống ăn kèm (rau ngổ, rau kinh giới…)

Cua sau khi làm xong, người ta sẽ tiếp tục phi hành tỏi cho thơm, sau đó cho thịt ba chỉ vào xào đến khi săn lại, thêm gia vị vừa miệng rồi đổ nước cua vào. Khi nước sôi lên thì đổ măng đã được thái mỏng vào nồi và đun tiếp. Đun càng lâu thì nước dùng sẽ càng ngon bởi mắm cua sẽ thấm và đậm vị hơn.

Bún cua thối – Gia Lai

Một tô bún cua thối sẽ bao gồm: một nắm bún nhỏ, một ít măng và chan thêm ít nước dùng cua, sau đó thêm tóp mỡ, hành phi và da heo khô. Ăn kèm với bún sẽ là rau sống và trứng vịt om trong nồi nước dùng (nếu bạn muốn ăn). Để thưởng thức món bún cua thối bạn sẽ nêm thêm ớt, vắt chanh và trộn với rau sống, có thể chan thêm mắm nêm nếu thấy nhạt. Bên cạnh đó, các chủ quán cũng sẽ dọn thêm các loại chả, nem chua để thực khách có thể ăn thêm.

Nếu như món phở khô Gia Lai được rất nhiều người gợi ý và ăn thử khi đến Gia Lai thì bún cua thối chỉ dành cho những người có độ liều và dám thử thách bản thân.

Dù vậy, những ai ăn được món này thì chắc chắn sẽ “ghiền” bởi cái vị cay cay của ớt, vị thơm của rau sống, vị giòn giòn của da heo hòa quyện với mùi rất riêng, rất đặc trưng của nước dùng cua. Và cũng chính thứ mùi rất nồng, rất riêng của nước dùng đã khiến bao người mê mẩn, nhất là những người con Gia Lai khi xa quê chỉ nhớ về hơi sương lạnh lạnh và món bún cua “ngất ngây” nơi phố núi.

Lẩu xìn đạt – Gia Lai

Đến Gia Lai ăn món lẩu xìn đạt đúng chất ẩm thực của người Lào. Lẩu xìn đạt trở thành món ngon đặc sản Gia Lai được du khách đặc biệt ưa thích. Điểm đặc biệt của lẩu xìn đạt là bạn có thể ăn món nướng và món lẩu nước cùng một lúc mà không phải chia thành 2 bếp, 2 nồi.

ăn gì khi đến gia lai?

Lẩu xìn đạt – Gia Lai

Món ăn này là sự hòa trộn của lẩu nước, thịt và hải sản nướng cùng. Nguyên liệu chuẩn bị của món ăn này phải đặc biệt tươi ngon và chọn lựa kỹ càng thì mới có thể chinh phục được thực khách gần xa. Người ta sẽ nướng thịt bên trên còn phần lẩu ở dưới, vị thịt ngọt của đồ nướng sẽ chảy xuống phần nước lẩu. Bạn có thể nhúng rau, thưởng thức hương vị nước dùng đậm đà không đâu có được.

Người ăn lẩu xìn đạt sẽ được thưởng thức cùng lúc cả hai món ngon mà không biết chán. Các nguyên liệu có trong món lẩu này thường rất đa dạng để khách hàng lựa chọn. Trong đó thì thịt ba rọi, thịt bò, mực, vú dê, bạch tuộc, rau, bún, trứng… là những nguyên liệu không thể thiếu.

Phần nước lẩu cũng có hai loại là nước xương hầm và lẩu Thái để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Chẳng còn gì phù hợp bằng việc giữa thời tiết mát mẻ được cùng quây quần bên người thân, bạn bè và thưởng thức món lẩu xìn đạt này. Chỉ cần ngửi thấy mùi hương là đủ để bạn phát thèm rồi đấy.

Cá chốt nướng – Gia Lai

Đi du lịch Tây nguyên, hầu như du khách nào cũng có dịp ghé lại Gia Lai. Vùng đất cao nguyên gió lộng bình yên, giàu cảnh quan và sở hữu những món ngon địa phương không phải đâu cũng có. Trong những món ngon dễ nhớ khó quên ở đây, chắc chắn không thể bỏ qua cá chốt.

ăn gì khi đến gia lai?

Cá chốt nướng – Gia Lai

Có thể xem những món ăn chế biến từ cá chốt, nhất là cá chốt nướng như một món ngon đặc sản Gia Lai vậy. Gia Lai có những địa hình núi đá và khu vực nước chảy xiết. Vì vậy, nơi đây có loài cá chốt đặc trưng và trở thành món ngon địa phương, bổ sung cho thực đơn ẩm thực thêm phần phong phú.

Cá chốt sinh sản vào khoảng tháng 11, tháng 12 âm lịch. Cá chốt nổi lên mặt nước tìm chỗ đẻ trứng. Ở những nơi mực nước sâu 7 – 8 m quanh lưu vực sông Ba, sông Ayun thuộc vùng đất phía Nam tỉnh Gia Lai là nơi cá chốt tập trung nhiều. Chúng thích sống quanh các khe đá có nước chảy xiết. Cũng chính bởi vậy thịt cá chốt chắc và dai. Đặc biệt da cá chốt rất dai và có vị béo ngậy do đặc tính thích bơi ngược dòng. Cá chốt thuộc họ cá da trơn thịt cá màu vàng óng hoặc màu trắng. Nhiều người nói cá chốt Gia Lai giống cá tra, cá ba sa ở Tây Nguyên về hình dạng. Đầu cá bẹt hơi bè, có râu, da trơn và phần bụng có mỡ vàng tươi nhưng cá chốt nhỏ hơn, con nặng nhất cũng vào khoảng 1 kg.

Theo người dân địa phương thưởng thức cá chốt ngon nhất là vào những tháng 8, 9 âm lịch. Mùa này Tây Nguyên nước lũ chảy xiết, nước chảy mạnh và cá chốt bơi ngược dòng. Đến Gia Lai tất nhiên không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức các món ngon đặc sản Gia Lai từ cá chốt. Chế biến cá chốt thành món kho tộ với mắm, tiêu xanh, hành, ớt… cá chốt kho mà ăn với cơm dẻo của đồng bào J’rai, tuyệt vời nhất trong những ngày ngày vào rét. Tuy nhiên, món ngon đặc sản Gia Lai từ cá chốt chắc không món nào ngon hơn được món nướng. Mùi cá nướng mang hương thơm ngào ngạt của thịt cá, vị ngọt như được giữ nguyên. Và món nướng là món chế biến đơn giản nhất so với các món hấp, kho, nấu. Chỉ cần làm sạch cá chốt. Những phần vây cá, râu cá, ruột cá làm sạch rồi để cá lên bếp than là nướng thôi.

Cá chốt nướng – Gia Lai

Để món cá nướng chốt thật ngon thì khâu nướng cũng vô cùng quan trọng. Khi chuẩn bị bếp than thì người ta sẽ để than phải thật đỏ không thiếu lửa nhưng cũng không để bếp than quá đượm. Cá cháy nhanh thì thịt cá sẽ không ngon. Phải để canh lửa vừa để cá chín từ từ thì hương thơm của thịt cá sẽ hấp dẫn, cá cũng không bị cháy khét phần da. Góp phần tăng thêm độ ngon đặc trưng cho món cá chốt nướng Gia Lai là các loại rau rừng, rau sống nhất định không thể thiếu. Cá nướng ăn kèm bánh tráng và muối é hoặc muối kiến của vùng Gia Lai, ngon đến ám ảnh rất nhiều thực khách phương xa có dịp nếm thử khi đến thăm đất này.

Còn gì tuyệt vời hơn khi từng thớ lưỡi ngọt vị cá chốt nướng, thơm hương muối núi rừng và những cọng rau giòn tan! Hòa quyện một cốc rượu núi rừng thêm nữa, chắc hẳn bất cứ du khách nào cũng sẽ dễ bị níu kéo trở lại Gia Lai cho những chuyến du lịch sau này!

Lá mì xào cà đắng – Gia Lai

Lá mì xào cà đắng là một món ngon đặc sản Gia Lai dân dã mà du khách nào cũng nên thử qua. Lá mì non hơi chan chát xào cùng với loại cà đắng giòn thơm tạo nên một hương vị rất lạ của món ăn.

ăn gì khi đến gia lai?

Lá mì xào cà đắng – Gia Lai

Cà đắng là loại quả mọc dại trên rừng, trên nương rẫy. Hiện nay, giống cà này đã được người dân Tây Nguyên trồng phổ biến quanh vườn nhà nên có quả ăn quanh năm. Quả cà xanh có các đường vân sọc, quả ăn giòn thơm hơn cà pháo với đặc trưng vị đắng nhưng làm thực khách ăn một lần phải nhớ mãi. Cà đắng cũng là nguyên liệu phổ biến trong các bữa ăn của người dân vùng cao Tây Nguyên.

Những đọt lá mì non được đem rửa sạch, để ráo nước sau đó vò hoặc đem giã cho thật nhuyễn. Cà đắng rửa sạch, bỏ núm sau đó chẻ làm đôi, ớt xanh cắt nhỏ hoặc để nguyên quả. Cho toàn bộ phần nguyên liệu ở trên đem xào chín đều, nêm nếm gia vị cho vừa miệng vậy là món ăn đã sẵn sàng để thưởng thức.

Lá mì xào cà đắng – Gia Lai

Món ăn này còn có thể chế biến thêm với thịt hoặc cá khô. Thịt đem rửa sạch, thái nhỏ đem ướp gia vị, đem xào trước cho chín sau đó mới trộn cùng với phần nguyên liệu cà đắng, lá mì và ớt tươi. Khi thưởng thức, các bạn sẽ cảm nhận được hai điều rất đặc trưng đó là vị đắng và bùi bùi. Món ăn này được người dân yêu thích đến nỗi ngoài được dùng với cơm trắng hàng ngày mà cà đắng lá mì còn được xuất hiện trong những lễ hội mang ý nghĩa lớn.

Hiện nay, nếu ghé thăm Tây Nguyên thì bạn có thể tìm thấy món cà đắng lá mì tại ngay thành phố Pleiku, đó là làng Choét hoặc làng Plei Ốp. Tuy nhiên, món ăn này để thể hiện đúng hương vị chuẩn xác nhất và ngon thực sự thì chỉ khi nào do chính tay đồng bào nấu.

Vùng đất Tây Nguyên ấy có một sức mạnh đầy lôi cuốn bởi chỉ vừa mới rời chân khỏi cao nguyên này, ngay lập tức bạn đã thấy nhớ nhung rồi. Nhớ đại ngàn rừng xanh mướt, những dòng thác đầy mạnh mẽ tung bọt trắng xóa hay miền sơn cước với sự hoang dại đầy bí ẩn. Nỗi nhớ ấy càng tròn đầy hơn khi được thêm vào bởi những món ăn, men rượu cần nồng ấm khiến người đi xa cứ thổn thức mãi không thôi.

Sữa chua chấm muối – Gia Lai

Ở Gia Lai có món sữa chua trở thành đặc sản Gia Lai với cách ăn hoàn toàn khác biệt – sữa chua chấm muối. Sức hút của món sữa chua chấm muối thực sự đáng gờm khi nó trở thành món ngon đặc sản khoái khẩu của nhiều người.l

ăn gì khi đến gia lai?

Sữa chua chấm muối – Gia Lai

Yaourt (sữa chua) ở Pleiku khác biệt so với những nơi khác bởi đó là sự hòa quyện giữa vị chua của yaourt, vị thơm béo, ngậy ngậy của lớp dừa và vị mặn của muối.

Không chỉ có tác dụng giải nhiệt, sữa chua chấm muối ở Gia Lai còn có giá cả rất rẻ. Thế nên khách du lịch không thưởng thức món ăn vặt đặc biệt này thì thực sự sẽ rất tiếc nuối đấy.

Salad tôm Biển Hồ – Gia Lai

ăn gì khi đến gia lai?

Salad tôm Biển Hồ – Gia Lai

Biển Hồ từ lâu đã được dân du lịch biết đến là nơi có thắng cảnh đẹp với dòng nước quanh năm xanh mát. Chính vì vậy đây cũng là nơi mà tôm cá phát triển vô cùng tốt. Các quán ăn, nhà hàng nơi đây vì vậy mà xuất hiện món salad tôm Biển Hồ vừa đơn giản nhưng lại vừa hấp dẫn, thơm ngon.

Chế biến món Salad tôm không mất quá nhiều thời gian. Nhưng món ăn này không chỉ thanh đạm, tốt cho cơ thể mà đối với những ai muốn có vóc dáng đẹp đều rất thích. Bằng sự tươi ngon, lạ miệng với những loại rau củ sạch như xà lách, bắp cải tím, tôm thịt, cà chua… cùng sốt Mayonnaise hấp dẫn khiến bạn không thể chối từ.

Lẩu lá rau rừng – Gia Lai

Đến với mảnh đất Gia Lai giữa đại ngàn, nơi thiên nhiên hùng vĩ mang đến cảm giác tươi trẻ và tràn đầy sức sống. Món lẩu lá rau rừng cũng chính là một món quà đặc biệt mà thiên nhiên nơi đây ban tặng con người. Lẩu lá rau rừng – món ngon đặc sản Gia Lai không chỉ là hương vị quê hương mộc mạc, chân chất mà còn là món ngon đặc sản Gia Lai mà du khách nhất định nên thử một lần.

ăn gì khi đến gia lai?

Lẩu lá rau rừng – Gia Lai

Món lẩu lá rau này được người dân Gia Lai kết hợp một cách có tính toán kỹ lưỡng. Mỗi loại rau rừng đều có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Thế nên món ăn có một không hai này luôn hấp dẫn du khách bốn phương đến với đại ngàn.

Khi ăn lẩu lá rau rừng, bạn đừng quên thưởng thức cùng mắm thịt, nem thính thơm ngon được cuốn vào lá rừng. Cái hương vị cay cay, nồng nồng và đậm đà sẽ mang đến cho người thưởng thức cảm giá lạ lẫm, tươi mới vô cùng. Vì vậy nếu có cơ hội ghé qua nơi đây, bạn đừng quên thưởng thức ngay món lẩu hấp dẫn này nhé!

Lụi nướng – Gia Lai

Lụi nướng Gia Lai là món ăn chơi đơn giản của người dân Gia Lai, đặc biệt là người dân Phố núi Pleiku. Từ lâu nay, món lụi nướng đã ghi điểm trong lòng mỗi người khách đến ăn.

ăn gì khi đến gia lai?

Lụi nướng – Gia Lai

Món ăn được nướng trên xiên que. Từ “lụi” là từ địa phương, thay cho từ “xiên nướng”. Là một món ăn truyền thống dân gian của những người dân vùng đất đỏ.

Được nướng trên bếp than hồng ấm áp của những ngày đầu đông lạnh nhẹ, vỏ bánh tráng của lụi càng trở nên giòn tan. Thịt xay, nấm mèo được cuốn trong vỏ bánh cũng tự nhiên dậy mùi bởi lửa nóng khiến bụng người ta không khỏi cồn cào.

Món Lụi nướng Gia Lai nóng giòn ngày đông được chấm với nước tương me hoặc tương đậu, khiến bạn ăn mãi không muốn ngừng. Vỏ thì giòn, nhân thì nóng hổi cả kể lúc đưa vào miệng, nước tương thì đậm đà. Khi cắn miếng đầu tiên thì bạn sẽ nhận ra rằng mình như là vừa lạc vào xứ sở phố núi cao nguyên, rồi bạn chỉ muốn ở đó mãi để được thưởng thức món ăn tuyệt hảo này.

ăn gì khi đến gia lai?

Lụi nướng – Gia Lai

Lụi nướng Gia Lai được nướng trên bếp than hồng ấm áp của những ngày đông lạnh tê tái. Ngoài món Lụi nướng, còn có rất nhiều món ăn “gây nghiện” khác như Bò lá lốp, lụi thịt nướng, cuốn…

Lụi nướng thường bán từ chiều đến tối, giá chỉ 1 ngàn đồng đến 3 ngàn đồng/ cây. Một số địa chỉ bạn có thể ghé đến để thưởng thức lụi nướng ở Phố núi Pleiku như: Quán lụi bà Sáu (122 Cao Bá Quát); Lụi nướng Duy Tân (dọc đường vào cổng chợ lớn Duy Tân); chợ đêm đường Nguyễn Thiện Thuật.

Chả cá Thác Lác – Gia Lai

Gần chục năm nay, nhiều hộ dân ở thôn Thanh Thượng A (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã gắn bó với nghề làm chả cá thác lác. Nguyên liệu dồi dào ở hồ thủy lợi Ayun Hạ, vị ngon ngọt mang lại khiến chả cá thác lác Ayun Hạ được nhiều người biết đến, thị trường tiêu thụ rộng khắp, trở thành đặc sản của địa phương.

ăn gì khi đến gia lai?

Chả cá Thác Lác – Gia Lai

Những con cá thác lác được đánh bắt trong lòng hồ Ayun Hạ khi đem về còn tươi được người dân khéo léo dùng một chiếc thìa nạo lấy phần thịt, sau đó ướp với các loại gia vị rồi đem giã nhuyễn trong những chiếc cối đá. Chả ấy đem trộn thêm chút lá thì là băm nhỏ, nặn thành từng viên tròn rồi chiên trong chảo ngập dầu sẽ dậy lên một mùi thơm đặc trưng, đánh thức vị giác của thực khách.

Chả cá có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như: chả cá thác lác chiên, canh khổ qua nhồi chả cá thác lác. Da cá thác lác sau khi đánh vảy, phơi khô làm gỏi ăn cũng rất hấp dẫn. Chả cá thác lác của vùng hồ Ayun Hạ có vị ngọt thanh, giòn và dai. Chính điều ấy khiến loại đặc sản này ngày càng được nhiều người biết đến.

Cá lăng sông Sê San – Gia Lai

Có thể nói, trong những món ăn Gia Lai, các món ăn chế biến từ cá lăng được xem là đặc sản địa phương. Với những đồng bào sinh sống ở hai bên bờ dòng sông Sê San họ chọn cho mình một cuộc sống giản dị, mộc mạc, và những món ăn nơi đây trong đó có những món ăn từ cá lăng cũng giản dị như thế.

ăn gì khi đến gia lai?

Cá lăng sông Sê San – Gia Lai

Cá lăng sau khi săn bắt về họ thường mổ bụng lấy ruột ra rồi thịt cá được làm sạch, cắt thành từng miếng tiếp tục ướp với ớt, lá cây rừng. Họ để phơi khô rồi nướng hoặc kho thành các món ăn đậm đà. Hoặc lúc bắt được nhiều họ chọn cách bỏ thịt cá lăng vào các ống nứa rồi treo lên gác bếp, hoặc làm thành món thính cá lăng để ăn lâu dài. Trong những năm trở lại đây, khi đời sống khấm khá hơn học chọn cách cho cá vào tủ lạnh để giữ như một nguồn thực phẩm sạch và ngon, lại dùng được lâu.

Du khách có dịp khám phá vùng đất Tây nguyên gió lộng, dừng chân ở Gia Lai có thể tìm kiếm thưởng thức món ăn từ cá lăng như những món ăn Gia Lai nổi tiếng khác. Còn thực chất với những người nơi miền xuôi thì cá lăng sông Sê San và món ăn chế biến từ loại cá này là một đặc sản hiếm có khó tìm. Từ nguyên liệu cá lăng tuyệt hảo này họ chế biến thành hàng trăm món ăn ngon, thơm, bổ dưỡng khác nhau. Có thể kể một số cái tên như cá lăng hấp chanh, cá lăng nướng sả, cá lăng xào măng chua hoặc cá lăng kho nghệ rồi nấu cháo, om dưa, làm chả,….Rất nhiều nhưng để chọn một món nổi bật nhất có lẽ là món lẩu cá lăng nấu măng chua theo hương vị Thái Lan ai được thưởng thức một lần đều mê mẩn.

ăn gì khi đến gia lai?

Cá lăng sông Sê San – Gia Lai

Cá lăng sông Sê San được xem là một loại thực phẩm sạch, an toàn, thơm ngon bổ dưỡng với rất nhiều lợi ích cho cơ thể như tăng cường thịt giác, làm đẹp da,….Vì thế hiện tại cá lăng được săn bắt rất nhiều, điều này là một trong những nguyên nhân khiến số lượng cá lăng sông Sê San giảm nghiêm trọng. Cũng chính vì thế, không phải ai cũng dễ có dịp thưởng thức cá lăng Sê San như một trong những món ăn Gia Lai phổ biến mà họ mong đợi. Thưởng thức được món cá lăng Sê San thực sự là một dịp may mắn với bất cứ ai dù là vô tình hay hữu ý.

Ăn gì khi đến Gia Lai? Trên đây là những món ăn đặc sản Gia Lai nổi tiếng nhất. Có những món rất dễ ăn nhưng cũng có những món với nhiều người tương đối khó ăn. Tuy nhiên, nếu thử ăn thêm vài lần có thể bạn sẽ rất thích đấy. Nếu bạn có dịp đến Gia Lai thì đừng quên thưởng thức những món đặc sản Gia Lai nổi tiếng mà chúng tôi giới thiệu trên đây nhé.

Đăng bởi: Trạng Võ

YOLO! Khám phá các huyện ở Gia Lai

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก