Mã Pí Lèng

Mã Pí Lèng có ý nghĩa là gì trong danh sách "TỨ ĐẠI ĐỈNH ĐÈO" - Việt Nam

Như chúng ta đã biết, đèo Mã Pí Lèng chính là một trong những con đèo nguy hiểm bậc nhất nước ta, nằm trong danh sách “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Nhưng ít ai biết được, cái tên Mã Pí Lèng có ý nghĩa gì và “Tứ đại đỉnh đèo” ở Việt Nam gồm những đèo nào. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời. 

Đèo Mã Pi Lèng (Nguồn: Instagram).

1. Đèo Mã Pí Lèng

Toàn cảnh hùng vĩ của đèo Mã Pí Lèng (Nguồn: Pinterest).

Nằm trong danh sách “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam có thể kể đến đó là đèo Mã Pí Lèng, thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam. 

Đèo nằm trên con đường QL4C, thuộc địa phận Pải Lủng và Pả Vi của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với độ cao lên đến hơn 1.400m, dài 20km. Khi đi trên đường đèo này ta rất dễ bắt gặp những khúc cua tay áo đầy khúc khuỷu, những khúc đường gập ghềnh với một bên là vách núi, bên còn lại là dốc sâu hướng xuống sông Nho Quế. 

Cái tên Mã Pí Lèng cũng mang rất nhiều ý nghĩa đối với người dân nước ta. Xét về khía cạnh lịch sử thì con đèo này xây trên con đường Hạnh Phúc bởi 8 tỉnh thành miền Bắc hợp sức xây dựng, mục đích là làm cầu nối giao thông giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với các khu vực miền xuôi lân cận. Đã có biết bao nhiêu người công nhân quả cảm, vất vả suốt 6 năm trời (năm 1959 – 1965) bằng những công cụ thô sơ để lấn từng xăng-ti-mét đất rừng. 

Nếu xét về khía cạnh ngôn ngữ thì cái tên Mã Pí Lèng lại mang ý nghĩa là “sóng mũi con ngựa”. Cũng có rất nhiều giai thoại xoay quanh cái tên này, về con ngựa cái lên đỉnh núi nhưng vì đường xa và hiểm trở mà trụy thai mà chết. Có người thì kể rằng có con ngựa bò lên đỉnh núi, vì quá mệt nên kiệt sức, tắt thở mà chết. Nhưng dù mang ý nghĩa nào, nhìn chung, người dân tộc H’Mông, tộc người đặt tên cho con đèo này đều chỉ muốn chỉ sự hiểm trở, chông chai, khúc khuỷa của con đèo này mà thôi. 

Đèo Mã Pí Lèng được khách du lịch trong và ngoài nước ưu ái là bởi vì nơi đây có cảnh quan vô cùng độc đáo. Từ đỉnh đèo, bạn không chỉ nhìn thấy những áng mây trắng dày, phủ kín ngay vách núi mà còn mà còn có thể ngắm nhìn toàn cảnh vẻ đẹp hùng vĩ của hẻm núi Tu Sản và dòng sông Nho Quế vô cùng nên thơ. 

2. Đèo Ô Quy Hồ

Toàn cảnh hùng vĩ của đèo Ô Quy Hồ (Nguồn: Pinterest)

Một cái tên khác cũng đáng được nhắc đến trong danh sách này chính là con đèo Ô Quy Hồ, hay còn gọi là đèo Hoàng Liên hay Hoàng Liên Sơn. Con đèo này được mệnh danh là “Vua đèo vùng Tây Bắc” vì vô cùng khúc khuỷu và hiểm trở với độ cao lên đến gần 2.073m so với mực nước biển và dài gần tới 50km. 

Đèo nằm trên QL4D, cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đỉnh đèo chính là ranh giới của hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu. 

Cái tên Ô Quy Hồ của đoạn đèo này gắn liền với tiếng kêu của một loài chim trong giai thoại tình yêu ướt át đầy nổi tiếng trong vùng, về cô tên nữ trót đơn phương chàng tiều phu, quyết biến thành chim để được gần bên người tình trong mộng. 

3. Đèo Pha Đin

Toàn cảnh thiên nhiên xanh mát của đèo Pha Đin (Nguồn: Pinterest).

Đèo Pha Đin gắn liền với chiến tích của một người anh hùng lịch sử, là 1 trong 6 đèo ấn tượng nhất Việt Nam. 

Đèo nằm trên QL6, chạy dọc tỉnh Tây Bắc, có chiều dài lên đến 32km, cao 1.648m, tiếp giáp giữa Sơn La với Điện Biên theo hướng Đông – Tây và nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn Tây đầy hùng vĩ. 

Đến với đèo Pha Đin, ngoài được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của đất trời, ta còn được nhìn ngắm tháp truyền hình nặng 70 tấn, có khả năng chịu được sức gió lên đến 200km/h. Địa thế ở khu vực này cũng được đánh giá là vô cùng hiểm trở và chênh vênh với một bên là vách núi thẳng đứng, bên còn lại là vực sâu hun hút. 

4. Đèo Khau Phạ

Hình ảnh đèo Khau Phạ (Nguồn: Pinterest)

Cuối cùng, con đèo thứ tư nằm trong danh sách “Tứ đại đỉnh đèo” Việt Nam chính là đèo Khau Phạ. 

Đèo này có độ cao vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, trở thành ngọn núi cao nhất Mù Chang Chải, có độ dài lên đến 30km, là một trong những cung đường đèo quanh co với dốc thẳng đứng thuộc hàng bậc nhất nước ta. 

Đỉnh của con đèo này chính là giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Dân phượt thủ đến đây ai cũng lắc đầu công nhận đây là con đèo gập ghềnh sỏi đá với vài chục đoạn cua tay áo. Nhất là khi tới mùa mây mù thì đường trở nên cực kỳ nguy hiểm vì không những không có rào chắn mà còn không có biển báo chỉ đường. 

Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời, tức chiếc sừng núi nhô lên tận trời, hay còn có thể hiểu là Cổng Trời. 

Có thể thấy rằng, Mã Pí Lèng không chỉ là ngọn đèo chông chênh, nguy hiểm mà còn tận 3 ngọn đèo khác cũng hiểm trở không kém, xứng danh là “Tứ đại đỉnh đèo”  của Việt Nam. 

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng Huy

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก