Khám Phá

Làng Cổ đường Lâm – Sắc Màu Bình Yên Chốn Xưa Cũ

khám phá, làng cổ đường lâm – sắc màu bình yên chốn xưa cũ

Sống quen trong những thành phố lớn, làm việc trong những toà nhà chọc trời, hằng ngày đi lại trên con đường tấp nập xe cộ, người ta lại muốn tìm về cho mình một miền quê thanh bình, yên ả, nơi có những mái nhà mộc mạc với giếng nước, sân đình. Và ngay tại ngoại thành Hà Nội, có một khu làng như thế, làng cổ Đường Lâm chính là nơi bạn có thể tìm đến cho bản thân những giây phút thư giãn và yên bình nhất.

Giới thiệu về Làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm nằm ở ngoại thành Hà Nội, là một xã thuộc Sơn Tây, nằm bên bờ phía Nam sông Hồng, cạnh quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh.

Nơi đây không có những kiến trúc cầu kỳ như cung đình Huế, không có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như núi rừng Tây Bắc cũng không có vẻ đẹp thơ mộng đầy lãng mạn của vùng biển miền Trung, nhưng làng cổ Đường Lâm vẫn vô cùng thu hút với vẻ đẹp rất riêng: vẻ mộc mạc, thanh bình chỉ có tại làng quê miền Bắc.

Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm

2.1. Di chuyển bằng xe bus

Để đi từ Hà Nội đến làng cổ Đường Lâm, bạn chỉ cần đến một trong những bến xe: Mỹ Đình, Kim Mã hoặc Hà Đông, bắt tuyến 70, 71 hoặc 77 về bến xe Sơn Tây. Giá vé chỉ 14k/ người/ lượt.

2.2. Di chuyển bằng phương tiện tự túc

Vì làng cổ Đường Lâm nằm ngay trong ngoại thành nên bạn có thể di chuyển từ Hà Nội đến đây bằng ô tô, xe máy hay thậm chí bằng xe đạp. Có hai cung đường cho bạn lựa chọn:

  • Từ Hà Nội đi theo Đại lộ Thăng Long đến ngã ba Hòa Lạc thì rẽ phải, theo đường 21, đi qua Sơn Lộc đến ngã tư giao nhau với đường 32 thì có biển chỉ dẫn vào Làng cổ Đường Lâm.
  • Từ Hà Nội đi về phía Nhổn, theo đường 32 lên đến thị xã Sơn Tây, đến ngã tư giao nhau với đường 21 sẽ có lối rẽ vào cổng làng Đường Lâm ở bên tay trái đường.

Những khu di tích tại làng cổ Đường Lâm

3.1. Cổng làng Mông Phụ

khám phá, làng cổ đường lâm – sắc màu bình yên chốn xưa cũ

Cổng làng Mông Phụ là một trong những cổng làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Đây cũng là chiếc cổng cổ duy nhất còn lại của làng Đường Lâm. Cổng làng được xây dựng vào năm 1553, thời Hậu Lê. Đây là nơi phân cách với cánh đồng quê, cũng là nơi làng dành đón khách, quan kinh lý, những người đăng khoa đỗ đạt, những con dân của làng làm ăn xa quê trở về trong dịp Tết đoàn viên. Cổng làng Mông Cổ có vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày cũng như đời sống tâm linh của người làng Đường Lâm.

3.2. Đình làng Mông Phụ

khám phá, làng cổ đường lâm – sắc màu bình yên chốn xưa cũ

Nét cổ nhất của làng Đường Lâm nằm ở đình làng Mông Phụ. Đình mang đậm dấu ấn kiến trúc Mường – Việt, là minh chứng cho nét tài hoa của người Việt trong nghệ thuật kiến trúc. Đình tọa lạc ở vị trí đầu rồng, nằm hai bên hông đình còn có hai cái giếng cổ được coi như mắt rồng. Sân đình là một “ngã sáu” khổng lồ, xoè ra như những cánh hoa, quy tụ mọi con đường trong làng về trung tâm. Đình làng Mông Phụ cũng được công nhận là di tích cấp quốc gia.

3.3. Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

khám phá, làng cổ đường lâm – sắc màu bình yên chốn xưa cũ

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh nằm cách đình Mông Phụ hơn 100m. Nhà thờ có tuổi đời gần 2 thế kỷ với lối kiến trúc, các nét hoa văn, hoạ tiết mang đậm phong cách thời Nguyễn. Trong nhà thờ vẫn còn lưu giữ một số di vật quý giá như: bia đá, bìa tạc thờ vua Tự Đức và vua Trần Thần Tông. Tại nơi đây, du khách có thể được đắm mình trong không gian lịch sử, chiêm ngưỡng những chiến công huy hoàng,  công trạng to lớn của thám hoa Giang Văn Minh – người đã hy sinh tính mạng và nghĩa lớn để bảo vệ danh dự và độc lập của dân tộc.

3.4. Chùa Mía

khám phá, làng cổ đường lâm – sắc màu bình yên chốn xưa cũ

Chùa Mía là một danh lam nổi tiếng toạ lạc tại làng cổ Đường Lâm. Tượng phật tại chùa không chỉ phong phú về số lượng mà còn đặc sắc về hình dáng sống động, cách phối màu hài hoà. Đến thăm chùa, đi qua khu làng chợ Mía, du khách sẽ bắt gặp cửa Tam Quan. Chùa được làm bằng nhiều loại gỗ quý, nhiều bức được chạm khắc vô cùng công phu và tinh tế. Công trình kiến trúc cùng hệ thống tượng Phật trong Chùa Mía đã được Nhà nước công nhận là một di tích đặc biệt quan trọng.

3.5. Đền thờ Phùng Hưng

khám phá, làng cổ đường lâm – sắc màu bình yên chốn xưa cũ

Đền thờ Phùng Hưng được xây dựng tại rất nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam nhưng đền thờ Phùng Hưng ở làng cổ Đường Lâm vẫn là công trình lớn và mang nhiều giá trị lịch sử, văn hoá nhất. Đền thờ mang lối kiến trúc độc đáo, nhiều hoa văn, hoạ tiết được thiết kế, trạm trổ đầy tinh vi và mang đậm tính nghệ thuật của thế kỷ XIX. Bao quanh đền là vườn cây cổ thụ biểu trưng cho sự trường tồn và vĩnh cửu. Đền Phùng Hưng đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi đến làng cổ Đường Lâm, nhất là vào dịp Tết đến, xuân về, vào ngày giỗ Vua Phùng Hưng – mùng 8 tháng Giêng âm lịch.

3.6. Giếng cổ Đường Lâm

khám phá, làng cổ đường lâm – sắc màu bình yên chốn xưa cũ

Đối với đời sống hằng ngày cũng như đời sống tâm linh của người dân quê, giếng nước luôn mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giếng cổ Đường Lâm đã góp phần tạo nên một không gian văn hóa chung, đóng góp vào tính cộng đồng ở xứ Đoài. Dù cuộc sống ngày càng hiện đại, người dân không còn sử dụng giếng nước nữa nhưng giếng cổ Đường Lâm vẫn mang một nét đặc sắc riêng, đọng lại một cách sâu sắc trong tâm trí của những du khách đã từng đến nơi đây.

3.7. Đền thờ và Lăng Ngô Quyền

khám phá, làng cổ đường lâm – sắc màu bình yên chốn xưa cũ

Đến thăm làng cổ Đường Lâm, du khách không thể không ghé qua Đền thờ và Lăng Ngô Quyền. Nơi đây đã được nhà nước xếp hạng vào di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia, là nơi thờ vị vua lừng danh trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Vua Ngô Quyền. Nơi thờ tự được xây dựng bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh, quay về hướng đông. Hàng năm, cứ vào dịp giỗ vua Ngô Quyền( ngày 14 tháng 8 âm lịch), nhân dân lại tụ họp về đây để tưởng nhớ công lao to lớn của ông.

3.8. Các ngôi nhà cổ

khám phá, làng cổ đường lâm – sắc màu bình yên chốn xưa cũ

Những ngôi nhà cổ tại Đường Lâm đều mang hơi thở mộc mạc, thanh bình chỉ có tại làng quê Việt. Mỗi ngôi nhà lại mang những nét đẹp riêng biệt: Nhà ông Hà Nguyên Huyến gây ấn tượng với màu xanh cây cối và những vại tương nâu trầm xếp đều tăm tắp, nhà ông Nguyễn Văn Hùng đặc biệt cùng lối xây dựng bằng đất đá, bã trấu, bùn, hay nhà cổ chị Dương Lan với kết cấu giàn chống trần mang dấu ấn thời Hậu Lê.

Những món đặc sản tại làng cổ Đường Lâm

4.1. Gà mía

Đến với làng cổ Đường Lâm, du khách không thể bỏ qua món gà mía – đặc sản nổi tiếng nơi đây. Gà ở nơi đây được nuôi thả tại vườn, ăn thức ăn xanh như rau, củ quả, … cùng thóc và các loại khoáng và vitamin nên thịt gà thơm ngọt, dai, đậm, thịt săn chắc, da gà ăn giòn. Gà mía đã từng là món “đặc sản tiến Vua” thời trước.

4.2. Bánh tẻ

Bánh tẻ ở đây mang những nét khác biệt chỉ có tại làng cổ Đường Lâm. Bánh được gói bằng lá dong, có hình dáng thon dài, nhân trải đều. Bánh tẻ Đường Lâm thơm mùi lá dong, không có mùi dầu mỡ và vị hành nên ăn hoài không chán.

4.3. Tương chấm

Đối với người dân làng cổ Đường Lâm, tương chấm là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn gia đình. Để có được tương ngon cũng phải qua nhiều công đoạn cầu kì. Khâu chọn nguyên liệu cũng vô cùng kỹ lưỡng: kén kỹ đỗ xanh, nước ngâm tương phải lấy ở giếng Nghè, gạo nếp phải chọn nếp cái hoa vàng,… Tương Đường Lâm là một thứ quà quê, một nét văn hoá ẩm thực của làng quê Việt mà chúng ta cần giữ gìn.

4.4. Chè lam

Chè lam có ở nhiều nơi khác nhau nhưng chè lam Đường Lâm bao giờ cũng mang một hương vị đặc biệt. Cái tên “chè lam” làm cho người ta tưởng đây là một loại chè, nhưng thực chất đây lại là một loại bánh dân dã có từ lâu đời. Nguyên liệu làm bánh vô cùng đơn giản và mộc mạc: đường mật, gừng tươi, bột gạo nếp rang, mạch nha, lạc rang. Một miếng chè lam ngon phải có độ dẻo vừa phải, vị ngọt thanh, vừa có hương cay và thơm nồng của gừng vừa có vị béo ngậy của lạc rang.

4.5. Kẹo dồi

Kẹo dồi là một thức quà quê vô cùng quen thuộc. Kẹo dồi Đường Lâm ngậy vị, bùi và thơm. Du khách có thể mua về làm quà cho người thân khi tới tham quan làng cổ Đường Lâm.

Đăng bởi: Bí Ẩn Người

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก