An Giang Châu Đốc Chùa

Đi lễ chùa Bà Châu Đốc LINH NGHIỆM ” cầu được ước thấy”

Tọa lạc dưới chân núi Sam ở An Giang, chùa Bà Châu Đốc rất linh thiêng, mọi người đến đây “cầu được ước thấy” nên du khách thập phương đổ về chùa xin tài lộc, bình an ngày càng nhiều. Hôm nay, chúng mình sẽ bật mí để giúp bạn có một chuyến hành hương thật trọn vẹn.

1. Giới thiệu về chùa Bà Châu Đốc

Chùa Bà Châu Đốc Núi Sam hay Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam là một địa danh nổi tiếng bởi sự linh thiêng cũng như vị thế phong thủy “tiền tam giang, hậu nhất sơn) huyền bí với nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại qua nhiều thập kỷ nay. Ngôi chùa miền Tây này là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và là nơi hành hương quen thuộc được nhiều người ghé thăm để xin tài lộc, bình an.

khám phá, trải nghiệm, đi lễ chùa bà châu đốc linh nghiệm ” cầu được ước thấy”

Chùa Bà Châu Đốc ở An Giang là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

1.1. Chùa Bà Châu Đốc ở đâu?

Chùa Bà Châu Đốc tọa lạc ở chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nơi đây nổi tiếng khắp gần xa bởi sự linh thiêng, cầu được ước thấy. Ngôi chùa không chỉ là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người dân tỉnh An Giang mà còn là di tích tâm linh nổi tiếng. Hàng năm, chùa Bà Châu Đốc thu hút hàng triệu lượt khách du lịch cả trong và ngoài nước đến đây để hành hương và tham quan.

1.2. Lịch sử & Sự tích chùa Bà Châu Đốc

Việc thờ cúng Bà Chúa Xứ được xem như một trong các tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Sở dĩ ngôi chùa này nổi tiếng như vậy chính là từ chuyện cũ tích xưa lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Cụ thể, vào năm 1820 -1825, khi quân Xiêm đem quân sang xâm lược nước ra, đời sống nhân dân lâm cảnh lầm than khổ cực, người dân vô tội phải trốn chạy đi tìm nơi lánh nạn. Trong một lần quân địch đuổi đến núi Sam thì gặp một pho tượng Bà và muốn mang bức tượng này xuống núi đem về xứ chúng. Họ dùng gậy và buộc dây quanh tượng để khiêng xuống. Nhưng kỳ lạ thay, chỉ mới khiêng được một đoạn đường ngắn thì tượng Bà bỗng dưng ngày càng nặng dần, khiến quân địch không thể nào di chuyển được nữa. Thấy thế, quân Xiêm liền nổi giận đùng đùng, đập phá cốt tượng làm cho một phần của cánh tay trái tượng Bà bị gãy. Và quân địch đã phải trả giá, liền bị Bà trừng phạt khiến chúng hoảng sợ bỏ chạy.

khám phá, trải nghiệm, đi lễ chùa bà châu đốc linh nghiệm ” cầu được ước thấy”

Tượng Bà Chúa xứ Núi Sam lúc nào cũng được chăm chút chu đáo, đẹp đẽ

Về sau khi cuộc sống trở lại bình yên, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống để thờ cúng. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên trai tráng định khiêng tượng Bà nhưng không thể nào nhấc lên được.

Sau đó, theo lời dạy của Bà qua miệng “cô Đồng” cho biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Trong quá trình rước tượng Bà đến chỗ lập miếu thờ Bà ngày nay thì bỗng nhiên tượng Bà nặng trĩu không cách nào di chuyển tiếp được. Thấy vậy, các bậc trưởng bối trong làng cho rằng Bà chọn nơi đây để an vị nên quyết định đặt tượng Bà xuống tựa lưng vào núi và lập miếu tôn thờ. Từ đó, Bà phù hộ cho người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thoát khỏi dịch bệnh. Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam từ đó đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin của người dân địa phương cũng như du khách khi đến Châu Đốc, An Giang.

1.3. Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa Bà Châu Đốc

Chùa Bà Châu Đốc núi Sam còn ấn tượng bởi sự độc đáo và đẹp mắt bên cạnh sự linh thiêng có tiếng của ngôi chùa này.

Trước đây, chùa Bà Châu Đốc chỉ được xây dựng đơn sơ bảng tre lá, tựa lưng vào núi, mặt chính diện hướng ra đồng ruộng. Đến năm 1870, dân làng đã góp công góp sức xây dựng lại ngôi chùa, sử dụng loại gạch hồ ô dước.

Đến năm 1972 – 1976, hai kiến trúc sư là Nguyễn Bá Lăng và Huỳnh Kim Mảng đã tiến hành một cuộc tái thiết lớn cho chùa Bà Châu Đốc để ngôi chùa có hình dáng như ngày nay.

Lúc bấy giờ, ngôi chùa có kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp 3 tầng lầu được lợp ngói đại ống màu xanh ngọc bính rất đẹp, góc mái cao vút như mũi thuyền đang lướt sóng.

khám phá, trải nghiệm, đi lễ chùa bà châu đốc linh nghiệm ” cầu được ước thấy”

Chùa Bà Châu Đốc vào buổi tối dưới ánh đèn lung linh, rực rõ

Ngoài ra, độ tinh tế của kiến trúc ngôi chùa còn được thể hiện qua các cánh cửa được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo cùng với nhiều liễn đối, hoành phi rực rỡ, vàng son. Đáng chú ý, bức tường phía sau tượng bà, 4 cây cột cổ ở lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như ban đầu.

Tượng Bà được đặt ở giữa chính điện, xung quanh có bàn thời Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Tất cả kết hợp với nhau tạo nên một tổ hợp trọn vẹn sắc màu văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ cho chùa Bà Châu Đốc Núi Sam.

2. Kinh nghiệm khi đi lễ chùa Bà Châu Đốc

2.1. Giờ mở cửa của chùa Bà Châu Đốc

Chùa Bà Châu Đốc là nơi rất linh thiêng, mọi người đến đây cầu được ước thấy nên du khách thập phương đổ về đây ngày càng đông. Chùa Bà Châu Đốc An Giang luôn mở cửa 24/24 chào đón người dân khắp nơi về để cầu mong.

Thời điểm đi chùa cũng rất đa dạng, tùy sự sắp xếp và thời gian của từng người. Tuy nhiên, chùa Bà Châu Đốc thường đông nhất vào thời điểm đầu năm. Bởi người Việt Nam có truyền thống đi lễ chùa đầu năm để cầu may mắn, tài lộc cho cả năm. Nếu bạn không thích cảnh không khí đông đúc, náo nhiệt thì nên tránh đi vào thời điểm diễn ra lễ hội hoặc những ngày cuối tuần, dịp lễ Tết… Nếu có thể, bạn nên đến vào những ngày đầu tuần hoặc giữa tuần. Sau khi cúng bái xong có thể thưởng ngoạn và ngắm cảnh đẹp xung quanh, tận hưởng cảm giác thanh thản và bình yên.

2.2.  Lễ hội chùa Bà Châu Đốc núi Sam – Sự kiện tâm linh không thể bỏ lỡ

Lễ hội chùa Bà Châu Đốc An Giang hay còn được gọi là lễ Vía Bà, đây là một lễ hội lớn của người dân miền Tây Nam Bộ, được tổ chức hàng năm tại miếu Bà Chúa bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 (Âm lịch) thu hút hàng triệu lượt khách về đây hành hương.

khám phá, trải nghiệm, đi lễ chùa bà châu đốc linh nghiệm ” cầu được ước thấy”

Lễ hội chùa Bà Châu Đốc thu hút hàng triệu lượt khách về đây hành hương.

Đến với lễ hội này, du khách thập phương sẽ được tham dự lễ hội dân gian phong phú để cầu tài cầu lọc. Tuy nhiên, vào những ngày “trẩy hội” đông đúc như này, bạn hãy lựa chọn trang phục giản dị và chú ý tự bảo quản tư trang của mình.

2.3. Lễ chùa Bà Châu Đốc cần những gì, khấn như nào?

Chuẩn bị lễ khi đi chùa

Du khách hành hương đến bất kỳ ngôi chùa linh thiêng nào cũng đều quan tâm đến những nghi lễ hay đồ cúng, chứ không riêng gì khi đến chùa Bà Châu Đốc. Theo đó, việc cúng lễ tại chùa Bà Châu Đốc là thành tâm và tùy vào điều kiện của mỗi người, không có quy định hay bắt buộc nào cả.

Thông thường, người hành hương đến chùa Bà Châu Đốc thường mua heo quay để cúng. Tuy nhiên, heo quay bán trước cổng thường không đảm bảo vệ sinh và giá hơi “chênh”, do đó bạn không nên mua heo quay trước cổng chùa mà có thể chuẩn bị ở nhà rồi mang theo.

khám phá, trải nghiệm, đi lễ chùa bà châu đốc linh nghiệm ” cầu được ước thấy”

Người hành hương đến chùa Bà Châu Đốc thường mua heo quay để cúng

Đơn giản nhất khi đến lễ chùa Bà Châu Đốc bạn có thể chuẩn bị 1 bó hoa tươi, 1 đĩa hoa quả, cau, trầu, nến cốc thắp hương, một đĩa gạo và muối. Ngoài ra, nếu có thời gian chuẩn bị bạn có thể cúng thêm 1 đĩa đồ mặn như gà luộc, khoanh giò, thịt lợn luộc… Với những du khách ở xa có thể mua bánh kẹo để thay thế.

Một mẹo nhỏ cho du khách khi đến chùa Bà Châu Đốc rằng, theo lời kể của người dân địa phương, du khách đến đây thường có thói quen “mượn tiền Bà” (rước lộc) để khai thông đường tài lộc, mong cho sự nghiệp hanh thông.

Văn khấn chùa Bà Châu Đốc chuẩn

Sắm lễ chùa Bà đầy đủ và thắp hương cúng Bà Chúa Xứ thì để được lời khẩu cần được Bà chấp nhận, ban linh bạn nên khấn theo bài văn:

“Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ.

Cúi xin được phù hộ độ trì.

Hương tử con là: Ngụ tại:…. Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

2.4. Một số điều cần tránh khi đi lễ chùa Bà Châu Đốc

Dưới đây là một số kinh nghiệm hành hương chùa Bà Châu Đốc An Giang mà bạn cần lưu ý:

  • Hãy nhớ mang theo các loại giấy tờ cần thiết như CCCD, giấy phép lái xe để nhận phòng khách sạn hoặc thuê xe máy di chuyển.
  • Khi thuê xe, hãy kiểm tra kỹ càng, đổ đầy bình xăng.
  • Việc đặt phòng khách sạn sớm sẽ giúp bạn tránh được tình trạng tăng giá vào mùa cao điểm.
  • Nên mặc trang phục phù hợp khi hành hương tại chùa, không mặc đồ bó sát hoặc váy ngắn, trang phục quá màu mè…
  • Bạn không nên tham gia phóng sinh, bởi các loài chim, cá ở đây được bán với giá rất đắt. Đã có nhiều trường hợp xảy ra tình trạng lời qua tiếng lại giữa người bán và người mua. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là đừng quan tâm đến những dịch vụ này dù cho được chào mời nhiệt tình đến đâu.
  • Khi đến đây hành hương, bạn cần chú ý ví tiền của mình, không nên đem theo quá nhiều tiền mặt hay đồ vật, trang sức có giá trị. Bởi người đến cúng rất đông, dễ xảy ra tình trạng cướp giật hoặc móc ví.
  • Nên hỏi giá trước khi mua bất kỳ món đồ gì ở đây để tránh bị chặt chém giá quá cao.
  • Nên cẩn thận với tình trạng móc túi, cướp giật
  • Không tự ý chạm vào các đồ vật trong chùa khi chưa có sự cho phép của ban quản lý chùa.
  • Không xả rác bừa bãi, không dẫm lên hoa cỏ trong khuôn viên chùa.
  • Nên mang theo nước uống, đồ ăn nhẹ, trái cây để bổ xung năng lượng trong quá trình hành hương tại chùa.

khám phá, trải nghiệm, đi lễ chùa bà châu đốc linh nghiệm ” cầu được ước thấy”

2.5. Ghé thăm núi Sam, An Giang

Nếu đến chùa Bà Châu Đốc An Giang, bạn nên ghé thăm núi Sam ở gần ngay đó. Trong quần thể núi Sam còn có chùa cổ Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều chùa, miếu nằm ở trên núi. Đây đều là những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc. Đặc biệt, bạn nên trải nghiệm di chuyển bằng cáp treo ở núi Sam để ngắm nhìn toàn cảnh An Giang với góc nhìn cực chất.

3. Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Bà Châu Đốc từ TP. Hồ Chí Minh

Khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đến Châu Đốc khoảng 250km, do đó bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển khác nhau. Ước tính thời gian di chuyển khoảng 5-6 tiếng. Kinh nghiệm là bạn nên đi sớm để thoải mái làm lễ tại chùa và ngắm cảnh.

khám phá, trải nghiệm, đi lễ chùa bà châu đốc linh nghiệm ” cầu được ước thấy”

Kinh nghiệm là bạn nên đi sớm để thoải mái làm lễ tại chùa và ngắm cảnh

Nếu muốn ngắm cảnh hai bên đường đi và chủ động sắp xếp lịch trình bạn có thể đi xe máy hoặc ô tô tự lái. Hai lộ trình cơ bản mọi người thường chọn đó là:

  • Lộ trình 1: Xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, bạn đi dọc theo Quốc lộ 62 hướng Bình Hiệp. Tiếp tục đi theo đường biên giới hướng Hồng Ngự đến Tân Châu và qua Châu Đốc.
  • Lộ trình 2: Cũng từ TP. Hồ Chí Minh, thi theo đường Quốc lộ 1A qua cầu Mỹ Thuận rồi vào Quốc lộ 80. Sau đó, bạn đi đến Sa Đéc qua cầu Vàm Cống, đến Long Xuyên. Từ Long Xuyên, bạn cứ đi theo Quốc lộ 90 và đến Châu Đốc.

Ngoài ra, xe khách cũng là phương tiện cho những người muốn nghỉ ngơi, tận hưởng chuyến đi của mình. Theo đó, bạn có thể ra bến xe miền Tây để bắt các chuyến xe đi tới chùa Bà Châu Đốc từ Sài Gòn như: Xe khách Phương Trang, xe khách Huệ Nghĩa, xe khách Kim Mai,…

4. Đặc sản nên không thể bỏ qua khi đi tham quan chùa Bà Châu Đốc

Bún cá Châu Đốc

Đây là món ăn nổi tiếng khắp gần xa bởi hương vị thơm ngon đặc trưng chỉ có ở miền Tây sông nước. Nếu có dịp đặt chân đến An Giang hoặc hành hương đến chùa Bà Châu Đốc thì bạn nhất định phải thử một lần.

khám phá, trải nghiệm, đi lễ chùa bà châu đốc linh nghiệm ” cầu được ước thấy”

Bún cá Châu Đốc nổi tiếng khắp gần xa bởi hương vị thơm ngon đặc trưng mà chỉ ở miền Tây sông nước mới có

Bún cá Châu Đốc được chế biến từ những con cá lóc tươi ngon, chắc thịt, nêm nếm gia vị vừa miệng và xào chung với nghệ để tạo màu vàng ươm đẹp mắt. Hương vị đậm đà của bún cá hòa quyện với vị ngọt từ cá, thoang thoảng mùi thơm của sả, ăn cùng bắp chuối, giá, rau răm, bông điên điển, ngọn rau muống chẻ thì còn gì tuyệt vời hơn.

Lẩu mắm Châu Đốc

Mắm Châu Đốc thì không phải nói nhiều về hương vị thơm ngon đặc trưng bởi nó đã nổi tiếng khắp các tỉnh thành gần xa. Đặc biệt, mắm ở đây được chế biến thành món lẩu mắm đặc sản mà bất cứ ai đến An Giang cũng đều muốn thử một lần.

khám phá, trải nghiệm, đi lễ chùa bà châu đốc linh nghiệm ” cầu được ước thấy”

Lẩu mắm Châu Đốc là một món đặc sản mà bất cứ au khi đến An Giang cũng muốn thử qua

Các loại cá của món lẩu này như cá kèo, cá basa, cá hú,… và thịt ba chỉ, tôm, chả cá, chả mực và một số loại rau đặc trưng của miền Tây như bông điên điển, bông súng,… ăn kèm cùng nước lẩu đảm bảo chỉ ăn một lần bạn sẽ không thể nào quên.

Bò bảy món núi Sam

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những món bò ở khắp mọi nơi, nhưng điều đặc biệt làm nên thương hiệu bò bảy món núi Sam đó chính là thịt bò được lấy từ những con bò ở vùng Bảy núi. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được từng miếng thịt bò săn chắc, ngọt thịt mà vẫn mềm thơm không nơi nào có thể sánh kịp.

khám phá, trải nghiệm, đi lễ chùa bà châu đốc linh nghiệm ” cầu được ước thấy”

Hương vị thơm ngon của món bò bảy món núi Sam chắc chắn sẽ không khiến bạn phải cảm thấy hối tiếc

5. Khách sạn gần chùa Bà Châu Đốc

Để tiện đi lại và có thể dễ dàng tham quan, khám phá các danh lam thắng cảnh đẹp gần chùa Bà Châu Đốc, bạn có thể lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ trong khu vực Núi Sam hoặc thành phố Châu Đốc. Dưới đây là những khách sạn gần chùa Bà Châu Đốc bạn có thể tham khảo:

Khách sạn Giá tham khảo Địa chỉ
Khách sạn Châu Phố Giá một đêm từ 1.000.000 VND 88 Trưng Nữ Vương, phường Châu Phú B, Châu Đốc, tỉnh An Giang
Khách sạn Victoria Núi Sam Lodge Giá một đêm từ 1.600.000 VND Vĩnh Đông 1, phường Núi Sam, Châu Đốc, tỉnh An Giang
Khách sạn Victoria Châu Đốc Giá một đêm từ 2.000.000 VND Số 1 Lê Lợi, Châu Đốc, tỉnh An Giang
Khách sạn Hoàng Đức Giá một đêm từ 500.000 VND Tân Lộ Kiều Lương, Châu Phú A, Châu Đốc, tỉnh An Giang

Hy vọng những chia sẻ thú vị ở trên của chúng mình đã giúp bạn có những thông tin và kinh nghiệm du lịch chùa Bà Châu Đốc An Giang. Vậy bạn còn đắn đo gì mà không xách vali lên và làm ngay một chuyến “vi vu” về An Giang cùng gia đình và bạn bè nhỉ?

Đăng bởi: Bình Út

YOLO! Khám phá các huyện ở An Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก