Kỹ Năng Phái Mạnh

Chuyện lương thưởng: Quan trọng là tổng giá trị cảm nhận của nhân viên

Có bạn làm sales đem về lợi nhuận 400 triệu cho công ty và được thưởng 13.5 triệu. Bạn hỏi có nên nghỉ việc không.

Một số trả lời nên nghỉ đi vì thưởng gì mà ít vậy (ý nói công ty ăn dày). Số khác trả lời công ty còn nhiều chi phí khác, và có lúc còn lỗ, nên thưởng vậy là được rồi. Số khác nữa trả lời là tùy thuộc vào chính sách thưởng mà công ty đã công bố trước… Vậy như nào mới là đúng?

nghề nghiệp, quản trị, quản trị nhân lực, chuyện lương thưởng: quan trọng là tổng giá trị cảm nhận của nhân viên

Câu trả lời nào cũng có lý cả, và đúng hay sai tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người. Tuy vậy, tôi cho rằng trong chuyện này không ai có thể trả lời thay cho bạn nhân viên ấy. Chính bạn ấy và chỉ có bạn ấy mới trả lời chính xác câu hỏi của mình, không thể ai khác!

Tôi đặt câu hỏi thế này. Bạn bán một lô đất và người ta trả cho bạn một số tiền. Sau khi mua xong, người ấy bán lại và lời luôn vài chục tỷ. Bạn có cay cú là sao họ lời nhiều thế mà chỉ mua của mình với giá thấp vậy không? Tôi tin là không, vì nếu chẳng may họ lỗ thì sao?

Hoặc khi bạn bán một món hàng nào đó, bạn có quan tâm và thắc mắc là khách hàng mua về dùng sẽ lời hay lỗ bao nhiêu không? Chắc là không!

Nếu món hàng đem lại cho họ lợi ích cao khủng khiếp (ví dụ nhờ bó hoa tươi mua của bạn mà chàng trai tán được cô gái vừa xinh lại vừa giàu, và cưới về làm vợ), bạn có thắc mắc là sao anh ta được “lời” nhiều thế mà lại trả tiền mua hoa của mình ít thế không? Tôi tin là không!

Vậy thì khi bạn đi bán chất xám, kỹ năng, tay nghề… cho một công ty, bạn đừng nên cứ soi vào chuyện công ty có lời nhiều thế mà lại trả lương thưởng cho bạn ít thế. Vậy lúc công ty lỗ thì sao?

Việc của bạn là bán theo giá mà bạn thấy hợp lý, còn công ty mua (chất xám của bạn) về mà có lời nhiều thì hãy chúc mừng công ty, chứ đừng soi mói hay thắc mắc.

nghề nghiệp, quản trị, quản trị nhân lực, chuyện lương thưởng: quan trọng là tổng giá trị cảm nhận của nhân viên

Có những CEO giúp công ty thoát khỏi thiệt hại trăm tỷ, nghìn tỷ (vì rút lại quyết định sai lầm hay thoát ra khỏi dự án sai lầm), hoặc đem về lợi nhuận cho công ty trăm tỷ, nghìn tỷ nhờ chiến lược đúng và thực thi hiệu quả, nhưng không thể vì thế mà CEO đòi hỏi công ty phải thưởng cho CEO mức thưởng tương ứng con số trăm tỷ, nghìn tỷ, hay gần như thế.

Cuối cùng thì chuyện nghỉ việc hay không nghỉ việc phụ thuộc vào cái gì?

Đây là nguyên lý mà tôi tin ai cũng sẽ vận dụng để trả lời. Nghỉ việc hay tiếp tục cống hiến phụ thuộc vào TỔNG GIÁ TRỊ CẢM NHẬN của nhân viên về công ty.

Tổng giá trị cảm nhận bằng tổng lợi ích cảm nhận (bao gồm cảm nhận về thu nhập, chế độ phúc lợi, môi trường làm việc, văn hóa, điều kiện làm việc, cơ hội học hỏi và phát triển, cơ hội thăng tiến, sự đối đãi của cấp trên, tình cảm với đồng nghiệp, với sếp, lòng tự hào đối với công ty…) trừ đi tổng chi phí cảm nhận (công sức, thời gian nhân viên bỏ ra, chi phí đi lại, cảm xúc tiêu cực, khó chịu…).

Nếu tổng giá trị là DƯƠNG và CAO HƠN nơi khác, nhân viên sẽ ở lại gắn bó (dù có lúc không hài lòng). Ngược lại, nếu tổng giá trị cảm nhận là ÂM hoặc THẤP HƠN nơi khác, không sớm thì muộn, nhân viên sẽ ra đi (dù đang có thu nhập cao).

Muốn giữ người, công ty phải làm sao cho tổng giá trị cảm nhận của nhân viên về công ty là dương và cao hơn nơi khác. Ngược lại, muốn giữ được chỗ làm, nhân viên phải làm sao tổng giá trị cảm nhận của công ty về mình luôn dương và cao hơn ứng viên khác.

Nguyên lý này luôn luôn đúng!

Các bạn nghĩ sao về điều này, hãy chia sẻ bài viết và nói nên suy nghĩ của mình nhé.

Xem thêm:

    Đăng bởi: Ngân Trân Thân

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก