Hội An Quảng Nam

Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Nhà thờ tộc Trần được cho là cổ nhất trong các nhà thờ tộc ở Hội An.

Đến với Hội An, bên cạnh những di tích đã nổi tiếng như Chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, hội quán Phúc Kiến, du khách còn có dịp ngược dòng tìm về không gian thờ tự của những người Hội An xưa. Trong đó không thể không kể đến nhà thờ tộc Trần, được cho là tiêu biểu nhất cho các loại hình nhà thờ tộc hiện nay ở Hội An. Mặc dù ở trong phố nhưng nhà thờ tộc Trần lại được xây dựng theo kiến trúc nhà vườn, đó cũng là điều tạo nên sự hấp dẫn, đặc sắc cho nơi này.

Nếu bạn yêu thích những điều cổ xưa, tìm hiểu về phong tục tập quán, lối sống của người Hội An xưa, thì hãy dành chút ít thời gian quý báu của mình để ghé qua nhà thờ tộc Trần Hội An một lần. Để thấy rằng, nó cũng có nhiều điều thú vị, đáng tìm hiểu chứ không hề nhàm chán như bạn vẫn nghĩ.

MỤC LỤC

Giới thiệu về nhà thờ tộc Trần – nhà thờ tộc cổ nhất Hội An

Nhà thờ tộc Trần Hội An ở đâu?

Nhà thờ tộc Trần Hội An hiện đang tọa lạc ở số 21 Lê Lợi, P. Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam.

Khám phá cung đường dẫn đến nhà thờ tộc Trần

nhà thờ tộc Trần nằm ngay trong khu vực phố cổ nên việc đến đây cũng không quá khó khăn. Các bạn chỉ cần di chuyển từ Đà Nẵng vào Hội An, sau khi gửi xe ở ngoài cổng phố đi bộ thì dẫn bộ vào trong. Đi thẳng một đoạn bạn sẽ tới với một di tích, được xem là biểu tượng của phố cổ Hội An, đó chính là Chùa Cầu.

Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Đường đi đến nhà thờ tộc Trần ở đường Lê Lợi.

Đi qua Chùa Cầu, bạn sẽ tới với đường Trần Phú, đi tiếp đó một đoạn không xa nữa, bạn sẽ thấy đường Lê Lợi cắt ngang qua. Để đi đến nhà thờ tộc Trần, các bạn chỉ cần rẽ trái, đi thêm một đoạn ngắn nữa sẽ thấy. Về phương tiện đi lại, chỉ trừ những thời gian cấm đi xe máy vào phố đi bộ, bạn hoàn toàn có thể đi bằng xe máy. Bạn chỉ cần đến cổng vào của phố cổ, nếu thấy có một bảng hiệu chắn ngang thì không được chạy xe vào

>>> BẠN CẦN PHẢI BIẾT: Giờ cấm xe vào phố cổ Hội An

Với những bạn khởi hành từ thành phố du lịch Đà Nẵng, đó sẽ là một trải nghiệm mới mẻ, dành riêng cho những bạn thích đi phượt. Với khoảng cách chỉ 30km, rất lý tưởng để các bạn thuê một con xe máy và vi vu trên tuyến đường biển Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa, Lạc Long Quân.

Nhà thờ tộc Trần Hội mấy giờ mở cửa cho khách vào tham quan?

Hiện nay, nhà thờ tộc Trần Hội An là 1 trong 20 điểm tham quan tại phố cổ, du khách có thể lựa chọn các điểm đến mà mình yêu thích nhất. Không chỉ nhờ thờ tộc Trần mà tất cả các di tích khác, đều mở cửa mỗi ngày, từ thứ 2 cho đến chủ nhật. Thời gian mở cửa đón khách là từ 7h00-21h00.

Mua vé tham quan nhà thờ tộc Trần Hội An ở đâu?

Hiện nay Hội An không bán vé lẻ đi nhà thờ tộc Trần, mà bán theo combo. Nghĩa là, bạn sẽ phải mua vé vào tham quan phố cổ, mỗi vé đi được tổng cộng 4 địa điểm mà bạn lựa chọn. Giá vé tham quan Hội An được quy định là 80k/ khách Việt và 150k/ khách nước ngoài. Điều này là không bắt buộc, nếu bạn không có nhu cầu tham quan các di tích. Tuy nhiên, nếu đã có mặt ở phố cổ thì cũng nên mua vé, bởi nó là điều ý nghĩa để bạn góp một phần vào việc tu bổ, sửa chữa phố cổ.

Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Muốn vào tham quan tộc Trần bắt buộc phải mua vé.

Để tiện nhất, bạn nên đặt tour Hội An 1 ngày, trong suốt quá trình tham quan sẽ có hướng dẫn viên thuyết minh tỉ mỉ về những điểm đến mà bạn sẽ đi qua. Đặc biệt, giá đi tour cũng cực kỳ rẻ, chỉ tầm 300k, bạn có thể tham khảo sơ qua về lịch trình cụ thể dưới đây trước khi đặt tour.

Lịch sử của nhà thờ tộc Trần Hội An

Để nói về hệ thống các kiến trúc cổ ở Hội An, thì các nhà thờ tộc cũng chiếm một phần không nhỏ. Bên cạnh những nhà thờ tộc như tộc Trương, tộc Lưu, tộc Đinh, tộc Nguyễn… Việc xây dựng những nhà thờ tộc như thế này với mục đích chính là để các con cháu có thể tưởng nhớ về tổ tiên của mình.

Nhà thờ tộc Trần Hội An, được xây dựng vào năm 1802, tức là cách đây hơn 200, bởi vị quan Trần Tứ Nhạc, trong thời điểm trước khi ông được vua Gia Long cửa đi sứ sang Trung Quốc. Với mong muốn rằng, đây sẽ là nơi thờ cúng tổ tiên tộc Trần và mong ước để lại cho con cháu sau này. Ông vốn được biết đến là một vị quan rất chính trực, thông minh, được vua Gia Long rất coi trọng.

Nhà thờ cổ tộc Trần, trải qua hơn 200 thờ tự, vẫn còn giữ được những kiến trúc cổ xưa rất đáng trân trọng. Hiện nay, người đang trông coi nhà thờ chính là ông Trần Thể Quang, cháu đời thứ 13 của tộc Trần.

Đôi nét về nhà thờ tộc Trần Hội An – điểm đến hấp dẫn của phố cổ

Nhờ sở hữu lối kiến trúc nhà vườn độc đáo, nhà thờ tộc Trần nay không chỉ là nơi thờ tự tổ tiên của dòng họ Trần ở Hội An, mà nó còn trở thành điểm tham quan hấp dẫn. Với diện tích lên đến 1500m2, với sức chứa khoảng 100 người, rất nhiều du khách trong và ngoài nước, khi tham quan phố cổ đề rất thích ghé thăm nơi đây.

Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Cổng vào nhà thờ tộc Trần.

Hằng năm, cứ mỗi dịp giỗ tổ, các thành viên của tộc Trần đều tụ họp về đây để tưởng nhớ đến tổ tiên. Không chỉ vậy, nhà thờ cũng là một công trinh mang giá trị nghệ thuật cao, với các họa tiết chạm trổ rất đẹp. Bên cạnh đó, vì được thiết kế theo kiểu nhà vườn, khuôn viên thoáng mát, rộng rãi nên rất thu hút du khách về đây, để trốn cái ồn ào, náo nhiệt của thành phố.

Tham quan nhà thờ tộc Trần Hội An có gì hấp dẫn?

Tìm hiểu nét độc đáo trong kiến trúc của nhà thờ tộc Trần

Nhà thờ tộc Trần Hội An, được xem là tiêu biểu của hệ thống các nhà thờ vẫn còn giữ nguyên vẹn hình thể lối kiến trúc cổ. Thoạt nhìn, có thể thấy nó khá giống các ngôi nhà khác bên trong khu vực phố cổ. Nhưng nếu để ý kỹ, sẽ thấy chúng vẫn có sự khác biệt. Nếu như nhìn trên tổng thể, đa phần các nhà thờ tộc ở Hội An đều có cấu tạo kiểu chữ nhất, không có nhà đông, nhà tây thì riêng nhà thờ tộc Trần lại có kết cấu nhà đông, nhà tây.

Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Các chữ bên trong nhà thờ đều là Hán tự.

Về kiểu dáng, nhà thờ tộc Trần Hội An khá giản dị như nhà ở. Nhà thờ có quy mô không lớn, song nội thất bên trong vẫn đủ 3 gian, 2 nếp nhà, 1 cửa chính và 2 cửa phụ. Ở giữa có gian thờ chính, có tất cả 3 cửa, cửa hai bên dành cho nam, nữ tộc, còn cửa chính giữa dành riêng cho ông bà. Chỉ mở vào những ngày tết, lễ hội hay sự kiện đặc biệt nào đó. Khi đi vào bên trong, ngay ở gian giữa phòng khách và chỗ thờ cúng, có một cái ngạch cửa, như nhắc nhở mọi người đến đây phải cúi đầu để làm lễ.

Tất cả các đồ vật trưng bày bên trong nhà thờ rất sinh động, mang những đường nét hoa văn mang tính thẩm mỹ cao. Mỗi chiếc bàn ghế, hoành phi, khám thờ, liễn đối đều được chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ tựa như một tác phẩm nghệ thuật.

Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Mọi thứ được sắp xếp chỉnh chu, cân đối tạo thẩm mỹ cao.

Phía sau của nhà thờ có một mảnh vườn nho nhỏ, chỉ chừng 20m2, là nơi để “chôn nhau cắt rốn” của các thế hệ người của dòng họ. Mọi thứ đều được sắp xếp một cách hài hòa, tuân theo các quy định nghiêm ngặt về phong thủy.

Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Một góc bên trong nhà thờ

Có thể nói, nhà thờ tộc Trần ở Hội An có sự kết hợp hài hòa giữa 3 nền kiến trúc khác nhau, đó là Nhật – Trung – Viêt. Người Nhật có lối kiến trúc “chồng rường giả thủ” với 5 cột dọc, 3 thanh ngang. 5 cột dọc với ý nghĩa là 5 ngón tay trên một bàn tay, tượng trưng cho ngũ hành gồm Kinh, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Còn 3 thanh ngang, giống như 3 chỉ tay trong lòng bàn tay, tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân. Trong khi đó, nhà thờ cũng có lối thiết kế mái vòm, đây cũng là một kiến trúc cổ của người Hoa, nó giống như con rùa. Mà theo người Hoa, rùa chính là biểu tượng cho sự trường thọ và cua biểu tượng cho sự may mắn.

Chiêm ngưỡng các hiện vật có giá trị của nhà thờ tộc Trần

Hiện nay, dù đã trải qua hơn 200 với rất nhiều biến động lịch sử, thăng trầm nhưng nhà thờ tộc Trần vẫn giữ gần như nguyên vẹn các hiện vật cổ như gia phả, câu đối, hoành phi, đồ thờ, cổ vật,… Nó được trưng bày sau không gian thợ tự.

Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Các hiện vật vẫn còn giá trị văn hóa, lịch sử cho đến tận bây giờ.

Có một số đồ vật quý hiểm, phải được bảo quản trong tủ kính. Mỗi món đồ ở đây đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng. Đặc biệt, những đồng tiền cổ được tìm thấy rất nhiều ở các chum vại chôn dưới đất, số còn lại đem cho con cháu. Những đồng tiền được lưu giữ tại nhà thờ tộc Trần Hội An như hiện nay đều có từ thời vua Minh Mạng, Tự Đức.

Bên cạnh đó, nếu đi tham quan nhà thờ một dạo, bạn sẽ thấy trên bà thờ có rất nhiều hộp gỗ. Theo đó, mỗi hộp gỗ tượng trưng cho một người đã mất. Thường thì bên trong sẽ ghi lại tên tuổi, lịch sử cùng một số di vật cá nhân quan trọng của họ, chứ không có tro cốt.

>>> Phục Kích Nhà Cổ Tấn Ký Hơn 200 Năm Tuổi Nổi Tiếng Hội An

Cảm nhận không gian tươi mát tại nhà thờ tộc Trần

Nhà thờ tộc Trần, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng hay các di tích cổ khác tại Hội An, dường như có một lối kiến trúc khá tương đồng. Nếu dường như các công trình đều được xây dựng bằng chất liệu gỗ đã cũ kỹ, ngói âm dương cũng đã xỉn màu. Nhà thờ tộc Trần cũng vậy, tuy nhiên nó lại nổi bật với không gian vườn xanh mát, thoáng đãng.

Với diện tích khoảng 1.500m2, nhà thờ tộc Trần Hội An hấp dẫn du khách bởi chính ở sự trầm tĩnh, yên lặng. Du khách đến đây, sau khi tham quan bên trong nhà thờ, thường ra khu vườn để hít thở chút không khí trong lành. Có lẽ, khi ấy mỗi phiền muộn, lo toan cũng dần như biến mất.

Đến nhà cổ tộc Trần Hội An ăn gì?

Ẩm thực phố Hội luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng, không chỉ ở những món đặc sản mà còn là thiên đường của đồ ăn vặt. Ăn gì ở Hội An, đáng để thử nhất có lẽ là cao lầu, cơm gà, mỳ quảng, bánh xèo,… đây chính là những món tiêu biểu nhất, là đặc sản của vùng đất xứ Quảng nói chung và Hội An nói riêng.

Đột Nhập Khám Phá Nhà Thờ Tộc Trần Hơn 200 Năm Tuổi Ở Hội An

Mỳ Quảng – đặc sản của Hội An nói riêng và xứ Quảng nói chung.

Còn nếu có nhiều thời gian hơn nữa, mời bạn thưởng thức ti tỉ các món ăn khác như bánh mỳ Phượng, bánh đập hến xào, thịt xiên nướng, bông hồng trắng, chè mè đen, kem ống, ốc hút, nước mot, bún mắm, tàu phó, tam hữu,…

Một số lưu ý khi đi tham quan nhà thờ tộc Trần Hội An

  • Ăn mặc lịch sự, nếu lỡ mặc đồ chưa được kín đáo lắm, bạn nên tránh di chuyển vào khu vực thờ tự, có thể ngắm cảnh ở khuôn viên bên ngoài.
  • Trong quá trình tham quan, tuyệt đối giữ yên lặng, không ăn nói quá to tiếng dễ phạm đến các vị tổ tiên. Đặc biệt, tuyệt đối không sờ vào các hiện vật nếu chưa được cho phép, bạn có thể sờ vào các đồng tiền cổ và mua chúng nếu muốn.
  • Chỉ nên tham quan từ 15-20 và không ở đó quá lâu, vì Hội An còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn khác.

Có thể nói, kiến trúc của nhà thờ tộc Trần Hội An chính là kiểu công trình tiêu biểu cho các nhà thờ ở phố cổ. Dù trải qua hai cuộc sống chiến chống Mỹ – Pháp khốc liệt, cùng nhiều biến cổ lịch sử khác, nhà thờ tộc Trần cho đến bay giờ vẫn giữ được vẻ đẹp thanh tịnh, trang nghiêm. Nếu bạn có dịp ghé thăm Hội An, đừng quên đặt chân đến nơi này một lần, để thấy rằng được những dấu ấn nổi bật về kiến trúc, văn hóa của người Hội An xưa. Đồng thời, qua đó cũng thấy được Hội An đã từng là một cảng thị sầm uất, hưng thịnh như thế nào vào thế kỷ 17.

Đăng bởi: Hắc's Bạch's Trung's

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก