Hội An Quảng Nam

Đèn lồng Hội An – Sắc màu đặc trưng của văn hóa phố Hội

Đèn lồng Hội An là hình ảnh quen thuộc mà bất kỳ ai cũng có thể bắt gặp khi du lịch đến đây. Ngoài việc được dùng để trang trí, đèn lồng còn có nhiều ý nghĩa với người dân xứ Quảng.

  1. 1. Đèn lồng Hội An – màu sắc lung linh, huyền ảo của phố Hội
    1. 1.1. Ý nghĩa của lồng đèn Hội An 
    2. 1.2. Địa điểm check-in với đèn lồng đẹp nhất tại Hội An 
  2. 2. Khám phá nghề làm đèn lồng truyền thống tại Hội An 
  3. 3. Tham gia lễ hội đèn lồng độc đáo, thú vị tại phố cổ Hội An 

điểm du lịch hội an, đèn lồng hội an – sắc màu đặc trưng của văn hóa phố hội

Những chiếc đèn lồng Hội An lung linh sắc màu thường xuất hiện nhiều trong bức ảnh check-in của du khách khi đến với thành phố này. Đây không chỉ là biểu tượng cho nét đẹp của phố Hội mà còn là sản phẩm văn hóa truyền thống lâu đời nơi đây. Du lịch Hội An đừng quên khám phá ý nghĩa đằng sau những chiếc đèn lồng tuyệt đẹp bạn nhé!

1. Đèn lồng Hội An – màu sắc lung linh, huyền ảo của phố Hội

Phố đèn lồng Hội An ở đâu? Những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu chính là biểu tượng đặc trưng của phố Hội, vì vậy trên nhiều tuyến bố tại đây, hình ảnh đèn lồng trở nên rất quen thuộc với nhiều du khách. Vậy nên nếu có dịp đến với thương cảng Hoài Phố xưa thì bạn nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội check-in tại phố đèn lồng Hội An.

1.1. Ý nghĩa của lồng đèn Hội An 

Không riêng tại Hội An, đèn lồng là sản phẩm của các làng nghề truyền thống được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Tại các nhà hàng, các dịp lễ hội hay cả trong nhiều gia đình thì đèn lồng là vật trang trí rất quen thuộc, đặc biệt vào ngày Tết cổ truyền hay dịp tết Trung thu.

điểm du lịch hội an, đèn lồng hội an – sắc màu đặc trưng của văn hóa phố hội

Ý nghĩa đèn lồng Hội An được thể hiện là sự tỏa sáng. Người dân xứ Quảng coi ánh đèn như là biểu tượng của con người. Vì vậy, khi cúng dâng đèn ở điện thờ cũng có nghĩa là đặt mình dưới sự bảo vệ của các thần linh vô hình. Ngoài ra, đèn lồng còn có ý nghĩa qua màu sắc, ví dụ như đèn lồng màu đỏ biểu tượng cho sự may mắn, sung túc.

Đèn lồng Hội An rất đa dạng, được tạo hình theo nhiều mẫu mã khác nhau. Trên mỗi chiếc đèn lồng, những màu sắc, hoa văn cũng được làm tỉ mỉ.

1.2. Địa điểm check-in với đèn lồng đẹp nhất tại Hội An 

  • Phố cổ Hội An: Đèn lồng phố cổ Hội An rất quen thuộc với nhiều du khách. Đặc biệt, vào khoảng ngày 14 âm lịch hằng tháng, từ 18h đến 22h, những con phố ở đây luôn rực rỡ sắc màu với nhiều ánh sáng lung linh từ những chiếc đèn lồng. Đây sẽ là không gian “sống ảo” cực chất bạn không thể bỏ lỡ. 

điểm du lịch hội an, đèn lồng hội an – sắc màu đặc trưng của văn hóa phố hội

  • Các chùa tại Hội An: Tại các ngôi chùa Hội An nổi tiếng như: chùa Cầu, chùa Bà Mụ, chùa Ông…, những chiếc đèn lồng cũng được trang trí rất đẹp. Ngoài việc check-in, du khách đến đây còn có cơ hội tìm hiểu thêm về kiến trúc, lịch sử của các ngôi chùa cổ kính.

điểm du lịch hội an, đèn lồng hội an – sắc màu đặc trưng của văn hóa phố hội

  • Đèn lồng tại Vinpearl Nam Hội An: Tại các điểm du lịch của Vinpearl, đèn lồng cũng là vật dụng trang trí hết sức phổ biến, đặc biệt là tại các khu vui chơi. Vì vậy, du khách có thể lựa chọn khám phá VinWonders Nam Hội An để vừa thỏa sức trải nghiệm, vừa có cơ hội chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng lung linh. 

điểm du lịch hội an, đèn lồng hội an – sắc màu đặc trưng của văn hóa phố hội

2. Khám phá nghề làm đèn lồng truyền thống tại Hội An 

Để làm nên được chiếc đèn lồng Hội An đẹp, bắt mắt, người nghệ nhân phải có kinh nghiệm, làm việc công phu và tỉ mỉ. Công đoạn lựa chọn nguyên liệu cũng rất khắt khe.

Cụ thể:

  • Tre làm đèn lồng được chọn là loại tre già, còn tươi, đảm bảo tránh mối mọt. Sau khi chọn lọc xong, người thợ tiến hành nấu tre và ngâm trong 10 ngày với nước muối. Tiếp đến, tre được phơi khô và vát mỏng theo từng loại lồng đèn. 
  • Vải bọc phía bên ngoài những chiếc lồng đèn Hội An là vải lụa tơ tằm hoặc vải xoa. Màu sắc của vải sẽ quyết định đến ánh sáng của đèn, vì vậy người nghệ nhân sẽ có những chọn lọc kỹ lưỡng. 

điểm du lịch hội an, đèn lồng hội an – sắc màu đặc trưng của văn hóa phố hội

Quy trình tạo nên một chiếc đèn lồng Hội An gồm 3 bước chính như sau:

  • Bước 1: Sử dụng nan tre để định hình khung và được kết nối bằng những sợi dây dù.
  • Bước 2: Cắt vải theo kích thước của đèn, sau đó bôi keo và dán quanh khung. Dùng kéo để cắt tỉa những phần thừa.
  • Bước 3: Vẽ trang trí lên chiếc đèn lồng Hội An. 

điểm du lịch hội an, đèn lồng hội an – sắc màu đặc trưng của văn hóa phố hội

3. Tham gia lễ hội đèn lồng độc đáo, thú vị tại phố cổ Hội An 

Lễ hội đèn lồng Hội An thường được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng hoặc trong các dịp lễ Tết đặc biệt. Trong dịp lễ này, các phương tiện giao thông ra vào phố cổ đều ngừng lưu thông, các hàng quán tắt điện và treo những chiếc đèn lồng rực rỡ màu sắc. Khung cảnh lung linh này chắc chắn sẽ hấp dẫn khách du lịch ngay từ lần đầu đặt chân tới.

điểm du lịch hội an, đèn lồng hội an – sắc màu đặc trưng của văn hóa phố hội

Trong mùa lễ hội ở Hội An, bạn cũng có thể tham gia vào nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như: thả đèn hoa đăng trên sông Hoài Hội An hay thưởng thức nhiều món ăn đặc sản Hội An như: mì Quảng, cơm gà, bánh canh, bánh ướt…

Bên cạnh việc tìm hiểu về các điểm đến, du khách cũng nên quan tâm đến những khách sạn Hội An tọa lạc ở vị trí đắc địa. Điều này vừa thuận tiện cho việc kết nối các địa điểm du lịch hấp dẫn, vừa giúp bạn thỏa sức khám phá các văn hóa truyền thống đặc sắc ở phố Hội.

điểm du lịch hội an, đèn lồng hội an – sắc màu đặc trưng của văn hóa phố hội

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

  • Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
  • Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
  • Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

Đăng bởi: Tiến Đạt Lê

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก