Hội An Quảng Nam

Ghé thăm Hội An – Ngắm phố cổ trầm mặc bên sông Thu Bồn

Hội An – nơi mà cuộc sống cứ bình lặng như thế. Hội An – nơi mà dường như dòng chảy vô tình của thời gian chẳng thể nào vùi lấp đi cái không khí cổ xưa. Những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, những con đường ngập trong sắc đỏ của đèn lồng, những bức hoành phi được chạm trổ tinh vi, tất cả như đưa ta về với một thế giới của vài trăm năm trước. Đó mới chỉ là một phần dung dị ở khu phố cổ Hội An nhưng cũng đã đủ khiến người ta phải đắm say, đi quên lối.

Vị trí Hội An

Khu phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km về phía Nam.

Khu phố cổ Hội An gói gọn trong phường Minh An với diện tích chỉ tầm 2km2 với một địa thế thật đặc biệt theo kiểu bàn cờ mà đặc trưng ở đó là những con đường ngắn và hẹp, chạy uốn lượn, ngang dọc, khiến người ta rẽ lối nào rồi cũng dễ dàng gặp được nhau.

cao lầu hội an, chùa cầu hội an, cơm gà hội an, du lịch, mỳ quảng hội an, vị trí hội an, ghé thăm hội an – ngắm phố cổ trầm mặc bên sông thu bồn

Theo thống kê Hội An có 1360 di tích bao gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu. Mặc cho không gian và thời gian cứ chuyển dời, đô thị cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa nhất. Đó như một nơi chốn mà người ta có thể tìm thấy một quần thể di tích được gìn giữ hầu như nguyên vẹn khiến Hội An trở thành một địa danh độc nhất vô nhị trong biên niên sử thời hiện đại.

Thời điểm thích hợp du lịch Hội An

Khi du lịch Hội An, du khách nên chọn thời điểm khoảng tháng 2 – tháng 4 hàng năm bởi đó là lúc Hội An chiều lòng khách du lịch nhất. Trời ít mưa, không có nắng oi bức như mùa hè, khí hậu dễ chịu, không gian thoáng đãng. Thời điểm này du khách có thể thoải mái đến tham quan những cảnh đẹp ở Hội An hay khám phá những hoạt động, địa điểm mới để cảm nhận trọn vẹn, đầy đủ nhất vẻ đẹp nơi đây
Tới Hội An ngày nay, ta cứ ngỡ như là mình đang quay ngược dòng thời gian, lạc bước trong không khí truyền thống của một thương cảng sầm uất thời nhà Nguyễn. Tới Hội An ngày nay là có thể rời xa mọi cám dỗ của đời thường để sống trọn vẹn trong từng giây phút.

cao lầu hội an, chùa cầu hội an, cơm gà hội an, du lịch, mỳ quảng hội an, vị trí hội an, ghé thăm hội an – ngắm phố cổ trầm mặc bên sông thu bồn

Kiến trúc truyền thống

Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương. Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên, nên ngoài việc bố trí ngôi nhà thành các gian thì phần sân trời của ngôi nhà được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một nét đẹp tổng thể.
Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một. Những điều đó đem lại một cuộc sống tự do thoải mái cho người dân địa phương và sự thích thú cho du khách trong chuyến đi du lịch Hội An.

cao lầu hội an, chùa cầu hội an, cơm gà hội an, du lịch, mỳ quảng hội an, vị trí hội an, ghé thăm hội an – ngắm phố cổ trầm mặc bên sông thu bồn

Những ngôi chùa hàng trăm năm tuổi

Những ngôi chùa được xây dựng từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII là một trong những điểm đến hấp dẫn ở phố cổ Hội An. Đó là Chùa Bà, Chùa Ông, Chùa Chúc Thánh, Chùa Phước Lâm, Chùa Vạn Đức, Chùa Hải Tạng.

Hầu hết những ngôi chùa ở Hội An được xây dựng để thờ cúng các vị tiên hiền, những người có công sáng lập phố, hội và Minh Hương xã. Do đó, người ta thường thấy một kiểu kiến trúc đặc trưng với các tường gạch chịu lửa, các mái ngói âm dương và vị trí đặt bệ thờ ở gian chính giữa.Tất cả những yếu tố đó được thể hiện rõ nét nhất ở Chùa Ông hay còn gọi là Miếu Quan Công, ngôi miếu nằm ở góc đường Trần Phú giao với đường Nguyễn Huệ, nơi được xem là di tích mang đặc trưng cho kiểu kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Hội An.

Miếu Quan Công còn được xem là trung tâm tín ngưỡng của các thương gia Hội An và chính cũng vì lẽ đó, cho tới ngày nay, vào mỗi dịp 13 tháng 1 và 24 tháng 6 âm lịch hàng năm, lễ hội Chùa Ông lại được tổ chức thu hút rất nhiều du khách về tụ họp.

cao lầu hội an, chùa cầu hội an, cơm gà hội an, du lịch, mỳ quảng hội an, vị trí hội an, ghé thăm hội an – ngắm phố cổ trầm mặc bên sông thu bồn

Nhưng điều khiến người ta ấn tượng nhất phải kể tới Chùa Cầu, ngôi chùa nổi danh với kiểu kiến trúc lạ mắt tạo thành một biểu tượng của chùa miếu Hội An. Chùa Cầu còn được gọi là chùa Nhật Bản, được xây dựng theo kiểu Nhật nhưng sau nhiều lần trùng tu, người ta nhận thấy nó ngày càng mang đậm nét văn hóa Việt – Trung.

Chùa Cầu dài khoảng 18m, có mái che, được làm bằng gỗ có sơn son chạm trổ rất công phu, cong cong vắt qua lạch nước chạy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai. Chùa không có tượng Phật mà gian chính có thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ như thể hiện khát vọng về hạnh phúc, niềm vui của con người của những người dân đất cổ Hội An.

Hội quán của người Hoa

Điều mà nhiều người cảm thấy thú vị nhất khi tới Hội An là lòng vòng trên những con đường xuyên suốt cái đô thị cổ này. Lạc bước trên đường Trần Phú, thưởng ngoạn những công trình kiến trúc mang phong cách thời xưa cũ và những ngôi nhà cổ đậm dấu ấn thời gian, nơi mà người ta có thể chiêm ngưỡng tận mắt kiểu kiến trúc đặc trưng của phố cổ Hội An.

Trần Phú cũng là con đường mà ta bắt gặp nhiều Hội quán của người Trung Hoa nhất Ở Hội An.Bắt đầu từ chùa Cầu, nhìn bên tay phải, lần lượt là năm Hội quán hiện lên trong tầm mắt: Hội quán Trung Hoa, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quỳnh Châu tiêu biểu cho năm bộ phận dân cư Hoa kiều lớn ở đây.

Những Hội quán ở Hội An đều được xây dựng uy nghi, lộng lẫy với những kiểu trang trí cầu kỳ, những khung gỗ sơn son thiếp vàng, những bức tượng điêu khắc lạ mắt và nhiều màu sắc. Đó như một nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là một cách mà người Trung Hoa ở Hội An tưởng nhớ về quê hương nguồn cội của mình.

cao lầu hội an, chùa cầu hội an, cơm gà hội an, du lịch, mỳ quảng hội an, vị trí hội an, ghé thăm hội an – ngắm phố cổ trầm mặc bên sông thu bồn

Lễ hội truyền thống

Nổi danh là một thương cảng sầm uất từ thời xa xưa, nơi giao lưu buôn bán của xứ Đàng Trong với các thương nhân đến từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan…vì lẽ đó, Hội An chính là nơi gặp gỡ và giao thoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Ở đó, người ta thấy những tín ngưỡng lâu đời của dân tộc hòa cùng với những nền văn minh du nhập, tạo nên một bản sắc độc đáo, khác biệt nhưng lại mang một phong cách rất bình dị, đời thường.

Không khí lễ hội truyền thống ở Hội An luôn có một nét thu hút riêng. Người ta thích thú được tận mắt chiêm ngưỡng những lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, kỷ niệm các bậc thánh nhân hay các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo.

Đặc biệt vào đêm 14 âm lịch hằng tháng, lễ hội đêm rằm phố cổ được diễn ra trong không gian bàng bạc ánh trăng và lung linh ánh sáng của đèn lồng. Những ngày này, Hội An không có ánh sáng của đèn điện, mà ở bất cứ đâu người ta đều nhìn thấy trăng, trăng làm cho phố cổ đẹp hơn, phảng phất nhiều hơn nữa cái phong vị của ngày xưa cũ khiến bất kỳ ai cũng phải ngập ngừng trong tâm tưởng.

Những ngày này, tới với Hội An, du khách còn được hòa mình vào các trò chơi dân gian, đánh bài chòi, hò khoan, hò giã gạo, thi đấu cờ tường và được nhiều người ưa thích hơn cả là thả hoa đăng. Hoa đăng mang theo những tâm tình, những phiền muộn của con người trôi theo dòng nước chảy.

Lúc này Hội An đẹp hơn bao giờ hết, một Hội An thơ mộng, ẩn ẩn hiện hiện trong bầu không khí kỳ ảo hắt ra từ chiếc đèn lồng nhiều màu sắc rồi dập dìu trong những giọng ca đang văng vẳng vang lên từ những con thuyền dưới bến sông. Tất cả tạo nên một sắc màu thật khác, đầy lãng mạn nhưng cũng đong đầy hoài niệm.

cao lầu hội an, chùa cầu hội an, cơm gà hội an, du lịch, mỳ quảng hội an, vị trí hội an, ghé thăm hội an – ngắm phố cổ trầm mặc bên sông thu bồn

Ẩm thực đặc trưng phố cổ

Đến Hội An là phải thưởng thức cho bằng hết ẩm thực Hội An, đó là tinh hoa, là nghệ thuật của nhiều nền văn hóa trên phố cổ.

Hội An tuy bé lắm nhưng chẳng thiếu chỗ ăn ngon. Có thể là Cơm gà Phố Hội, Cao Lầu Hội An, bánh bao – bánh vạc, bánh bèo Hội An, bánh đập – hến xào, chè bắp, mỳ Quảng, hoành thánh, bánh ướt hay bánh xèo Hội An.

cao lầu hội an, chùa cầu hội an, cơm gà hội an, du lịch, mỳ quảng hội an, vị trí hội an, ghé thăm hội an – ngắm phố cổ trầm mặc bên sông thu bồn
cao lầu hội an, chùa cầu hội an, cơm gà hội an, du lịch, mỳ quảng hội an, vị trí hội an, ghé thăm hội an – ngắm phố cổ trầm mặc bên sông thu bồn

Không chỉ là món ăn ngon, người lữ khách còn rất ấn tượng với phong cách bài trí và phục vụ ở phố cổ Hội An. Những nhà hàng được tô điểm thêm một vài bức tranh xưa, một vài chậu hoa, cây cảnh, một ít đồ mỹ nghệ hay hồ cá và hòn non bộ mang lại một không gian phảng phất phong vị của thiên nhiên, vừa truyền thống vừa hiện đại khiến tâm tình của con người bỗng thư thái bình yên tới lạ.

cao lầu hội an, chùa cầu hội an, cơm gà hội an, du lịch, mỳ quảng hội an, vị trí hội an, ghé thăm hội an – ngắm phố cổ trầm mặc bên sông thu bồn

Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách. Bước đi trên từng con phô nhỏ, bạn như tìm thấy chính mình trong những ngày xưa cũ, những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ trên mảnh đất xa lạ và đầy thân thương này.

Nguồn: Tổng hợp

Đăng bởi: Ngân Thùy

YOLO! Khám phá các huyện ở Quảng Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก