Khám Phá Trải Nghiệm

Di tích Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.   Đường Lâm là một địa danh cổ thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Xã Đường Lâm hiện nay gồm có chín làng là: Mông Phụ, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Đông Sàng, Hà Tân, Hưng Thịnh, Phụ Khang và Văn Miếu. Vì thế, làng cổ ở Đường Lâm là tên gọi chung của di tích. Trong đó, trọng tâm của làng cổ ở Đường Lâm được định vị là làng Mông Phụ, còn các làng Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm chọn lựa nhà cổ tiêu biểu cùng với các di tích của làng, cảnh quan đặc trưng để khoanh vùng bảo vệ nhằm tạo ra không gian bổ trợ cho làng cổ (Sau đây gọi chung làng cổ trọng điểm ở Đường Lâm là làng Mông Phụ và các làng cổ phụ cận như Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm là làng cổ ở Đường Lâm).
 

du lịch gần hà nội, làng cổ đường lâm, làng quê việt nam, di tích làng cổ đường lâm
Những ngôi nhà xây bằng gạch ngói Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Hà NộiTrong tâm thức của nhiều người, nói đến Đường Lâm người ta thường liên tưởng địa danh “Kẻ Mía”,”Một ấp hai vua”. Địa danh này xuất hiện khá sớm trong các thư tịch cổ như: Việt điện u linh, Thiên ngữ lục, Lịch triều hiến chương loại chí… Hồ sơ di tích này viết về làng cổ ở Đường Lâm.
Làng cổ ở Đường Lâm là tên gọi chính thức của di tích.  
du lịch gần hà nội, làng cổ đường lâm, làng quê việt nam, di tích làng cổ đường lâm
Nét kiến trúc cổ kính ngay gần Hà Nội
Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.  
du lịch gần hà nội, làng cổ đường lâm, làng quê việt nam, di tích làng cổ đường lâm
Những chum đựng nước bằng gốm rất đẹp  
Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng. Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ – được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) – là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ…  
du lịch gần hà nội, làng cổ đường lâm, làng quê việt nam, di tích làng cổ đường lâm
Những con đường làng  Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Sơn Tây Hà Nội   Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Cò nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850…). Đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong.  
du lịch gần hà nội, làng cổ đường lâm, làng quê việt nam, di tích làng cổ đường lâm
Cổng vào làng cổ bên cạnh bờ ao
Trong số 8 di tích lịch sử – văn hóa ở Đường Lâm (có đình Mông Phụ), chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự) được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào loại đặc biệt. Chùa có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si).

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng Tuấn

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก