Hà Nội

Khám phá làng cổ Đường Lâm - ‘Cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần Hà Nội

Nếu bạn đang muốn tìm một nơi có không gian thanh bình, yên tĩnh để tránh khỏi những bề bộn nơi thành thị thì làng cổ Đường Lâm chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Ngôi làng nằm không quá xa Hà Nội nên bạn có thể tham quan trong ngày mà vẫn có được những trải nghiệm trọn vẹn.

1. Làng cổ Đường Lâm ở đâu?

Làng cổ Đường Lâm là một ngôi làng nhỏ thuộc thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng 50km về phía Đông. Nơi đây được mệnh danh là “đất hai vua” bởi là quê hương của hai vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền và Phùng Hưng.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Làng cổ Đường Lâm

Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Cho đến nay, ngôi làng vẫn còn vẹn nguyên nghệ thuật và kiến trúc của một làng cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với 956 ngôi nhà truyền thống.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Ngôi làng vẫn còn vẹn nguyên nghệ thuật và kiến trúc của một làng cổ miền Bắc

2. Thời điểm thích hợp du lịch làng cổ Đường Lâm

Nhìn chung thì các bạn có thể ghé thăm làng cổ Đường Lâm vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, mùa lễ hội và mùa lúa chín là thời điểm thích hợp hơn cả cho chuyến khám phá làng cổ.

Mùa lễ hội

Mùa lễ hội làng Đường Lâm thường diễn ra vào khoảng tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào khoảng thời gian này nơi đây sẽ diễn ra khá nhiều những hoạt động lễ hội đặc sắc và thú vị. Trong đó phải kể đến lễ hội truyền thống làng Mông Phụ diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 10, đây được xem là lễ linh thiêng nhất của năm.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Nên đến ghé thăm Đường Lâm vào mùa lễ hội

Mùa lúa chín

Vào tầm tháng 5, 6 lúc lúa chín cũng là khoảng thời gian Đường Lâm đón nhiều khách du lịch đến tham quan. Những con đường ở Đường Lâm trải đầy thóc và rơm khô tạo nên một khung cảnh làng quê ấm no, yên bình, hiếm nơi nào có được.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Khung cảnh làng quê ấm no với những con đường trải đầy thóc và rơm

3. Hướng dẫn di chuyển đến làng cổ Đường Lâm

Do cách Hà Nội không xa và đường đi cũng dễ tìm nên việc di chuyển đến Đường Lâm không phải là điều khó khăn đối với nhiều du khách muốn tham quan nơi đây. Bạn có thể chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy hoặc đi bằng xe bus.

Di chuyển bằng ô tô: Bạn có thể đi theo tuyến đường Đại Lộ Thăng Long, tới Hòa Lạc rẽ phải đi Sơn Tây, khoảng 10km sẽ tới ngã tư viện 105. Tiếp tục đi thẳng đến hết đường sẽ gặp vòng xuyến to trên QL32, men theo vòng xuyến rẽ trái theo hướng đi Trung Hà, qua khỏi hết vòng xuyến nhìn sang bên kia đường sẽ thấy biển vào làng Đường Lâm.

Di chuyển bằng xe máy: Bạn có thể đi theo tuyến đường trên hoặc đi theo đường 32 đến thị xã Sơn Tây, đến ngã tư giao với đường 21 sẽ có lối rẽ vào làng ở bên tay trái.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm bằng xe máy

Di chuyển bằng xe bus: Bạn có thể bắt các chuyến bus sau:

    Tuyến số 71 từ bến xe Mỹ Đình đi bến xe Sơn Tây với giá vé 20.000 đồng

    Tuyến số 73 từ bến xe Mỹ Đình đi chùa Thầy với giá vé 10.000 đồng

    Tuyến số 89 từ bến xe Yên Nghĩa đi bến xe Sơn Tây với giá vé 9000 đồng

4. Các địa điểm tham quan khi tới du lịch làng cổ Đường Lâm

4.1. Cổng làng Mông Phụ

Đây là cổng cổ duy nhất còn lại cho đến ngày nay ở Đường Lâm. Cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ thời Hậu Lê, có nét kiến trúc khác biệt với đầu nóc theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Ngày xưa cổng làng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của những người nông dân, những người đi tuần, những người đi chợ về.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Cổng làng Mông Phụ

Sở hữu vẻ đẹp yên bình, cổng làng Mông Phụ không chỉ là điểm nghỉ ngơi tham quan thú vị mà còn là nơi chụp ảnh lý tưởng của các du khách khi đến với Đường Lâm. Khi muốn vào làng tham quan, bạn cần mua vé tại quầy ở cổng làng với mức giá chỉ 20.000đ/người.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

4.2. Đình làng Mông Phụ

Đình làng Mông Phụ được xây dựng cách gần 380 năm trên một khu đất trung tâm của làng, rộng khoảng 1800m2. Đình làng gồm Nghi Môn, sân đình, 2 tòa Tả Mạc và Hữu Mạc hai bên và tòa Đại Đình ở giữa. Đây là kiến trúc kiểu chữ Công thường gặp ở các triều đại phong kiến xưa kia.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Đình làng được xây theo kiến trúc kiểu chữ Công thường gặp ở các triều đại phong kiến xưa kia

Bên trong đình có treo rất nhiều hoành phi câu đối. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến bức hoành phi “lão long huấn tử” và “dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Bên trong đình làng Mông Phụ

4.3. Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ được xây từ thời vua Tự Đức để thờ phụng và ghi nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh. Ngày nay nó đã trở thành một điểm tham quan không thể bỏ qua với những du khách yêu thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

4.4. Các ngôi nhà cổ

Đã đến làng cổ Đường Lâm đương nhiên không thể không ghé thăm các ngôi nhà cổ tại đây. Ngôi làng hiện có đến 956 ngôi nhà cổ, trong đó có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850,…

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Đường Lâm hiện có đến 956 ngôi nhà cổ

Những ngôi nhà cổ này đều được xây 5 gian hay 7 gian bằng các vật liệu truyền thống như gỗ xoan, tre nứa, gạch đất nung, ngói, đá ong… Một số ngôi nhà cổ nổi bật bạn nên khám phá như nhà ông Hà Nguyên Huyến, nhà ông Nguyễn Văn Hùng hay nhà bà Dương Thị Lan.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Những ngôi nhà được xây bằng các vật liệu truyền thống như gỗ xoan, tre nứa, gạch đất nung, ngói, đá ong

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Đến tham quan các ngôi nhà cổ, du khách tha hồ mà check-in cháy máy cùng hội bạn thân. Các bức tường được xây bằng đá ong tuy cũ nhưng vẫn cực kỳ chắc chắn và phù hợp để làm background sống ảo.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội
làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội
làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội
làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

4.5. Đền thờ Phùng Hưng

Để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng, đền thờ ông đã được lập ở nhiều nơi, nhưng nếu linh thiêng và quy mô nhất phải kể đến đền thờ Phùng Hưng ở làng cổ Đường Lâm. Ngôi đền có kiến trúc độc đáo bao gồm Tả – Hữu Mạc, Đại Bái và Hậu Cung.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Đền thờ Phùng Hưng

4.6. Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền

Cách đền thờ Phùng Hưng khoảng 500m là quần thể đền và lăng Ngô Quyền. Lăng mộ thờ Ngô Quyền được xây dựng trên đồi Cấm, nằm giữa cánh đồng lúa bát ngát đầy tĩnh mịch và xung quanh là các di tích mang đậm dấu ấn lịch sử oai hùng và ly kỳ.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Lăng mộ Ngô Quyền

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Đền thờ Ngô Quyền

4.7. Chùa Mía

Chùa Mía (hay còn gọi là Sùng Nghiêm Tự)  được xây trên khu đất cao thuộc thôn Đông Sàng. Là nơi lưu giữ 278 bức tượng cổ, chùa Mía là là một trong 10 ngôi cổ tự tại Việt Nam lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật và tượng Phật nhất. Du khách tới đây có thể dễ dàng cảm nhận vẻ đẹp trầm tĩnh hiếm có của cổ tự này.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Chùa Mía lưu giữ tới 278 bức tượng cổ

5. Ăn gì tại Đường Lâm?

5.1. Gà mía

Gà mía trước kia là một món ăn quý, chỉ dùng để tiến vua hoặc dùng trong những dịp hội làng. Thịt gà thơm, có vị ngọt, đậm, dai, không mềm, nhũn như thịt gà công nghiệp nhưng cũng không dai như gà ta. Gà Mía được nuôi thả vườn nên bạn yên tâm là vô cùng thơm ngon và chất lượng.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

5.2. Thịt quay đòn

Đến với Đường Lâm, bạn cũng nên nếm thử món thịt quay đòn nổi tiếng với hương vị khác biệt. Thịt ba chỉ  đủ các gia vị như húng lìu, hạt tiêu, hành và mắm muối vừa miệng. Sau đó được cuốn gọn vào chiếc đòn tre đã lót lá chuối bên trong để quay.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

Món này do cách chế biến cầu kỳ nên thường không có sẵn mà thường trong các dịp giỗ chạp người dân ở Đường Lâm mới tự làm, nếu có đoàn khách đông đặt trước thì cũng có thể có cơ hội thưởng thức món này.

5.3. Bánh tẻ

Bánh tẻ Đường Lâm được làm từ những nguyên liệu giản dị, gần gũi với đời sống lúa nước như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành, lá dong, lá chuối nhưng vẫn khiến thực khách yêu thích không thôi.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

5.4. Đặc sản mua về làm quà

Kết thúc chuyến vui chơi tại Đường Lâm, bạn có thể mua một số đặc sản như tương làng Mông Phụ, chè lam, kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng… về làm quà cho người thân hay bạn bè.

làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội
làng cổ đường lâm, cổ trấn bị lãng quên, du lịch gần hà nội, khám phá làng cổ đường lâm - ‘cổ trấn bị lãng quên’ ngay gần hà nội

6. Một số lưu ý khi đi Đường Lâm

    Tham quan làng cổ thích hợp nhất là đi bộ hoặc đi xe đạp vì bạn có thể đi vào từng ngõ ngách của làng mà không phá vỡ sự tĩnh lặng, yên bình của những ngôi nhà cổ nơi đây.

    Đi xe đạp tới các điểm thăm quan thì các bạn nên chú ý giữ xe cẩn thận nhé.

    Nếu các bạn muốn đặt ăn trưa thì các bạn nên tìm địa điểm liên hệ trước để đi chơi về là có cơm ăn luôn nhé.

    Khi vào tham quan các nhà cổ, các bạn nhớ chào những người trong gia đình, xin phép một cách lịch sự.

Hy vọng những kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm mà Yeah Travel chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến khám phá Đường Lâm.

Đăng bởi: Văn Tín Lê

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Hà Nội

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก