Chùa Hội An Quảng Nam

Chùa Cầu Hội An- biểu tượng đô thị cổ Hội An

Du lịch Đà Nẵng đang ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ được du khách thập phương lựa chọn. Đến với thành phố đáng sống này, không một du khách nào không ghé thăm Hội An – một nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam với biểu tượng là Chùa Cầu. Bài viết này Saigon Star Travel sẽ giới thiệu Chùa Cầu Hội An – với vẻ đẹp của kiến trúc và thời gian ngưng đọng luôn cuốn hút du khách ghé thăm.

Đôi nét giới thiệu Chùa Cầu Hội An

Cầu Chùa là cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến Hội An.

chùa cầu hội an- biểu tượng đô thị cổ hội an

Du lịch chùa Cầu Hội An

Địa chỉ Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An ở đâu? Nằm bắc ngang lạch nước chảy ra sông Hoài, nối liền hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú ngày nay, cầu Nhật Bản (Nhật Bản kiều) là chiếc cầu gỗ được các thương nhân Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng nhằm nối liền phố Nhật ở phía Đông với phố Khách (phố người Hoa) ở phía Tây cảng thị Hội An xưa, tạo thuận tiện trong giao thương buôn bán.

Bản đồ di chuyển đến chùa Cầu Hội An

Lịch sử chùa Cầu Hội An

Sau khi hình thành phức hợp kiến trúc cầu Nhật Bản – chùa Bắc Đế, tên gọi cầu Nhật Bản dần bị lãng quên khi người ta quen sử dụng danh xưng kép “Chùa Cầu”. Chùa đã qua bốn đợt trùng tu: năm 1763 (thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), 1817 (thời vua Gia Long), 1875 (thời vua Tự Đức), 1915 (thời vua Khải Định). Kể từ lần trùng tu thứ hai (1817) trở về sau, niên đại trùng tu được ghi trên thượng lương hay xà nóc và tại các văn bia. Lần trùng tu gần đây nhất là vào năm 1986. Do đã qua nhiều đợt trùng tu nên Chùa Cầu cũng mất dần các yếu tố kiến trúc Nhật Bản ban đầu, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt – Hoa.

chùa cầu hội an- biểu tượng đô thị cổ hội an

Chùa Cầu- Hội An nổi bật về đêm

Là một công trình kiến trúc độc đáo mang dấu ấn Hội An, Chùa Cầu không chỉ là nơi giao thoa gặp gỡ giữa ba nền văn hóa Nhật – Việt – Hoa mà còn thể hiện được tài năng, sức sáng tạo của người thợ làng mộc Kim Bồng từ 400 năm trước. Công trình này đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 17-2-1990. Hình ảnh Chùa Cầu Hội An đã được chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An và cũng được in trên đồng bạc polyme mệnh giá 20.000 đồng.

chùa cầu hội an- biểu tượng đô thị cổ hội an

Hình ảnh chùa Cầu được vinh dự xuất hiện trên tờ tiền polymer 20.000 VNĐ

Kiến trúc Chùa Cầu Hội An

Chiếc cầu làm bằng gỗ trên những trụ cầu bằng gạch đá, dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú được các thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào đầu thế kỷ 17.

chùa cầu hội an- biểu tượng đô thị cổ hội an

Lối kiến trúc gắn liền với bề dày lịch sử chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt “Thượng gia hạ kiều”. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông.

Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền, con thủy quái Mamazu có đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ Dương và thân ở Việt Nam, mỗi khi cựa mình sẽ gây ra động đất, thiên tai, lũ lụt. Vì vậy người Nhật đã dùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm quái vật.

chùa cầu hội an- biểu tượng đô thị cổ hội an

Tượng thú bằng gỗ đứng hai bên cầu

Một thuyết khác thì cho rằng, có tượng khỉ và chó là vì công trình Chùa Cầu Hội An được khởi dựng vào năm Thân, hoàn thành vào năm Tuất. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong Chùa Cầu Hội An không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

chùa cầu hội an- biểu tượng đô thị cổ hội an

Nơi thờ tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ ở chùa Cầu Hội An

Nhìn từ bên ngoài, cây cầu nổi bật nhờ mái cong mềm mại, nâng đỡ bởi hệ thống kết cấu gỗ, và phần móng làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán.

Đã từ rất lâu chùa Cầu Hội An không chỉ là biểu tượng du lịch của khu phố cổ Hội An mà nơi đây như kết tinh cả linh hồn của đất và người Hội An. Chùa Cầu như một mảnh ghép nối liền giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Với đôi nét giới thiệu Chùa Cầu Hội An này, Saigon Star Travel hy vọng bạn sẽ có thông tin bổ ích cho chuyến du lịch Đà Nẵng sắp tới của mình.

Đăng bởi: Hiếu Phạm

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก