Kỹ Năng Phái Mạnh

Đi làm phải về thật trễ thì mới thành công?

“Hết giờ làm rồi mà tại sao chưa thấy ai đứng dậy?”

Gần đây lại trồi lên trend nhiều anh chị nhà giàu lên mạng trăn trở phát biểu cổ vũ tinh thần làm việc của các cháu teen teen kiểu “Nhân viên đi làm mà 7 giờ tối đã rời văn phòng là sớm quá”, “Hãy cống hiến ở văn phòng nhiều hơn 8 tiếng 1 ngày”… nghe qua thì rất là khai phóng, văn minh và đầy trách nhiệm nhưng thật sự đây chỉ là tư duy của loại chủ nô thời hiện đại mà thôi.

nghề nghiệp, đi làm phải về thật trễ thì mới thành công?

1./ Thứ nhất, trừ trường hợp đặc biệt như lực lượng vũ trang, y bác sĩ, các lực lượng tác chiến khác hoặc các dự án lớn cần gấp rút hoàn thành thì trong điều kiện bình thường chúng ta được trả lương để làm công việc theo trách nhiệm của mình và mỗi người đều có khối lượng công việc phù hợp với mức lương tương ứng.

Một ngày thường mỗi người sẽ có 8 tiếng để giải quyết phần việc được giao. Nếu việc không xong thì có 2 khả năng, một là việc giao quá nhiều, hai là nhân viên quá kém không thể hoàn thành. Ok chưa?

Nếu nhân viên quá kém thì giảm lương và giao phần việc còn lại cho người có năng lực hơn thực hiện (người làm việc nhiều hơn phải được ưu đãi hơn) hoặc xem lại mình có giao việc đúng sở trường và năng lực của nhân viên hay chưa?

Còn nếu nhân viên có năng lực mà việc vẫn không xong thì thằng tham và ác lại là thằng chủ doanh nghiệp. Nói thế cho nhanh.

2./ Thứ hai, việc bắt nhân viên (hoặc nhẹ nhàng hơn là khuyến khích) làm thêm giờ dù rằng em đã hoàn thành công việc trong ngày mà không có đãi ngộ kèm theo thì em nên hiểu rằng em đang làm việc cho một ông chủ chứ không phải một lãnh đạo. Mà ông chủ thì chỉ biết tạo ra đàn em, còn lãnh đạo thì tạo ra nhiều lãnh đạo khác.

Môi trường thăng tiến của em gần như bằng 0 nên cấp trên của em có tư duy bóc lột trong từng việc nhỏ như thế. Em nên nhớ rằng việc rời văn phòng trễ và dậy sớm gần như không có mối liên hệ nào với “thành công”, nếu có thì cũng chỉ trùng hợp, mà thôi.

nghề nghiệp, đi làm phải về thật trễ thì mới thành công?

3./ Thứ ba, một tổ chức tốt là một tổ chức vận hành theo kế hoạch và lộ trình đã thống nhất đặt ra chứ không phải làm theo ý chí ngẫu hứng của bất cứ ai, dù đó là người đứng đầu.

Ví dụ như deadline báo cáo vào ngày thứ Hai thì không lý do gì bắt em phải có trách nhiệm hoàn thành vào sáng thứ Sáu chỉ vì “cuối tuần anh bận đi Vũng Tàu sợ xem không kịp” (tất nhiên trừ trường hợp đột xuất, nghiêm trọng – mà đã là đột xuất thì không thể nào lại đều đặn mỗi tuần).

4./ Thứ tư, nhân viên làm việc về trễ chưa chắc là nhân viên giỏi, đơn giản chỉ vì cùng một khối lượng công việc như thế nhưng đồng nghiệp đã xử lý xong trong phút mốt nhưng vì em ngu hơn nên cày mãi đến tận khuya mới cơ bản hoàn thành.

Vì thế khen những người tắt điện văn phòng đôi khi lại không công bằng với những người làm việc thông minh, sáng kiến chỉ vì giờ này họ đang đang bia hơi chém gió hoặc chơi đá bóng với bạn bè.

Con người hay máy móc thì cũng cần nghỉ ngơi để hồi phục sức lao động, nhìn xa hơn là để vũ trụ làm mới tâm hồn. Mỗi tuần có cuối tuần để qua tuần mới, mỗi mùa có tứ mộ để giao mùa, mỗi năm có giao thừa để qua năm mới, cái gì cũng cần có nhịp nghỉ ngơi.

Đàn bà những ngày có kinh là những ngày cần nghỉ ngơi, mắc gì lắp băng vệ sinh loại xịn vào để được vận động mạnh, nhảy nhót, leo núi?

Đàn ông cũng có những ngày testosterone biến động, gây những triệu chứng tâm lý cáu kỉnh, nóng nảy… thì nên thư giãn nhẹ nhàng chứ mắc gì nhất định cứ phải nghiến răng nghiến lợi gồng gánh giang sơn?

Vì thế hãy làm tốt việc của mình trọn trong khung giờ công sở. Nếu việc quá nhiều, hãy xin điều chỉnh. Nếu việc quá ít hãy xin được giao việc thêm để thể hiện bản thân, năng lực của mình.

Cùng một thời gian mà đi được quãng đường dài hơn mới giỏi chứ xin thêm 4 tiếng cuối ngày chỉ để thể hiện ta đây cần cù, mẫn cán thì chỉ chứng mình anh chị là loại không có bạn bè, người thân. Các em gái yêu phải loại này thì cẩn thận vì không điên thì cũng nghèo.

Đeo đuổi một dự án lớn, một deadline quan trọng thì chúng ta hoàn toàn có thể làm việc thâu đêm, đó là điều cần thiết. Nhưng nên nhớ rằng chúng ta không thể quá sức như vậy, cũng giống như một cái xe không thể bền nếu cả ngày chạy với tốc độ tối đa.

Khi hấp hối người ta chỉ tiếc là không dành thời gian cho những người thương yêu chứ ít ai tiếc là chưa hoàn thành báo cáo. Xong việc nhỏ thì nghỉ ngơi ngắn, xong việc lớn thì nghỉ ngơi dài. Như thế mới đủ thời gian làm mọi thứ mình muốn trong cuộc đời hữu hạn này.

Đăng bởi: Nguyễn Nghĩa

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก