Kỹ Năng Phái Mạnh

Có tài nhưng sao lận đận?

kỹ năng, nghề nghiệp, phát triển bản thân, có tài nhưng sao lận đận?

“Tài cao phận thấp chí khí uất” – Anh ơi em có tài mà sao mãi không phất được?

Nếu không tính đến các trường hợp ảo tưởng sức mạnh về năng lực bản thân và luôn tin rằng ta là anh hùng sinh nhầm thời đại thì quả thật trong công sở cũng có khá nhiều trường hợp thật sự có năng lực, thông minh nhưng mãi không thăng tiến được. Sau bao nhiêu đợt bổ nhiệm nhưng kết quả luôn là “tôi chưa nghe tổ chức gọi tên mình…”.

kỹ năng, nghề nghiệp, phát triển bản thân, có tài nhưng sao lận đận?

Vì sao bạn có tài nhưng sự nghiệp mãi vẫn không phất?

Nói thì khá buồn cười nhưng có một sự thật rằng năng lực công tác tuy là yếu tố quan trọng nhưng chưa bao giờ là yếu tố quyết định cho việc thành đạt của sự nghiệp. Nói đến đây nhiều anh chị sẽ nhảy đông đổng lên rằng “đó là ông nói môi trường nhà nước, công ty gia đình chứ tập đoàn tư bổn to to thì đứa nào giỏi là lên sếp nhanh thôi”. Cứ từ từ, bấm like đi rồi đọc tiếp.

“Chức vụ” suy cho cùng đó là sự thừa nhận của đám đông về vai trò của cá nhân trong tổ chức. Vì thế nếu tài năng của anh chị cao ngút trời đi nữa thì nó cũng chỉ gói gọn trong cá nhân của anh. Một phần mềm siêu phàm cũng không thể chạy trong một hệ điều hành không phù hợp. Nói để anh chị hiểu môi trường quan trọng hơn năng lực. Khi tài năng không được thừa nhận thì chắc chắn đã có sự nhầm lẫn trong sự lựa chọn môi trường công việc, lâu dần sẽ bất mãn và tệ hơn sẽ tàn lụi. Không có ai sai cả, chỉ là không phù hợp.

Trên cả cá nhân và môi trường đó là tư tưởng, quan điểm và tư chất mỗi người (cái này rất khó định nghĩa). Trong một hoàn cảnh, có người sẽ buông xuôi nhưng có người sẽ thấy được thời cơ.

Ví dụ như đại dịch COVID-19 khiến cả nền kinh tế khủng hoảng nhưng sẽ có một bộ phận siêu giàu (hợp pháp) sau đại dịch vì họ nắm bắt được thời cơ, quan sát được dòng tiền trên thị trường chứng khoán, bất động sản…

Ông bà ngày xưa dạy “Có chí làm quan, có gan làm giàu” là nói tới cái tư chất này. Chính vì năng lực không quyết định được sự thăng tiến nên người đứng đầu một ngành khoa học thường không phải là người có thành tích khoa học cao nhất (ở tất cả các quốc gia chứ không riêng Việt Nam), để ý xem tôi nói đúng không?

Người có năng lực thì luôn được trọng dụng và không bao giờ chết đói nhưng người có tư chất tốt thì kiểu gì cũng giàu hoặc thăng tiến siêu phàm.

Mới nhìn vào thì chúng mình bảo là do “số phận” nhưng thực ra không hẳn như vậy. Người cần cù phấn đấu cả đời cũng không bằng một khoảnh khắc người có tư chất bắt nhịp được cuộc chơi.

Tôi không có ý xem thường sự kiên trì, cần mẫn nhưng quả thật ở đời những điều vĩ đại luôn bắt đầu bằng khoảnh khắc bất ngờ: Archimedes tìm ra lực đẩy trong khoảnh khắc tắm bồn, Isaac Newton tìm ra định luật lịch sử trong một lần ngắm nhìn cây táo…

Thế nên đi họp lớp [bạn nên đọc: 4 cấp độ trưởng thành qua câu chuyện họp lớp] nhiều anh chị hay thở ra câu “Thằng đó xưa học dốt như bò mà giờ bày đặt làm giảng viên”, “Con kia ngày trước chuyên hỏi bài tao mà giờ bày đặt làm CEO”… đó là vì không hiểu được yếu tố tư chất này. Đừng thắc mắc vì sao họ ngu mà giàu mà hãy thắc mắc vì sao mình (tưởng) giỏi mà vẫn nghèo.

Năng lực có tốt mấy cũng là chuyện của cá nhân. Sếp, cơ quan, phòng, ban, đoàn thể, gia đình, thầy giáo, bạn bè, quý nhân… có tốt mấy cũng chỉ là môi trường. Hai điều này may mắn hòa quyện với nhau thì bạn sẽ thành sếp còn nếu cộng thêm tư chất thì bạn trở thành vĩ nhân.

Nếu chỉ loanh quanh năng lực tốt thì chỉ là câu chuyện của cá nhân. Đó là lý do có tài mà mãi không phất được.

Bố mẹ bạn làm công chức nên nhà bạn chỉ đủ ăn, bù lại mấy chục năm qua gia đình luôn quây quần vui vẻ bên nhau. Bạn kia cả tuổi thơ phải ở với bà vì bố mẹ bận buôn hàng chuyến, bươn chải ngược xuôi, đối nội – đối ngoại nên giờ đây điều kiện gia đình họ tốt hơn bạn.

Công ty là của gia đình họ, sếp công sở là bạn thân của bố mẹ họ thì tất nhiên họ phải được ưu tiên hơn. Năng lực bình thường nhưng môi trường tốt (bố làm sếp tổng hoặc bác ruột là chủ tịch công ty) thì ắt hẳn sẽ thăng tiến nhanh vì môi trường lúc này bù đắp cho năng lực. Đời luôn công bằng, chỉ là bạn có dám nhìn rộng ra hay không?

Nếu chỉ làm chuyên môn và mong ước cuộc sống an nhàn thì môi trường nào cũng được, còn nếu muốn bứt phá thì bắt buộc phải lựa chọn môi trường phù hợp và muốn bứt tốc lên hàng đầu thì phải tìm ra tư chất của mình.

Kỳ thủ cờ vua không đánh bi-a bằng thằng chuyên sắp kèo đánh độ 3 băng trong xóm, vô địch quyền anh thế giới không thể đánh cầu lông bằng một người đạt giải cấp phường.

Hiểu chính mình một chút thì thành công một chút, hiểu nhiều thì thành công nhiều, thấu hiểu hoàn toàn thì thành công hoàn toàn.

Câu chuyện liên quan: Vì sao nhiều người giỏi nhưng vẫn nghèo?


MENBACK.COM

Đăng bởi: Nụ Cười Của Nắng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก